I. CÁC tình huống về HÌnh sự, ma túY, TỆ NẠn xã HỘI


Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm



tải về 456.31 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích456.31 Kb.
#29076
1   2   3   4   5   6

Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.


Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

II. TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

Tình huống 1: Gia đình ông N được giao 3 ha đất để trồng lúa đến nay đã được 3 năm nhưng do điều kiện khí hậu hạn hán, đất đai khô cằn nên năng suất trồng lúa không cao. Qua một 3 năm trồng lúa ông N nhận thấy đất ở đây không phù hợp với việc trồng lúa vì vậy ông muốn chuyển đổi sang trồng một số loại cây như đỗ, lạc. Hỏi: Xin hãy trường hợp của ông N có phải làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất?

Trả lời

Căn cứ tại Điều 57 Luật đất đai 2013 có quy định chuyển mục đích sử dụng đất như sau:



"1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng".

 Như vậy, trường hợp của ông N là chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nên cần phải tiến hành thủ tục xin phép. Đồng thời ông N phải đến Uỷ ban nhân dân nơi ra quyết định giao đất để làm thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Khoản 2 Điều 37 Luật đất đai 2003, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau : “Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.”



Tình huống 2: Vợ chồng ông A bà B năm 1968 có nhận chuyển nhượng một thửa đất bằng giấy tay và làm nhà ở từ trước đến nay, có đăng ký kê khai theo bản đồ 299 (năm 1984), 202 (năm 1997). Vợ chồng ông A bà B sử dụng thửa đất liên tục từ đó đến nay ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch. Nay vợ chồng ông A bà B muốn lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không biết mình có đủ điền kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Xin hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Thời điểm sử dụng đất của ông A bà B là từ năm 1968. Từ đó đến nay, vợ chồng ông A bà B đã sử dụng, ở ổn định liên tục, không tranh chấp, có tên trong sổ địa chính năm 1984, có đăng ký kê khai năm 1997. Theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (công nhận quyền sử dụng đất) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định này và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 của Luật Đất đai, Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định như sau:

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:

a) Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 của Luật Đất đai (sau đây gọi là hạn mức công nhận đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;

b) Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài;

c) Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản này; phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì được xác định là đất nông nghiệp và được công nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều này.

Như vậy chiếu theo quy định nêu trên thì ông A và bà B đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Tình huống 3: Trong quá trình thương lượng, bàn bạc làm ăn, kinh doanh giữa doanh nghiệp K có vốn đầu tư nước ngoài với một doanh nghiệp trong nước C đã thỏa thuận: Doanh nghiệp K đã nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp C đang sử dụng có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với điều kiện doanh nghiệp C phải thực hiện đầy đủ xong các nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Xin hỏi, thỏa thuận này của hai bên có đúng với các quy định của pháp luật hay không? Việc chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi tắt là Nghi định số 43/2014/NĐ-CP) quy định về chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

- Doanh nghiệp, các thành viên là chủ sở hữu doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn đầu tư phải xác định phần vốn là giá trị quyền sử dụng đất trong tổng giá trị vốn chuyển nhượng và phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thỏa thuận nêu trên của hai bên K và C hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật.

Tình huống 4: Cách đây 10 năm, gia đình nhà ông Q - một hộ dân tộc thiểu số ở tỉnh miền núi phía Bắc được Nhà nước được hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo… Nhờ chăm chỉ lao động, gia đình ông Q đã khai phá mảnh đất, trồng trọt, canh tác, nuôi sống gia đình và có điều kiện cho các con ăn học. Nay do già cả, sức khỏe có phần yếu đi, con cái lại đi làm ăn xa, nên Q đã lên Ủy ban nhân dân xã nơi cú trú để trình bày nguyện vọng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình em trai của mình. Xin hỏi, pháp luật quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ:

- Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.

- Tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà không thuộc trường hợp được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định nêu trên.

Như vậy, theo qui định pháp luật, gia đình ông Q có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình em trai, nếu đó là đất được nhà nước cấp theo chính sách hỗ trợ quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không còn nhu cầu sử dụng.

Tình huống 5: Anh H là tổng giám đốc công ty đầu tư và tư vấn xây dựng PQ đã tiến hành đầu tư vốn để xây dựng 01 dự án kinh doanh nhà ở để bán trong trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi dự án đang triển khai thì phát sinh một số thay đổi về vốn và nhân lực, nên công ty của anh đã thương lượng để tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở này cho một công ty xây dựng khác trong thành phố. Giám đốc công ty này yêu cầu công ty PQ phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải…mới tiến hành nhận chuyển nhượng. Xin hỏi các điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê:

- Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm:

+ Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;

+ Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;

+ Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

+ Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định pháp luật.

- Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

- Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.

Như vậy công ty đầu tư và tư vấn xây dựng PQ phải đáp ứngđủ các điều kiện nêu trên để chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê



Tình huống 6: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn A sinh sống bằng nghề nuôi cá basa ở tỉnh K, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất nuôi trồng của gia đình ông vào khoảng 2 héc ta (ha). Do giá cá basa trên thế giới gần đây tăng nên ông A và gia đình quyết định mở rộng diện tích nuôi trồng lên 25 héc ta bằng cách nhận chuyển nhượng những diện tích đất nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình khác ở xung quanh. Việc nhận chuyển nhượng diện tích đất này của gia đình ông A có thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo các quy định của Luật đất đai năm 2013 hay không?

Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện liên quan đến đất đai, trong đó, tại Khoản 5 quy định: “5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, việc nhận chuyển nhượng diện tích đất để nuôi trồng thủy sản vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này mới là hành vi bị cấm.

Do đất ông A nhận chuyển nhượng là đất sử dụng để nuôi trồng thủy sản và khu vực đất đều thuộc tỉnh K thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên áp dụng Điểm a Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai năm 2013, cụ thể: “1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:



a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;”

Theo Khoản 1 Điều 130 Luật đất đai năm 2013 thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể như sau: “Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.

Theo đó, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình ông A là không vượt quá 30 héc ta. Đối chiếu với trường hợp của ông A, gia đình ông đã có 2 héc ta và muốn mở rộng lên 25 héc ta. Như vậy, ông A phải mua thêm 23 héc ta. Diện tích đất mua thêm này chưa vượt quá hạn mức cho phép nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Vì vậy, hành vi nhận chuyển nhượng diện tích đất này của gia đình ông A không thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật đất đai năm 2013.

Tình huống 7: Doanh nghiệp X là một công ty xây dựng có uy tín tại Hà Nội. Do nhận thấy thị trường nhà ở cho công nhân khu công nghiệp gần đó rất có tiềm năng phát triển nên doanh nghiệp có ý định tham gia vào một dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư. Để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho việc thực hiện dự án đầu tư này thì doanh nghiệp X phải đáp ứng các điều kiện nào?

Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) thì các dự án có sử dụng đất phải áp dụng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật đất đai gồm:

“a) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;

Như vậy, dự án mà doanh nghiệp X muốn tham gia (xây dựng nhà chung cư để bán cho công nhân) thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì doanh nghiệp X phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật đất đai năm 2013 như sau:

- Thứ nhất, có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư. Theo đó, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư gồm:

+ Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên;

+ Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.

- Thứ hai, ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Thứ ba, không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác. Việc xác định người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác xác định theo các căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:

+ Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với các dự án tại địa phương được lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Nội dung công bố về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai đối với các dự án thuộc địa phương khác.

Lưu ý, thời điểm thẩm định các điều kiện trên được thực hiện đồng thời với việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất của chủ đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì thời điểm thẩm định được thực hiện trước khi tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất.



Tình huống 8: Tập đoàn ABC là một tập đoàn lớn chuyên xây dựng các dự án khu trung tâm mua sắm và nhà ở thương mại. Tập đoàn đang có ý định sử dụng một diện tích đất lớn tại khu vực quận H ở thành phố HN. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án này của tập đoàn có thuộc phạm vi được Nhà nước thu hồi đất hay không? Nếu không thì việc sử dụng đất này sẽ thông qua hình thức và nguyên tắc nào?

Có thể thấy việc sử dụng đất của tập đoàn ABC để xây dựng dự án khu trung tâm mua sắm và nhà ở thương mại không thuộc các trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai (các trường hợp Nhà nước thu hồi đất đã được trình bày ở các câu 16, 17, 19, 20). Do đó, việc sử dụng đất này của tập đoàn không thể được thực hiện dưới hình thức Nhà nước thu hồi đất, mà sẽ thực hiện thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh được quy định tại Điều 73 Luật đất đai năm 2013.

Theo Khoản 1 Điều 73 Luật đất đai năm 2013, việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61, Điều 62 của Luật mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 73 Luật đất đai năm 2013 cũng quy định rõ Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, việc sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tập đoàn ABC phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 16 Nghị định sô 43/2014/NĐ-CP như sau:

- Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và công bố.

- Trên địa bàn không còn quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phù hợp, trừ trường hợp các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư.

- Trường hợp chủ đầu tư thực hiện phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất thì chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp với việc sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.

- Trường hợp diện tích đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh có phần diện tích đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì chủ đầu tư được phép thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất của người đang sử dụng đất, Nhà nước thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho chủ đầu tư thuê đất để thực hiện dự án. Nội dung hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất phải thể hiện rõ người bán tài sản tự nguyện trả lại đất để Nhà nước thu hồi đất và cho người mua tài sản thuê đất.

Tình huống 9: Ông C vốn là người Miền Nam nhưng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã chuyển ra sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hiện mảnh đất mà ông và gia đình đang ở được ông C gây dựng từ khi ra Hà Nội vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nên ông C có nguyện vọng muốn làm Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, do mấy năm trước nhà ông bị cháy nên các giấy tờ về quyền sử dụng đất chứng minh mảnh đất là của ông và gia đình đã không còn. Vậy trường hợp ông C có được cấp Giấy chứng nhận hay không?

Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai năm 2013 có quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo đó, gia đình ông C sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu gia đình ông đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2014 và không vi phạm pháp luật về đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch (Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).



tải về 456.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương