I. CÁC tình huống về HÌnh sự, ma túY, TỆ NẠn xã HỘI



tải về 456.31 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích456.31 Kb.
#29076
1   2   3   4   5   6

Tình huống 7: Bà N là công chức nhà nước. Năm 2003 gia đình bà được cơ quan có thẩm quyền cho thuê một căn nhà cấp 4 ở gần đường của thị xã để làm nơi ở. Trong quá trình sinh sống tới nay gia đình chị đã 3 lần đầu tư kinh phí để nâng cấp căn nhà đang xuống cấp, bao gồm sửa mái ngói, sửa bếp, lát sàn gạch …. Mỗi lần sửa chữa với kinh phí 20 triệu đồng. Tháng 1 năm 2015 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi căn nhà cấp 4 mà gia đình bà B đang sinh sống để làm dự án mở đường. Bà B băn khoăn liệu mình có được nhà nước bồi thường kinh phí đã bỏ ra để sửa chữa, nâng cấp nhà hay không?

Theo Khoản 1, Điều 14, Nghị định 47/2014 quy định:

Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.”

Như vậy, gia đình chị Trần Thị Q thuộc diện được bồi thường đối với chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp căn nhà mà chị đang ở.”



Tình huống 8: Gần nhà tôi có một khu chăn nuôi gia súc tập trung. Khu chăn nuôi thường xuyên xả rác và chất thải ra đường cống chung của bà con lối xóm, gây tắc nghẽn cống và mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường. Bà con nhiều lần nói chuyện phải trái với gia đình này nhưng họ vẫn tiếp tục tái diễn. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về hành vi gây ô nhiễm môi trường này.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì việc xả chất thải chưa được xử lý vào môi trường là một trong nhưng hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Cụ thể tại Khoản 5 Điều 7 Luật bảo vệ môi trưởng năm 2014 quy định như sau: “Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.”

Đồng thời, Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường, cụ thể theo Khoản 3 Điều 6 Luật bảo vệ môi trưởng năm 2014 quy định như sau:

Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:



a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;

b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;

c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;

d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh”.

Tình huống 9. Tháng 10/2015, công ty trách nhiệm hữu hạn T là chủ dự án xây dựng cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc. Trong qua trình sản xuất công ty phải sử dụng thuốc nhuộm quần áo và chất tẩy trắng. Công ty trách nhiệm hữu hạn T nhận được thông báo cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Vậy xin hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường thì công ty trách nhiệm hữu hạn T phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cụ thể như sau::

Công ty trách nhiệm hữu hạn T có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, Công ty trách nhiệm hữu hạn T phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.

Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây:

+ Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.

+ Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng.



Tình huống 10: Cách đây 2 năm gần cánh đồng lúa của xã C xuất hiện một cơ sở sản xuất thức ăn gia súc của Công ty M. Được biết Công ty M không hệ có hệ thống sự lý nước thải, toàn bộ nước thảo của công ty đều xả thắng ra con kênh nơi bà con hay dùng hàng ngày múc nước vào đồng gây ảnh hưởng đến năng suất lúa, làm năng suất lúa giảm hơn so với mọi năm. Xin hãy cho biết hành vi của công ty M có vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường hay không?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.”

Đồng thời tại khoản 5 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định “Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực môi trường.

IV. CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM

Tình huống 1: Cửa hàng chả lụa T là cửa hàng làm giò chả có tiếng và lâu đời ở Hà Nội. Một ngày cửa hàng có thể tiêu thu hàng chục tạ thịt lợn. Tuy nhiên, thời gian gần đây cạnh cửa hàng T xuất hiện một siêu thị lớn làm ảnh hưởng tới doanh thu của cửa hàng. Để thu hút trở lại khách hàng, cửa hàng quyết định giảm giá bán tất cả loại giò chả của cửa hàng. Do cửa hàng giảm giá cao nên đã thu hút được một lượng lớn người mua. Nhưng không may, trong một lần kiểm tra, thanh tra y tế Hà Nội phát hiện cửa hàng T đã sử dụng thịt lợn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y để làm giò chả nhằm giảm chi phí sản xuất. Tại thời điểm phát hiện, số thịt lợn vi phạm có giá trị lên đến 40 triệu đồng. Thanh tra y tế đã lập biên bản xử phạt đối với cửa hàng T.

Bình luận

Trường hợp sử dụng thịt lợn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định để làm giò chả của cửa hàng T là hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP

Theo quy định mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm là bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm và mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi, do đó cửa hàng T sẽ bị phạt tiền bằng 160% đến 200% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm tức là từ 64 đến 80 triệu đồng do số thịt lợn vi phạm có tổng giá trị là 40 triệu đồng. Ngoài ra, cửa hàng T còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với số thịt lợn trên theo điểm a khoản 9 Điều 5 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.

Tình huống 2: Doanh nghiệp A kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát. Là một doanh nghiệp có tiếng trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm nước ép hoa quả rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì độ ngọt và màu sắc tươi mới. Tuy nhiên do sơ sót trong quá trình quản lý, sử dụng hóa chất tạo màu, doanh nghiệp A đã để quá thời hạn sử dụng của lô hóa chất tạo màu sử dụng cho sản phẩm nước ngọt của mình. Sự việc đã bị thanh tra phát hiện và lập biên bản xử lý.

Bình luận:

Trường hợp của doanh nghiệp A do đã sử dụng hóa chất tạo màu được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến nước ngọt nhưng để quá thời hạn sử dụng nên hành vi của doanh nghiệp A thuộc hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.

Theo đó hành vi của doanh nghiệp A sẽ bị phạt tiền với mức gấp 02 lần mức phạt của cá nhân có cùng hành vi vi phạm được, theo đó là từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp A sẽ phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 04 tháng và phải tiêu hủy số hóa chất quá thời hạn sử dụng nêu trên.

Tình huống 3: Ông A là chủ một hồ đẩm chuyên nuôi tôm bán cho các thương lái. Năm 2015, do giá thành thức ăn tôm tăng nên nếu tiếp tục nuôi tôm như thông thường, trừ chi phí bỏ ra, tiền lãi sẽ không được bao nhiêu. Được người bạn mách cho việc tiêm tạp chất vào tôm nguyên liệu sẽ giúp tăng trọng lượng của tôm, tôm sẽ đẹp và bán được giá hơn, ông A đã ra thực hiện bơm, chích tạp chất vào 150 kg tôm nguyên liệu mới nhập về. Trong quá trình thực hiện, hành vi của ông A đã bị cơ quan chức năng bắt quả tang.

Bình luận:

Việc bơm tạp chất vào tôm của ông A thuộc hành vi đưa tạp chất vào thủy sản có mức phạt tiền được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản;”. Ngoài ra, ông A còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc loại bỏ tạp chất đối với 150kg tôm bị tiêm tạp chất, trường hợp không loại bỏ được tạp chất thì buộc tiêu hủy đối với số tôm trên (điểm b khoản 9 Điều 16).



Tình huống 4: Chị M là chủ một cửa hàng ăn nhanh chuyên phục vụ ăn sáng cho công nhân tại khu công nghiệp X. Do mặt bằng cửa hàng nhỏ lại chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống nên việc bố trí khu vực chế biến thức ăn và nơi bày bán thức ăn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Khu vực chế biến thực ăn phải đặt sát khu vực vệ sinh của cửa hàng. Trong một lần bị thanh tra kiểm tra, cửa hàng chị đã bị xử phạt 1.000.000 đồng do vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín. Hành vi được xác định là do cửa hàng chị không có bàn bày thức ăn cao hơn mặt đất theo quy định và sử dụng khu vực chế biến, bảo quản, nơi ăn không bảo đảm vệ sinh.

Việc xử phạt của thanh tra đã đúng hay chưa? Trường hợp có người bị ngộ độc sau khi sử dụng thức ăn của cửa hàng chị thì cửa hàng chị M sẽ bị xử lý như thế nào?

Bình luận:

Việc xử phạt của thanh tra đối với cửa hàng chị M là chính xác, theo đúng quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bày bán thức ăn ngay, thực phẩm chín không có thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định;

c) Sử dụng khu vực chế biến, bảo quản, nơi ăn không bảo đảm vệ sinh hoặc có côn trùng, động vật gây hại;”

Trường hợp có người bị ngộ độc sau khi sử dụng thức ăn của cửa hàng chị M, thì cửa hàng chị sẽ phải chịu xử lý theo điểm đ khoản 2 Điều 20 đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Hành vi này có mức xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực ăn của cửa hàng chị.

Ngoài ra trong trường hợp cửa hàng chị tiếp tục để xảy ra trường hợp ngộ độc khác thì sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh ăn uống từ 01 tháng đến 03 tháng.

Tình huống 5: Năm 2015, công ty X thuê công ty Y là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống cung cấp các suất ăn sẵn cho nhân viên. Qua một thời gian sử dụng dịch vụ của công ty Y, công ty X đã nhận được nhiều phản ánh từ nhân viên là suất ăn không bảo đảm vệ sinh. Công ty X đã gửi các phản ánh này đến công ty Y và yêu cầu công ty Y phải cải thiện chất lượng bữa ăn và nâng cao công tác vệ sinh bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chất lượng vẫn không được cải thiện và đã xuất hiện một số nhân viên sau khi sử dụng suất ăn của công ty Y có dấu hiệu ngộ độc. Công ty X đã báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.

Bình luận:

Trong trường hợp này, nếu việc ngộ độc của nhân viên công ty X sau khi sử dụng suất ăn của công ty Y được các cơ quan chức năng xác định là do hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm của công ty Y gây nên thì công ty Y sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (theo khoản 4 Điều 21 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP) và bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tiếp tục để xảy ra trường hợp ngộ độc do kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm của mình gây nên. Ngoài ra, công ty Y phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm 

Trong trường hợp, các cơ quan chức năng xác định công ty Y không có hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến việc ngộ độc thì công ty sẽ chỉ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 21 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi có cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể, bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống xảy ra ngộ độc thực phẩm.”

Tình huống 6: Anh A là người kinh doanh nem chua rán tại cổng trường tiểu học X. Trong quá trình chế biến thực ăn, anh A nhiều lần dùng tay trực tiếp cầm đề rán nem chua. Hành vi này của anh A có vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không và chế tài xử lý đối với hành vi này?

Bình luận

Việc sử dụng tay trực tiếp tiếp xúc với nem chua của anh A là hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: “Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn”.

Hành vi này của anh A có mức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo khoản 1 Điều 22 Nghị định sô 178/2013/NĐ-CP.

Tình huống 7: Ngày 20/5/2014, anh X được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở nấu rượu thuộc phạm vi quản lý của huyện Y. Ngày 20/7/2017, thanh tra ngành công thương phát hiện giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở nấu rượu của anh X đã hết thời hạn nhưng anh X chưa làm thủ tục cấp lại. Thanh tra đã lập biên bản để xử phạt đối với hành vi này.

Bình luận:

Việc anh X để giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn nhưng chưa làm thủ tục cấp lại mà vẫn tiếp tục sử dụng là hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do cơ sở sản xuất rượu của anh X thuộ phạm vi quản lý của cấp huyện nên mức xử phạt đối với hành vi này của anh X được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương thì hiệu lực của giấy chứng nhận là 03 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, thời điểm giấy chứng nhận của cơ sở anh X là vào ngày 20/5/2017, do đó thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm (20/7/2017), giấy chứng nhận đã hết thời hạn được 02 tháng vì thế mức xử phạt đối với hành vi này của anh X được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: “b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

Tình huống 8: Hải quan tỉnh X vừa thu giữ một lô hàng gồm 1 tấn táo có xuất xử từ Mỹ được công ty B nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ. Lý do là trong quá trình kiểm tra, hải quan đã phát hiện một số giấy tờ do công ty B cung cấp là giả mạo. Giấy tờ giả mạo được xác định là bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu. Vậy theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty B sẽ bị xử lý như thế nào? 

Trả lời:

Do công ty B đã cung cấp và sử dụng bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khảo giả nên căn cứ vào khoản 4 Điều 25 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP thì công ty B sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (mức phạt gấp 02 lần mức phạt cho cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 25).

Ngoài ra, công ty B phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy giấy tờ giả đã sử dụng là bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khảo.

Tình huống 9: Trong một lần tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn thành phố Y, thanh tra đã phát hiện một lượng lớn heo đã bị ôi thiu, biến đổi màu sắc được cơ sở giết mổ Z nhập về để chế biến bán lại cho các tiểu thương tại các chợ trong thành phố. Qua đánh giá ban đầu, số lượng thịt heo bị ôi thiu có giá trị khoảng 50 triệu đồng. Với hành vi vi phạm này, cơ sở Z sẽ bị xử lý như thế nào

Trả lời:

Hành vi chế biến và bán lại thịt heo đã bị ôi thiu, biến đổi màu sắc của cơ sở Z đã vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật,sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: “a) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị;

Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi này của tổ chức là bằng 200% đến 240% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 200.000.000 đồng. Do giá trị số thịt heo bị ôi thiu được phát hiện tại thời điểm vi phạm được định giá là khoảng 50 triệu đồng nên số tiền cơ sở X phải nộp vào khoảng 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở X bị buộc tiêu hủy số thịt heo vi phạm.

Tình huống 10: Trong quá trình kiểm tra nhà mày bánh kẹo X, thanh tra nghi ngờ một số mẫu bánh kẹo của doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thanh tra đã yêu cầu doanh nghiệp X cung cấp đầy đủ các giầy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng… Tuy nhiên, doanh nghiệp X tỏ ý không hợp tác và nhiều lần từ chối việc chuyển giao các giấy tờ theo yêu cầu lấy lý do là giầy tờ đã bị thất lạc. Vậy trong trường hợp này, thanh tra có thể xử lý đối với doanh nghiệp X hay không?

Trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp X từ chối không cung cấp thông tin về các mẫu bánh kẹo theo yêu cầu của thanh tra thì có thể xử lý doanh nghiệp X đối với hành vi vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm theo điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: “a) Không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”. Mức xử phạt đối với hành vi này của doanh nghiệp là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, trường hợp thanh tra xác minh được số bánh kẹo này vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì có thể tiếp tục xử phạt doanh nghiệp theo những quy định tương ứng với hành vi vi phạm.



Tình huống 11: Cơ sở sản xuất giò lụa Ngọc Mai lâu nay nổi tiếng trên địa bàn huyện X với sản phẩm giò lụa rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đã 2 tuần nay, tình hình kinh doanh của cơ sở này rơi vào tình trạng ế ẩm, sản phẩm vẫn như vậy mà người đến mua thì thưa thớt. Qua thăm dò tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, người dân địa phương rỉ tai nhau việc cơ sở sản xuất Ngọc Mai vi phạm pháp luật vì sử dụng 02 nhân công mắc bệnh truyền nhiễm ngoài ra nên người dân không muốn đến mua hàng nữa. Tuy nhiên, khi được hỏi, bà Mai chủ cơ sở này cho biết, vì cơ sở đang rất thiếu người làm, mặt khác truyền nhiễm ngoài da là bình thường, quá trình làm có dùng găng tay nên việc sử dụng 02 nhân công này không thể coi là vi phạm. Quan điểm của bà Mai bị phản ứng rất mạnh mẽ

Trả lời:

Theo khoản 9, Điều 5, Luật An toàn thực phẩm 2010, một trong những hành vi bị cấm là : Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

Căn cứ quy định trên, việc cơ sở Ngọc Mai sử dụng 02 nhân công bị mắc truyền nhiễm 1 2: Ngay khi bị cơ quan chức năng đến kiểm tra và kết luận lô hàng mà nhà máy thực phẩm đông lạnh ABC vừa xuất ra thị trường có sử dụng một số loại hoá chất tuy được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm nhưng không có thời hạn sử dụng, đại diện nhà máy ABC vẫn nhất mực cho rằng, nhà máy ABC không hề sai phạm vì hoá chất không có thời hạn sử dụng tức là được sử dụng mãi mãi. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn tiến hành xử phạt, nhiều công nhân nhà máy cho rằng điều này là không đúng với quy định pháp luật.

Trả lời:

Việc cơ quan chức năng xử phạt hành vi vi phạm của nhà máy ABC là hoàn toàn chính xác.

Theo Điều 7, Nghị định Số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.”

Như vậy, hành vi của nhà mát ABC sử dụng một số loại hoá chất tuy được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm nhưng không có thời hạn sử dụng là vi phạm pháp luật và như vậy phải bị xử phạt vi phạm hành chính.



Tình huống 13: Từ khi khai trương đến nay, nhà hàng Linh Chi có doanh thu về dịch vụ ăn uống rất cao vì được đánh giá là đồ ăn ngon, giá cả phải chăng, phục vụ chu đáo và đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nên khách hàng rất tin tưởng. Tuy nhiên, qua đợt kiểm tra của cơ quan chức năng, đã phát hiện nhà hàng Linh Chi sử dụng Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm giả. Khi được biết thông tin, nhiều khách hàng rất bức xúc, cho rằng phải xử phạt thật mạnh tay, tuy nhiên, phần nhiều trong số họ không biết chính xác mức xử phạt đối với hành vi này là như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, Điều 24, Nghị định Số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm:

1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.”

Như vậy, trường hợp của nhà hàng Linh Chi được quy định tại điểm đ, vì vậy mức phạt cụ thể là từ 2,000,000 đồng đến 3,000,000 đồng.




tải về 456.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương