I. CÁC tình huống về HÌnh sự, ma túY, TỆ NẠn xã HỘI



tải về 456.31 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích456.31 Kb.
#29076
1   2   3   4   5   6

Tình huống 15: Do mâu thuẫn về đất đai trong quá trình xây dựng nhà ở, Nguyễn Tiến D đã bàn bạc âm mưu cùng 2 anh trai sang nhà ông B hàng xóm gây rối và đánh người nhà ông B. Kết quả ông B và con trai ông đã bị anh em D đánh gây thương tích đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Quá trình điều tra cơ quan công an còn phát hiện bố đẻ D là ông H cũng biết trước việc này. Đề nghị cho biết trường hợp này ông H có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do không tố giác tội phạm hay không?

Trả lời:

Theo Điều 19 của Bộ luật, người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, Điều luật cũng quy định người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định như trên, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.

Đối chiếu với quy định trên, ông H sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố giác tội phạm là con đẻ của mình.

Tình huống 16: Anh Nguyễn Văn H uống rượu say nên trên đường đi làm về đã gây ra tai nạn giao thông làm trọng thương một người đi bộ sang đường; sau đó gia đình anh H đã gặp gỡ gia đình người bị nạn và đã thực hiện việc bồi thường đầy đủ các chi phí cho họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối với anh H. Trong trường hợp này, anh H có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không ?

Trả lời:


Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.


Đối chiếu với quy định ở trên, việc anh H khi gây tai nạn trong tình trạng say rượu là tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của Điều luật nói trên. Mặc dù người gây tai nạn đã bồi thường thiệt hại về vật chất nhưng theo quy định của pháp luật, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra. Việc người gây án đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt khi vụ án được đưa ra xét xử.

Tình huống 17: Anh Trần Văn D bị tòa án phạt 20 tháng tù về tội vi phạm các qui định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh Đ rất ăn năn, hối cải, khai báo thành khẩn. Trong khi chờ đi thụ hình đã có công cứu được 3 trẻ nhỏ bị nước lũ cuốn trôi. Như vậy anh D có được được miễn chấp hành hình phạt tù không?

Trả lời:


Theo quy định tại Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự quy định: Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự.

Đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự, anh D đã có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ nhờ việc hối cải, khai báo thành khẩn và lập công chuộc tội thì có thể được xét miễn chấp hành hình phạt.

Tình huống 18: Nguyễn Thị A phạm tội buôn bán ma túy. Trong quá trình điều tra, truy tố xét xử, cơ quan có thẩm quyền phát hiện A đang có thai. Xin hỏi trong trường hợp này A có được hoãn chấp hành hình phạt tù hay không?

Trả lời:

Theo Điều 67 của Bộ luật, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự.

Đối chiếu với quy định nêu trên, Nguyễn Thị A sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi đứa con được 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, trường hợp trong thời gian được hoãn, A lại tiếp tục phạm tội thì A sẽ bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt trước đó theo quy định nêu trên.



Tình huống 19: Nguyễn Hữu T cùng đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản khi T mới được 17 tuổi 5 tháng. Quá trình điều tra xác định T phạm tội với tư cách là đồng phạm giúp cho đồng bọn bỏ trốn, không trực tiếp tham gia vào vụ cướp giật tài sản. Trong trường hợp này, T có thể bị áp dụng biện pháp khiển trách hay không?

Trả lời:

Theo Điều 93 của Bộ luật, khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng;

b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

Căn cứ quy định trên, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với T. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

Đồng thời, điều luật cũng quy định T phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.



Tình huống 20: Trần Văn D làm nghề lái xe tắc xi. Trong một lần chở khách ban đêm, H đã vô tình tông phải vợ chồng anh G làm cho anh bị thương tích nặng. Quá hoảng sợ, D đã lái xe bỏ chạy, bỏ mặc vợ chồng anh G trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Hành vi của D phạm tội gì và bị xử lý ra sao?

Trả lời:

Hành vi của D đã phạm vào tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điều 132 của Bộ luật. Theo đó, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.



tải về 456.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương