Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang23/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   41

7. Giải pháp phát triển chăn nuôi


Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi cả nước nói chung, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt hơn. Để ngành phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

7.1. Giải pháp về giống


Giống vật nuôi là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó không những đáp ứng các yêu cầu về tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm mà còn là yếu tố quyết định trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Giống vật nuôi còn là tiền đề phát triển chăn nuôi. Định hướng về công tác giống vật nuôi trong thời gian có 3 nội dung chính:

  • Đối với giống bản địa:

  • Phục tráng và phát triển giống lợn Móng Cái tại địa bàn TX. Đông Triều, Đầm Hà, Tiên Yên, TP. Móng Cái và những địa phương khác.

  • Tiến hành nuôi giữ, bảo tồn quỹ gien đàn giống gà Tiên Yên, Hoành Bồ.

  • Nhập nội: năng suất giống ngoại cao hơn 1,5 lần so với giống nội và khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn.

  • Chọn và phổ biến nhanh các giống quốc gia đối với một số giống vật nuôi chủ yếu và thực hiện quản lý giống chặt chẽ theo tiêu chuẩn. Khuyến kích đầu tư cho công tác nghiên cứu lai tạo giống vật nuôi.

7.1.1. Giống lợn

  • Xây dựng đàn lợn giống có năng suất chất lượng cao, quy mô đàn đủ đáp ứng nhu cầu về con giống hậu bị, con giống nuôi thịt, không phải nhập con giống từ bên ngoài, hạn chế lây lan dịch bệnh cho người và vật nuôi.

  • Tiếp tục thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn và chương trình xã hội hóa công tác giống lợn. Xây dựng hệ thống quản lý giống lợn từ tiêu chuẩn chất lượng giống, quản lý kinh doanh lợn đực giống, tinh lợn dùng trong phối giống...; đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Các giống lợn được sử dụng gồm: với lợn cho chế biến thịt mảnh và thịt Block thực hiện công thức lai 3 giống với nền nái Móng Cái để sản xuất giống nuôi thịt có 3/4 máu ngoại trở lên; với lợn choai siêu nạc (tỉ lệ nạc trên 52%) chủ yếu sử dụng con giống lợn ngoại lai 3 máu F1 (Landratce x Yorkshire) x Duroc, với giống sản xuất lợn sữa chủ yếu dùng công thức nái Móng Cái x Landrace (hoặc Yorkshire Large White) để sản xuất con lai F1 có 1/2 máu Móng Cái.

  • Giống lợn nội: Chú trọng đầu tư nuôi giữ quỹ gen lợn Móng Cái. Phát triển đàn nái Móng Cái làm nái nền ở các địa phương trong tỉnh. Đưa giống lợn mới (VCN- MS15) có năng suất cao vào cơ sở chăn nuôi tập trung.

  • Giống lợn ngoại: Chủ yếu là các giống: Landrace, Yorkshire, Duroc và Pietrain. Công tác giống lợn ở Quảng Ninh trong thời gian tới áp dụng công thức lai 3-4 và 5 máu ngoại. Hàng năm cần nhập bổ sung các dòng lợn mới để cải tạo đàn lợn giống hậu bị và lợn giống thương phẩm cũng như tránh đồng huyết.

  • Quản lý các nguồn tinh sử dụng ở các trại lợn giống tư nhân và kiểm soát được nguồn tinh nhập về sử dụng trên địa bàn tỉnh.

  • Xây dựng 05 cơ sở khai thác và truyền tinh nhân tạo các giống lợn nhập nội tại Đầm Hà, Hải Hà, TP Móng Cái, TX Quảng Yên, Tiên Yên. Nâng cấp trại giống lợn cấp 1 ở Tràng Bạch (thuộc TX. Đông Triều) để tăng khả năng cung cấp lợn giống bố, mẹ lên 2-3 lần hiện nay; Nâng cấp trạm truyền giống gia súc huyện Đầm Hà và trại giống cấp 2 thuộc Đông Triều để tăng khả năng phục vụ gấp 3- 4 lần hiện nay.

  • Phát triển và hình thành mới khoảng 70 trang trại, gia trại chăn nuôi (cả lợn nái và lợn thịt) tại các địa phương: Hải Hà, Đầm Hà, TP. Móng Cái, TX Quảng Yên, Tiên Yên để sản xuất con giống tại chỗ, chủ động nguồn giống chất lượng tốt, sạch bệnh cho sản xuất, hạn chế nhập con giống từ nơi khác, giữ an toàn dịch bệnh với tổng số lợn nái hậu bị khoảng 2.100 con (30 con/trang trại), sản xuất hàng năm khoảng 30.000 - 35.000 con giống để cung ứng cho địa bàn của tỉnh. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tập trung công nghiệp quy mô lớn.

  • Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn với qui mô lớn và tập trung theo hình thức công nghiệp tại Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên… mỗi cơ sở có quy mô bình quân trên 500 nái sinh sản và 5.000 - 6.000 lợn thịt bố trí xa khu dân cư, tiện đường giao thông, có mặt bằng thuận lợi.

7.1.2. Giống gia cầm

  • Mua các giống gà bố mẹ từ các công ty giống (100% vốn nước ngoài) về các trại gà giống ở Quảng Ninh do tư nhân quản lý sản xuất gà giống thương phẩm nhằm giải quyết một phần nhu cầu giống tại chỗ; có thể trực tiếp mua giống gà thương phẩm hoặc hợp đồng nuôi gia công với các công ty chăn nuôi ngoài tỉnh như Công ty CP, Công ty Giống Gia cầm của Bộ Nông nghiệp và PTNT,...

  • Tiến hành nuôi giữ, bảo tồn quỹ gien đàn giống gà Tiên Yên, Hoành Bồ; hoàn chỉnh quy trình chọn lọc, chăm sóc nuôi dưỡng, các chỉ tiêu kỹ thuật của con giống; nhân và sản xuất để đáp ứng nhu cầu con giống cho nhu cầu chăn nuôi; nhập nội một số giống gà dùng lai tạo với các giống gà địa phương để tạo con lai nâng cao năng suất cung cấp con giống cho sản xuất.

  • Nâng cấp những trại nuôi gà giống của Công ty CP hiện có. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng trại gà giống gia cầm bố mẹ với quy mô 5.000 - 10.000 con/trại để đáp ứng nhu cầu con giống; đặc biệt là giống gà lông màu và giống gà lai cung cấp một phần con giống gia cầm cho các trang trại chăn nuôi trong tỉnh.

  • Tuyển lựa phát triển các giống gia cầm có chất lượng tốt, chú trọng tới các giống gà chăn nuôi bán công nghiệp (gà thả vườn) như Rhoden, Ross 208, Tam Hoàng, Lương Phượng (gà LV), gà Ai Cập, gà lông màu Thụy Phương (gà TP) nuôi ở các huyện miền tây. Các giống vịt siêu thịt, siêu trứng, như vịt Triết Giang, vịt Kakhi Campel, vịt cỏ, ngan Pháp, ngan đen, vịt Biển 15 - Đại Xuyên (nuôi ở vùng ven biển), ngỗng Rheinland, v.v…bảo tồn và phát triển các giống truyền thống có phẩm chất tốt như giống gà đặc sản Tiên Yên, gà Ri, gà đen,…

7.1.3. Giống

  • Phát triển đàn bò thịt theo hướng thâm canh với các giống bò lai Brahman, lai Droughtmaster, lai Sind hoặc Red Angus có giá trị kinh tế cao tại các cơ sở chăn nuôi tập trung.

  • Bò sữa: phát triển đàn bò sữa HF, quy mô 5.000 con vào năm 2020 tại các huyện có tiềm năng như TX. Đông Triều, huyện Hải Hà.

  • Năm 2020 đàn bò được Sind hóa, Zebu hóa trên 70% đàn bò được cải tạo đạt phẩm chất cao (tỷ lệ máu Sind đạt 70%) và một số có thể lai kết hợp theo hướng kiêm dụng thịt sữa để mở rộng khả năng chăn nuôi lấy sữa.

  • Phát triển đàn bò thịt áp dụng phương thức lai cải tạo giống bò vàng địa phương và lai kinh tế; Năm 2015 chủ yếu là lai cải tạo Sind hóa (Zebu hóa) cung cấp bò nền để phục vụ công tác lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao (siêu thịt); trong giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng vùng giống bò nái nền tại TX. Đông Triều, TP. Uông Bí, TX. Quảng Yên, Đầm Hà và Hải Hà; nhập bò đực giống F2 và tinh đông viên để truyền tinh nhân tạo sản xuất bê lai.

  • Ở vùng cao, cải tạo và phát triển mạnh chăn nuôi tại chỗ bằng giống bò vàng; nâng cao tầm vóc bò, trọng lượng bình quân tăng 10% tập trung tại các huyện Ba Chẽ, Bình Liệu, Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà. Ở vùng thấp, tập trung phát triển bò lai (Sind hóa, Zebu hóa) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (tại TP. Hạ Long, TX. Quảng Yên, TP. Cẩm Phả, TX. Đông Triều, Tiên Yên) và phối gống trực tiếp (tại nhiều địa phương).

7.1.4. Giống trâu

  • Tiến hành bình tuyển chọn lọc, phân loại đàn trâu hiện có, loại bỏ những trâu đực giống nội có tầm vóc nhỏ bé, giữ những trâu đực có tầm vóc to, khoẻ, đưa một số trâu đực giống mới như trâu đực Murrah, để dần cải tạo, nâng cao tầm vóc, thể trọng, khả năng sản xuất của đàn trâu địa phương.

  • Lai tạo theo hướng thịt: Chọn nái nội đủ tiêu chuẩn và nái lai F1 Murrah cho phối trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo với trâu đực Murrah để tạo con lai theo hướng sinh sản và nuôi lấy thịt. Thực hiện luân chuyển trâu đực giữa các vùng để tránh hiện tượng đồng huyết, cận huyết.

  • Về sinh sản: Sử dụng đàn cái nội đủ tiêu chuẩn và cái lai F1 Murral phối trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo với trâu đực Murrah để tạo con lai theo hướng sinh sản và nuôi lấy thịt.

  • Quản lý giống trâu: Tất cả trâu đực giống đủ tiêu chuẩn đều được đánh số và mở sổ sách theo dõi phối giống.

  • Bình tuyển, chọn lọc tạo đàn cái nền cung cấp cho các vùng giống trọng điểm; đảo trâu đực giống tốt giữa các vùng. Giai đoạn 2016 - 2020 mỗi năm bình tuyển 150 - 200 con. Mua trâu đực giống khoảng 20 con/năm.

7.2. Giải pháp chăn nuôi tập trung


7.2.1. Giải tỏa và di dời các cơ sở chăn nuôi

Tiến hành giải tỏa và di dời các cơ sở chăn nuôi trong vùng quy hoạch khu đô thị, dân cư, khu công nghiệp,… ra vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung.

Trong giai đoạn tới sẽ di dời các hệ thống trang trại chăn nuôi ở những nơi dự kiến phát triển khu đô thị, dân cư, khu công nghiệp,… để hình thành các khu vực sản xuất chăn nuôi tập trung nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý kinh tế và tài nguyên cũng như hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Để thực hiện tốt công việc này, UBND tỉnh cần xây dựng một đề án cụ thể, trên cơ sở đó Nhà nước có chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện nhanh chóng giải tỏa di dời các cơ sở chăn nuôi ra các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung, đảm bảo việc sản xuất chăn nuôi được liên tục, có hiệu quả và bền vững; đồng thời có chính sách chuyển đổi ngành nghề đối với các cơ sở, hộ chăn nuôi; chấm dứt chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán trong các khu dân cư, khu công nghiệp,… Các công ty, trang trại chăn nuôi khi di dời đến khu quy hoạch phải được đảm bảo ổn định lâu dài để yên tâm đầu tư pháp triển sản xuất với công nghệ tiên tiến và trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, tránh tình trạng chuyển tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ khu vực này sang khu vực khác.

Việc giải tỏa - di dời các cơ sở chăn nuôi theo trình tự sau:



  • Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, gây ô nhiễm, nằm trong hoặc gần khu dân cư, khu công nghiệp sẽ giải tỏa - di dời trước.

  • Các trang trại chăn nuôi gà sẽ giải tỏa - di dời trước. Kế đến là trang trại chăn nuôi lợn, sau cùng là trang trại chăn nuôi bò, trâu.

  • Các trang trại không có giấy phép của cơ quan chức năng, không tuân thủ pháp luật vệ sinh thú y, tiêu chuẩn môi trường và không có điều kiện khắc phục,… sẽ bắt buộc giải tỏa - di dời trước, những trang trại khác sẽ được gia hạn di dời sau.

  • Công tác giải tỏa - di dời phụ thuộc vào tiến độ xây dựng các khu đô thị, khu dân cư tập trung và các khu công nghiệp,… UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, xây dựng kế hoạch di dời và các quy định về điều kiện, thủ tục để các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường được gia hạn di dời hoặc xử lý tại chỗ.

  • Đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đã có xử lý ô nhiễm đạt tiêu chuẩn, Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đã đạt tiêu chuẩn môi trường để không bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cơ sở; đồng thời rà soát, phân loại số cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường phải di dời mà chưa tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm, có kế hoạch di dời để có biện pháp xử lý. Mặt khác, UBND tỉnh cần ban hành quyết định về việc “ Ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ, cơ sở chăn nuôi di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất”; trong đó bao gồm những quy định về mục đích hỗ trợ (hỗ trợ thất nghiệp ổn định nghề cho người lao động, hỗ trợ chi phí di dời chuồng trại, xây dựng cơ sở mới tại vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ) tổ chức thực hiện (quy định về trách nhiệm các sở, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân chăn nuôi giai súc, gia cầm).

7.2.2. Quy hoạch đất đai dành cho phát triển trang trại chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung

Trong những năm tới, về cơ bản mỗi huyện, xã nếu có điều kiện đất đai phải có kế hoạch di dời một số cơ sở chăn nuôi không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đến vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đảm bảo dễ dàng kiểm soát dịch, bệnh. Trước mắt, các huyện cần kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của từng xã, huyện, xác định cụ thể những vùng phát triển trang trại chăn nuôi theo quy hoạch, chủ yếu là các vùng đất trống, đất xa khu vực dân cư, đất hoang hóa chưa sử dụng hoặc đất trồng trọt kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang chăn nuôi (xây dựng trang trại, trồng cỏ…). Đồng thời, trên cơ sở mật độ các trang trại và quy mô đàn, căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế xây dựng chuồng trại, môi trường và vệ sinh thú y,… bố trí các trại chăn nuôi cho phù hợp.

Đặc biệt chú ý ưu tiên đất bố trí các công ty chăn nuôi quy mô lớn với chu trình chăn nuôi khép kín (chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc, giết mổ, chế biến thực phẩm), khu nông nghiệp công nghệ cao (kể cả các cơ sở giống vật nuôi), các trang trại chăn nuôi doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, cơ sở giết mổ, chế biến thực phẩm. Việc tiến hành giao đất lập cơ sở chăn nuôi phải có hợp đồng sử dụng đất chặt chẽ với chủ sử dụng; trong đó, quy định rõ về trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền để thẩm định điều kiện chăn nuôi. Đáp ứng các tiêu chí của một trang trại và có phương án phù huy động vốn, phải có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể phù hợp yêu cầu sản xuất chăn nuôi quy mô lớn. Có giá trị và hiệu quả kinh tế cao; trong phương án phải nói rõ nuôi con gì, số lượng bao nhiêu và phải có thiết kế chuồng trại tương xứng với quy mô, số lượng gia súc, gia cầm cũng như phù hợp quy hoạch đã được duyệt. Quyền lợi khai thác sử dụng đất trong thời gian được giao thuê đất, nghĩa vụ bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, sinh thái. Thời gian cấp đất hoặc cho thuê đất để sử dụng phải lâu dài, tối thiểu 15 - 20 năm, với quy định này người chăn nuôi mới có đủ thời gian đầu tư ổn định lâu dài.

Đồng thời, để chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, cần gắn quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung với việc hỗ trợ một phần kinh phí tiêm phòng, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Mặt khác, trong khu vực quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đã cấp phép xây dựng các cơ sở chăn nuôi, sẽ không bố trí phát triển cụm dân cư mới và xây dựng các cơ sở công nghiệp,… tránh trường hợp bất cập như hiện nay đã xảy ra, nhằm tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư phát triển chăn nuôi. Trên thực tế, các hộ chăn nuôi theo hình thức gia trại vẫn còn tồn tại, đây là yếu tố khách quan và mục đích phát triển chăn nuôi là xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện không chỉ tập trung vào những đối tượng trang trại mà bỏ rơi người nông dân, hộ chăn nuôi gia đình. Do đó, trừ vùng quy hoạch không chăn nuôi, chăn nuôi gia trại cũng cần được khuyến khích phát triển, song phải được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, môi trường,… Chăn nuôi trong khu vực vườn của nông hộ với quy mô nhỏ cũng phải được tổ chức lại trên cơ sở bảo đảm dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. Đặc biệt, đối với chăn nuôi gà trong khu vực vườn của nông hộ với quy mô nhỏ phải được tổ chức lại, cần có những quy định cụ thể như phải có diện tích vườn đủ lớn tương ứng với quy mô đàn gia cầm, không được thả rong trong thôn xóm, có hàng rào bao quanh cách ly và chuồng nuôi để tiện việc cho ăn, chăm sóc, tiêm phòng cũng như tiến hành các biện pháp vệ sinh thú y.



Vùng chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung:

  • Quy mô phát triển 1.807,4 ha;

  • Địa bàn phát triển:

  • Thị xã Đông Triều 220 ha (xã Nguyễn Huệ, Bình Khê, Tràng Lương, Hồng Thái Đông, An Sinh)

  • Thị xã Quảng Yên 254 ha (Minh Thành, Đông Mai, Sông Khoai, Hiệp Hòa, Công Hòa, Tiền An, Hà An, Tân An, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, cẩm La, Yên Hải, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong).

  • T.P Hạ Long 5,4 ha (Phương Hà khánh).

  • T.P Cẩm Phả 460 ha (xã Cộng Hòa, Dương Huy, Phường Cửa Ông).

  • Ba Chẽ 400 ha (Đồn Đạc, Thanh Sơn, Lương Mông).

  • Huyện Tiên Yên 150 ha (xã Tiên Lãng, Đông Hải, Đồng Rui, Đông Ngũ, Phong Dụ, Yên Than, Hà Lâu, Đại Thành, Điền Xá, Hải Lạng).

  • Bình Liêu 150 ha (xã Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động).

  • Huyện Đầm Hà 58 ha (xã Đầm hà, Tân Lập, Dực Yên).

  • Huyện Hải Hà 460ha: Quảng Phong 110 ha; Quảng Sơn 350 ha.

7.3. Giải pháp thức ăn


7.3.1. Giải pháp thức ăn tinh

Hiện nay Việt Nam đã có 205 doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, hàng năm sản xuất khoảng 5 - 6 triệu tấn thức ăn hỗn hợp quy đổi. Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung chủ yếu ở phía Nam, có các đại lý phân phối ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, Quảng Ninh cũng có các đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.



  1. Dự kiến nhu cầu lượng thức ăn tinh tỉnh Quảng Ninh

Loại gia súc gia cầm

Định mức (kg/con)

Hệ số chăn nuôi/ năm

2020

2030

Số lượng (1.000con)

Nhu cầu (tấn)

Số lượng (con)

Nhu cầu (tấn)

1. Lợn nái

1.760

1

255

448.800

375

660.000

2. Lợn thịt

180

3

1445

780.300

2.125

1.147.500

Gà thịt

6,16

3,2

8.330

164.201

14.450

284.838

4. Trứng gà CN (1000quả)

0,28




216.000

60.480

308.570

86.400

Tổng nhu cầu

sử dụng










1.453.781




2.178.738

Trước mắt Quảng Ninh vẫn phải mua thức ăn hỗn hợp cho lợn và gia cầm của các nhà máy chế biến công nghiệp thông qua đại lý ở tỉnh và các huyện. Định mức thức ăn tinh hỗn hợp như sau:

  • Cho lợn nái nuôi con (ngoại và lai nuôi tập trung) 1.760 kg thức ăn/con/năm.

  • Cho lợn nuôi thịt 180 kg thức ăn/con/6 tháng.

  • Cho đàn gia cầm (gà công nghiệp 5,6 kg thức ăn/con; 2,8 kg thức ăn/10 trứng).

Năm 2020: Ước tính khoảng 60% số lợn, 50% số gia cầm sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính: 1.453 ngàn tấn.

Đến năm 2030: Ước tính khoảng 70% số lợn, 60% số gia cầm sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính: 2.178 ngàn tấn.



Khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ:

  • Đến năm 2020: Sản lượng ngô đến năm 2020 dự kiến 40.000 tấn (đáp ứng cho chế biến thức ăn gia súc khoảng 85% tương đương 34.000 tấn). Sản lượng đậu tương dự kiến 2.600 tấn (đáp ứng cho chế biến thức ăn gia súc khoảng 85% tương đương 2.210 tấn). Như vậy nguồn nguyên liệu dự kiến phục vụ cho công tác chế biến thức ăn gia súc 36.210 tấn.

Sản lượng thóc dự kiến năm 2020 là 255.200 tấn, dự kiến sản lượng cám đạt được là 25.000 tấn

  • Đến năm 2030: Sản lượng ngô đến năm 2030 dự kiến 50.000 tấn (đáp ứng cho chế biến thức ăn gia súc khoảng 85% tương đương 42.500 tấn). Sản lượng đậu tương dự kiến 4.275 tấn (đáp ứng cho chế biến thức ăn gia súc khoảng 85% tương đương 4.000 tấn). Như vậy nguồn nguyên liệu dự kiến phục vụ cho công tác chế biến thức ăn gia súc 46.500 tấn.

Sản lượng thóc dự kiến đến năm 2020 là 272.800 tấn. Sản lượng cám là 27.000 tấn.
Như vậy nhu cầu nhập thức ăn tinh cho phát triển chăn nuôi tập trung từ bên ngoài tỉnh khoảng gần 1 triệu tấn/năm.

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNN) dự báo: trong 10 năm tới về cơ bản nước ta vẫn chưa tránh khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi, nguồn nguyên liệu để sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 60 - 70% so với nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu, do vậy giá thức ăn tinh hỗn hợp sẽ vẫn cao làm cho giá thành thịt, trứng cũng sẽ cao. Một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy chăn nuôi phát triển trong thời gian tới là ngành Nông nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra và kiểm soát tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nơi sản xuất thức ăn chăn nuôi phải chủ động công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nội dung chất lượng sản phẩm và cách sử dụng phải được in rõ trên bao bì để khách hàng kiểm tra.

Ngoài thức ăn tinh hỗn hợp mua từ ngoại tỉnh, các loại thức ăn tinh khác được sử dụng chăn nuôi lợn và gia cầm trong tỉnh như: cám gạo, ngô nghiền, khoai lang, sắn, các phụ phẩm nông nghiệp và các loại ngũ cốc khác. Các loại thức ăn tinh này chủ yếu được sử dụng trong các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán, các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện nuôi tập trung.

Trong giai đoạn tới sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tại các TX. Quảng Yên, TX. Đông Triều, huyện Hải Hà, Đầm Hà mỗi cơ sở có công suất 10.000 tấn/năm, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc gia cầm, góp phần chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, giảm giá thịt thành phẩm.

7.3.2. Giải pháp thức ăn thô

Đến năm 2020 tổng đàn bò thịt 100 ngàn con, trâu 60 ngàn con, đàn dê 28 ngàn con. Đến năm 2030 tổng đàn bò thịt 150 ngàn con, trâu 50 ngàn con, đàn dê 35 ngàn con. Sơ bộ dự tính nhu cầu thức ăn thô xanh như sau: tính định mức bình quân thức ăn thô xanh cho 1 con bò thịt là 10 tấn/năm, trâu 12 tấn/năm, dê 1,5 tấn/năm thì tổng nhu cầu thức ăn thô xanh đến 2020 và 2030 như sau:



  1. Dự kiến nhu cầu thức ăn thô xanh cho đại gia súc

Loại gia súc gia cầm

Định mức (tấn/con)

2020

2030

Số lượng (1.000con)

Nhu cầu (1.000tấn)

Số lượng (1.000con)

Nhu cầu (1.000tấn)

1. Bò thịt

10

100

1.000

150

1.500

2. Trâu

12

60

720

60

720

3. Dê

1,5

28

42

35

52,5

Tổng cộng







1.762




2.272,5

Như vậy nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn trâu, bò, dê trong những năm tới là rất lớn: 1.762 ngàn tấn (năm 2020), 2.272 ngàn tấn (năm 2030). Với đồng cỏ tự nhiên, có thể tận dụng dưới tán rừng, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá cây ngô, mía) và cỏ trồng thâm canh như hiện nay mới chỉ tạm đủ cho số gia súc hiện có (mùa khô vẫn thiếu trầm trọng). Nếu không trồng thêm cỏ thâm canh và cải tạo đồng cỏ tự nhiên thì đàn gia súc lớn trong tỉnh phát triển sẽ không được bền vững.



Có thể tận dụng diện tích đất chưa sử dụng và đất rừng kết hợp cho chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê). Theo điều tra tại một số tỉnh ở vùng Đông Bắc thì cứ 1 ha rừng non, thưa, lúp xúp cây bụi nếu có đầu tư cải tạo, có thể tận dụng nuôi từ 1 - 2 con trâu hoặc bò thịt, năng suất cỏ trong các loại rừng này thường được khoảng từ 10 - 12 tấn/ha/năm. Khả năng giải quyết thức ăn thô, xanh cho đàn trâu, bò, dê ở Quảng Ninh được tính toán như sau:

  • Khoảng 50% là chăn thả tự nhiên ở các bãi thả, vùng đất hoang hoá chưa sử dụng, rừng thưa, lúp xúp cây bụi.

  • Khoảng 15% là tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp.

  • Khoảng 35% là trồng cỏ thâm canh diện tích trên 1.000ha (năng suất bình quân 200 tấn/ha).

Dự kiến năm 2020: Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh khoảng 1.762 ngàn tấn. Trong đó:

  • Chăn thả tự nhiên: tận dụng khoảng 20% đất lâm nghiệp có rừng và diện tích chăn thả tự nhiên ở các bãi thả ước tính khoảng 60.000 ha chăn thả, tương đương 600.000 tấn cỏ/năm (chiếm 52%).

  • Tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho trâu, bò, dê được khoảng 200.000 tấn/năm (chiếm 18%).

  • Theo kế hoạch diện tích trồng cỏ thâm canh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2015 khoảng 1.500-2.000 ha, với năng suất 200 tấn/ha sẽ cho sản lượng 350.000 tấn cỏ/năm, sẽ cung cấp 30% nhu cầu thức ăn thô xanh cho gia súc.

Dự kiến đến 2030: Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh khoảng 2.272 ngàn tấn. Trong đó:

  • Chăn thả tự nhiên: tận dụng khoảng 20% đất lâm nghiệp có rừng, và diện tích chăn thả tự nhiên ở các bãi thả ước tính khoảng 60.000 ha chăn thả, tương đương 600.000 tấn cỏ/năm (chiếm 42%).

  • Tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp dùng cho trâu, bò, dê được khoảng 200.000 tấn/năm (chiếm 14%).

  • Phải trồng cỏ thâm canh: 650.000 tấn/năm (chiếm 44%), năng suất cỏ thâm canh bình quân đạt 250 tấn/ha thì tổng diện tích đất trồng cỏ cắt thâm canh toàn tỉnh sẽ là: 2.800-3.000 ha.

Do vậy: giải pháp có tính đột phá quyết định đến sự phát triển bền vững của đàn đại gia súc trong tỉnh Quảng Ninh là:

  • Phải rà soát quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các xã và huyện, nếu chưa có hoặc chưa đủ diện tích đất trồng cỏ, cần thiết phải điều chỉnh để có đủ đất trồng cỏ thâm canh từ nay đến năm 2020 và những năm sau đó, đảm bảo thức ăn xanh cho đàn gia súc. Dự kiến diện tích cỏ trồng là 3.200 ha với các loại cỏ đã được xác định là thích nghi với điều kiện của tỉnh Quảng Ninh như cỏ Voi; cỏ Xả lá rộng (hay còn gọi là Ghi nê lá rộng), cỏ Chim ri, cỏ VA06 và một số cỏ có triển vọng như Bắc Châu (giống Thái Lan) có thể chịu hạn. Ngoài cỏ hòa thảo cần phát triển cỏ hỗn hợp, cỏ họ đậu để cải thiện chất lượng thức ăn xanh cho đàn bò nhất là đàn bò sữa.

  • Trồng cây thức ăn gia súc dưới tán rừng (đối với tán rừng thưa, rừng mới trồng) để tận dụng được nguồn đất đai, tăng thêm nguồn thức ăn cho gia súc.

  • Kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc: Từ nay đến năm 2020 nghiên cứu hỗ trợ, đầu tư mỗi xã 1 - 2 cơ sở chế biến thức ăn thô (chế biến, bảo quản cỏ, rơm, rạ) tại các vùng chăn nuôi trâu, bò tập trung.

7.4. Giải pháp về giết mổ tập trung


Song song với việc quy hoạch phát triển quy mô, cơ cấu đàn vật nuôi phù hợp, cần xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung là áp dụng công nghệ cao để đảm bảo kiểm soát toàn bộ thịt và phụ phẩm sau giết mổ đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thú y thực phẩm đảm bảo sức khỏe cuộc sống của người dân, nâng cao giá trị sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường sống, không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Đây là yêu cầu lớn gắn với phát triển nền chăn nuôi hiện đại, phát triển nền nông nghiệp sạch theo xu thế tái cơ cấu ngành chăn nuôi và trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

  • Xây dựng mới và nâng cấp: 28 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh, trong đó xây mới và nâng cấp 15 cơ sở giết mổ loại I; 13 cơ sở giết mổ loại II trên địa bàn toàn tỉnh.

  • Phấn đấu di rời 80% (696/870 cơ sở/ tỉnh) số điểm giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh và đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung.

  • Đảm bảo 100% gia súc, gia cầm giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung và 100% lượng thịt gia súc, gia cầm bán tại các chợ trung tâm huyện, thị xã và thành phố phải được kiểm soát, đã qua lăn dấu hoặc dán tem vệ sinh Thú y.

Cơ cấu và quy mô các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

  • Cơ sở giết mổ loại I: Đầu tư nâng cấp, lắp đặt dây chuyền giết mổ tự động để giết mổ lợn, gia cầm, với công suất giết mổ từ 200 lợn/ngày trở lên:

Số lượng cơ sở giết mổ loại I xây mới và nâng cấp: 15 cơ sở, thuộc 9 địa phương: TP. Uông Bí có 01 cơ sở (Quang Trung); TP. Hạ Long có 02 cơ sở (Hà Khánh và Hà Phong); TP. Cẩm Phả có 02 cơ sở (Cẩm Thạch; Quang Hanh); Móng Cái có 01 cơ sở (Hải Yên); TX. Đông Triều có 02 cơ sở (Tràng An, Kim Sơn); Tiên Yên có 01 cơ sở (Hải Lạng); TX .Quảng Yên có 03 cơ sở (Minh Thành, Sông Khoai, Tiền An); Hải Hà có 01 cơ sở (Quảng Chính); Hoành Bồ có 01 cơ sở (thị trấn Trới).

  • Cơ sở giết mổ loại II:

  • Hoạt động theo phương thức giết mổ thủ công hoặc bán tự động (không bắt buộc phải lắp đặt dây chuyền giết mổ tự động để giết mổ lợn, gia cầm), công suất giết mổ từ 20 đến dưới 200 con lợn/ngày.

  • Số lượng cơ sở giết mổ loại II: Có 13 cơ sở và phân bố như sau:

  • Các huyện, thị xã, thành phố Miền tây (04 cơ sở) bao gồm: TP. Uông Bí có 01 cơ sở (Vàng Danh); TP. Cẩm Phả có 01 cơ sở (Cửa Ông); TX. Quảng Yên có 02 cơ sở (Hà An, Phong Hải).

  • Các huyện, thành phố Miền đông (09 cơ sở) phân bổ như sau: Tiên Yên có 01 cơ sở (Đông Hải); Ba Chẽ có 01 cơ sở (Nam Sơn); Bình Liêu có 01 cơ sở (Vô Ngại); Đầm Hà có 01 cơ sở (Quảng Tân); Hải Hà có 02 cơ sở (Quảng Long, Quảng Thành); Cô Tô có 01 cơ sở (thị trấn Cô Tô); TP. Móng Cái có 02 cơ sở (Vĩnh Thực, Hải Sơn).

  • Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác: Đối với những điểm giết mổ nhỏ lẻ khác (tại các vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo), điều kiện đi lại khó khăn, hoạt động giết mổ mang tính phục vụ tại chỗ và có công suất giết mổ thấp (dưới 20 con/ ngày), diện tích cơ sở nhỏ, mang tính tận dụng đất vườn, đất ở để xây dựng cơ sở giết mổ sẽ giao cho UBND xã phường thống kê, xem xét bố trí địa điểm hợp lý và thực hiện cải tạo nâng cấp và quy gom các điểm giết mổ nhỏ lẻ lại và thực hiện quản lý nhưng phải đảm bảo về vệ sinh thú y và môi trường.

  • Tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án “Đảm bảo ATTP tại các khu giết mổ, gia cầm tập trung giai đoạn 2014 - 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt 11/2014.

7.5. Giải pháp về thú y


  • Giám sát, thông tin dịch bệnh: Cần phát hiện kịp thời và tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan.

  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý tổng đàn: đưa công nghệ GIS vào quản lý và giám sát trong lĩnh vực chăn nuôi và dịch tễ trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, Hệ thống GIS giám sát và quản lý dịch tễ  Hệ thống GIS cảnh báo dịch tễ nhằm phục vụ nhu cầu kiểm soát và quản lý dịch tễ của nhiều đối tượng người dùng:

  • Đối với cán bộ thú y các xã, các trạm thú y huyện, hệ thống GIS là công cụ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu dùng chung số liệu điều tra về chăn nuôi, kết quả tiêm phòng, tình hình dịch cúm và dịch lở mồm, long móng, quan hệ mua bán giống, sản phẩm vật nuôi, mua bán thức ăn vật nuôi và các thông tin liên quan đến lây nhiễm dịch ở tại địa phương mình phụ trách. Hệ thống cũng là công cụ để họ có thể theo dõi diễn biến tình hình chăn nuôi gia cầm, tình hình dịch cúm gia cầm ở địa phương mình và các địa phương bạn, nhất là những địa phương có quan hệ trao đổi giống và sản phẩm gia cầm với cư dân ở địa phương mình, thực hiện bài toán dự báo xu hướng lây của dịch khi có dịch bùng phát.

  • Đối với lãnh đạo các Chi Cục Thú y, các Sở NN&PTNT, lãnh đạo ngành Chăn nuôi và Thú y, hệ thống thông tin là công cụ lưu trữ và tổng hợp thông tin, thiết lập báo cáo, thiết lập bản đồ hiện trạng về chăn nuôi, hiện trạng về dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm, long móng gia súc, tiến độ tiêm phòng dịch của các xã, huyện, tỉnh và toàn quốc. Hệ thống cung cấp cho họ thông tin về lịch sử phát triển chăn nuôi, lịch sử tiêm phòng dịch, lịch sử phát sinh dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng gia súc của từng địa phương xã hay cả nước. Khi có dịch xuất hiện tại đâu đấy, phải khoanh vùng và triển khai các hoạt động để phòng và chống dịch.

Triển khai ứng dụng hệ thống thông tin sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình dịch bệnh nhanh chóng, chính xác trên địa bàn mình phụ trách. Thông tin được cập nhật đầy đủ và chính xác về hiện trạng chăn nuôi, xác định được những vị trí, những địa phương có mật độ gia cầm cao quá giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến môi trường, tiềm ẩn khả năng lớn bùng phát dịch. Từ đó cơ quan quản lý có biện pháp khuyến cáo, định hướng, vận động bà con nông dân thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nguy cơ ô nhiễm môi trường. Thông tin đầy đủ và chính xác về hiện trạng chăn nuôi giúp cho việc chuẩn bị vật tư, thiết bị, nhân lực phù hợp để phòng chống dịch.

  • Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh, thu nhận, xử lý và truyền thông tin 1 lần/tuần để cập nhật vào bản đồ dịch tễ. Tổng hợp, phân tích số liệu; dự báo, cảnh báo dịch bệnh qua mạng Internet để nhận và chia sẻ thông tin.

  • Phòng chống dịch bệnh: Cần chủ động trong công tác phòng chống dịch, bệnh. Nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo, cảnh báo dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình phòng, khống chế và thanh toán dịch bệnh, nhất là đối với những bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt vùng, cơ sở an toàn dịch theo quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  • Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:

  • Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, thực hiện kiểm dịch đúng quy trình; kiểm tra và nuôi cách ly trước khi nhập đàn 90% gia súc, gia cầm giống nhập vào tỉnh; kiểm dịch xuất 100% gia súc, gia cầm tận gốc.

  • Xây dựng hệ thống thông tin hàng ngày về quản lý vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, thuỷ sản từ huyện đến cơ sở.

  • Kiểm tra vệ sinh thú y:

  • Định kỳ tổ chức kiểm tra 2 lần/năm về điều kiện vệ sinh thú y: 100% các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm; 100% cơ sở lớn về bảo quản, sơ chế, chế biến gia súc gia cầm; 100% cơ sở kinh doanh thuốc thú y…

  • Giám sát ô nhiễm vi sinh vật trong sản phẩm gia súc gia cầm tại các lò mổ (định kỳ 1 lần/quý).

  • Thanh tra, quản lý thuốc thú y:

  • Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra về các hoạt động chăn nuôi, thú y, thú y thuỷ sản, hoạt động của mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở.

  • Xây dựng và thực hiện chương trình quản lý thuốc thú y; quản lý 100% các quầy thuốc.

  • Hỗ trợ tiền vacxin tiêm phòng cho các hộ nông dân có chăn nuôi với một số bệnh nguy hiểm theo quy định ngành thú y (như tụ huyết trùng trâu bò, lợn, dịch tả lợn, lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm … ) đảm bảo 90% trở lên số gia súc gia cầm được tiêm vắc xin phòng bệnh theo mùa vụ và tiêm bổ sung.

  • Củng cố hệ thống thú y cấp tỉnh, huyện, cấp xã về biên chế, chính sách đãi ngộ, đặc biệt là nâng cao năng lực cho nhân viên thú y cơ sở. Mạng lưới thú y cơ sở được tổ chức đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mỗi xã, phường, thị trấn có một Trưởng thú y (gọi là Trưởng thú y xã); mỗi thôn, bản, khu phố (gọi là Cấp thôn) có một Thú y viên.

  • Trình độ chuyên môn

Đối với các xã, phường, thị trấn đồng bằng: Có trình độ từ Trung cấp chăn nuôi, thú y trở lên;

Đối với các xã miền núi vùng sâu vùng xa (Theo Quyết định số 30/2007/QĐ- TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ): Có trình độ Trung cấp chăn nuôi thú y hóa tốt nghiệp trung học phổ thông và đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn về công tác thú y (năm 2015, Trưởng thú y xã phải có trình độ từ Trung cấp chăn nuôi, thú y trở lên).

Đối với các xã, phường, thị trấn đồng bằng: Có trình độ từ Trung cấp chăn nuôi, thú y trở lên hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông và đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn về công tác thú y trở lên;

Đối với các xã miền núi, vùng sâu vùng xa: Có trình độ Trung cấp chăn nuôi, thú y hoặc tốt nghiệp trung học cơ sở và đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn về công tác thú y trở lên.


7.6. Giải pháp xử lý môi trường


Chất thải của vật nuôi (phân, nước tiểu), nước thải (tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại và rác thải (thức ăn thừa rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vật phẩm thú y, vỏ bao đựng thức ăn), khí thải từ chuồng nuôi, hố chứa phân,…từ các gia trại, trang trại hoặc các doanh nghiệp chăn nuôi, nhất là nuôi lợn, gà công nghiệp,… nếu không được thu gom xử lý kịp thời, đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường kể cả trên mặt đất và nguồn nước ngầm và không khí.

Để phát triển chăn nuôi với quy mô lớn và bền vững, cần tăng cương các giải pháp chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường:



  • Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại

Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh,… Tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh cũn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng kết hợp các loại cây như: nhãn, vải, keo…lấy bóng mát và thu hoạch thêm từ sản phẩm hoa quả, và những sản phẩm khác.

Đặc biệt, cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung gắn với bảo vệ môi trường, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường.



  • Xây dựng hệ thống hầm biogas: Hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) và sử dụng chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.

  • Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín: Phân chuồng sau khi được lấy ra khỏi chuồng nuôi, trong quá trình đánh đống, phân được rải từng lớp một (mỗi lớp khoảng 20 cm) rồi rải thêm một ít (một lớp mỏng) tro bếp hoặc vôi bột), sau cùng, sử dụng bùn ao hoặc nhào đất mịn với tạo thành bùn để trát kín, đều lên toàn bộ bề mặt của đống phân. Cũng có thể sử dụng các tấm (nylon, bạt,…) để phủ kín đống phân. Làm được như vậy, trong quá trình ủ sẽ giảm thiểu các loại khí sinh ra (CO2, NH3, CH4,…) thoát ra môi trường. Đồng thời, trong quá trình ủ đống phân sẽ có hiện tượng sinh nhiệt, do vậy các mầm bệnh (trứng, ấu trùng, vi khuẩn, nấm,…) sẽ bị tiêu diệt, nhờ vậy các mầm bệnh sẽ bị hạn chế phát tán, lây lan.

  • Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh: Một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường. Biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra hệ thống thoát nước một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.Ngoài ra, các cây thuỷ sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn.

  • Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM)

  • Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà, khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng.

  • Sử dụng dung dịch điện hoạt hóa Anôlít có khả năng khử trùng nước sinh hoạt, bảo quản nông sản, chế biến thủy sản, sản xuất tôm giống, khử trùng trong các cơ sở y tế, chăn nuôi,… Ngoài ra còn có tác dụng diệt virus H5N1 an toàn, không gây độc đối với sinh vật cấp cao, có thể được sử dụng làm dung dịch phun tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi.

  • Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn nuôi sẽ làm cho chất thải nhanh phân hủy, khử mùi tốt và giảm quần thể côn trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế phẩm EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh đường ruột cho vật nuôi.

  • Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái: Đệm lót thường là các nguyên liệu thực vật như mùn cưa, trấu, thân cây ngô và lõi bắp ngô khô nghiền nhỏ… trên bề mặt đệm lót có phun một dung dịch men (hỗn hợp các vi sinh vật có ích). Trong chuồng nuôi đệm lót sinh thái, vật nuôi có thể ăn men vi sinh vật có trong đệm lót sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt so với sản phẩm làm ra từ chăn nuôi thông thường, đồng thời người chăn nuôi có thể tiết kiệm được 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. Các vi sinh vật có lợi trong đệm lót có vai trò quan trọng trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm,…

  • Điều chỉnh thành phần trong khẩu phần ăn cho vật nuôi

  • Sử dụng chế phẩm CP2 liều lượng 1.000g CP2/1 tấn thức ăn hỗn hợp cho nuôi lợn thịt sẽ cho khối lượng tăng trọng/ngày cao hơn đối chứng là 4,42%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn 9,58%; chi phí thức ăn/kg tăng trọng giảm 7,89%. Đối với lợn nái nuôi con, sử dụng CP2 với liều lượng như trên đã góp phần làm giảm đáng kể mùi hôi của chuồng nuôi lợn; ở chuồng nuôi lợn thịt, hàm lượng NH3 giảm 41,30% và hàm lượng H2S giảm 44,44% so với lô đối chứng. Ở chuồng nuôi lợn nái sinh sản, NH3 giảm 45,26%, H2S giảm 43,90% so với lô đối chứng.

  • Việc bổ sung kẽm ôxit trong thức ăn công nghiệp cho vật nuôi thường là không thể thiếu và lượng bổ sung tùy thuộc vào từng giai đoạn. Trên thực tế, lượng kẽm hữu dụng chỉ chiếm khoảng 5–20% trên tổng lượng kẽm bổ sung, phần còn lại 80-95% được thải qua phân vào môi trường. Sự ô nhiễm Zn do chất thải chăn nuôi có thể được khắc phục tốt hơn nếu sử dụng sản phẩm ZnO bổ sung trong thức ăn công nghiệp có tỷ lệ hữu dụng cao trong khi vẫn đảm bảo việc phòng ngừa tiêu chảy trên lợn con. Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đất bởi kim loại nặng sẽ được khắc phục từng bước nhờ giảm tối đa lượng kẽm phân thải ra môi trường.

7.7. Đề xuất một số chính sách hỗ trợ


7.7.1. Chính sách về đất đai

  • Khuyến khích góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất với các tổ chức, doanh nghiệp trong sản xuất chăn nuôi để tăng quyền lợi và trách nhiệm của người có đất.

  • Tạo thuận lợi trong việc tích tụ, tập trung đất đai để có quy mô sản xuất lớn và ổn định (về chuyển nhượng, trao đổi, liên kết, mức hạn điền, thời gian sử dụng); giao đất, cho thuê đất với với giá cả ưu đãi; thực hiện “dồn điền đổi thửa”.

  • Thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh:

  • Các hộ có đất trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung được ưu tiên xây dựng chuồng trại chăn nuôi; được chuyển nhượng cho người có nhu cầu chăn nuôi theo thời hạn hoạt động của vùng chăn nuôi. Các tổ chức được chủ động chuyển đổi hoặc cho thuê đất nằm trong vùng chăn nuôi để xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo thời hạn quy định của Luật Đất đai.

  • Các chủ trại chăn nuôi được hưởng ưu đãi về vốn đầu theo quy định tại các Điều 10,11 Nghị định 210/NĐ/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thay thế cho Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010.

7.7.2. Điều chỉnh một số chính sách và quy định về điều kiện chăn nuôi

Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành điều kiện cấp phép kinh doanh trong các lĩnh vực chăn nuôi - thú y, cần ban hành quy định cụ thể về điều kiện hoạt động sản xuất và kinh doanh của các lĩnh vực nói trên. Ngoài các yêu cầu về lập dự án, điều kiện thẩm định cấp phép,...các cơ sở chăn nuôi hàng hóa đăng ký với chính quyền địa phương và chịu sự giám sát về kỹ thuật của cơ quan quản lý chăn nuôi các cấp.



a. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ, cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc - gia cầm nằm trong khu dân cư, đô thị,… di dời và chuyển đổi ngành nghề

  • Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ thời gian tới tập trung gắn chăn nuôi nhỏ lẻ vào các chuỗi sản xuất thông qua các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, hệ thống chăn nuôi gia công của các doanh nghiệp đảm bảo nâng cao hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đưa dần chăn nuôi ra khỏi khu dân cư và phát triển theo mô hình chăn nuôi trang trại.

  • Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để chuyển đổi ngành nghề sản xuất, di dời các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ nằm trong khu đô thị, dân cư, khu công nghiệp,…để chủ động phòng, chống dịch và ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm phát triển có hiệu quả và bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần có một số hỗ trợ sau:

  • Hỗ trợ thất nghiệp, ổn định cuộc sống khi ngưng sản xuất để chuyển đổi ngành nghề.

  • Hỗ trợ khoanh nợ lãi vay ngân hàng, hỗ trợ lăi suất cho vay và giảm thuế.

  • Hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi ngành nghề cho người lao động làm việc tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm, thủy cầm.

  • Hỗ trợ chi phí di dời chuồng trại, cơ sở giết mổ, xây dựng cơ sở mới ở khu quy hoạch chăn nuôi.

  • Hỗ trợ tiền bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi phải di dời cơ sở sản xuất đến địa điểm mới theo quy hoạch để đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của TTg Chính phủ.

b. Chính sách về hỗ trợ hạ tầng cho chăn nuôi tập trung.

  • Ngân sách đầu tư lập quy hoạch và xây dựng dự án.

  • Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, 30% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào bao gồm: đường giao thông cấp V đồng bằng, đường điện, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý môi trường chung cho cả khu chăn nuôi theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c. Chính sách liên quan đến công tác thú y

  • Tăng cường vaccin phòng bệnh (theo Quyết định 166 và 167 của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001) đối với một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến kinh tế chăn nuôi. Đặc biệt, trong giai đoạn đến 2020 cần có chính sách hỗ trợ kinh phí vaccin cúm gia cầm, lở mồm long móng (bò, lợn) để có thể khống chế và kiểm soát được hai bệnh này.

  • Có chính sách cho vay vốn và hỗ trợ lãi suất đầu tư tủ cấp đông, trữ đông, bảo ôn cho các mô hình điểm kinh doanh sản phẩm gia cầm sạch tại một số chợ.

  • Hỗ trợ về phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định của Trung ương và của tỉnh.

d. Một số chính sách hỗ trợ khác cho chăn nuôi (về tài chính, tín dụng)

  • Chính sách hỗ trợ cho sản xuất các loại vật nuôi hàng hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Chính sách trợ giá linh hoạt, chủ động và nhạy bén để giúp ổn định sản xuất trước những biến động bất thuận về giá cả sản phẩm.

  • Chính sách phát triển hạ tầng chăn nuôi: tạo thuận lợi, hỗ trợ trong xây dựng các cơ sở nghiên cứu sản xuất giống, cơ sở chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi.

  • Các chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức, các doanh nghiệp đầu tư cho chăn nuôi, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Nhà đầu tư hoạt động đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ được thực hiện theo quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 25/6/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh.

  • Thực hiện hỗ trợ 100% kinh phí thuê gian hàng để tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ở trong nước và các quầy hàng, điểm bán hàng tại các chợ do ngành Thương mại và UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý trên địa bàn tỉnh đối với việc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp an toàn.

7.8. Giải pháp xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm

7.8.1. Xúc tiến thương mại

  • Xúc tiến tổ chức các hoạt động đồng bộ như tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối và tìm kiếm thị trường thịt gia súc- gia cầm… Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống với từng loại ngành hàng, khu vực thị trường. Coi trọng phát triển thị trường nội tỉnh nhất là các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn; các thị trường lân cận, thị trường Hà Nội trong tiêu thụ các sản phẩm tươi sống, sản phẩm chất lượng cao; khuyến khích, hỗ trợ xúc tiến thương mại với các thị trường xuất nhập khẩu.

  • Tranh thủ và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị chức năng để tiếp cận với chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, tránh tình trạng phát triển qui mô sản xuất một cách ồ ạt, tự phát khi chưa có nền tảng về thị trường.

  • Tổ chức chỉ đạo, coi vấn đề thị trường và tiêu thụ nông sản là mục tiêu chiến lược của hoạt động thương mại - dịch vụ. Phát triển hợp lý hệ thống chợ (chợ đầu mối ở các thị tứ, thị trấn, điểm bán buôn giống, sản phẩm và các trung tâm thương mại.v.v...). Xây dựng hệ thống phân phối và mua bán thực phẩm với hệ thống các đại lý, kho bãi gắn với hệ thống logistic và phương tiện chuyên dùng để bảo quản, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm một cách thuận tiện; sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn với khối lượng lớn.

  • Xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nông nghiệp (lợn Móng cái, gà Tiên Yên, Đầm Hà, bò vàng địa phương…), đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm. Tổ chức hội chợ, trình diễn tuyên truyền quảng bá sản phẩm, xây dựng trang Internet về sản xuất chăn nuôi; về lâu dài tiến tới xây dựng sàn giao dịch điện tử,…

  • Cần có chính sách trợ giá linh hoạt, chủ động và nhạy bén để giúp người chăn nuôi ổn định sản xuất trước những biến động bất thuận về giá cả sản phẩm.

  • Trong giai đoạn tới để phát triển chăn nuôi thì tỉnh cần hướng đến các thị trường tiêu thụ chính như: Liên kết các siêu thị tại Hà Nội, xuất khẩu thịt, cung ứng cho ngành công nghiệp mỏ, các siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh, …trong đó kêu gọi các doanh nghiệp là cầu nối trung gian giữa trong sản xuất – Chế biến – Tiêu thụ sản phẩm.

7.8.2. Phát triển thị trường tiêu thụ

a. Xác định kênh tiêu thụ sản phẩm gia súc gia cầm tỉnh Quảng Ninh

  • Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua nhiều khâu: người chăn nuôi, người thu gom, buôn bán, giết mổ, bán lẻ, tiêu dùng. Kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi qua nhiều khâu trung gian nên hạn chế sự kết nối giữa hộ chăn nuôi đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy lợi nhuận của người chăn nuôi thu được thấp do phần giá trị gia tăng bị chia sẻ qua nhiều thành phần trung gian. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người thu gom buôn bán (thương lái) vẫn rất quan trọng, chưa thể xóa bỏ.

  • Kênh tiêu thụ gia súc, gia cầm phổ biến như sau: Người sản xuất - người thu gom - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng . Theo tài liệu khảo sát, chênh lệnh doanh thu và chi phí trung bình của một số chủ thể tham gia trong kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như sau:

  • Khâu bán lẻ có tỷ lệ lợi nhuận (chênh lệch doanh thu và chi phí) cao nhất 5,36 - 8,83%, khâu thu gom 3,91 - 6,25%, khâu bán buôn: 2,00 - 3,36%.

  • Với sản phẩm thịt bò: Khâu bán lẻ và khâu thu gom có tỷ lệ lợi nhận cao nhất (8,53% và 6,25%). Khâu bán lẻ ngành hàng thịt lợn và gà có tỷ lệ từ 5,36 - 5,96% và khâu thu gom ngành hàng thịt lợn và gà có tỷ lệ từ 3,91 - 3,95%.

  • Chênh lệch giá bán lẻ so với giá thu mua tại cổng trại tăng 11,71% đối với thịt gà, 13,80% đối với thịt lợn và 18,78% đôi với thịt bò.

b. Kênh tiêu thụ sản phẩm gia súc - gia cầm nguyên con

Trong chuỗi giá trị đã phân tích trên, người chăn nuôi chịu thiệt thòi nhất (lợi nhận thấp), tuy nhiên do không thể chủ động hoặc bao tiêu đầu ra, sản phẩm vẫn phải phụ thuộc vào những người thu gom, bị ép cấp ép giá hoặc bị tác động bất lợi do giá cả thị trường giảm nên ảnh hưởng mạnh đến tâm lý người sản xuất.

Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn đến năm 2020 chủ yếu cần được xác định qua các kênh tiêu thụ sau:


  • Đối với các trang trại chăn nuôi gia công sẽ bán sản phẩm theo hợp đồng gia công với các công ty.

  • Hộ chăn nuôi và gia trại, trang trại quy mô nhỏ: Theo kênh tiêu thụ truyền thống (kênh cấp 1), hoặc bán trực tiếp cho lò mổ không qua người thu gom (kênh cấp zero), hoặc thông qua hợp tác xă tiêu thụ (kênh cấp 2).

  • Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn: Bán sản phẩm theo hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến, siêu thị,…

c. Quy hoạch hệ thống các cơ sở tiêu thụ sản phẩm

Để tiêu thụ khối lượng sản phẩm tương đối lớn, địa điểm kinh doanh các sản phẩm từ chăn nuôi phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm với các điều kiện như sau:



  • Chợ đầu mối bán buôn thịt gia súc, gia cầm phải có kho mát, kho trữ lạnh, có hệ thống dàn treo thịt (không để thịt nằm) nơi kinh doanh. Phải có phòng kiểm dịch - kiểm tra vệ sinh an toàn động vật sống và sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, khu xử lý thịt gia súc, gia cầm khi cần tiêu hủy và có xe vận chuyển thịt chuyên dùng.

  • Đối với các chợ bán lẻ ở thị trấn, thị xã, tập trung nâng cấp các chợ hiện hữu, đặc biệt là nâng cấp khu vực bán buôn thực phẩm, kiên quyết giải tán các chợ tự phát và những nơi buôn bán thịt không theo quy hoạch, khuyến khích phát triển các hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ thực phẩm trong thị xã, thị trấn, trung tâm các huyện; đặc biệt chú ý đến địa bàn dân cư, khu công nghiệp theo quy hoạch.

  • Trong các chợ huyện cần xây dựng khu vực độc lập bán thực phẩm và thiết kế các ô, quầy sạp cũng như sắp xếp các ngành hàng cho phù hợp, nhất là khu vực bán thực phẩm tươi sống. Riêng các cửa hàng chuyên doanh thịt gia súc, gia cầm phải có tủ mát để chứa thịt, phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chấm dứt việc buôn bán gia cầm sống tại các chợ thị trấn.

  • Sản phẩm thịt gia súc phải được kiểm dịch và có dấu kiểm soát vệ sinh thú y. Thực phẩm đóng gói sẵn (thịt gia cầm, trứng) phải được ghi nhãn thực phẩm đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật (tên thực phẩm, địa chỉ cơ sở sản xuất, định lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm, hướng dẫn bảo quản, xuất xứ của thực phẩm,…).

d. Quy hoạch hệ thống cơ sở phân phối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như sau:

  • Trong những năm tới, ngành thương mại sẽ phát triển nhiều loại hình kinh doanh mới như: Trung tâm thương mại, siêu thị ở các thành phố, thị xã, thị trấn; đồng thời đầu tư và xây dựng mới nâng cấp hệ thống chợ đủ điều kiện kinh doanh thịt gia súc gia cầm.

  • Năm 2015 nâng cấp sửa chữa các chợ đã có, đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn. Theo đó, sẽ nâng cấp, sửa chữa và mở rộng 15 chợ, toàn tỉnh có 60 chợ có chức năng buôn bán tiêu thụ gia súc gia cầm. Tại các khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung, khu du lịch…sẽ hình thành một số cửa hàng chuyên bán thực phẩm (thịt tươi sống, thịt đông lạnh và thực phẩm chế biến) phục vụ cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp và nhân dân, khách du lịch trong tỉnh.

  • Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có trên 120 chợ và hình thành một số chợ đầu mối bán gia súc, gia cầm sống (khoảng 10 chợ). Mặt khác, hình thành thêm chức năng buôn bán trâu, bò giống và mua bán cỏ ở các huyện có số lượng đàn trâu bò lớn.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương