ĐIỂm tin báo chí



tải về 0.71 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.71 Mb.
#37373
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Theo Báo Đảng Cộng sản

Một số thông tin địa phương

Tiền Giang: Bổ sung thêm 19 xã xây dựng nông thôn mới

Theo ông Nguyễn Văn Phòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, tỉnh thống nhất bổ sung thêm 19 xã xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí mà Chính phủ đề ra đồng thời đưa 11 xã khác vào danh mục lập Đồ án quy hoạch nông thôn mới và Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã. Như vậy trong năm nay, Tiền Giang có tổng cộng 40 xã được đưa vào danh mục chỉ đạo xây dựng Đồ án quy hoạch nông thôn mới và Đề án xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chương trình trọng tâm, bao gồm nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực. Để sát hợp với tình hình thực tế đồng thời phát huy vai trò đơn vị và nhân dân hưởng lợi theo hướng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tỉnh giao cho lãnh đạo các xã được chọn lập danh mục công trình ưu tiên, triển khai kế hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới rộng rãi lấy ý kiến nhân dân đóng góp đưa lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khi đi vào thực hiện có sự giám sát trực tiếp của người dân. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang chọn các xã điểm dựa theo đặc thù vùng và tiểu vùng: ngập lũ, ngọt hóa Gò Công, Đồng Tháp Mười, cù lao trên sông Tiền... để đúc kết bài học kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. 

Trước mắt, trong năm 2011, tỉnh phân bổ ngân sách 27 tỉ đồng hỗ trợ các xã điểm được chọn đầu tư kiến thiết hạ tầng nông thôn; phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, các thiết chế văn hóa khác...Trung ương cũng hỗ trợ thêm cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Tiền Giang 20,068 tỉ đồng.

Nguồn vốn này đang được các ngành hữu quan lên kế hoạch phân khai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân để kịp thời phát huy hiệu quả. Tiền Giang có 145 xã, phần lớn vẫn còn khó khăn về nhiều mặt cần được hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ và căn cơ hơn. Qua kết quả điều tra toàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt 10 – 11 tiêu chí, 14 xã đạt 8 – 9 tiêu chí, 78 xã đạt 5 – 7 tiêu chí và 51 xã đạt dưới 5 tiêu chí, không có xã nào đạt từ 12 tiêu chí trở lên.../.

Theo TTXVN

Đồng Nai: Đầu tư trên 28.500 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Đồng Nai đã xây dựng 19 tiêu chí cho nông thôn mới (NTM) mới trong giai đoạn 2011-2015.

Theo đó, đến năm 2015 tất cả tuyến đường do huyện, thị quản lý sẽ được nhựa hóa; 61 xã được cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi; 115 xã đạt chuẩn theo tiêu chí về xây dựng cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất; 61 xã hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa giáo dục... nâng thu nhập bình quân đầu người/năm tăng 1,5 lần so với năm 2010, giá trị sản xuất đất nông nghiệp đến năm 2015 đạt 70 triệu đồng/ha...

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh sẽ đầu tư khoảng 28.560 tỷ đồng để thực hiện chương trình NTM, trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm 60%, còn lại là vốn từ các doanh nghiệp, HTX và huy động từ cộng đồng.

Xuân Lộc là địa phương được tỉnh chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành công bước đầu.

Thời gian qua, huyện đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, kết hợp phát triển nông nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngành nghề nông thôn. Để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn liền với thị trường tiêu thụ, huyện đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên các vùng đã quy hoạch nhằm nâng cao năng suất giá trị hàng hóa phù hợp với yêu cầu thị trường.

Huyện cũng đã cho nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả cao, như: 1.000 ha rau an toàn theo phương pháp IPM; 1.000 ha tiêu áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân tự động qua đường ống; gần 1.500 ha xoài theo tiêu chuẩn GAP; 3.900 ha lúa kết hợp bắp; tập trung phát triển diện tích cây thanh long, nhất là thanh long ruột đỏ. Xuân Lộc đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn công nghiệp chế biến ở các vùng nguyên liệu.



Rút kinh nghiệm xây dựng NTM ở huyện Xuân Lộc, UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cần sơ kết quá trình thực hiện xây dựng NTM trong 2 năm qua nhằm tìm ra những điểm còn hạn chế để kịp thời khắc phục, đồng thời tạo thuận lợi để xây dựng các xã NTM trong thời gian tới./.

Theo TTXVN

Cà Mau: Tích cực trồng mới và bảo vệ rừng

Năm 2011, tỉnh Cà Mau phấn đấu trồng thêm 2.000 ha rừng, trong đó có 1.400 ha rừng tràm, 400 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng ngập mặn (cao gấp đôi so với mọi năm).

Để hoàn thành kế hoạch đề ra, địa phương đã trích ngân sách gần 2 tỷ đồng, chuẩn bị tổ chức trồng rừng ngay trong mùa mưa. Ngành nông nghiệp giao cho các lâm trường chuẩn bị cây giống, vị trí trồng rừng, phối hợp cùng với chính quyền địa phương để huy động nhân dân cùng tham gia trồng rừng.

Diện tích rừng ở Cà Mau hiện có khoảng 120.000 ha. Đáng lưu ý là cùng một địa bàn nhưng có cả 2 nhóm rừng, rừng ngập mặn và rừng tràm. Rừng ngập mặn (rừng đước), rừng phòng hộ (rừng mắm) tồn tại và phát triển ở vùng nước mặn, thuộc địa bàn các huyện Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Rừng tràm thuộc hệ sinh thái ngọt, tồn tại và phát triển vùng nước ngọt ở các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời.

Hàng năm, ngành Nông nghiệp Cà Mau tổ chức trồng mới từ 1.000 – 2.000 ha rừng, tuy nhiên tình trạng chặt phá cây rừng vẫn luôn diễn ra. Người dân lén lút chặt cây rừng hầm than, bán cây tươi, chặt bỏ cây rừng để lấy đất trống nuôi tôm…, do vậy diện tích rừng phát triển mới không được nhiều./.



Theo TTXVN

Bạc Liêu: Cơ bản đạt kế hoạch diện tích gieo cấy của năm 2011

Tỉnh Bạc Liêu đã xuống giống lúa Hè thu gần 50 ngàn ha, cơ bản đạt kế hoạch diện tích gieo cấy của năm 2011 là 52 ngàn ha với trên 90% diện tích gieo cấy bằng các loại giống lúa mới.

Các trà lúa bị nhiễm sâu bệnh đã được phòng trừ kịp thời với diện tích đã phòng trừ trên 11 ngàn ha, chủ yếu là bị nhiễm các bệnh như: đạo ôn lá, bọ trĩ, nhện gié và ốc bươu vàng.

Các huyện trọng điểm sản xuất lúa Hè thu của tỉnh như Vĩnh Lợi, Hòa Bình đã hoàn thành việc xuống giống đúng lịch thời vụ. Riêng hai huyện Phước Long, Hồng Dân vùng sản xuất xen canh lúa-tôm, mặc dù bị nước mặn uy hiếp trong các tháng 3, 4 và 5 cũng đã xuống giống được trên 19 ngàn ha. Đáng lưu ý là huyện Hồng Dân đã lai tạo được giống lúa mới với tên gọi lúa Sởi, chịu được độ mặn cao đến 10 phần ngàn và sẽ được đưa vào sản xuất ngay trong vụ mùa năm 2011 này.

Các địa phương đang hướng dẫn nông dân chuyển trọng tâm sang chăm sóc bảo vệ các trà lúa, thường xuyên thăm đồng, chủ động phát hiện sâu bệnh để xử lý, không để lây lan ra diện rộng. Đặc biệt, các địa phương khơi thông các tuyến kênh nội đồng thông thoáng để khi có mưa dầm sẽ có đường thoát nước nhanh vì tại Bạc Liêu đã vào mùa mưa chính vụ của năm 2011./.



Theo TTXVN

Trà Vinh: Tập trung chăm sóc lúa vụ Hè thu

Trà Vinh đang tập trung chăm sóc lúa vụ Hè thu và đẩy nhanh tiến độ làm đất, phấn đấu từ nay đến giữa tháng 6/2011 xuống giống dứt điểm 26.000 ha lúa Hè thu còn lại theo kế hoạch đã đề ra.

Vụ này, Trà Vinh có kế hoạch gieo sạ khoảng 81.000 ha. Tùy điều kiện đất đai ở từng vùng, từng nơi, ngành Nông nghiệp bố trí lịch xuống giống đồng loạt trong 3 đợt, từ ngày 1/4 đến cuối tháng 5 theo hướng “né” rầy và hạn mặn.

Tuy vậy, do ảnh hưởng khô hạn, mặn xâm nhập trên diện rộng buộc nhiều địa phương phải lùi lại lịch thời vụ xuống giống nên đến nay, toàn tỉnh mới xuống giống được khoảng 55.000 ha, trong đó có khoảng 25.000 ha xuống giống trong những ngày cuối tháng 5. Riêng 30.000 ha xuống giống trong đợt I (tháng 4/2011) có khoảng 1.000 ha bị khô hạn, mặn xâm nhập gây thiệt hại buộc phải cấy dậm hoặc gieo sạ lại.

Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp có liên quan tập trung củng cố các Ban chỉ đạo sản xuất từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh công tác làm thủy lợi nội đồng. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Quản lý khai thác các công trình thủy lợi phân công cán bộ trực liên tục để quản lý chặt việc vận hành các cống đầu mối, thực hiện đúng chế độ điều tiết nước theo lịch vận hành để ngăn mặn, tiếp ngọt một cách hiệu quả nhất. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử 17 cán bộ kỹ thuật bám cơ sở, phối hợp cùng địa phương hỗ trợ nông dân thường xuyên thăm đồng đối với diện tích lúa đã gieo sạ, nắm chắc diễn biến hình hình sâu bệnh, chuột, ốc bươu vàng phá hại để phòng trị kịp thời.

Nếu phát hiện có rầy nâu phải khẩn trương đưa nước vào ruộng để che chắn bảo vệ lúa; khi phun thuốc diệt rầy nâu phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và phun rải đúng kỹ thuật...

Đối với những cây lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cần nhổ bỏ, tiêu hủy ngay, tránh lây lan trên diện rộng. Riêng những vùng đất chưa chủ động được nguồn nước tưới còn phụ thuộc vào nước trời, khuyến khích nông dân chuyển sang gieo sạ vụ Thu đông (vụ 3) hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao nhưng nhu cầu nước tưới ít hơn.

Đối với gần 1.000 ha lúa Hè thu ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè…bị thiếu nước tưới, ngộ độc phèn, dế cắn phá làm chết lõm, nông dân sẽ hỗ trợ nhau cấy giặm hoặc gieo sạ lại để hạn chế tối đa mức thiệt hại…/.



tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương