I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa



tải về 0.62 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích0.62 Mb.
#34460
1   2

- Hội đồng Thế giới các Giáo hội và Hội nghị Geneva 2 :

Trong cuộc xung đột ở Syria, “không được dùng giải pháp quân sự; phải chấm dứt ngay lập tức mọi tình trạng thù địch và đụng độ vũ trang trên lãnh thổ Syria; đảm bảo trợ giúp nhân đạo; con đường đúng đắn phải là ‘triển khai một quá trình toàn diện để thiết lập hòa bình và tái thiết Syria”: đó là những khuyến nghị của Hội đồng Thế giới các Giáo hội (WCC) –quy tụ khoảng 30 nhà lãnh đạo tôn giáo tại Geneva–, đối với Hội nghị Geneva 2, dự kiến diễn ra ​​vào ngày 22-01.

WCC đã soạn thảo một tài liệu, sẽ được chuyển đến ông Lakhdar Brahimi –đặc phái viên của Liên hiệp quốc về Syria; đến Liên đoàn Ả Rập và những người khác có mặt tại Hội nghị.

Giới thiệu tài liệu này, mục sư tiến sĩ Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký WCC nói rằng: “Không còn thời gian để lãng phí nữa: quá nhiều người đã chết hoặc phải rời bỏ nhà cửa” và “Các Giáo hội đều đồng thanh nhất trí”: các nhà lãnh đạo của Giáo hội Trung Đông, Toà Thánh Vatican, Nga, Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu khác thuộc Công giáo, Chính thống giáo, Tin Lành và Anh giáo, là những người đã tham gia soạn thảo tài liệu này.

Vị lãnh đạo Giáo hội Tông truyền Armenia là Thượng phụ Aram I tuyên bố: “Chúng tôi là đa số người dân Syria thầm lặng, chúng tôi muốn có hòa bình” và “Tất cả các Giáo hội hoàn toàn ủng hộ các nhà lãnh đạo chính trị trong nhiệm vụ có tính quyết định của họ”.

WCC tin rằng “các Giáo hội có thể vận động dư luận quốc tế lên án tất cả những gì sai trái trong tình hình này và khẳng định rằng điều thiện hảo tối thượng là hòa bình”.

Cuộc gặp gỡ của WCC tiếp nối bằng một buổi cầu nguyện đại kết để bày tỏ tình liên đới với người dân Syria và xin Chúa ban ơn hòa giải cho dân tộc này.

- Giáo huấn của Đức giáo hoàng Phanxicô về phá thai :

Tại Hoa Kỳ, hằng năm, có hàng trăm ngàn người biểu tình phò sự sống tham gia cuộc Tuần hành vì Sự sống, tổ chức vào ngày 22 tháng 1 (hoặc gần ngày này), để không quên một sự kiện đen tối vào năm 1973 là năm Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ quyết định hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc.

Cũng như mọi năm, ngày 22-01 năm nay có rất đông người trẻ từ khắp nơi trên nước Mỹ đã vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm, trong điều kiện thời tiết mùa đông lạnh bất thường để tham dự cuộc Tuần hành vì Sự sống và mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ các thai nhi.

Trước đó, ngày 19-01 tại Paris, Pháp, cũng đã diễn ra cuộc Tuần hành vì sự sống, do 10 Hiệp hội trợ giúp các bà mẹ gặp nguy khốn và bảo vệ sự sống tổ chức. Theo Ban tổ chức, đã có khoảng 40.000 người tham gia cuộc Tuần hành, đông nhất kể từ khi sáng kiến tổ chức Tuần hành này bắt đầu cách nay 10 năm. Người tham gia đến từ khắp nơi trong nước Pháp, nhưng cũng có các cá nhân và các đoàn thể từ các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan, Ba Lan, Hungary, Ireland, Bồ Đào Nha, Đức...

Cuộc Tuần hành vì sự sống năm nay tại Pháp được tổ chức trước ngày diễn ra phiên họp của Quốc hội Pháp (từ 22-01), trong đó có thể thông qua những thay đổi về luật phá thai theo hướng nới rộng luật này.

Nhân dịp này, xin điểm lại giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề phá thai.

Nhiều lần Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ quan điểm về vấn đề phá thai, thông thường là khi ngài đưa ra một suy tư rộng hơn về việc bảo vệ những người yếu đuối nhất, cũng như những người già và các nạn nhân của nạn buôn người. “Việc bảo vệ sự sống sắp sinh ra có liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ các quyền của con người”, điều này cho thấy tính “nhất quán nội tại” của sứ điệp của Giáo hội Công giáo. Không nhân nhượng, và cũng không khiến người nghe nghĩ rằng một ngày nào đó Giáo hội có thể thay đổi quan điểm về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng thương xót – đòi hỏi các Kitô hữu không ở trong tư thế kết án, nếu không, “lâu đài luân lý” của Hội Thánh không chỉ có thể bị hiểu lầm, mà còn có nguy cơ “sụp đổ như một lâu đài bằng giấy”.

– Trong sứ điệp gửi đến các nhà tổ chức Tuần hành vì Sự sống, diễn ra vào ngày 19-01-2014 tại Paris, Đức Tổng giám mục Luigi Ventura - sứ thần Toà Thánh tại Pháp, đã viết rằng “Đức giáo hoàng Phanxicô đã nghe biết về sáng kiến ủng hộ việc tôn trọng sự sống con người. Ngài hoan nghênh những người tham gia cuộc tuần hành và mời gọi họ luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề quan trọng này”.

– Ngày 13-01-2014, trong diễn văn với các đại sứ bên cạnh Toà Thánh, Đức Thánh Cha đề cập đến “nền văn hoá loại bỏ”: “Tiếc thay không chỉ có lương thực hay những của cải dư thừa mới bị loại bỏ, nhưng cả đến chính con người cũng thường bị loại bỏ như thể họ là những món đồ không cần thiết. Chẳng hạn, chỉ cần nghĩ đến những trẻ em không bao giờ được chào đời, những nạn nhân của phá thai; hoặc những trẻ em bị buộc phải cầm súng, bị xâm hại hoặc bị giết trong các cuộc xung đột võ trang hoặc trở thành hàng hoá trong hình thức nô lệ tàn bạo mới là nạn buôn người - một tội ác chống lại nhân loại; những điều ấy làm chúng ta thấy kinh hoàng”.

– Trong Tông huấn Evangelii Gaudium ban hành ngày 24-11-2013, Đức Thánh Cha viết: “Trong số những người yếu đuối ấy mà Hội Thánh muốn yêu thương chăm sóc, có những thai nhi (…). Người ta thường chế giễu nỗ lực của Hội Thánh nhằm bảo vệ mạng sống các thai nhi, người ta mô tả lập trường của Hội Thánh như là một loại ý thức hệ, ngu dân và bảo thủ. Nhưng việc bảo vệ sự sống chưa được sinh ra này gắn liền với việc bảo vệ tất cả các quyền của con người. (…) Chính vì đây là sự nhất quán nội tại của sứ điệp của chúng ta về giá trị của nhân vị, đừng mong Hội Thánh thay đổi lập trường của mình về vấn đề này”.

– Trong cuộc gặp gỡ các nhà phụ khoa Công giáo ngày 20-09-2013, Đức Thánh Cha nói: “Não trạng phổ biến về cái có ích, về nền văn hoá loại bỏ, nô lệ hoá trái tim và trí tuệ của nhiều người ngày nay, đang phải trả giá đắt: nó kêu gọi loại bỏ con người, nhất là những người yếu kém hơn hết về thể chất hay về mặt xã hội. Phản ứng lại não trạng này, chúng ta dứt khoát nói ‘Có’ với sự sống mà không do dự. Không có sự sống của một con người nào thánh thiêng hơn sự sống của một con người khác. (...) Mỗi đứa trẻ không được sinh ra, nhưng bị kết án phá thai một cách bất công, đều mang khuôn mặt của Chúa, là Đấng đã cảm nghiệm bị thế gian từ khước ngay cả trước khi sinh ra cũng như khi mới sinh ra. Và mỗi người già, thậm chí người ấy đau ốm hay sắp chết, đều mang khuôn mặt của Chúa Kitô. (...) Chúng ta không được loại bỏ họ!”

– Trong cuộc trả lời phỏng vấn các tạp chí của Dòng Tên, công bố vào ngày 19-09-2013: “Tôi nghĩ đến tình trạng một phụ nữ đã đổ vỡ về hôn nhân và có lần đã phá thai; sau đó, người phụ nữ này tái hôn và hiện nay đang sống an lành với năm đứa con. Việc phá thai đã đè nặng lương tâm cô và cô thật lòng hối hận. Cô muốn tiến lên trong đời sống Kitô hữu: cha giải tội cần phải làm gì? Chúng ta không thể cứ nhấn mạnh đến những vấn đề liên quan tới phá thai, hôn nhân đồng giới và việc sử dụng các biện pháp ngừa thai. Không thể như thế được. Tôi đã không nói nhiều về những chuyện này, và người ta đã trách cứ tôi về điều đó. Nhưng khi chúng ta nói về những vấn đề này, chúng ta phải nói về chúng trong một bối cảnh chính xác. Chúng ta đều biết giáo huấn của Hội Thánh (…), nhưng không cần phải lúc nào cũng nói đến giáo huấn ấy. (…) Thế thì chúng ta phải tìm ra một thế quân bình mới, nếu không thì lâu đài luân lý của Hội Thánh sẽ có nguy cơ sụp đổ như một lâu đài bằng giấy”.

– Ngày 16-06-2013, trong Thánh Lễ nhân Ngày Thông điệp Evangelium Vitae của Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không trực tiếp đề cập đến vấn đề phá thai, nhưng ngài lặp đi lặp lại về “Thiên Chúa hằng sống và hay thương xót”, về Mười Điều Răn, nhưng “không phải theo nghĩa tiêu cực: “Mười Điều Răn không phải là bản kinh cầu các điều cấm: không được làm điều này, không được làm điều kia, không được làm điều kia nữa…, trái lại, các điều răn là tiếng thưa “Vâng”: thưa vâng với Thiên Chúa, với Tình yêu, với sự sống”.  Dựa vào Chúa Kitô, Đức Thánh Cha đã chỉ sử dụng những động từ tích cực: “Người đón nhận yêu thương, an ủi, khích lệ, tha thứ, hồi sinh và ban sức mạnh theo một cách thức mới để con người tiến bước”.

- Tổng thống Pháp François Hollande yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô

Sáng 24-01, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ông François Hollande, Tổng thống nước Cộng hoà Pháp. Phòng báo chí Toà Thánh đã ra thông cáo báo chí, cho biết nội dung buổi tiếp kiến:

“Trong cuộc hội đàm thân mật, Đức Thánh Cha và Tổng thống Cộng hoà Pháp đã đề cập sự đóng góp của tôn giáo cho công ích. Nhắc lại những mối quan hệ tốt đẹp giữa nước Pháp và Toà Thánh, hai vị tái khẳng định sự cam kết cùng nhau duy trì việc đối thoại thường xuyên giữa Nhà nước và Giáo hội, tiến hành việc hợp tác mang tính xây dựng trong những vấn đề liên quan đến lợi ích chung. Trong bối cảnh bảo vệ và cổ võ phẩm giá con người, hai bên đã xem xét một số lập trường hiện nay về các vấn đề như: gia đình, đạo đức sinh học, tôn trọng các cộng đồng tôn giáo và bảo vệ các nơi thờ phượng. Tiếp đến hai vị đề cập đến những vấn đề trên thế giới như: nghèo đói và phát triển, di dân và môi trường, đặc biệt về những cuộc xung đột tại Trung Đông và tại một số nước châu Phi. Hai vị bày tỏ mong ước các quốc gia này sớm khôi phục việc cùng nhau chung sống hoà bình thông qua đối thoại và đón nhận sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội, trong tinh thần tôn trọng quyền lợi của mọi người, nhất là của các sắc tộc và tôn giáo thiểu số”.

Sau cuộc yết kiến Đức Thánh Cha, Tổng thống François Hollande đã hội đàm với Đức Tổng giám mục Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, và Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti, Thư ký Quốc vụ khanh phụ trách Quan hệ với các quốc gia (Bộ trưởng Ngoại giao).

Đây là chuyến viếng thăm Toà Thánh lần đầu tiên của Tổng thống François Hollande sau một năm rưỡi đảm nhận chức vụ. Lần viếng thăm Toà Thánh gần đây nhất của một vị Tổng thống Pháp diễn ra vào tháng Mười 2010, với cuộc yết kiến Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI của Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Đài phát thanh RFI của Pháp (chương trình tiếng Việt), ngày 24-01 đưa tin về cuộc yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô của Tổng thống François Hollande:

“Là người chủ trương hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và trợ tử, hai vấn đề vẫn khiến Giáo hội bất bình, Tổng thống Hollande đã xin gặp Giáo hoàng, một nhân vật có uy tín rất lớn, đóng vai trò mà theo ông sẽ rất hữu ích trong việc giải quyết khủng hoảng Syria và xung đột Israel-Palestine.

Theo lời một trong những cố vấn của ông, qua chuyến đi Vatican, Tổng thống Hollande cũng muốn gởi một thông điệp “đối thoại” đến cộng đồng Công giáo Pháp, mà đa số không ủng hộ ông trong bối cảnh nước Pháp sắp bầu cử hội đồng thành phố và Nghị viện châu Âu.

Kể từ khi lên cầm quyền đến nay, Tổng thống Hollande đã thi hành nhiều chính sách gây bất bình trong giới Công giáo. Luật về hôn nhân đồng tính, ban hành tháng 05/2013, đã khiến hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối. Gần đây, những điều khoản luật mới, thuận lợi hơn cho quyền phá thai, càng gây thêm căng thẳng với Giáo hội Pháp. Dự luật về trợ tử cho những bệnh nhân vô phương cứu chữa và một số cải tổ khác cũng gặp chống đối từ nhiều tín đồ Công giáo.

Tuy theo điện Elysée, những hồ sơ xã hội nói trên không phải là trọng tâm cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Pháp với Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhưng Vatican trước đó đã chỉ trích những dự luật của chính phủ Pháp”.

Đài phát thanh Vatican (chương trình tiếng Pháp) đưa tin về cuộc họp báo của Tổng thống François Hollande vào buổi trưa cùng ngày tại Trung tâm Văn hóa Pháp Saint-Louis ở Roma:

“Tổng thống François Hollande đã thuật lại với báo giới về các đề tài đã được nêu ra trong cuộc yết kiến Đức giáo hoàng. Những đề tài được cả hai bên đồng quan điểm như khôi phục hoà bình ở Trung Phi hoặc bảo vệ môi trường, nhưng cũng có những vấn đề chưa đồng quan điểm. Tổng thống Pháp đã đề nghị Toà Thánh chấp nhận liên minh Syria, nhằm ủng hộ sự chuyển tiếp về chính trị tại Syria. Vấn đề phá thai, an tử, hôn nhân đồng tính. Dường như không một vấn đề nào lại đã không được đặt ra, nhưng “những vấn đề nặng nề nhất” sẽ được bàn thảo vào mùa xuân khi Thủ tướng (ông Jean-Marc Ayrault) gặp các chức trách tôn giáo. Tổng thống François Hollande nói: ‘Tính thế tục đã mở ra cuộc thảo luận’. Ông cũng cho biết lý do chuyến viếng thăm Toà Thánh: ‘Nhằm bày tỏ sự trân trọng của nhân dân Pháp đối với sứ điệp của Đức Thánh Cha về hoà bình, sự liên đới và công lý’. Tổng thống François Hollande đã ca ngợi những tháng đầu tiên của triều đại giáo hoàng Phanxicô là “rạng ngời sự giản dị”.



- Giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48 :

Truyền thông phục vụ một nền văn hoá gặp gỡ đích thực là chủ đề Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48, ngày cử hành trên bình diện Giáo hội toàn cầu duy nhất được Công đồng Vatican II thiết lập qua sắc lệnh Inter Mirifica (1963). Ngày này được tổ chức hằng năm vào Chúa nhật trước lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (năm nay nhằm ngày 01 tháng Sáu). Cũng theo thông lệ, Sứ điệp được Đức Thánh Cha ký ngày 24-01, ngày lễ kính Thánh Phanxicô Salêsiô, bổn mạng các nhà truyền thông.

Trong Sứ điệp Ngày Truyền thông thế giới năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về tầm quan trọng của việc kiến tạo một nền văn hóa gặp gỡ; ngài nhấn mạnh đến việc truyền thông phải luôn giúp chúng ta đi ra để gặp gỡ người khác.

“Một nền văn hóa gặp gỡ đòi hỏi chúng ta không chỉ sẵn sàng cho đi, nhưng còn là đón nhận” và “Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực này, đặc biệt là ngày nay, khi các mạng lưới liên lạc của con người đã đạt được những tiến bộ chưa từng thấy”.

Trong buổi họp báo công bố Sứ điệp vào ngày 23-01, Đức Tổng giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội, nhận định rằng Sứ điệp mang đậm “phong cách Phanxicô”.

Mở đầu, Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng “nhỏ bé hơn”, một thế giới mà “những phát triển về giao thông và công nghệ truyền thông đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau và gắn kết với nhau hơn” nhưng “vẫn còn những chia rẽ, có khi rất trầm trọng”.

“Trên bình diện toàn cầu, chúng ta thấy khoảng cách đáng hổ thẹn giữa sự xa xỉ của người giàu và cảnh cơ cực của người nghèo… Thế giới chúng ta đang phải chịu đựng nhiều hình thức loại trừ, gạt ra bên lề và nghèo đói”.

“Truyền thông có thể giúp chúng ta cảm thấy gần gũi nhau hơn, đặc biệt là internet đem lại những khả năng lớn lao cho gặp gỡ và liên đới”, đó là “món quà của Thiên Chúa”.

Tuy nhiên, khi suy tư về một số thách đố mà lĩnh vực truyền thông phải đối mặt, Đức Thánh Cha nói rằng “tốc độ thông tin vượt quá khả năng suy tư và nhận định của chúng ta, và không giúp chúng ta tự diễn đạt cách quân bình và đúng đắn”.

Mặc dù trên mạng có rất nhiều ý kiến có thể hữu ích, nhưng Đức Thánh Cha cảnh báo rằng những ý kiến ấy cũng có thể khiến mọi người “giam mình” sau bức tường thông tin vốn chỉ củng cố “những mong muốn và ý tưởng của riêng mình”.

Đức Thánh Cha nêu câu hỏi “Làm thế nào để truyền thông có thể phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực?” và ngài cho biết, câu trả lời có thể tìm thấy trong Phúc Âm khi Chúa Giêsu nói rằng mọi người đều là người thân cận của chúng ta, với dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu.

Người Samaritanô không chỉ đến gần người mà ông gặp trên đường đi, nhưng còn nhận trách nhiệm chăm sóc người ấy. Qua hình ảnh này, Chúa Giêsu khiến chúng ta không còn nhìn người khác như một người giống mình, nhưng làm cho mình nên giống như người khác.

“Hễ khi nào truyền thông chủ yếu nhắm đến việc cổ võ tiêu thụ hoặc thao túng người khác, là chúng ta đang áp dụng một hình thức tấn công bạo lực giống như người đàn ông trong câu chuyện dụ ngôn phải gánh chịu. Chúng ta không thể sống tách biệt, đóng cửa lòng mình”.

Trích dẫn Sứ điệp Truyền thông năm ngoái của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô lặp lại: “Chứng tá Kitô giáo hiệu quả không phải là cứ dội bom mọi người bằng những sứ điệp đạo đức, nhưng là mong muốn tự hiến cho tha nhân qua việc lấy sự kiên nhẫn và lòng tôn trọng tham dự vào những vấn nạn và hoài nghi của họ trên con đường kiếm tìm chân lý và ý nghĩa đời người”.

Kết thúc Sứ điệp, Đức Thánh Cha cầu mong cho hình ảnh của người Samaritanô nhân hậu là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người trong lĩnh vực truyền thông. Và ngài khích lệ: “Chúng ta hãy mạnh dạn trở thành công dân của thế giới kỹ thuật số. Giáo hội cần quan tâm đến và hiện diện trong thế giới truyền thông, để đối thoại với con người ngày nay và giúp họ gặp gỡ Chúa Kitô”.

Trước “cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực truyền thông và trong công nghệ tin học – một thách đố lớn lao và đầy lý thú” này, Đức Thánh Cha cầu chúc: “Mong sao chúng ta đáp ứng thách đố ấy bằng nghị lực mới mẻ và đầy sáng tạo khi tìm cách thông truyền vẻ đẹp của Thiên Chúa cho tha nhân”.



V- THÔNG TIN GIÁO HỘI VIỆT NAM :

- Uỷ ban Giáo dục Công giáo / HĐGMVN: Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ :







- Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam chúc Tết các vị lãnh đạo chính quyền :

Chiều ngày 21-01-2014, theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc và để đáp lễ những lần viếng thăm của các lãnh đạo chính quyền dịp lễ Giáng Sinh 2013, Ban Thường vụ HĐGMVN đã đến thăm và chúc Tết Thủ tướng chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Thay mặt cho Ban Thường vụ và nhân danh HĐGMVN, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGM, đã bày tỏ sự trân trọng và cầu chúc ngài Thủ tướng đạt được nhiều thành công trong việc phục vụ đất nước trong năm mới.

Bằng một thái độ thân thiện và cởi mở, Thủ tướng chính phủ đã trình bày cho Ban Thường vụ HĐGM những thành quả cũng như những khó khăn của đất nước trong năm qua về các mặt kinh tế, văn hóa-xã hội, đường hướng đối ngoại. Ông nói đến sự cộng tác và đóng góp của toàn dân, trong đó có sự đóng góp tích cực của người Công giáo, trong việc phát triển đất nước. Qua Ban Thường vụ HĐGM, Thủ tướng gửi lời chúc Tết đến tất cả bà con giáo dân và ước mong mọi người tiếp tục góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Nhân dịp này, Ban Thường vụ HĐGM cũng đến thăm và chúc Tết các lãnh đạo tại các cơ quan trung ương: Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Mặt Trận Tổ quốc, Ban Dân vận. Tất cả đều diễn ra trong bầu khí vui tươi, thân thiện và cởi mở.

- CHÀO MỪNG NĂM MỚI GIÁP NGỌ 2014 :

Những năm Ngọ trong lịch sử Giáo hội tại Việt Nam

Trước thềm Năm mới Giáp Ngọ, WHĐ điểm lại những sự kiện của lịch sử Giáo hội tại Việt Nam diễn ra trong các năm Ngọ, từ những ngày đầu tiên Tin Mừng được loan báo trên quê hương Việt Nam. Qua đó, có thể nhận ra một số sự kiện nổi bật đã diễn ra trong những năm Ngọ: cuộc tử đạo của các thánh Việt Nam vào nhiều năm Ngọ khác nhau; Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (Mậu Ngọ 1798), thiết lập giáo phận Nam Đàng Ngoài (Bính Ngọ 1846), cuộc di cư của hơn nửa triệu tín hữu vào Nam (Giáp Ngọ 1954), lần đầu tiên một người Việt Nam, Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, được bổ nhiệm làm Sứ thần Toà Thánh (Nhâm Ngọ 2002)…



***

Thế kỷ XVI

1558 – Mậu Ngọ

Đời vua Lê Thế Tông, hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là Alonso da Costa và Gonsalves đến giảng đạo ở vùng Vạn Lại (Thanh Hoá), kinh đô của Nam Triều (tức nhà Lê thời Trung hưng, còn Bắc triều thuộc nhà Mạc, đóng đô ở Cao Bằng).



1582 – Nhâm Ngọ

Đời chúa Nguyễn Hoàng, hai linh mục Luis de Fonseca, O.P. (Bồ Đào Nha) và Grégoire de la Motte, O.P. (Pháp) giảng đạo tại Quảng Nam.



Thế kỷ XVII

Mậu Ngọ – 1618

Linh mục Cristoforo Borri đến Quy Nhơn truyền giáo. Sau 5 năm hoạt động (1618-1622), ngài biên soạn “Tường trình về Đàng Trong”, xuất bản bằng tiếng Ý và tiếng Pháp năm 1631.



Canh Ngọ – 1630

Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) phải rời khỏi Đàng Ngoài theo lệnh trục xuất của chúa Trịnh Tráng.



Mậu Ngọ – 1678

Ðức Cha Pallu, Đại diện Tông toà Đàng Ngoài, từ Thái Lan về Rôma, đề nghị Toà Thánh tấn phong giám mục cho sáu trong số các linh mục tiên khởi. Toà Thánh không chấp nhận thỉnh nguyện này.



Thế kỷ XVIII

Nhâm Ngọ – 1702

– Linh mục Raimondo Lezzoli, dòng Đa Minh, được tấn phong giám mục, Đại diện Tông toà giáo phận Đông Đàng Ngoài. Ngài là linh mục dòng Đa Minh đầu tiên được bổ nhiệm giám mục tại Việt Nam.

– Thánh Matthêu Ðậu (Matthaeus Alonso Leciniana) chào đời tại Nava del Rey (Tây Ban Nha). Ngài là linh mục dòng Ða Minh, phục vụ tại giáo phận Ðông Ðàng Ngoài, tử đạo ngày 22-01-1745 tại Thăng Long, dưới đời chúa Trịnh Doanh.

Giáp Ngọ – 1714

Đức cha Edme Bélot, MEP, kế nhiệm Đức cha Jacques de Bourges (qua đời ngày 09-08-1714) làm Đại diện Tông toà giáo phận Tây Đàng Ngoài.



Mậu Ngọ – 1738

Ngày 10-10, Đức cha Alexandre de Alexandris, Đại diện Tông toà giáo phận Đàng Trong, qua đời.



Canh Ngọ – 1750

Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1725-1765) ra lệnh trục xuất tất cả các thừa sai. 28 vị thừa sai bị lùng bắt và hạ ngục, trong số đó linh mục Michel de Salamanque (thuộc Dòng Phanxicô Tây Ban Nha) chết rũ tù ngày 14-07-1750.



Giáp Ngọ – 1774

Ngày 24-02, Đức cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) được tấn phong giám mục tại Ấn Độ (chủ phong là Đức cha Bernardo de São Caetano, OSA, giám mục giáo phận São Tomé Meliapore). Đức cha Pigneau được bổ nhiệm làm Đại diện Tông toà Đàng Trong ngày 24-09-1771, kế vị Đức cha Guillaume Piguel, MEP, qua đời ngày 21-06-1771.



Bính Ngọ – 1786

Thánh Ða Minh Nguyễn Văn Xuyên (Ðoàn) chào đời tại Hưng Lập (Nam Ðịnh). Ngài là linh mục dòng Ða Minh, chịu tử đạo ngày 26-11-1839 tại Bảy Mẫu (Nam Định) dưới đời vua Minh Mạng.



Mậu Ngọ – 1798

Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. Năm 1798, vua Cảnh Thịnh (nhà Tây Sơn) ra lệnh tiêu diệt các họ đạo, tàn sát giáo dân. Các tín hữu phải lánh nạn, trốn trong rừng La Vang (Quảng Trị). Tại đây Ðức Mẹ hiện ra an ủi và che chở các tín hữu.

– Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ, thầy giảng, chào đời tại Kẻ Non (Hà Nam). Ngài chịu tử đạo ngày 18-12-1838 tại Sơn Tây, dưới đời vua Minh Mạng.

– Ngày 17-09, thánh Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, linh mục, chịu tử đạo tại Bãi Dâu (Huế).

– Ngày 28-10, thánh Gioan Đạt, linh mục, chịu tử đạo tại Chợ Rạ (Thanh Hoá).

Thế kỷ XIX

Canh Ngọ – 1810

Thánh Tôma Nguyễn Văn Ðệ, dòng Ba Đa Minh, chào đời tại làng Bồ Trang (giáo xứ Bồ Ngọc, Thái Bình), chịu tử đạo ngày 19-12-1839 tại Cổ Mễ (Bắc Ninh) đời vua Minh Mạng.



Nhâm Ngọ – 1822

Thánh Augustinô Schoeffler (Ðông), linh mục Hội Thừa sai Paris, chào đời tại Mittelbonn, Nancy (Pháp), chịu tử đạo ngày 01-05-1851 tại Sơn Tây dưới đời vua Tự Ðức.



Giáp Ngọ – 1834

– Vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo. Đây là một trong bảy sắc chỉ cấm đạo dưới thời Minh Mạng.

– Linh mục Odorico da Collodi (cố Phương), thừa sai người Bồ Đào Nha, chết rũ tù tại Lao Bảo (Quảng Trị) ngày 23-05. Ngài là vị thừa sai cuối cùng của dòng Phanxicô tại Việt Nam.

Bính Ngọ – 1846

Ngày 27-03, Toà Thánh thiết lập giáo phận tông toà Nam Đàng Ngoài và đặt Đức cha Jean-Denis Gauthier Hậu (thuộc Hội Thừa sai Paris) làm giám quản tông toà. Giáo phận Nam Đàng Ngoài được tách từ giáo phận Đàng Ngoài (nay là Tổng giáo phận Hà Nội), gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Quảng Bình. Ngày 03-12-1924, giáo phận Nam Đàng Ngoài được đổi tên thành giáo phận Vinh.



Mậu Ngọ – 1858

– Ngày 28-07, thánh Sampedro Xuyên, giám mục dòng Đa Minh, sinh quán Oviedo, Tây Ban Nha, chịu tử đạo tại pháp trường Bảy Mẫu (Nam Định).

– Ngày 06-10, thánh Phanxicô Trần Văn Trung, cai đội, sinh quán Phan Xá, Triệu Phong (Quảng Trị), chịu tử đạo tại An Hoà (Huế), thời Tự Đức.

– Ngày 05-11, thánh Đa Minh Hà Trọng Mậu, linh mục dòng Đa Minh, sinh quán Phú Nhai, Bùi Chu (Nam Định), chịu tử đạo Hưng Yên, thời Tự Đức.



Canh Ngọ – 1870

– Hội Thừa sai Paris xây Chủng viện Penang (Malaysia). Đây là nơi đào tạo linh mục bản xứ của các nước Á châu. Trước khi chủng viện được xây mới, thánh linh mục Philipphê Phan Văn Minh, học giả Petrus Trương Vĩnh Ký… đã theo học tại đây.

– 15-10, Đức cha Hilarión Alcázar, O.P., giám quản tông toà Đông Đàng Ngoài (nay là giáo phận Hải Phòng) qua đời tại Hải Phòng.

Thế kỷ XX

Bính Ngọ – 1906

Ngày 22-12, Đức cha Paul-Léon Seitz, thuộc Hội Thừa sai Paris, chào đời tại Le Havre (Pháp). Ngài nguyên là giám mục giáo phận Kontum (1952-1975) và nghị phụ tham dự các khoá họp 1, 2 và 4 của Công đồng Vatican II.



Canh Ngọ – 1930

Ngày 1-05, Đức cha Augustin-Marie Tardieu, Hội Thừa sai Paris, giám quản tông toà giáo phận Qui Nhơn, được tấn phong giám mục.



Giáp Ngọ – 1954

– Ngày 30-03, Đức Tổng Giám mục John Jarlath Dooley, Khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương, chủ trì Hội nghị Báo chí Công giáo với sự tham dự của 13 đại diện các báo Công giáo, nhằm tìm cách phổ biến sâu rộng nền giáo dục Công giáo. Hội nghị đã thành lập Uỷ ban liên lạc báo chí Công giáo Việt Nam. Uỷ ban đã không thực hiện đuợc nhiệm vụ do Hội nghị đề ra, vì biến cố di cư 1954.

– Sau Hiệp định Genève 20-07, hơn 670.000 tín hữu miền Bắc di cư vào Nam. Các giáo phận miền Bắc bước vào một giai đoạn khó khăn. Các tín hữu di cư nhanh chóng ổn định cuộc sống và góp phần xây dựng Giáo hội tại các giáo phận miền Nam.

Bính Ngọ – 1966

Ngày 03-07, Đức cha Paul Raymond-Marie-Marcel Piquet (1888-1966), giám mục tiên khởi giáo phận Nha Trang, nguyên nghị phụ tham dự các khoá họp 1 và 2 của Công đồng Vatican II, qua đời tại Nha Trang.



Mậu Ngọ – 1978

– Ngày 17-06, Ðức cha Phaolô Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận Vinh, từ trần tại Xã Ðoài, Nghệ An, hưởng thọ 66 tuổi.

– Ngày 27-11, Ðức Hồng y tiên khởi Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Tổng giám mục Hà Nội, từ trần tại Hà Nội, hưởng thọ 78 tuổi.

Canh Ngọ – 1990

– Ngày 01-02 (mùng 6 tết Canh Ngọ), Ðức cha Phêrô Phạm Tần, Giám mục giáo phận Thanh Hoá, từ trần tại Thanh Hoá, hưởng thọ 77 tuổi.

– Ngày 18-06, Ðức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội, từ trần tại Hà Nội, hưởng thọ 69 tuổi.

– Ngày 20-06, Ðức cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, Giám mục giáo phận Cần Thơ, từ trần tại Cần Thơ, hưởng thọ 81 tuổi.

– Ngày 03-07, Ðức cha Phêrô Nguyễn Huy Mai, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, từ trần tại Ban Mê Thuột, hưởng thọ 77 tuổi.

– Ngày 16-09, bảy điểm giữ trẻ thuộc các dòng tại các quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 1, Quận 3, Phú Nhuận, như: MTG Thủ Thiêm, MTG Tân Việt, Thánh Phaolô thành Chartres, Bác Ái Vinh Sơn, Đức Bà Truyền Giáo và Nazareth lần đầu tiên kể từ 1975 được cấp giấy phép hoạt động.

– Ngày 07-11, phái đoàn Toà Thánh gồm: Đức Hồng y Etchegaray, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Cor Unum (Trưởng đoàn), Đức ông Claudio Celli, Thứ trưởng Ngoại giao Vatican và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Truyền giáo, đến Việt Nam hội đàm với Chính phủ Việt Nam.

– Ngày 24-11, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tiếp phái đoàn “ad limina” của các giám mục Việt Nam, về Rôma viếng mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô.

– Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang được Toà Thánh bổ nhiệm Giám quản giáo phận Thái Bình (tháng 05-1990) và Giám mục chính toà Thái Bình (03-12-1990).

Thế kỷ XXI

Nhâm Ngọ – 2002

– Từ ngày 04 đến 11-07, Phái đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam viếng thăm chính thức Hội đồng Giám mục Philippines. Đây là lần đầu tiên Hội đồng Giám mục Việt Nam thăm chính thức một Giáo hội nước ngoài.

– Từ ngày 18 đến 28-7, Đoàn Giới trẻ Công giáo Việt Nam tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới được tổ chức tại Toronto, Canada.

– Ngày 16-09, Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình, từ trần tại Rôma. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chủ sự Thánh lễ an táng.

– Từ ngày 07 đến 11-10, Hội đồng Giám mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên tại Hà Nội.

– Ngày 25-11, Toà Thánh bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt làm Sứ thần Toà Thánh tại Bénin và Togo.



VI- THÔNG TIN GIÁO PHẬN :

VII- THÔNG TIN GIÁO XỨ :

CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

MỪNG NĂM MỚI GIÁP NGỌ 2014

- Thứ năm 30/01/2014 : 30 Tết

+ Sáng 05g00 : Thánh Lễ sáng

+ Chiều 17g45 : Không có Thánh Lễ chiều

+ Tối 22g00 : Thánh Lễ Giao Thừa.

Sau Thánh Lễ Giao Thừa, Đài Đức Mẹ có mở cổng để cộng đoàn đến cầu nguyện và xin Lộc Đức Mẹ đầu năm.

Mội người chỉ nên xin Lộc Đức Mẹ một cành hoa thôi.

- Thứ sáu 31/01/2014 : MỒNG MỘT TẾT

CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI

+ Sáng 06g00 : Thánh Lễ Tân Niên

(Sau Thánh Lễ, cộng đoàn chúc tuổi Cha xứ và mừng xuân mới)



+ Chiều 15g00 : Không có cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót.

18g00 : Thánh Lễ chiều



- Thứ bảy 01/02/2014 : MỒNG HAI TẾT

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ

+ Sáng 06g00 : Thánh Lễ sáng

(Sau Thánh Lễ, chúng ta chúc thọ các bậc cao niên)



+ Chiều 18g00 : Thánh Lễ chiều

- Chúa Nhật 02/02/2014 : MỒNG BA TẾT

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH (LỄ NẾN)

+ Sáng 06g00 : Thánh Lễ sáng

(Có làm phép nến và chúc lành cho các trẻ em)



+ Chiều 16g30 : Không có chầu Thánh Thể

18g00 : Thánh Lễ chiều

(Có làm phép nến và chúc lành cho các trẻ em)

- Thứ năm đầu tháng 06/02/2014 :

+ 17g15 : Hội các Bà Mẹ Công Giáo chầu Chúa.

- Thứ sáu đầu tháng 07/02/2014 :

+ Buổi sáng, trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân.

+ 15g00 : Cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót.

+ 15g30 : Thánh Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót.

+ 17g15 : Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu chầu Chúa.

- Thứ bảy đầu tháng 08/02/2014 :

+ 11g00 : Đọc kinh tại Đài Đức Mẹ Fatima.

- Chúa Nhật 09/02/2014 :

+ Sau Thánh Lễ 2, lúc 08g30, có rửa tội cho các trẻ xem. Xin đăng ký trước nơi trưởng các Giáo Khu.


LỊCH CỬ HÀNH PHỤNG VỤ TRONG GIÁO XỨ :


  • Giờ Lễ : + Chúa Nhật : Sáng : 05g00 và 07g30

Chiều : 17g00 và 18g15

+ Ngày thường : Sáng : 05g00

Chiều : 17g45


  • Giải tội : Trước hoặc sau mỗi Thánh Lễ.

  • Rửa tội cho trẻ em : Lúc 08g30 Chúa Nhật đầu tháng. Xin đăng ký trước nơi Quý Vị Trưởng của mỗi Giáo khu.

  • Trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân : Buổi sáng ngày thứ sáu đầu tháng.

  • Chầu Mình Thánh Chúa :

+ Thứ tư hằng tuần : Lúc 19g45 (Giáo xứ)

+ Thứ năm đầu tháng : Lúc 17g15 (Hội Các Bà Mẹ CGiáo)

+ Thứ sáu đầu tháng : Lúc 17g15 (GĐ Phạt Tạ Thánh Tâm)

+ Thứ bảy đầu tháng : Sau Thánh Lễ chiều (Giáo xứ)

+ Chúa Nhật hằng tuần : Lúc 16g30 (Giáo xứ)

+ Phiên Chầu lượt/năm : Chúa Nhật I Mùa Chay.



  • Lần Hạt Mân Côi tại Đài Đức Mẹ Fatima :

+ Chúa Nhật, thứ hai, năm, sáu, bảy : Lúc 20g00 – 20g30

+ Thứ bảy đầu tháng : Lúc 11g00

+ Riêng mỗi ngày 13 hằng tháng có Thánh Lễ Kính Đức Mẹ Fatima ở Đài Đức Mẹ lúc 11g00 (10g30 : Chuông Hiệu, Đọc kinh, Lần Hạt 50).


  • Đọc kinh tại Đài Thánh Giuse :

+ Thứ tư hằng tuần : Lúc 19g00 – 19g30 : Giới Gia Trưởng phụ trách.

  • Cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót :

+ Thứ sáu hằng tuần : Lúc 15g00

+ Thứ sáu đầu tháng : Lúc 15g30, có thêm Thánh Lễ Kính LCTX



  • Đọc kinh tại các Giáo Khu : Sau Thánh Lễ chiều thứ ba hằng tuần.

  • Sau Thánh Lễ chiều :

+ Thứ ba : Đọc kinh tại Đài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

+ Thứ tư : Đọc kinh tại Đài Thánh Giuse.

+ Thứ bảy : Đọc kinh tại Núi Đức Mẹ Lộ Đức.


LƯU HÀNH NỘI BỘ




Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2014
2014 -> CHÚa nhậT 6 thưỜng niên a 2014 Dân Do Thái” có Một bộ Luật
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa thánh thần hiện xuống : LỬa thánh thầN, LỬa tình yêu lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm a : NƯỚc trờI, viên ngọc quý Lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 24 thưỜng niên năm a : 14/9 – LỄ suy tôn thánh giá TÌnh yêu chúa qua thánh giá
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa chay năm a : hiến mình đỂ biến hình lời Chúa
2014 -> Con đường Giêsu, Con đường tình yêu Theo Báo Thanh Niên số 69, ra ngày thứ ba 30 1996
2014 -> I- suy niệm tin mừng lễ chúa giêsu chịu phép rửA : Lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương