ĐIỂm tin báo chí



tải về 0.71 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.71 Mb.
#37373
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Theo Vinanet

Bổ sung thịt, cá, hoa quả vào danh mục rủi ro hàng nhập khẩu

Việc ban hành Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giá tính thuế, ngăn chặn hiện tượng gian lận thương mại qua giá

Từ ngày 1/6/2011, sẽ có 7 nhóm mặt hàng được bổ sung vào danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục.



7 nhóm mặt hàng mới bổ sung vào Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục, gồm:

Nhóm 01 - Thịt gia súc, gia cầm đông lạnh (nhóm 0201; 0202; 0203; 0207).

Nhóm 02 - Cá tươi, Cá đông lạnh (nhóm 0302; 0303).

Nhóm 03 - Quả tươi ăn được (nhóm 0803; 0804;0805; 0806; 0807; 0808; 0809; 0810).

Nhóm 04 - Gạch ốp lát (nhóm6907; 6908).

Nhóm 05 - Thiết bị vệ sinh: Bồn tắm, ca-bin tắm (nhóm 3922); Bộ bồn cầu (nhóm 6910); Vòi hoa sen (nhóm 8481); Chậu rửa, lavabo (nhóm 6910); Tiểu nam (nhóm 6910).

Nhóm 06 - Thiết bị điện gia dụng: Quạt điện (nhóm 8414); Máy rửa bát đĩa (nhóm 8422); Máy hút mùi nhà bếp (nhóm 8414); Máy hút bụi (nhóm 8508); Bàn là (8516).

Nhóm 07 – Xe đạp điện (nhóm 8711).

Mức giá của các mặt hàng này được tổng hợp từ các nguồn thông tin khai báo của doanh nghiệp hoặc do cơ quan hải quan xác định hoặc từ một số nguồn khác như do các nhà sản xuất cung cấp, do hiệp hội các ngành hàng trong nước cung cấp…

Mức giá này được sử dụng để kiểm tra, so sánh, đối chiếu với mức giá khai báo của doanh nghiệp, xác định dấu hiệu nghi vấn và thực hiện tham vấn theo quy định, không phải là trị giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu.

Nghiêm cấm sử dụng các mức giá tại Danh mục để xác định hoặc áp đặt trị giá tính thuế.

Việc ban hành Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giá tính thuế, ngăn chặn hiện tượng gian lận thương mại qua giá; bổ sung thêm nguồn thông tin dữ liệu để hỗ trợ công tác kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tại các Cục Hải quan Tỉnh, thành phố.

Theo Tổng cục Hải quan

Cơ hội xuất khẩu tôm và cá da trơn

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), cho biết nhu cầu sử dụng thuỷ sản và mặt bằng giá dự báo sẽ tăng ở các thị trường chính như EU, Mỹ và Nhật.

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 5.2011 tiếp tục tăng trưởng khá. Theo số liệu của trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (bộ Công thương), xuất khẩu tháng 5.2011 đạt 120.000 tấn với kim ngạch 480 triệu USD, tăng 11,1% về lượng và 28,8% trị giá so với cùng kỳ năm trước, đây cũng là tháng đạt lượng và kim ngạch xuất khẩu tốt nhất kể từ đầu năm 2011.



Như vậy, tính chung năm tháng đầu năm nay, doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 526.000 tấn thuỷ sản, mang về 2,1 tỉ USD, tăng 10,43% về lượng và 29,05% về giá trị.

Ông Trương Đình Hoè, tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), cho biết nhu cầu sử dụng thuỷ sản và mặt bằng giá dự báo sẽ tăng ở các thị trường chính như EU, Mỹ và Nhật.

Trong tháng 5, theo ông Hoè, nhiều báo cáo về thị trường cá da trơn Mỹ được công bố cho thấy, sản xuất cá da trơn nội địa giảm, nhu cầu tiêu dùng cá da trơn nội địa của người tiêu dùng Mỹ cũng sụt giảm. Điều này cho thấy người tiêu dùng cá da trơn Mỹ thích tiêu dùng cá da trơn nhập khẩu hơn. Quý 1/2011, Mỹ nhập khẩu 37.600 tấn thuỷ sản của Việt Nam, đạt trị giá 219,4 triệu USD, tăng 40,8% về lượng và 53,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Nhật Bản do lo ngại mức độ an toàn phóng xạ nên có xu hướng tiêu dùng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu nhiều hơn thuỷ sản tươi sống. Điều này khiến giá thuỷ sản đông lạnh (các loại) tăng trung bình 10% so với thời điểm trước thảm hoạ động đất, sóng thần hôm 11.3. Hiện nay, Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất cho Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu tôm đông lạnh tới Nhật Bản trong những tháng tới.



Theo SGTT

Nâng cao giá trị xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, việc xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có nhiều thuận lợi. Hơn thế, nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia…lại đang tăng mạnh, nếu theo đà này, có thể giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hoa quả cả nước đạt 213 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ; trong đó Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Nhật Bản là những thị trường chính của Việt Nam (chiếm khoảng trên 60% tổng kim ngạch). Dự báo trong quý II và III/2011, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sẽ tiếp tục tăng mạnh vì đây là thời điểm bước vào vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây và rau màu.

Đặc biệt, cuối tháng 4 vừa qua, một đoàn chuyên gia của Niu Dilân đã tới Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Như vậy, bước sang năm 2012, quả xoài của Việt Nam có thể được xuất khẩu vào thị trường này sau khi được xử lý bằng các phương pháp chiếu xạ và hơi nước nóng. 

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả, các doanh nghiệp xuất khẩu còn nỗ lực tìm hiểu thị trường, thương lượng với các đối tác để nâng cao giá xuất khẩu. Cụ thể đơn giá xuất khẩu chôm chôm sang Pháp hiện là 6,1 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so với cùng kỳ năm trước; cơm dừa sấy khô 2.500 - 2.800 USD/tấn, cao hơn khoảng 100 - 180 USD/tấn so với cùng kỳ 2010…

Tuy vậy, do hạn chế trong công nghệ chế biến nên phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ làm thương mại thuần túy, hàng hóa mua của người dân về chỉ được sơ chế rồi xuất khẩu thô. Khi khan hiếm nguyên liệu trong nước hoặc giá nguyên liệu trong nước cao hơn giá nhập khẩu, các doanh nghiệp sẵn sàng nhập hàng về để chế biến (cho dù chỉ là sơ chế hoặc chế biến đơn giản). Vì thế có những thời điểm người nông dân không hiểu vì sao hàng trong nước sản xuất ra không có người mua mà các doanh nghiệp, các nhà máy vẫn xin nhập hàng từ nước ngoài về. 

Các chuyên gia thương mại cho rằng, Nhà nước nên có hướng hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP cũng như hỗ trợ kinh phí để chứng nhận, mở rộng diện tích và tiêu thụ sản phẩm lâu dài thì mới tạo được những vùng nguyên liệu lớn được. Từ đó thị trường xuất khẩu rau hoa quả sẽ được giữ vững và mở rộng, lợi nhuận của nông dân cũng vì thế mà ổn định hơn./.




tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương