I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa



tải về 0.62 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích0.62 Mb.
#34460
  1   2

GIÁO XỨ TÂN TRANG

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE

  


I- SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN NĂM A :

KIẾM TÌM – RAO GIẢNG – CHỮA LÀNH

Lời Chúa : Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. (Mt 4,23)

Suy niệm : Chủ điểm “Tân Phúc Âm Hóa để loan báo Tin Mừng” mà Giáo Hội Việt Nam đang phát động là cơ hội quí giá để các tín hữu suy ngắm lời giảng dạy và việc làm của Chúa Giêsu, để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Những phương diện mà “Tân Phúc Âm hoá” nhằm đạt đến là: - khơi dậy nhiệt tình truyền giáo : “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (Cr 9,16) ; - làm mới lại cung cách rao giảng: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có nghe thầy dạy chỉ vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (ĐGH Phaolô VI); - xoa dịu đau khổ, lấp đầy hố sâu ngăn cách giàu-nghèo trong xã hội, “đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng” (Rm 13,14).

Mời Bạn :  Những giá trị cao quý của cuộc đời như tình thương, lòng đạo đức, thói quen luyện tập nhân đức... nay bị xao lãng, đánh mất, bạn có nỗ lực phục hồi lại không ? Bạn có dám lên tiếng nói về Chúa và các huấn lệnh của Ngai cho người xung quanh không? Và bạn làm gì để xoa dịu những nỗi đau của người khác có khi do chính bạn hoặc do xã hội gây ra cho họ ?

Sống Lời Chúa : Luôn tâm niệm lời Thánh Phaolô: “Hãy rao giảng Lời, hãy ứng phó lúc thuận lúc nghịch... hãy khuyên lơn, hết tình đại lượng và dụng tâm dạy dỗ” (2 Tm 4,2).

Cầu nguyện : Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con đi theo con đường Chúa đã đi, và soi sáng cho con biết phải làm thế nào để loan báo Tin Mừng Nước Chúa. Amen

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN NĂM A :

ĐỪNG KHÔN HƠN CHỦ

Lời Chúa : Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người. (Mt 25,14-15)

Suy niệm : Khi giao tài sản cho đầy tớ, ông chủ không hề nghĩ đến tiền bạc vật chất, mà chỉ nhắm đến con người các đầy tớ của ông. Ông muốn họ trở thành người hữu dụng. Có thể gởi tiền ở ngân hàng để sinh lời, nhưng ông không muốn làm vậy, mà muốn tạo cơ hội cho các đầy tớ phát triển khả năng. Thất bại của người lãnh một yến là không tin tưởng ông chủ, trong khi ông chủ vẫn tin tưởng anh. Chủ giao phó tài sản cho anh, còn anh “đổ thừa” tại ông chủ khắc nghiệt gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi.” Lý lẽ biện minh của anh không đủ sức thuyết phục; anh đã tự loại mình, và chịu số phận của những “đầy tớ xấu xa và biếng nhác”.

Mời Bạn : Khi dựng nên con người, Thiên Chúa không muốn họ ăn không ngồi rồi, mà đặt vào vườn Địa Đàng để cày cấy và canh giữ đất đai (St 2,15). Như thế, lao động thuộc về bản tính con người, vì đã được Thiên Chúa ấn định ngay từ khi tạo dựng. Nhờ lao động, con người được phát triển, và cũng nhờ lao động mà con người trở nên giống Thiên Chúa: “Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17).

Sống Lời Chúa : Tôi không thất vọng về những gì hiện có, nhưng tận dụng tất cả khả năng Chúa ban để phát triển chúng qua việc phục vụ Chúa và tha nhân.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, tổ tông loài người bị loại khỏi vườn Địa Đàng, vì không trung tín như tôi tớ, mà muốn làm chu. Xin cho chúng con biết việc phải làm, và làm việc như tôi tớ khôn ngoan và trung tín. Amen.

(Trích từ : www.5phutloichua.net)

II- NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH :

1/ Chủ đề của tháng 01/2014 :

GIA ĐÌNH, HỘI THÁNH TẠI GIA, CÙNG LẮNG NGHE

VÀ CẦU NGUYỆN VỚI NHAU.

Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy,



thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18,20)

2/ Chủ đề của tháng 02/2014 :

GIA ĐÌNH SỐNG VÀ CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ,

BÍ TÍCH CỦA TÌNH YÊU

Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”(Lc 22, 19)



III- PHỤNG VỤ :

Tháng 01/2014 :

- Ý Chung : Cầu cho nền kinh tế phát triển : Xin cho mọi người phát huy một nền kinh tế phát triển đích thực biết tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người và mọi dân tộc.

- Ý Truyền Giáo : Cầu cho các Kitô hữu hợp nhất : Xin cho các Kitô hữu thuộc nhiều Giáo Hội khá nhau có thể đi đến hợp nhất như Đức Kitô mong muốn.

Tháng 02/2014 :

- Ý Chung : Cầu cho những người cao tuổi : Xin cho Giáo Hội và xã hội biết tôn trọng sự khôn ngoan và kinh nghiệm của những người cao tuổi.

- Ý Truyền Giáo : Cầu cho sự cộng tác trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng : Xin cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân biết quảng đại cộng tác với nhau trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng.

Lịch Công Giáo trong tuần

NGÀY

CÁC LỄ

CÁC BÀI ĐỌC

Chúa Nhật

26/01/2014



Chúa Nhật III Thường Niên.

Thánh Vịnh tuần III.

Is 8,23b–9,3 ;

1 Cr 1,10-13.17 ;

Mt 4,12-23.


Thứ Hai 27/01/2014




2 Sm 5,1-7.10 ;

Mc 3,22-30.



Thứ Ba

28/01/2014



Thánh Tôma Aquinô,

Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Lễ nhớ.

2 Sm 6,12b-15.17-19 ;

Mc 3,31-35.



Thứ Tư

29/01/2014






2 Sm 7,4-17 ;

Mc 4,1-20.



Thứ Năm

30/01/2014






2 Sm 7,18-19.24-29 ;

Mc 4,21-25.



Thứ Sáu

31/01/2014



MÙNG MỘT TẾT GIÁP NGỌ.

Cầu bình an cho Năm Mới




Thứ Bảy

01/02/2014



MÙNG HAI TẾT.

Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ.




Chúa Nhật

02/02/2014



Chúa Nhật IV Thường Niên.

MỒNG BA TẾT.

Thánh hóa công ăn việc làm.

Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh (Lễ Nến). Lễ Kính




Thứ Hai 03/02/2014

Thánh Vịnh tuần IV

2 Sm 15,13-14.3 ;

16,5-13a ;

Mc 5,1-20


Thứ Ba

04/02/2014






2 Sm 18,9-10.14b.24-25a.30–19,3 ;

Mc 5,21-43.



Thứ Tư

05/02/2014



Thánh Agatha, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.

2 Sm 24,2.9-17 ;

Mc 6,1-6


Thứ Năm

06/02/2014



Thứ Năm đầu tháng.

Thánh Phaolô Miki và các bạn, tử đạo. Lễ nhớ

1 V 2,1-4.10-12 ;

Mc 6,1-6.



Thứ Sáu

07/02/2014



Thứ Sáu đầu tháng.

Hc 47,2-11 ;

Mc 6,14-29.



Thứ Bảy

08/02/2014






1 V 3,4-13 ;

Mc 6,30-34.



Giáo huấn số 9

LINH HỒN VÀ TRI THỨC NHÂN LOẠI CỦA ĐỨC KITÔ

Apôlinariô Laođicensê cho rằng trong Đức Kitô, Ngôi Lời đã thay thế linh hồn hay tinh thần. Để chống lại điều sai lạc này, Hội Thánh tuyên xưng : Ngôi Con hằng hữu cũng đã đảm nhận một linh hồn nhân loại có lý trí (Thánh Đamasô I).

Linh hồn nhân loại này, mà Con Thiên Chúa đã đảm nhận, đã được phú bẩm một trí thức nhân loại thực sự. Tri thức này, theo đúng nghĩa, tự nó không thể có tính chất vô hạn : nó được hình thành trong các điều kiện lịch sử của cuộc sống trong không gian và thời gian. Do đó, Con Thiên Chúa khi làm người, đã có thể chấp nhận “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa” (Lc 2,52) và thậm chí Người còn phải tìm hiểu về những điều mà trong điều kiện nhân loại, phải được học hỏi qua kinh nghiệm (x. Mc 6,38 ; 8,27 ; Ga 11,34). Điều này phù hợp với việc Người tự nguyện hạ mình “ma75c lấy thân nô lệ” (Pl 2,7).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, các số 471, 472)



Giáo huấn số 10

LINH HỒN VÀ TRI THỨC NHÂN LOẠI CỦA ĐỨC KITÔ (tiếp theo)

Tri thức nhân loại thực sự này của Con Thiên Chúa cũng diễn tả sự sống thần linh của Ngôi Vị của Người (Thánh Grêgôriô Cả). “Con Thiên Chúa biết hết mọi sự ; và con người mà Người tiếp nhận cũng biết như thế, không phải do bản tính, nhưng do kết hiệp với Ngôi Lời. Nhân tính, được kết hiệp với Ngôi Lời, biết hết mọi sự và biểu hiện những đặc tinh thần linh xứng với uy quyền nơi mình” (Thánh Maximô Hiển tu). Trước hết, đó là trường hợp Con Thiên Chúa làm người có một sự hiểu biết thâm sâu và trực tiếp về Cha của Người (x. Mc 14,36 ; Mt 11,27 ; Ga 1,18 ; 8,55). Trong tri thức nhân loại của mình, Chúa Con cũng cho thấy Người có khả năng thần linh nhìn thấu những tư tưởng thầm kín trong lòng dạ người ta (x. Mc 2,8 ; Ga 2,25 ; 6,61).

Tri thức nhân loại của Đức Kitô, vì được kết hiệp với Đức Khôn Ngoan thần linh trong Ngôi Lời nhập thể, hiểu biết đầy đủ các kế hoạch vĩnh cửu mà Người đến để mạc khải (x. Mc 8,31 ; 9,31 ; 10,33-34 ; 14,18-20.26-30). Điều Người nói là Người không biết trong lãnh vực này (x. Mc 13,32), thì ở chỗ khác Người tuyên bố là Người không có sứ vụ mạc khải điều ấy (x. Cv 1,7).

(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, các số 473, 474)



- Thánh Tôma Aquinô, Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (1225-1274) :

Thánh Tôma sinh tại thành Naples năm 1225 trong một gia đình giàu sang và đạo hạnh. Cha ngài làm lãnh chúa đảo Aquinô. Chính nhờ ảnh hưởng gia đình mà Tôma đã hấp thụ được một nền đạo đức chắc chắn để tiến lên đỉnh trọn lành, một ý chí sắt đá để theo ơn gọi và một nền học vấn uyên thâm để giải đáp các vấn nạn của thời đại.

Lúc đầu Tôma được cha gửi ở tu viện Cassino của các cha dòng Bênêđictô. Nhưng 9 năm sau, vì một biến cố chính trị, tu viện bị giải tán, Tôma được gửi về gia đình và tiếp tục học đại học Naples. Nơi đây, Tôma có dịp tiếp xúc với các tu sĩ dòng Ða Minh và cậu bắt đầu say mê lý tưởng sống nghèo khó và làm việc trí thức để truyền bá cho người khác chân lý đã suy niệm.

Năm 1244, Tôma đã quyết định xin khoác bộ áo trắng của dòng Ða Minh. Việc này đã gây chấn động mạnh mẽ cho gia đình, vì thân mẫu ngài vẫn thầm có tham vọng muốn cho con mình trở thành tu viện trưởng ở Cassino. Bà đã quyết định bắt Tôma về giam trong nhà và dùng mọi mưu kế để dụ dỗ cậu trở về thế gian, nhưng bị thất bại nên cuối cùng trong cơn mù quáng bà đã nhờ tới một cô gái trắc nết quyến rũ Tôma. Thầy đã dùng một thanh củi đang cháy đuổi cô gái phóng đãng ra khỏi phòng. Sau việc này, Chúa đã sai thiên thần xuống thắt dây trinh khiết biểu hiện huy chương chiến thắng cho Tôma.

Trước ý chí sắt đácủa con, bà mẹ đành chịu để cho Tôma trốn thoát về tu viện. Năm sau, ngài được thụ huấn với thánh Albertô, một học giả nổi danh thời ấy. Năm 27 tuổi, ngài trở thành giảng sư đại học với một kiến thức uyên bác có thể hướng dẫn được giới trí thức bấy giờ đang say mê với nền triết lý ngoại giáo Hy Lạp. Công trình tuyệt tác của thánh Tôma chính là bộ "Tông Luận Thần Học" mà ngài còn lưu lại cho hậu thế. Ngài thú nhận mình đã kín múc tất cả sự thông thái ấy nơi Chúa qua suy niệm và cầu nguyện.

Ngài qua đời năm 1274, hưởng thọ 49 tuổi. 

Năm 1328, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXII tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh. 

Năm 1567, Ðức Piô V lại phong ngài làm Tiến Sĩ Hội Thánh với biệt hiệu "Tiến Sĩ Thiên Thần". 

Ðến năm 1880, Ðức Lêô XIII đặt ngài làm quan thầy các trường Công Giáo.

- Thánh Gioan Boscô, Linh Mục, Lập Dòng (1815-1888) :

Gioan Boscô sinh vào ngày Ðức Mẹ Hồn Xác lên trời năm 1815 trong một gia đình nông dân nghèo khó miền quê nước Ý. Ngài mồ côi cha năm lên 2 tuổi. Boscô rất ham học nhưng nghèo nên không có tiền đến trường.

Năm 1835, ngài vào Ðại Chủng Viện Turinô và đến năm 1841, Boscô lãnh nhận chức linh mục. Ngoài việc coi xứ, ngài thường đi thăm viếng người nghèo khó, các bệnh nhân và tù nhân mỗi ngày. Từ ngày 08/12/1841, ngài bắt đầu thu nhận các em bé vô gia cư, con số các em lên quá mau nên ngài đã phải vất vả rất nhiều để có nhà cửa thâu nạp hết mọi em. Việc này đã khiến ngài bị bệnh sưng phổi, nhưng sau đó ngài đã được bình phục cách lạ lùng trước sự ngạc nhiên của các bác sĩ. 

Ngài chủ trương giáo dục các thiếu nhi bằng đời sống dịu hiền và tận tụy hy sinh của một người mẹ. Ngài cũng khích lệ các em tiếp xúc thân mật với Chúa qua lời cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận các bí tích. Mùa đông năm 1865, mẹ ngài qua đời và với nhiều rắc rối do chính phủ Ýgây ra, ngài phải kêu mời một số linh mục đến giúp đỡ. Từ đó, dòng Salésien ra đời với mục đích chuyên lo giáo dục các trẻ em mồ côi nghèo khổ. Qua năm 1872, ngài lập thêm hai hội dòng khác: Hội Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp với mục đích phát triển và nâng đỡ ơn thiêng triệu linh mục; Hội Dòng Nữ Salésien nhằm mục đích giáo dục các em cô nhi. Công cuộc vĩ đại của thánh nhân lan rộng khắp nơi ngay khi ngài còn sống. Mọi người đều cảm phục trước vẻ đơn sơ, vui vẻ, nhân hậu của thánh nhân. Ngài còn nổi danh là một nhà hùng biện ở Turinô.

Sau những cố gắng hy sinh cho đám con xấu số, thánh nhân ngã bệnh và qua đời ngày 30/01/1888. Tuy chết đi nhưng lòng nhiệt thành và từ tâm của ngài đối với trẻ em mồ côi vẫn còn được cháy sáng trong những hội dòng đi theo con đường ngài đã vạch. Ngài được Ðức Thánh Cha Piô XI phong lên bậc Hiển Thánh năm 1934.

Hiện nay tại Việt Nam, dòng Salésien đang gây rất nhiều ảnh hưởng trong việc giáo dục giới trẻ. Các tu sĩ Salésien hiện có mặt tại Gò Vấp, Thủ Ðức, Ðà Lạt, Trạm Hành và Ðà Nẵng.



- Ðức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Vào Ðền Thánh :

Theo luật Do Thái thì tất cả các con trai đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, vì vậy cha mẹ con trẻ phải chuộc các em bằng một con chiên hay đôi chim bồ câu. Những lễ vật này sẽ được dâng hiến Thiên Chúa thay cho các em.

Ðức Maria đã tự khép mình vâng theo luật. Nhưng khi dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, Mẹ biết rằng đây không phải là chuộc lại nhưng chính là khởi đầu cho lễ hy sinh mà Con Mẹ sẽ hoàn tất trên núi Sọ để cứu chuộc chúng ta. Trong thánh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn trình bày cho chúng ta hai ý nghĩa, thứ nhất là kỷ niệm cuộc gặp gỡ đầu tiên của Ðấng Cứu Thế với dân riêng Ngài qua ông già Simêon là đại diện; thứ hai Chúa Giêsu là ánh sáng chiếu soi cho mọi dân tộc trên mặt đất.

- Thánh Agata, Ðồng Trinh Tử Ðạo :

Thánh Agata sinh tại Sicilia trong một gia đình danh giá. Các chị em của người là Anê, Lucia và Cêcilia đã đổ máu ra minh chứng Chúa Kitô dưới thời bạo vương Ðêciô, năm 251.

Tương truyền rằng từ thuở bé, Agata đã hứa giữ mình đồng trinh. Nhưng quan trấn ở Sicilia là Quintianô ngỏ ý xin cưới thánh nữ. Bị từ khước, ông tức giận bắt giam thánh nữ, lấy cớ ngài là người Công Giáo. Người ta đã hành hạ, khinh khi làm nhục ngài. Ðể trả thù, bạo quan hạ lệnh nướng ngài trên giường sắt. Sau đó, người ta lại tống giam thánh nữ. Lạ thay, trong đêm đó, thánh Phêrô đã hiện ra và chữa lành cho ngài. Dù bị quan trấn Quintianô nhiều lần dụ dỗ, ngài vẫn một lòng trung kiên với đạo Chúa. Dù đau đớn lăn lộn trên than hồng và mảnh chai nhọn, ngài vẫn tin cậy vào Chúa, Ðấng sẽ cứu linh hồn ngài. Chính cử chỉ của thánh nữ khiến cả thành phố náo động, Quintianô sợ dân nổi loạn nên truyền giam thánh nữ trong ngục. Ngài đã chết rũ tù ngày 05/12/251. Thánh nữ đã làm nhiều phép lạ như che chở thành Catana khỏi hiểm họa núi lửa Etna. Ngay từ thời đó, người ta đã cầu khẩn và cậy trông vào sự cầu bầu của thánh nữ. Giáo Hội mừng kính ngài vào ngày 05/02 mỗi năm.

- Thánh Phaolô Miki, Linh Mục Và Các Bạn Tử Ðạo (+ 1597) :

Phaolô Miki là một tu sĩ Nhật Bản rất hăng say với công việc truyền giáo. Ngài sinh vào thế kỷ XVI, giữa cơn bách hại khá gắt gao.

Ngày 05/02/1597, trên một chuyến tàu, Miki và 25 bạn đồng đội bị bắt và bị treo lên những cây thập tự đối diện với bờ biển. Tuy bị treo nhưng Miki và các bạn vẫn luôn vui tươi và không ngừng giảng đạo và khuyên răn những người đến xem. Ngài kêu gọi họ ăn năn trở lại. Ngài tha thứ cho những kẻ sỉ vả và kết án ngài. Quá tức giận, họ đã đâm ngài cùng các bạn.

Phaolô Miki và các bạn được diễm phúc tử đạo. Các ngài đã bị đóng đinh, vì thế các ngài cũng được tôn vinh cùng với Ðức Kitô.



IV- THÔNG TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI :

(Trích từ : www.hdgmvietnam.org)

- Đại kết Những kỳ vọng của Tuần lcầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất :

Năm nay, Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitiô hữu hiệp nhất (18 – 25.01.2014) diễn ra một cách đặc biệt may mắn. Chủ đề của Tuần lễ trích từ chương một của Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, trong đó thánh Phaolô mạnh mẽ kêu gọi hiệp nhất và nêu lên một câu hỏi thách thức lương tâm chúng ta: “Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư?” (1Cr 1,13).

Đối diện với câu hỏi này, điều chúng ta nghĩ đến trước hết là tình hình Kitô giáo đang chia rẽ trầm trọng, vì sự rạn nứt vẫn còn đó trong Giáo hội ngày nay phải được coi như sự chia cắt điều vốn do tự bản chất là không thể phân chia, đó là sự hợp nhất của Thân Mình Chúa Kitô.

Chính vấn đề đau lòng này đã thúc đẩy các nghị phụ Công đồng Vatican II soạn thảo Sắc lệnh Unitatis redintegratio về đại kết, mà năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm.

Tâm điểm của năm 2014 là kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Thượng phụ Constantinopolis là Đức Thượng phụ Athenagoras, và Giám mục Roma là Đức giáo hoàng Phaolô VI tại Jerusalem cách nay 50 năm – vào ngày 5 và 6 tháng 1 năm 1964. Lúc đó, ý định của cả hai bên mong muốn thiết lập lại tình thân giữa hai Giáo hội đã được công bố và được đóng ấn bằng cái ôm hôn huynh đệ của hai nhà lãnh đạo Giáo hội theo tên của hai anh em Anrê và Phêrô; điều này vẫn mãi là một biểu tượng của sự mở ra để hoà giải cho chúng ta trong tinh thần đại kết.

Hồng y Kurt Koch

Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh cổ võ sự Hiệp nhất Kitô giáo

- Đức hồng y Koch nói về sự Hiệp nhất Kitô giáo và mối quan hệ Do Thái giáo–Công giáo :

Tuần Lễ cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo đang được nhiều Giáo hội ở Bắc bán cầu cử hành từ ngày 18 đến 25 tháng 1, năm nay tập trung vào một câu hỏi đầy thách thức của thánh Phaolô gửi cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ở Corintô: “Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư?” (1Cr 1,13). Tài liệu dùng cho Tuần lễ này do một nhóm đại kết gồm các Kitô hữu ở Canada soạn thảo, và được phổ biến trên các trang web của Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo và Hội đồng Thế giới các Giáo hội. Bản tiếng Việt do Văn phòng Toà Giám mục Giáo phận Hải Phòng chuyển dịch và được đăng trên trang web của Hội đồng Giám mục Việt Nam [http://www.hdgmvietnam.org/Images/News/VanKien/FileLocation/GHCGTG_HiepNhat2014_A5.pdf]

Tại Roma, trong tuần này đã diễn ra các hoạt động đại kết, các hội thảo và cử hành phụng vụ, kết thúc bằng Kinh Chiều do Đức giáo hoàng chủ sự tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành với các thành viên của nhiều cộng đồng Kitô giáo khác.

Nhưng những cuộc gặp gỡ đại kết quan trọng nhất của Đức Giáo hoàng trong những năm sắp tới là gì? Đức Giáo hoàng Phanxicô có những đóng góp gì trong việc tìm kiếm sự Hiệp nhất Kitô giáo? Và chúng ta đáp ứng ra sao với chủ đề của Tuần lễ cầu nguyện cho Đại kết năm nay? Những câu hỏi này được Đức hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo, trả lời:

– Chủ đề của Tuần lễ cầu nguyện cho Đại kết năm nay [Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư?] trích trong Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô. Đây là một thách đố, bởi vì Chúa Kitô không thể bị phân chia [...] - nhưng chúng ta lại có nhiều phân cách và chia rẽ trong các Giáo hội, và làm sao vượt qua những chia rẽ này là một thách đố rất lớn cho phong trào đại kết.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã có ảnh hưởng ra sao trên phong trào đại kết?

– Tất cả các giáo hoàng sau Công đồng Vatican II đều rất quan tâm đến công cuộc đại kết: Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, các ngài đã có nhiều dấn thân trong lĩnh vực đại kết. Tôi nghĩ rằng với Đức Giáo hoàng Phanxicô,  chúng ta có một dấn  thân mới, một sự dấn thân theo cung cách của triều đại giáo hoàng này: rất cởi mở với các Giáo hội khác. Nhiều vị đã đến thăm Đức Giáo hoàng Phanxicô: Đức Thượng phụ Tawadros II đã gặp Đức Giáo hoàng tại Roma đây, rồi Đức Thượng Phụ Antiôkia và Alexandria cũng như Đức Tổng giám mục Canterbury của Anh giáo. Tất cả các vị lãnh đạo các Giáo hội sẽ đến Roma, và tôi nghĩ rằng đây là một dấu hiệu rất tốt.

Những điểm nổi bật về đại kết quan trọng nhất của năm 2014 là gì?

– Điểm quan trọng nhất của năm 2014 là kỷ niệm năm mươi năm cuộc gặp gỡ giữa Thượng Phụ Constantinopolis là Đức Thượng phụ Athenagoras I và Giám mục Roma là Đức giáo hoàng Phaolô VI ở Jerusalem. Sau hơn một ngàn năm, cuộc gặp gỡ đầu tiên này tại Jerusalem đã rất thân thiện và chân thành. Tôi nghĩ rằng việc kỷ niệm cuộc gặp gỡ này rất quan trọng: đó là khởi đầu mối quan hệ bằng hữu giữa Constantinopolis và Roma, và khởi đầu cuộc đối thoại trong yêu thương và chân lý. Trong ý nghĩa này, tôi hy vọng cuộc gặp gỡ giữa Đức Thượng phụ Bartholomaios và Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ là một cơ hội mới, với nhiều cam kết và tha thiết với sự hiệp nhất như vào năm 1964.

Một trong những trở ngại đối với mối quan hệ này đó là những khó khăn giữa các Giáo hội Chính thống khác nhau

– Có rất nhiều căng thẳng giữa các Giáo hội Chính thống. Tôi nghĩ rằng giữa các Giáo hội Chính thống còn có nhiều căng thẳng hơn là giữa Chính thống giáo và Công giáo. Trên hết, hiện nay có tài liệu mới của Toà Thượng phụ Chính thống Nga về quyền tối thượng của giáo hoàng [...] Cuộc đối thoại về vấn đề này đang diễn ra, và hiện nay chúng ta có một tuyên bố do thẩm quyền cấp cao, và chúng ta phải tìm ra cách thức mới để tiếp tục cuộc đối thoại này. [ ... ] Tôi nghĩ rằng sẽ rất tốt nếu bây giờ chúng ta có cuộc thảo luận công khai giữa Constantinopolis và Moskva, tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội rất thuận lợi. Đây là một cuộc thảo luận trong nội bộ Chính thống giáo, và [Giáo hội Công giáo] không được can thiệp vào cuộc thảo luận này; khi Chính thống giáo yêu cầu chúng ta giúp đỡ, thì chắc chắn chúng ta sẽ có mặt. Uỷ ban sẽ họp Hội nghị toàn thể lần tới vào tháng Chín, và tôi nghĩ rằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho Hội nghị này là rất quan trọng.

Ngày đầu tiên của Tuần lễ Cầu nguyện cho Hiệp nhất luôn đề cập đến mối quan hệ với tín hữu Do Thái giáo - Đức giáo hoàng Phanxicô đã có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ này?

– Đức giáo hoàng Phanxicô có nhiều mối quan hệ bằng hữu [với cộng đồng Do Thái giáo] tại Buenos Aires; trước hết, ngài đã xuất bản chung một quyển sách với Rabbi Skorka - vị này đang có mặt tại Roma trong một Hội nghị tại Đại học Gregoriana. Tôi nghĩ rằng tình bằng hữu này giữa các tín hữu Do Thái giáo và Kitô giáo sẽ được mở rộng hơn nữa trong triều đại giáo hoàng của Đức Giáo hoàng Phanxicô. [...] Và ngày nay điều này là rất quan trọng trong một thế giới mà chủ nghĩa bài Do Thái mới và những cuộc đàn áp các Kitô hữu đặt ra nhiều thách đố mới. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cùng nhau làm chứng cho quyền con người và cho nhân phẩm của mọi người trong thế giới này. Tôi rất ấn tượng khi thấy một số giáo đường Do Thái giáo đã kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung Đông: Tôi nghĩ rằng đây là một dấu hiệu tuyệt vời của tình bằng hữu mới cho tương lai”.


Каталог: sites -> default -> files -> Files -> 2014
2014 -> CHÚa nhậT 6 thưỜng niên a 2014 Dân Do Thái” có Một bộ Luật
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa thánh thần hiện xuống : LỬa thánh thầN, LỬa tình yêu lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm a : NƯỚc trờI, viên ngọc quý Lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 24 thưỜng niên năm a : 14/9 – LỄ suy tôn thánh giá TÌnh yêu chúa qua thánh giá
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa chay năm a : hiến mình đỂ biến hình lời Chúa
2014 -> Con đường Giêsu, Con đường tình yêu Theo Báo Thanh Niên số 69, ra ngày thứ ba 30 1996
2014 -> I- suy niệm tin mừng lễ chúa giêsu chịu phép rửA : Lời Chúa
2014 -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 3 thưỜng niên năm a : kiếm tìM – rao giảng – chữa lành lời Chúa

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương