ĐIỀu chỉnh cơ CẤu kinh tế nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà xuất bản khoa học xã HỘI


Quan niệm về khu vực kinh tế công cộng



tải về 1.9 Mb.
trang19/30
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2017
Kích1.9 Mb.
#34383
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30

1. Quan niệm về khu vực kinh tế công cộng


Thế nào là khu vực kinh tế công cộng, hay công ty công cộng1 được hiểu như thế nào? Theo định nghĩa, khi nói đến khu vực kinh tế công cộng, ta thường hiểu đó là khu vực kinh tế chuyên cung cấp các dịch vụ xã hội phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống sinh hoạt, và những đòi hỏi về an sinh xã hội. Các công ty hoạt động trong khu vực này hay còn gọi là các công ty/doanh nghiệp công cộng là những công ty trong đó quyền sở hữu hoàn toàn hoặc một phần thuộc chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương, và chuyên cung cấp các dịch vụ xã hội.

Ở Nhật Bản có 3 loại hình công ty công cộng:

- Công ty trực tiếp do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương thành lập và quản lý (GENGYO), trong đó chính phủ trung ương quản lý trực tiếp 4 lĩnh vực chính là bưu điện, lâm nghiệp, in ấn/xuất bản và in tiền; còn chính quyền tự quản địa phương trực tiếp quản lý các hoạt động/dịch vụ như cung cấp nước sạch, giao thông, hệ thống cung cấp điện và gas (có 38 công ty).

- Công ty công cộng (KOUKYO-HOUJIN) được xây dựng trên cơ sở nguồn vốn của chính phủ trung ương và một phần của chính quyền địa phương dựa theo một đạo luật đặc biệt và những công ty này có tư cách pháp nhân (99 công ty).

- Công ty hợp doanh công-tư (KOUSHI-KONGOU- KIGYO) được xây dựng trên cơ sở liên kết giữa các cơ quan hành chính nhà nước và tư nhân, thường tồn tại dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (60 công ty).

Cả 3 loại hình công ty này đều dựa trên nguồn vốn của chính phủ trung ương, bởi vậy đương nhiên nó buộc phải chịu sự giám sát tài chính và quản lý của nhà nước. Song điều đáng nói ở đây là nhà nước (chính phủ trung ương) đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của công ty bởi các luật định, quy định và luật lệ nghiêm ngặt về tài chính cũng như về cơ cấu tổ chức của công ty.


2. Bối cảnh của quá trình tư nhân hoá


Sự tồn tại của những công ty này từ sau Đại chiến thế giới thứ hai đến năm 1985 (năm Nhật Bản bắt đầu tiến hành tư nhân hoá công ty công cộng) một phần là do dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng mặt khác nó cũng do tính chất đặc trưng trong quản lý và tổ chức của Nhật Bản. Đó là dựa vào “chế độ làm việc suốt đời và hưởng lương theo thâm niên”, sự luân phiên chức vụ, quản lý theo chiều dọc, chế độ bổ nhiệm chức vụ, thăng chức dựa vào thâm niên làm việc tổ chức công đoàn... Những yếu tố này cũng đã từng được coi là nguyên nhân thành công của nền kinh tế Nhật Bản những năm 70 của thế kỷ trước. Song càng ngày những yếu tố này lại cản trở sự tăng trưởng kinh tế và gây ra tình trạng kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là của công ty công cộng.

Như trên đã nói, cùng với việc mở rộng của nhà nước phúc lợi thì các khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước của chính phủ cũng tăng lên theo, đặc biệt đối với Nhật Bản thì vấn đề này càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Xã hội Nhật Bản ngày càng bị lão hoá với tốc độ nhanh1 thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể từ sau Đại chiến thế giới thứ hai, phụ nữ tham gia vào các công việc xã hội ngày càng tăng và việc xã hội hoá các dịch vụ phúc lợi tại nhà là những nguyên nhân khách quan làm tăng nhu cầu đối với khu vực kinh tế công cộng. Nhu cầu tăng nhanh kéo theo những khoản chi tiêu của chính phủ đối với khu vực này ngày càng gia tăng, dẫn đến thâm hụt ngân sách. Bội chi hoặc ngân sách đối với khu vực công cộng đang là gánh nặng đối với chính phủ. Làm thế nào để giảm bớt gánh nặng này là vấn đề nóng bỏng hiện nay.

Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản bắt đầu nhận thấy sự kém hiệu quả trong hoạt động của các công ty thuộc khu vực kinh tế công cộng. Sự kém hiệu quả này có nguyên nhân sâu xa trong việc điều tiết của nhà nước. Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào việc quản lý của các công ty tạo ra sự ỷ lại, trì trệ và không năng động trong quản lý của công ty. Mặt khác, các công ty không cần phải quá quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi lỗ đã có nhà nước bù đắp. Từ việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận, định giá sản phẩm cho đến việc bổ nhiệm cán bộ, thực hiện chế độ về kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính… đều do chính phủ chỉ đạo và thậm chí còn được đặt dưới sự giám sát của quốc hội.

3. Mục đích của tư nhân hoá


Quá trình tư nhân hoá khu vực kinh tế công cộng ở Nhật Bản nhằm mục đích chính là tăng tính hiệu quả và tăng tính minh bạch, rõ ràng trong quản lý khu vực kinh tế này. Chính phủ khuyến khích các công ty sau khi tư nhân hoá áp dụng kỹ thuật quản lý mới, hay còn gọi là “quản lý công cộng mới” (new public management). Việc quản lý đặc biệt này chủ yếu nhằm:

- Quay vòng các dịch vụ công cộng thông qua tư nhân hoá, nhằm phát huy ưu thế của cơ chế thị trường trong việc hiệu quả hoá các dịch vụ xã hội.

- Đánh giá hoạt động của bộ phận thực hiện trong quản lý nhằm kiểm soát bộ phận này, tránh tập trung hoá và tăng thêm điều kiện, quyền hạn cho bộ phận này.

- Tăng cường tính minh bạch, rõ ràng trong quản lý.

Có thể khái quát mô hình chuyển giao giữa công - tư như ở sơ đồ 1. Sự chuyển giao này cho thấy Chính phủ Nhật Bản đã ưu tiên hàng đầu cho quản lý có hiệu quả, tạo sự cạnh tranh giữa các bộ phận thực hiện trong cùng một tổ chức, đồng thời cũng khuyến khích sự cạnh tranh giữa các tổ chức tư nhân nhằm tạo hiệu quả kinh doanh lâu dài. Theo các quy luật về kinh tế, có cạnh tranh thì mới có sự phát triển. Bởi vậy, để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế công cộng nói riêng và của nền kinh tế nói chung, chính phủ đã nỗ lực đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá một số công ty công cộng (quốc doanh), tạo ra sự cạnh tranh giữa các công ty. Trong việc thúc đẩy quá trình này, chính phủ đã đặc biệt chú ý tới việc làm thế nào để duy trì một cách tốt nhất hoạt động của khu vực này, bảo đảm mối quan hệ giữa an sinh xã hội và lợi ích về tài chính, và đồng thời vẫn đảm bảo sự đóng góp của nhà nước trong việc duy trì một nền tài chính lành mạnh. Tư nhân hoá nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả của các dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Một vấn đề nữa chính phủ Nhật Bản rất quan tâm giải quyết, đó là việc duy trì sức sống kinh tế thông qua việc xem xét lại mục tiêu và mức độ của các lợi ích an sinh xã hội nhằm ứng phó với xã hội đang bị lão hoá.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 1.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương