VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao số: 27



tải về 0.64 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.64 Mb.
#20861
1   2   3   4   5   6   7   8

CHƯƠNG III

KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC,

CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 520 ý kiến góp ý về Chương III (trong đó có ý kiến ở 585 cơ quan, tổ chức, 35 ý kiến của cá nhân)

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 54 (57/520 ý kiến); Điều 57 (41/520 ý kiến); Điều 58 (117/520 ý kiến).

- Về tên chương:

+ Tán thành với tên chương, nội dung chương (430/520 ý kiến)

+ Không tán thành với tên chương, đề nghị đổi tên chương: giữ nguyên chương kinh tế như Hiến pháp hiện hành, không nên gộp vào chương này vì chế độ kinh tế là một thiết chế hết sức quan trọng để phát triển đất nước và tỷ lệ số điều chiếm 9/16 điều (23 ý kiến/520 ý kiến); đề nghị sửa đổi tên chương là “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường(5/520 ý kiến).



  • Về nội dung, bố cục của chương:

+ Đề nghị nhập Điều 46 và Điều 68 vì hai điều luật cùng nói về một vấn đề môi trường (2/520 ý kiến).

+ Bổ sung 01 điều quy định về “Nhà nước và xã hội quan tâm phát triển thể dục, thể thao, khoa học và nhân dân; tăng cường phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế” (3/520 ý kiến) hoặc giữ lại Điều 41, 42 và 66 của Hiến pháp hiện hành vì thể dục, thể thao và du lịch là một trong những vấn đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, để khẳng định và quãng bá Việt Nam với các nước trên thế giới nên cần được quy định trong Hiến pháp để bảo vệ và phát triển. Thanh niên cũng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, nước ta hiện có Luật Thanh niên, nếu bỏ điều luật này thì Luật Thanh niên không có căn cứ (4/520 ý kiến).

+ Tách riêng giữa giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ tại các điều 65, 66, 67 vì đây là những lĩnh vực khác nhau (2/520 ý kiến).

- Bổ sung quy định xác lập quyền sở hữu cá nhân đối với đất đai hoặc quyền sử dụng đất của tổ chức cá nhân phải đảm bảo thời hạn tối thiếu là 50 năm, tối đa là 99 năm. Nhà nước chỉ được thu hồi đất của tổ chức và cá nhân để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án, phát triển kinh tế - xã hội thật cần thiết. Đất và các nguồn lợi trên đất bị thu hồi phải được Nhà nước hoặc bên được giao đất phải đền bù theo quy định của Bộ luật dân sự (4/520 ý kiến).



Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 53 (Có 32 ý kiến, trong đó có 31 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (32/32 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/32 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi (0/32 ý kiến):


Điều 54 (Có 57 ý kiến, trong đó có 56 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (37/57ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/57 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: sửa đổi theo hướng quy định chi tiết, cụ thể những hình thức sở hữu và những thành phần kinh tế để làm rõ hơn tính chất nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng chính (3/57 ý kiến); quy định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng, không phân biệt các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu” cho phù hợp với thực tiễn và thể hiện đúng đặc trưng nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta (5/57 ý kiến); quy định rõ các thành phần kinh tế như đã nêu tại Nghị quyết Trung ương 5, đồng thời khẳng định “thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” để làm rõ bản chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế” (13/57 ý kiến).

+ Khoản 2: bỏ cụm từ “cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” (2/57 ý kiến ); thay cụm từ “lâu dài” thành “bền vững, trên cơ sở(2/57 ý kiến); bỏ cụm từ “quan trọng” vì các thành phần kinh tế đều quan trọng, bình đẳng như nhau (2/57 ý kiến); bỏ cụm từ “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân” vì không cần thiết (5/57 ý kiến); đảo cụm từ “bình đẳng” lên trên cho hợp lý như sau: “bình đẳng cùng phát triển lâu dài” (2/57 ý kiến); bổ sung cụm từ “đúng quy định” trước từ “pháp luật” để rõ nghĩa hơn (3/57 ý kiến).


Điều 55 (Có 33 ý kiến, trong đó có 32 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (27/33 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (7/33 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung nội dung “Việc quản lý kinh tế của nhà nước phải minh bạch, công khai, dân chủ” vì hiện nay, mặc dù kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường nhưng trong quản lý kinh tế của nhà nước vẫn nặng về cơ chế xin cho; việc quản lý kinh tế thiếu minh bạch đã gây hệ lụy đến phát triển kinh tế, là một trong những nguyên nhân chính phát sinh tham nhũng (2/33 ý kiến).

+ Khoản 2: thay cụm từ “Phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế” bằng cụm từ “Phát triển các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế” để đảm bảo ngắn gọn, cô đọng và đầy đủ (3/33 ý kiến).


Điều 56 (Có 37 ý kiến, trong đó có 36 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (27/37 ý kiến)

  • Không tán thành, đề nghị giữ nguyên nội dung của Điều 22 Hiến pháp hiện hành (1/33 ý kiến).

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung quyền tự do sản xuất (3/37 ý kiến); bổ sung cụm từ “những ngành nghề pháp luật không cấm” sau cụm từ “tự do sản xuất, kinh doanh” (1/37 ý kiến)

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “chống phá giá”(1/37 ý kiến)

+ Khoản 3: bỏ chữ “thật” trong cụm từ “thật cần thiết(5/37 ý kiến); quy định rõ “quyền sử dụng đất” có phải là đối tượng được Nhà nước trưng mua, trưng dụng không?. Nếu là đối tượng được trưng mua, trưng dụng thì cần quy định rõ trường hợp nào Nhà nước trưng mua, trưng dụng và trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 58 (1/33 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: bổ sung khoản 4 “Nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư cơ chế chính sách để đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, miền quốc gia” để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, miền hiện nay (6/37 ý kiến).


Điều 57 (Có 41 ý kiến, trong đó có 40 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 01 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (11/41 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/41 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Cần đa dạng hóa các hình thức sở hữu về đất đai vì đất đai có thể thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu cộng đồng hoặc sở hữu nhà nước, không nên quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” dễ dẫn đến nhiều cách hiểu không đúng, làm phát sinh các khiếu kiện về đất đai, tạo điều kiện cho tham nhũng (4/41 ý kiến).

+ Bỏ cụm từ “do nhà nước đầu tư” vì làm hẹp đối tượng sở hữu toàn dân vì trên thực tế có nhiều loại tài sản không do nhà nước đầu tư nhưng thuộc sở hữu toàn dân (01/41 ý kiến); bỏ cụm từ “các tài sản khác” (1/41 ý kiến); bỏ từ “công” trước cụm từ “thuộc sở hữu toàn dân” vì tài sản thuộc sở hữu toàn dân cũng chính là tài sản công (1/41 ý kiến); bỏ cụm từ “do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật” để bảo đảm tính pháp lý cao nhất trong công tác quản lý và khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của đất nước (21/41 ý kiến)

+ Bổ sung từ “rừng” vào cụm từ “Đất đai, tài nguyên nước, rừng, khoáng sản và tài nguyên cho đầy đủ (2/41 ý kiến); bổ sung từ “các đảo” sau từ “vùng biển” vì lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả các đảo (3/41 ý kiến); thay cụm từ “tài sản công” bằng cụm từ “tài sản quốc gia” để xác định rõ quyền sở hữu của Nhà nước (1/41 ý kiến); thay cụm từ “do Nhà nước đầu tư, quản lý” bằng cụm từ “thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam” cho chặt chẽ vì thực tế hiện nay có những vùng đất, vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Nhà nước chưa quản lý được (3/41 ý kiến)


Điều 58 (117 ý kiến, trong đó có 116 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (0/117 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/117 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: sửa đổi theo hướng “1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật; quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (1/117 ý kiến); theo hướng “1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là tài sản của đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật” (1/117 ý kiến); bổ sung cụm từ “nhà nước” trước từ “quản lý” để thể hiện vai trò quản lý của nhà nước(2/117 ý kiến); sửa đoạn cuối như sau “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (2/117 ý kiến); bổ sung từ “để” trước cụm từ “phát triển đất nước” (2/117 ý kiến); bỏ cụm từ “theo quy hoạch” (5/117 ý kiến); thay cụm từ “nguồn lực quan trọng” bằng cụm từ “tư liệu sản xuất đặc biệt (5/117 ý kiến).

+ Khoản 2: bỏ các cụm từ “tiết kiệm”, “bồi bổ”, “khai thác hợp lý”, “trong trường hợp thật cần thiết”“Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ” vì những quyền này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cụ thể, quy định như dự thảo dễ dẫn đến cách hiểu những quyền này là hợp pháp và việc thu hồi đất là trái pháp luật, dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây khó khăn cho công tác thu hồi bồi thường về đất (2/117 ý kiến) ; Bổ sung cụm từ “cải tạo” trong cụm từ Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, khai thác hợp lý, hiệu quả, sử dụng tiết kiệm (1/117 ý kiến); thay cụm từ “bồi bổ” bằng cụm từ khác cho sát nghĩa và bảo dảm thuật ngữ pháp lý hơn (1/117 ý kiến); sửa cụm từ “được chuyển quyền sử dụng đất”, thành “có các quyền sử dụng, chuyển nhượng đất” (1/117 ý kiến); quy định rõ việc xác lập quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân phải đảm bảo thời hạn tối thiểu là 50 năm, tối đa là 99 năm (2/117 ý kiến); bổ sung đối tượng được giao đất là hộ gia đình cho phù hợp thực tiễn và quy định của Bộ luật dân sự hiện hành (3/117 ý kiến); thay từ “người” bằng cụm từ “cá nhân, tổ chức”, bổ sung cụm từ “thực hiện các quyền và nghĩa vụ” để thể hiện quyền sử dụng đất hợp pháp của tổ chức, cá nhân phải được thống nhất bảo hộ như nhau, không có sự phân biệt(3/117 ý kiến); diễn đạt lại khoản 2 để làm rõ chủ thể sử dụng đất như sau: “2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng ổn định ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ” (19/117 ý kiến).

+ Khoản 3: sửa đổi theo hướng tách nội dung khoản 3 về vấn đề nhà nước thu hồi đất trong trường hợp cần thiết thành 2 nhóm: Thu hồi đất để phục vụ quốc phòng, an ninh và nhóm 2: thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế xã hội để dễ hiểu, dễ thực hiện, không bị nhầm lẫn hai nhóm thu hồi dẫn đến khiếu kiện lâu dài (1/117 ý kiến); Quy định rõ cụm từ “các dự án phát triển kinh tế - xã hội” gồm hai nhóm: nhóm 1: các dự án phát triển kinh tế nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội do Nhà nước thực hiện và nhóm 2: các dự án phát triển kinh tế của các doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh, thương mại. Đối với nhóm 2, nhà nước không cần và không nên can thiệp vào việc thu hồi đất mà do chủ doanh nghiệp thỏa thuận với công dân, nhà nước chỉ đóng vai trò là trọng tài, giải quyết thỏa đáng lợi ích của người bị thu hồi đất và chủ dự án (1/117 ý kiến); bổ sung nội dung “Trường hợp thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng không phải vì lý do Quốc phòng an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng phải được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân sử dụng đất và phải bồi thường theo giá thị trường” nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất, tránh việc lạm dụng (4/117 ý kiến); quy định rõ đối với trường hợp thu hồi đất để đầu tư các dự án phát triển kinh tế-xã hội, cần có sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất (1/117 ý kiến); Bỏ cụm từ “dự án phát triển kinh tế - xã hội” để tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh và phục vụ lợi ích xã hội nhằm hạn chế điều kiện cho tham nhũng phát sinh, tránh nguy cơ tùy tiện trong thu hồi đất; tình trạng nhiều địa phương, tổ chức lợi dụng, lấy lý do “phát triển kinh tế - xã hội”' để thu hồi đất của dân một cách tràn lan (6/117 ý kiến);

Sửa đổi khoản 3 như sau: “Nhà nước chỉ có quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Đối với các dự án phát triển kinh tế- xã hội, trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường cá nhân, tổ chức theo giá cả thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định, tối thiểu phải đảm bảo ổn định đời sống người dân về lâu dài không thấp hơn trước khi bị thu hồi(1/117 ý kiến);

Chuyển cụm từ “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do…” lên đầu khoản để khẳng định lý do việc thu hồi đất chỉ trong trường hợp thật cần thiết và vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội (7/117 ý kiến);

Bổ sung từ “hợp pháp” sau cụm từ “cá nhân sử dụng” nhằm khẳng định cá nhân, tổ chức sử dụng đất hợp pháp mới được bồi thường khi Nhà nước thu hồi (7/117 ý kiến); thay cụm từ “theo quy định của pháp luật” bằng cụm từ “theo giá cả thị trường” nhằm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân khi thu hồi đất, phù hợp với thực tiễn và quy định tại khoản 3 Điều 56 Dự thảo Hiến pháp (24/117 ý kiến); quy định rõ các trường hợp thu hồi đất vì mục đích kinh doanh, thương mại thì giá bồi thường do bên tổ chức thu hồi đất phải thỏa thuận với công dân trên cơ sở quy định của pháp luật (3/117 ý kiến); quy định rõ đối với các Dự án phát triển kinh tế xã hội thì Nhà nước trưng thu, trưng mua, không quy định Nhà nước thu hồi như Dự thảo (2/117 ý kiến); quy định cụ thể: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo mức giá Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định có sự phê duyệt của Hội đồng nhân dân cùng cấp( 1/117 ý kiến); bổ sung trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thu hồi đất, xác định rõ nghĩa vụ chấp hành của tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất hợp pháp (5/117 ý kiến); bổ sung đoạn “Đất và các nguồn lợi trên đất bị thu hồi phải được nhà nước hoặc bên được giao đất đền bù theo quy định Bộ luật dân sự” (6/117 ý kiến);

Bổ sung nguyên tắc “nhà nước cần đảm bảo các quyền của người sử dụng đất, quyền lợi và hỗ trợ cho họ thực hiện các quyền” như có chính sách tái định cư, giải quyết các vấn đề việc làm, hỗ trợ đời sống, sản xuất, kinh doanh (5/117 ý kiến);

- Đề nghị bổ sung nội dung mới: bổ sung khoản 4 quy định “Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đều bị xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật”(1/117 ý kiến).


Điều 59 (Có 29 ý kiến, trong đó có 28 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (24/29 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/29 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi: Khoản 1 bỏ từ “dự trữ quốc gia” sau từ “Ngân sách nhà nước” vì dự trữ quốc gia không có công khai, minh bạch (2/29 ý kiến); bổ sung từ “quan liêu” sau từ “tham nhũng” (2/29 ý kiến); bổ sung cụm từ “sử dụng đúng mục đích” (1/29 ý kiến).


Điều 60 (31 ý kiến, trong đó có 30 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (28/31 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/31 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi: bổ sung quy định“Nhà nước có chủ trương thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí” để thể hiện yêu cầu Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng (3/31 ý kiến).


Điều 61 (Có 47 ý kiến, trong đó có 46 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (17/47 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/47 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: sửa đổi như sau: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tạo việc làm, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động” để đầy đủ hơn (1/47 ý kiến ); thay từ “thỏa đáng” thành từ “phù hợp” hoặc bỏ cụm từ “có thu nhập thỏa đáng” vì rất khó xác định bao nhiêu là thỏa đáng (2/47 ý kiến).

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “quy định và” vào cụm từ sau: “Nhà nước quy định và bảo vệ...” (18/47 ý kiến).


Điều 62 (Có 43 ý kiến, trong đó có 42 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (10/43 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/43 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: thay từ “công bằng” thành từ “chất lượng” và bỏ đoạn “phát triển nền y học Việt Nam theo hướng kết hợp đông y và tây y, phòng bệnh và chữa bệnh“ vì không cần thiết và Luật khám chữa bệnh đã quy định hoặc thay cụm từ “kết hợp đông y và tây y” thành phát triển y học cổ truyền với y học hiện đại” để có ý nghĩa toàn diện, trọn vẹn hơn; (3/43 ý kiến); thành “xây dựng nền y tế phát triển hiệu quả và từng bước hiện đại” cho phù hợp ( 10/43 ý kiến); thay cụm từ “phát triển nền y học Việt Nam theo hướng kết hợp đông y và tây y, phòng bệnh và chữa bệnh” bằng cụm từ “áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến..” cho phù hợp (5/43 ý kiến); bổ sung cụm từ “phục hồi chức năng” vào giữa đoạn “phòng bệnh và chữa bệnh”(3/43 ý kiến); thay cụm từ “dân tộc thiểu số” bằng cụm từ “dân tộc ít người” (7/43 ý kiến); bổ sung đối tượng được Nhà nước ưu tiên chăm sóc sức khỏe là người nghèo, người có công, gia đình chính sách (8/43 ý kiến)

+ Khoản 2: bỏ từ “mẹ, trẻ em” ”(6/43 ý kiến); bổ sung cụm từ “người cao tuổi, người tàn tật, người già yếu không nơi nương tựa và trẻ em, mọi người có trách nhiệm( 6/43 ý kiến); bổ sung cụm từ ‘công tác dân số” trước “kế hoạch hóa gia đình(1/43 ý kiến)


Điều 63 (Có 27 ý kiến, trong đó có 26 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều (17/27 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều (0/27 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: sửa đổi như sau: “1. Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẽ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” (2/27 ý kiến); bổ sung đối tượng chất độc màu da cam bởi lẽ hậu quả này còn kéo dài nhiều năm, nhiều thế hệ ( 2/27 ý kiến); bổ sung đối tượng “gia đình chính sách” (18/27 ý kiến)

+ Khoản 2: sửa đổi như sau: “Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công đối với đất nước” (4/27 ý kiến).


Điều 64 (Có 42 ý kiến, trong đó có 41 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

  • Tán thành với Điều 64 (22/42 ý kiến)

  • Không tán thành với Điều 64 (0/42 ý kiến)

  • Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: bổ sung cụm từ “vừa là mục tiêu, vừa là động lực” để phản ánh đầy đủ quan điểm của Đảng về văn hoá được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội” (5/42 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa cụm từ “nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân” thành “nhu cầu tinh thần đa dạng phong phú và lành mạnh của nhân dân” (4/42 ý kiến): thay cụm từ “phương tiện” bằng cụm từ “hệ thống(1/42 ý kiến); thay cụm từ “phát triển văn học nghệ thuật” bằng cụm từ “Nhà nước khuyến khích các sáng tác, biểu diễn văn hoá nghệ thuật nhằm” (2/42 ý kiến); thêm cụm từ “bảo trợ và phát triển các tài năng văn hoá, nghệ thuật” vào trước cụm từ “phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ…” vì các sáng tác nghệ thuật có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, hoặc tài năng về văn hoá, nghệ thuật cần phải được Nhà nước khuyến khích, bảo trợ, nhằm phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (2/42 ý kiến).

+ Khoản 3: sửa đổi như sau “Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc và tiến bộ…” (3/42 ý kiến); chuyển từ “hạnh phúc” lên trước từ “tiến bộ”, bổ sung cụm từ “Gia đình là tế bào của xã hội” để tiếp tục khẳng định vị trí cấu trúc của gia đình trong xã hội Việt Nam (1/42 ý kiến).

+ Khoản 4: sửa đổi như sau:“Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng họat động văn hóa…và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam; truyền bá tư tưởng, xuất bản…” (2/42 ý kiến); thay cụm từ “phá hoại” bằng cụm từ “xâm hại”, thay cụm từ “xuất bản phẩm” bằng “xuất bản văn hóa phẩm” (5/42 ý kiến).

- Bổ sung nội dung mới: bổ sung khoản 5 với nội dung: “nghiêm cấm hành vi xâm phạm, chiếm đoạt các di sản, công trình văn hoá, nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử được Nhà nước công nhận (5/42 ý kiến).
Điều 65 (Có 7 ý kiến, trong đó có 6 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành (5/7 ý kiến)

- Không tán thành (0/7 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: gộp Điều 65 vào khoản 1 Điều 66 vì cùng nội hàm phát triển giáo dục, đào tạo (2/7 ý kiến)
Điều 66 (29 ý kiến, trong đó có 28 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 1 ý kiến của cá nhân)

-Tán thành (17/29 ý kiến)

- Không tán thành (0/29 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: sửa đổi như sau: “1. Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, đạo đức, năng lực của công dân…”; bổ sung quy định “Phát triển giáo dục nhằm nâng cao lý tưởng cách mạng, hình thành…” cho đầy đủ (3/29 ý kiến).

+ Khoản 2: bổ sung cụm từ “đa dạng hóa các loại hình” sau cụm từ “học phí hợp lý….”; thay cụm từ “dân tộc thiểu số” bằng “dân tộc ít người(4/29 ý kiến).

+ Khoản 3: bổ sung cụm từ “có chính sách sử dụng nhân tài hợp lý” trước cụm từ “Người khuyết tật…” (7/29 ý kiến); bổ sung cụm từ “quan tâm bảo đảm chính sách, sử dụng, đãi ngộ hợp lý người có tài” vào sau cụm từ “phát triển tài năng(3/29 ý kiến); sửa đổi như sau Người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập ở các bậc học văn hóa và học nghề phù hợp và giải quyết việc làm” (2/29 ý kiến).


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương