ĐIỂm tin báo chí


Theo TTXVN Tây Ninh: Nhiều loại cây trồng giúp nông dân thoát nghèo



tải về 0.71 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.71 Mb.
#37373
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Theo TTXVN

Tây Ninh: Nhiều loại cây trồng giúp nông dân thoát nghèo

Sau nhiều năm đưa vào gieo trồng, đến nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều loại cây trồng khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Các loại cây được trồng nhiều ở Tây Ninh hiện nay là cao su, mía, sắn. Theo các hộ nông dân ở địa phương này cho biết, trước đây, những cây trồng nói trên không thực sự hiệu quả do nhiều yếu tố, đó là thị trường giá cả, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, nguồn giống cung ứng… nên thu nhập của các hộ trồng cao su, mía và sắn không cao. Với sự trợ giúp của các ngành chức năng và địa phương, trong những năm qua, người nông dân đã tiếp cận được với khoa học kỹ thuật và được cung cấp các loại giống cây bảo đảm chất lượng, năng suất. Cùng với đó là sự phát triển của kinh tế thị trường, xuất hiện nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp của địa phương, nhu cầu thu mua nguyên liệu cho nông dân cũng tăng dần và ngày càng được mở rộng. Chính vì thế mà bà con nông dân sản xuất ra tới đâu hầu như được tiêu thụ sản phẩm tới đó, với mức giá có lãi tương đối cao.

Các huyện như Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu… được coi là những địa phương khó khăn. Đến nay, cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của những người nông dân ở đây đã thay đổi nhanh chóng. Có những gia đình chỉ đầu tư vào trồng khoảng một ha sắn, trong một vụ đã cho thu lãi 50 triệu đồng. Với giá cả của củ sắn như hiện nay, theo kinh nghiệm của nhà nông, đầu tư cho một ha sắn sẽ ít hơn so với cao su, mía, nhưng tiền lãi cũng không kém hơn. Chỉ cần đầu tư mức độ bình thường khoảng 20 triệu đồng cho một ha. Cuối vụ thu hoạch sản lượng 30 tấn/ha, với giá như hiện nay là 2.700 đồng/kg, với hàm lượng bột 30%, thì người nông dân sẽ lãi từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/ha.

Đối với cây cao su, các hộ trồng loại cây này ở Tây Ninh cho biết, mỗi ha cao su vào lúc chính vụ, mỗi tháng sau khi trừ hết các khoản chi phí cũng lãi được 20 triệu đồng. Tại Tây Ninh, hiện nay đang diễn ra tình trạng cạnh tranh giữa hai loại cây trồng là mía và sắn do hiệu quả của hai loại cây trồng này khá cao, chính vì vậy, các nhà máy sản xuất mía lo ngại diện tích trồng mía sẽ bị giảm trong thời gian tới bởi người dân chuyển sang trồng sắn nhiều hơn do việc đầu tư cho trồng sắn thấp. Tiền lãi sau khi thu hoạch một ha mía ngang bằng với việc trồng một ha sắn. Tuy nhiên, tiền vốn đầu tư cho cây mía là khá nhiều với gần 40 triệu đồng/ha, trong khi trồng sắn chỉ phải đầu tư bằng một nửa.

Chính vì lợi nhuận của các cây trồng trên, giá đất thuê đât nông nghiệp trồng cây tại Tây ninh cũng tăng khá cao, nhất là các khu vực của huyện Tân Biên, Tân Châu, đây là những vùng có thổ nhưỡng thích hợp với trồng cao su, sắn, mía. Được biết, không chỉ mở rộng diện tích trồng cây trên địa bàn tỉnh, đã có nhiều cá nhân và doanh nghiệp tại Tây Ninh đến các địa phương khác để thuê đất sản xuất nông nghiệp./..

Theo Báo Đảng Cộng sản

Quảng Nam: Tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn

Trong ba ngày (từ ngày 03 đến ngày 05/06/2011), trong lộ trình đưa hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA tổ chức, phiên chợ dừng chân tại huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam). Chương trình do BSA phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Thăng Bình tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Xuân Yến – Giám đốc Dự án Thị trường nông thôn (Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA) cho biết, tham gia phiên chợ lần này có gần 30 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp địa phương là Co.op Mart Quảng Nam và công ty nước khoáng Thạch Bích.

Lần đầu tiên đến với người tiêu dùng nông thôn của vùng đất Quảng Nam, Chương trình được xem như chiếc cầu nối để các nhà sản xuất và người tiêu dùng, các đại lý phân phối có cơ hội được tìm hiểu lẫn nhau.

Một mặt Chương trình hỗ trợ các nhà sản xuất hàng trong nước hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng nông thôn và vị trí sản phẩm của mình trên thị trường, đồng thời tìm kiếm kênh phân phối mới. Mặt khác, Chương trình giúp cho người dân nông thôn có cơ hội tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa chính hãng có nguồn gốc đảm bảo và chất lượng tốt.

Bà Yến cũng khẳng định: "Đây là lần đầu tiên chương trình Hàng Việt về nông thôn đến với tỉnh Quảng Nam. Theo nhận định của chúng tôi, đến với vùng đất Quảng Nam để bán hàng Việt được xem như một cái duyên của Ban tổ chức với vùng đất này.

Năm vừa qua, chúng tôi có đến Quảng Nam để khảo sát nhằm mục đích tổ chức phiên chợ nhưng vì một số lý do khách quan mà phiên chợ chưa được tiến hành. Trong lần thực hiện hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Đà Nẵng hồi tháng 9/2010 vừa qua, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng đã tổ chức đưa các Đại sứ Hàng Việt viếng thăm các cơ sở sản xuất đèn lồng ở phố cổ Hội An, thăm trường trung học Phan Chu Trinh và thăm các doanh nghiệp tại địa phương để quảng bá cho hàng Việt.



Phiên chợ lần này là “trả nợ” cho “cái duyên” đã bén cách đây một năm. Hi vọng rằng phiên chợ này sẽ đặt nền móng lâu dài cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hệ thống phân phối tại địa phương”.

Ngoài ra, bà Yến cũng cho rằng, tại Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn Quảng Nam lần này, từ các doanh nghiệp ở khu vực miền Tây Nam bộ như công ty kẹo dừa Thanh Long đến các doanh nghiệp phía Bắc như công ty CP thực phẩm Đức Việt cũng tận dụng cơ hội từ những chuyến bán hàng này để thăm dò thị trường miền TrungChương trình cho đến nay không chỉ thu hút các doanh nghiệp đã là thành viên của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) mà còn nhận được sự quan tâm của kể cả các doanh nghiệp chưa đạt danh hiệu HVNCLC.

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, bên cạnh việc bán hàng trực tiếp, Chương trình còn thực hiện việc huấn luyện tiểu thương bán lẻ từ 14 giờ đến 17 giờ hàng ngày ngay tại chợ Thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình). Nội dung huấn luyện sẽ chia sẻ những kỹ năng bán hàng và thu hút khách hàng hiệu quả.

Lớp huấn luyện áp dụng phương pháp trực quan sinh động, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi trực tiếp giữa chuyên gia với người bán lẻ ngay tại chợ, có sử dụng hình ảnh và phim minh hoạ; kèm theo là các trò chơi để tăng tính tương tác, hấp dẫn của chương trình. Tại lớp huấn luyện, các chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm bán hàng tại các chợ ở TPHCM (Chợ Bến Thành, chợ An Đông…) với chợ địa phương.

Đặc biệt, cũng trong phiên chợ lần này, gameshow “Sản phẩm mới về làng” với những trò chơi nhằm mục đích tăng cường nhận biết của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mới của các doanh nghiệp Việt.

Ngoài hai đêm tổ chức gameshow tại sân khấu chính của phiên chợ, Ban tổ chức sẽ thực hiện trò chơi ngay tại hội trường tổ chức buổi huấn luyện tiểu thương bán lẻ chiều ngày 03/06/2011. 

Bên cạnh những nét nổi bật nêu trên, chương trình Hàng Việt về nông thôn duy trì các hoạt động cộng đồng như tư vấn dinh dưỡng cho 120 trẻ em dưới 6 tuổi, tặng quà cho 30 em học sinh và 30 hộ gia đình khó khăn của huyện...

Để thực hiện các Chương trình này, không chỉ có Trung tâm BSA mà còn có sự góp sức hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp như: Công ty Vinamilk, Công ty bột Vĩnh Thuận, Công ty bột Quốc tế Mikko, Công ty sữa Nutifood, Công ty nước giải khát Tân Quang Minh, Công ty nhựa Duy Tân..../.



Theo Báo Đảng Cộng sản

Hà Nội: 32.000 tỷ đồng cho Nông thôn mới

Theo Nghị quyết 03 của HĐND TP. Hà Nội khóa XIII về xây dựng Nông thôn mới (NTM), đến năm 2030, thành phố sẽ hoàn thành việc xây dựng NTM ở 401 xã trên địa bàn (đạt 100%) với tổng kinh phí 32.000 tỷ đồng.

Cụ thể, giai đoạn 2010-2015 phấn đấu có từ 140-160 xã (chiếm 35-40% tổng số xã) đạt chuẩn NTM với kinh phí đầu tư 20.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 phấn đấu đạt thêm 120-140 xã (chiếm 30-35% tổng số xã) với mức đầu tư 8.800 tỷ đồng. Tính đến nay, Hà Nội có tất cả 19 xã của 19 huyện, thị đang triển khai chương trình NTM.



Theo Dân Việt

CHÍNH SÁCH

1.500 tỷ đồng nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (NLTS) và muối giai đoạn 2011- 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 4 nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, từ nay đến 2012 sẽ củng cố, kiện toàn bộ máy hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm NLTS. Trong đó, thí điểm thành lập đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Quản lý chất lượng NLTS thực hiện dịch vụ công về tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận quá trình và sản phẩm NLTS tại một số địa phương có điều kiện.

Đề án cũng đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm chuyên ngành. Trước mắt sẽ phát triển nhanh các dịch vụ tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm NLTS và muối.

Trong giai đoạn 2012-2015 sẽ xây dựng mới 1-2 phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng quốc gia về chất lượng, an toàn thực phẩm NLTS tương đương khu vực và tham gia hệ thống phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng ASEAN; nâng cấp các phòng kiểm nghiệm chuyên ngành thuộc các tổng cục, cục đủ năng lực để phân tích 100% chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm NLTS và muối, đạt tiêu chuẩn TCVN/ISO 17025... Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án khoảng 1.500 tỷ đồng.



Theo Dân Việt

Cần đẩy mạnh thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp

Đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang phát triển.

Trong các nguồn đầu tư nước ngoài thì đầu tư trực tiếp không chỉ là kênh bổ sung nguồn vốn cho phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập, mà còn quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vì thông qua FDI các nguồn kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn lao động có cơ hội chuyển giao và phát huy mạnh mẽ. Đó chính là những cơ sở rất cần thiết cho bước phát triển bền vững tiếp theo.



Thực hiện đường lối đổi mới hơn 25 năm qua, Việt Nam đã luôn chú trọng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI nói chung và FDI vào nông nghiệp nói riêng. Các nguồn vốn đầu tư này đã góp phần rất lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của nông nghiệp nói riêng. Trong đó phải kể đến thành tựu đảm bảo an ninh lương thực và mở rộng xuất khẩu, đặc biệt hướng tới các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp; chính sự phát triển của nông nghiệp trong những năm qua là cơ sở rất quan trọng bảo đảm để Việt Nam trụ vững và vượt qua tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua.

Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam; khu vực nông nghiệp, nông thôn có vị trí rất quan trọng trong đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo nền tảng phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư nhằm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Trong Nghị quyết các kỳ đại hội đều khẳng định chú trọng, quan tâm đầu tư cho nông nghiệp thông qua các nguồn vốn khác nhau. Gần đây Nghị quyết TW 7 (khoá X) đã khẳng định thêm cần “Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn”.

Có thể thấy, các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp đã bắt đầu góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, làm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ mới.

Tuy vậy, thực tế hàng năm vẫn có các dự án mới đầu tư vào nông nghiệp nhưng trong những năm qua, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam, thậm chí đang có xu hướng giảm. Chẳng hạn: 7,4% năm 2006; 5,37% năm 2007; 3% vào năm 2008 và năm 2010 chỉ còn 1% trong tổng vốn đăng ký. Mặt khác, so với hoạt động FDI trong nhiều lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp còn chưa cao.

Với vai trò quan trọng của nền nông nghiệp và chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp nhưng thực tế FDI vào nông nghiệp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực nông nghiệp chưa thu hút được FDI, như: hoạt động sản xuất của khu vực nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết, thiếu đảm bảo về kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực; nông nghiệp Việt Nam vẫn còn mang tính sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, thiếu tính chuyên môn; chiến lược, định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được xác định rõ ràng; cơ chế, chính sách về FDI trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài (năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, song chỉ có 1,63% doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này).

Để tăng cường thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, thiết nghĩ, trước hết cần tạo dựng được một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, hiệu quả, cũng như đầu tư cho nông nghiệp ở mức xứng đáng, đảm bảo tỉ lệ đầu tư thích hợp và đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả và công bằng.

Mặt khác, cần xây dựng mục tiêu đầu tư có trọng điểm cho từng lĩnh vực, từng bước hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các ngành, các sản phẩm cần đẩy mạnh thu hút FDI; tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và phát triển của từng ngành, từng sản phẩm theo hướng gắn kết với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đặt ra trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa X.

Theo đó, các ngành, địa phương cần xây dựng các danh mục dự án ưu tiên thu hút vốn FDI với các thông tin cụ thể, về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích FDI vào khu vực nông nghiệp; tăng cường nâng cao hiệu quả công tác, vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài theo hướng coi việc hỗ trợ tạo điều kiện để triển khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể trong nước và ngoài nước, tập trung vào các ngành, dự án, và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút FDI…




tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương