Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang24/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   41

IV.2. NGÀNH LÂM NGHIỆP

1. Mục tiêu

1.1. Lâm Sinh


  • Quản lý bảo vệ rừng: 411.586 ha. Trong đó: Bảo vệ rừng hiện còn: 331.702 ha; Bảo vệ rừng tạo mới: 72.290 ha; Núi đá cây lùm bụi: 7.595 ha.

  • Trồng rừng: 192.655 ha. Trong đó: Trồng mới: 37.260 ha; Trồng lại sau khai thác: 155.395 ha. Đưa tỷ lệ giống cây lâm nghiệp mới được công nhận vào sản xuất đạt 60 -70% vào năm 2020.

  • Khoanh nuôi phục hồi rừng: 23.331 ha: Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 12.535 ha; khoanh nuôi tái sinh + trồng bổ sung: 10.796 ha.

1.2. Khai thác

1.2.1. Khai thác rừng trồng:


  • Đối tượng là rừng trồng đạt tiêu chuẩn thành thục công nghệ, thuộc đai rừng sản xuất.

  • Khối lượng khai thác: Giai đoạn 2016 - 2020 trồng 48.055 ha, bình quân 9.611 ha/năm; nếu tính sản lượng bình quân 50 - 60 m3/ha thì tổng sản lượng từ 3,0 - 3,5 triệu m3 gỗ; bình quân 600 nghìn m3 gỗ/ năm (Trong đó trồng rừng gỗ nhỏ: 41.700 ha; trồng rừng gỗ lớn 18.000 ha). Sau năm 2020 khai thác bình quân 800 nghìn m3 gỗ/năm.

1.2.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ


  • Khai thác các loài, tre nứa, vầu... chỉ khai thác cây già, cây tuổi 3 trở lên; cường độ khai thác không quá 40% số cây, tương đương với sản lượng 4,5 - 5,0 triệu cây/năm...

  • Khai thác nhựa Thông: Đối tượng khai thác là rừng Thông trên 20 tuổi, có D1,3 > 20 cm; ước tính sản lượng khai thác bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là: 2.300 - 2.500 tấn/năm. Sau năm 2020 khai thác mỗi năm 3000 tấn/năm.

  • Khai thác dược liệu: Đến năm 2020 dự kiến sản lượng dược liệu thu được 4.200 tấn. Sau năm 2020 dự kiến mỗi năm khai thác 5.000 ngàn tấn.

2. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

2.1. Rà soát quy hoạch 3 loại rừng


Việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn đư­ợc tập hợp nh­­ư sau:

  1. Rà soát quy hoạch 3 loại rừng

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Phân theo 3 loại rừng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất




Tổng cộng

425.126

26.096

132.675

266.355

1

Có rừng

333.553

22.690

100.856

210.007

-

Rừng tự nhiên

143.463

21.216

59.469

62.778

-

Rừng trồng

190.090

1.474

41.387

147.229

2

Đất trống đồi núi trọc

91.573

3.406

31.819

56.348

-

ĐT cây gỗ rải rác IC

26.821

991

7.131

18.699

-

ĐT cây bụi,cỏ (IB, IA)

52.287

1.998

12.798

37.491

-

Bãi triều, cát lầy

6.288

417

5.734

137

-

Núi đá không có rừng

6.177

-

6.156

21

2.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp


Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Quảng Ninh diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch đến năm 2020 như sau:

  1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Đầu kỳ quy hoạch

Cuối kỳ

Tăng (+), giảm (-)

 

Đất lâm nghiệp

426.977,10

425.126,50

-1.850,60

1

Rừng đặc dụng

25.046,3

26.096,3

1.050,0

2

Rừng phòng hộ

133.254,0

132.674,9

-579,1

3

Rừng sản xuất

268.676,9

266.355,4

-2.321,5

Toàn bộ 425.126,5 ha rừng và đất lâm nghiệp đưa vào quy hoạch, được quản lý thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa. Quản lý rừng phải trên cơ sở gắn chi phí đầu tư hiệu quả kinh tế và giá trị môi trường, gắn và chia sẻ lợi ích giữa các chủ rừng với cộng đồng.

2.2.1. Quy hoạch sử dụng đất đối với rừng đặc dụng

Tổng diện tích rừng và đất rừng đặc dụng được quy hoạch đến năm 2020 là 26.096,3 ha chi tiết như sau:



  1. Quy hoạch sử dụng đất rừng đặc dụng đến năm 2020

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Đất LN QH cho rừng ĐD đầu kỳ

QH đến năm 2020

Tăng (+); giảm (-)

Tổng cộng

25.046,30

26.096,30

1.050,00

1

Đất có rừng

22.268,60

24.021,10

1.752,60

-

Rừng tự nhiên

20.794,30

21.216,60

422,3

-

Rừng trồng

1.474,30

2.804,60

1.330,30

2

Đất chưa có rừng

2.777,70

2.075,10

-702,6

-

Ia+Ib

1.370,10

788,7

-581,4

-

Ic

990,7

943,5

-47,2

-

Bãi triều; cát lầy

416,9

343

-74

-

Núi đá không có rừng

 

 

 

  • Định hướng: tiếp tục kiện toàn và củng cố các Ban quản lý:

  • Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có để bảo tồn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm và các di tích lịch sử - văn hóa; danh lam thắng cảnh...

  • Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đối với trạng thái Ic.

  • Trồng rừng đối với diện tích đất trống Ia; Ib.

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng: đường ranh giới; đường công vụ; trạm bảo vệ; đập chứa nước...

Đối với phát triển rừng đặc dụng chủ yếu là bảo tồn nguyên trạng, tạo ra những môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật đặc hữu, các hệ sinh thái đặc thù; các công trình di tích lịch sử, văn hóa nhằm nâng cao chất lượng rừng, giá trị đa dạng sinh học, giá trị lịch sử - văn hóa. Cần khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Định hướng phát triển

Các hạng mục và chi phí đầu tư phát triển rừng đặc dụng gắn với du lịch sinh thái theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 1 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.



2.2.2. Quy hoạch sử dụng đất đối với rừng phòng hộ

Diện tích rừng và đất rừng được quy hoạch cho rừng phòng hộ đến năm 2020 là: 132.674,9 ha, được quy hoạch chi tiết như sau:



  1. Quy hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Đất LN QH cho rừng PH đầu kỳ

Quy hoạch đến năm 2020

Tăng (+); giảm (-)

Tổng cộng

133.254,00

132.674,90

-579,1

1

Đất có rừng

101.276,90

108.861,70

7.584,80

-

Rừng tự nhiên

59.889,70

59.521,40

-368,3

-

Rừng trồng

41.387,20

49.340,30

7.953,10

2

Đất chưa có rừng

31.977,10

23.813,20

-8.163,90

-

Ia+Ib

12.955,50

7.250,80

-5.704,70

-

Ic

7.131,00

6.714,30

-416,8

-

Bãi triều; cát lầy

4.315,20

2.272,80

-2.042,40

-

Núi đá không có rừng

7.575,30

7.575,30




  • Rừng phòng hộ đầu nguồn 92.351,5 ha tiếp tục kiện toàn và củng cố, nâng cao năng lực các Ban quản lý. Những diện tích rừng phòng hộ nhỏ lẻ, tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, cộng đồng thôn, bản để quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp phòng hộ khu vực biên giới Việt - Trung 8.299,0 ha, thực hiện theo nội dung Quyết định số: 1380/QĐ-TTg ngày 12/8/2011. Nhằm xây dựng bảo vệ phát triển rừng phòng hộ vành đai biên giới gắn với an ninh quốc phòng và ổn định đời sống dân cư.

  • Rừng phòng hộ ven biển 20.394,7 ha: Sau khi dự án khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển kết thúc, tiến hành bàn giao lại toàn bộ diện tích về cho địa phương. Triển khai dự án phục hồi và phát triển rừng ngặp mặn ven biển Việt Nam do WB tài trợ, để tiếp tục trồng mới, chăm sóc bảo vệ diện tích hiện có.

  • Rừng phòng hộ môi trường dân cư: 11.629,7 ha, tiến hành bảo vệ xây dựng rừng theo hướng nâng cao phẩm chất, nhằm phát huy khả năng phòng hộ môi trường.

  • Đối với phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo tối đa tác dụng về phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường dân cư, phòng hộ biên giới và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Từng bước nâng cao chất lượng rừng phòng hộ; kết hợp phòng hộ với sản xuất nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ theo quy định.

2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất đối với rừng sản xuất

  1. Quy hoạch sử dụng đất đối với rừng sản xuất

Đơn vị: Ha

TT

Hạng mục

Đất LN QH cho rừng SX đầu kỳ

Quy hoạch đến năm 2020

Tăng (+); giảm (-)

Tổng cộng

268.676,90

266.355,40

-2.321,50

1

Đất có rừng

210.007,50

235.542,80

25.535,30

-

Rừng tự nhiên

62.778,50

62.778,50




-

Rừng trồng

147.229,00

172.764,30

25.535,30

2

Đất chưa có rừng

58.669,40

30.812,60

-27.856,80

-

Ia+Ib

39.812,60

18.836,50

-20.976,10

-

Ic

18.699,40

11.818,70

-6.880,70

-

Bãi triều; cát lầy

136,8

136,8




-

Núi đá không có rừng

20,6

20,6




Diện tích đất có rừng dự kiến đến năm 2020 là 235.542,8 ha (chiếm 88,4% diện tích đất rừng sản xuất. Diện tích đất chưa có rừng là 30.812,6 ha (chiếm 11,6% diện tích đất rừng sản xuất).

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương