ĐIỂm tin báo chí



tải về 0.71 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.71 Mb.
#37373
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Theo Báo Đảng Cộng sản

Thành lập Tổ công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thủy sản

Ngày 2/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Tổ công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thủy sản do bà Hoàng Thị Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế làm tổ trưởng.

Với 15 thành viên, tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Đề án hình thành cụm ngành công nghiệp để xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thủy sản; tổ chức khảo sát và học tập kinh nghiệm nước ngoài, cũng như xây dựng báo cáo chuyên đề phục vụ cho các dự án thu hút đầu tư cụ thể.

Theo dự kiến của tổ công tác, trong tháng 6 sẽ lập kế hoạch xây dựng đề án, các tháng tiếp theo sẽ tiến hành khảo sát ở đồng bằng sông Cửu Long; khảo sát xây dựng cụm ngành kinh tế trong lĩnh vực chế biến thủy sản tại Hàn Quốc, Nhật Bản…Dự kiến đến tháng 12/2011, sẽ hoàn thành dự thảo Đề án hình thành cụm ngành công nghiệp để xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thủy sản. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án xây dựng cụm ngành công nghiệp để xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực thủy sản là một trong những giải pháp và hoạt động cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

Địa điểm để xây dựng cụm ngành công nghiệp sẽ được lựa chọn tại một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là 1 trong 5 vùng được định hướng phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu, áp dụng các công nghệ mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. 

Trước mắt, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tập trung áp dụng và nhân rộng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) đối với công nghiệp sản xuất cá tra; phát triển các mô hình trên biển và ven các đảo. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm chân trắng, cá rô phi, tôm càng xanh, cá thác lác, cá bống tượng và các loài thủy sản đặc thù, bản địa của đồng bằng sông Cửu Long.

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu phát triển ngành thủy sản toàn diện theo hướng bền vững, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao trên trường quốc tế.

Kinh tế thủy sản đóng góp 30 – 35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 – 10%/năm; tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay…/.



Theo TTXVN




Sửa đổi thủ tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp 

Nghị định 38/2011/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 123 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

Nghị định 38 tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục. Trong đó có việc nộp đơn đề nghị giao đất, thuê đất cây trồng hàng năm, đất làm muối. Danh sách các trường hợp được giao đất sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã trong 7 ngày, có tiếp nhận ý kiến nhân dân trước khi hoàn chỉnh phương án giao đất trình các cấp liên quan xét duyệt. Nghị định còn bổ sung quy định cụ thể về thành phần hồ sơ gửi Phòng TNMT. Phòng này có trách nhiệm giải quyết không quá 20 ngày. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũng giải quyết không quá 10 ngày. Như vậy thời gian thực hiện các thủ tục trên bớt được 20 ngày so với quy định cũ. Nghị định cũng rút ngắn thời gian của thủ tục khi giao, cho thuê đất với một số mục đích sử dụng từ 50 ngày xuống 37 ngày. Các hộ gia đình, cá nhân khó khăn hơn cũng được ưu tiên.



Theo Báo Nông thôn ngày nay

Lấy ý kiến thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đầu tháng 6 tới, Bộ sẽ tổ chức hội thảo xin ý kiến các địa phương về dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; theo đó, đối tượng được bảo hiểm gồm: cây lúa, trâu, bò, lợn, gia cầm, cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng.

Đối với cây lúa, việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp dự kiến thực hiện tại các tỉnh: Nam Ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Ðồng Tháp. Với trâu, bò, lợn, gia cầm, bảo hiểm nông nghiệp sẽ thực hiện thí điểm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Ðồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Ðịnh, Bình Dương và Hà Nội.



Theo dự thảo, những hộ nghèo sản xuất nông nghiệp khi tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 90 - 100% phí bảo hiểm. Những hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, được hỗ trợ 60 - 70% phí bảo hiểm. Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm. Bên cạnh đó, các loại thiệt hại do thiên tai (bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm rét hại, sương giá...), dịch bệnh gây ra trong nông nghiệp như dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, bệnh lở mồm, long móng đối với gia súc, bệnh thủy sản đối với tôm, cá tra, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đối với cây lúa... sẽ được ưu tiên bảo hiểm./.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

GIAO THƯƠNG

Hoa Kỳ - thị trường tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Những mặt hàng có nhu cầu nhiều nhất là: bàn ghế bằng gỗ, phụ kiện ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại, đồ gỗ nhà bếp, bàn ghế văn phòng, gỗ tùng bách...

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới, với kim ngạch trên 40 tỷ USD mỗi năm. 

Năm 2002 Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng gần 16 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (HTS44) và 27 tỷ đồ nội thất và đồ gỗ (HTS94). Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute), sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010.

Chỉ tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên nước hoa Kỳ,trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Hoa kỳ , Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Bang Washington ở phía đông bắc không chỉ có vị trí thuận lợi mà còn có tốc độ siêu tăng trưởng, tuy nhiên các bang được dự đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado.

Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Hoa Kỳ cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Hoa Kỳ lên tới 86.000 công ty, trong đo có khoảng 19.000 công ty sản xuất gỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất. Oregon là bang sản xuất đồ gỗ lớn nhất của Mỹ, trong khi bang North Caronia là gang sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất. Ngành công nghiệp gỗ của Hoa Kỳ rất chủ động trong việc xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 5-6 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hóa Mỹ bị đội giá do giá lao động cao và tỉ giá đô la Hoa Kỳ ngày càng cao so với nhiều đồng tiền khác (trừ Euro sau chiến tranh Iraq đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ).

Phân tích nhập khẩu của Hoa Kỳ cho thấy những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94), phụ kiện ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8%), bàn ghế văn phòng (7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu của nhóm HTS44).

Phần lớn nhóm hàng gỗ và chế biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu.

Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường hoa Kỳ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu.

Thị trường hoa Kỳ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt và nước có lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhập khẩu của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%). Nhờ có hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Hoa Kỳ và năm 2003 đã đứng vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào hoa Kỳ .

Theo USITC, mặt hàng đồ gỗ Việt Nam mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ , đứng thứ 12 và chiếm tỉ trọng 0,7% nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này chưa cao, nguyên nhân do:

+ Chủng loại hàng hóa còn nghèo nàn

+ Mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng. thế ngồi của người Hoa Kỳ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Cần có đầu tư nghiên cứu cho khâu này.

+ Do sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Hoa Kỳ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Trung Quốc đã chiếm 37,5% thị phần đồ gỗ và nội thất của Mỹ và 20% của EU.

+ Các công ty Hoa Kỳ chưa đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn có khoảng cách so với quan hệ giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Hoa Kỳ. Ngay các nước ASEAN cũng bị Trung Quốc thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ mạnh hơn.

Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu trên 1 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ, chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp tục đà tăng trưởng, 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 33,3 triệu USD mặt hàng này sang Hoa Kỳ, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2010.

Ghế gỗ cao su là chủng loại mặt hàng mà Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều từ Việt Nam trongtháng 4/2011, kế đến là Ghế ESSEX (117x81x41)cm sp gỗ sồi, hàng mới 100%...



tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương