Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Đặc điểm địa mạo vùng biển nông ven bờ



tải về 1.68 Mb.
trang27/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   64

3.4 - Đặc điểm địa mạo vùng biển nông ven bờ


Theo nguyên tắc hình thái - động lực, đáy biển ven bờ vùng nghiên cứu được chia thành ba đới hình thái khác nhau: đới bãi biển, đới bar ngầmđới sườn bờ ngầm. Tương ứng với chúng là ba đới động lực: đới sóng vỗ bờ, đới sóng biến dạng và phá hủyđới sóng lan truyền do khúc xạ. Tùy thuộc vào mối tương quan giữa sóng (được xem là nhân tố động lực cơ bản tạo bờ) với các nhân tố động lực khác (thủy triều, dòng chảy sông ngòi, độ bền vững của đất đá vv...) mà trong mỗi đới lại được chia ra thành một số kiểu địa hình khác nhau.

3.4.1 - Địa hình trong đới sóng vỗ bờ


1 - Bãi biển tích tụ – xói lở do tác động của sóng

Bãi biển tích tụ – xói lở do tác động của sóng chiếm ưu thế được sử dụng để chỉ sự phá hủy các đoạn bờ cấu tạo bởi các trầm tích bở rời (chủ yếu là cát) là hiện tượng xảy ra phổ biến trên các đoạn bờ biển mở kéo dài từ Mũi Ba Làng An đến Mũi Sa Huỳnh. Nét hình thái đặc trưng của địa hình này là có cấu tạo một sườn với một vách dốc đứng khi chuyển tiếp từ bãi sang phía lục địa có độ cao từ vài chục centimes đến 1,2 – 1,5 mét, thậm chí còn cao hơn. Phía dưới vách này là bãi triều cao, thường là một mặt nghiêng dốc từ 5 – 80, có khi đến 12 – 150. Sau đó chuyển xuống bãi triều thấp thoải hơn.

Các đoạn bờ này bị xói lở với tốc độ khác nhau và cũng thay đổi theo mùa trong năm. Thông thường, vào mùa đông khi có gió mùa đông bắc, xói lở xảy ra mạnh hơn. Hoạt động xói lở làm cho bãi biển càng lấn sâu vào lục địa khiến cho nhiều công trình như nhà cửa, đường giao thông, nhiều vùng đất bị phá hủy.
2- Bãi biển mài mòn – tích tụ hiện đại do tác động của sóng

Loại bãi biển này quan sát được ở những đoạn có đá gốc bền vững lộ ra trên bờ biển ở phía bắc (từ mũi Nam Trâm đến mũi Ba Làng An), phía nam (khu vực mũi Sa Huỳnh) và quanh đảo Lý Sơn và chịu tác động mạnh của sóng biển. Các bãi biển mài mòn này phát triển chủ yếu trên đá mắc ma phun trào tạo thành các bề mặt đá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía biển, có chiều rộng đạt tới hàng trăm mét.


3.4.2 - Địa hình trong đới sóng biến dạng và phá hủy


1- Đồng bằng tích tụ - xói lở lượn sóng hiện đại do tác động của sóng

Kiểu địa hình này phát triển trong đới sóng vỗ bờ và biến dạng thành một dải rộng khoảng 15- 18km, nằm tiếp giáp với đới bãi (đới sóng vỗ bờ), khá dốc (có nơi đạt giá trị 0,01) và kéo dài từ mũi Ba Làng An tới mũi Sa Huỳnh. Đây là một là một dải đáy biển nằm rất gần bờ có độ dốc tăng lên so với phần bãi biển. Bề mặt nó được cấu tạo hầu hết bởi cát mịn đến trung có độ mài tròn, chọn lọc tốt. Trong giai đoạn hiện nay đồng bằng này đang bị biện động mạnh mẽ (cả tích tụ và xói lở) dưới tác động của sóng. Nhưng quá trình tích tụ chiếm ưu thế hơn xói lở. Vật liệu cung cấp cho quá trình tích tụ ở đây chủ yếu là sản phẩm phá huỷ ở phần bờ phía trên.



2- Đồng bằng mài mòn - tích tụ hiện đại do tác động của sóng

Đây là kiểu địa hình rất phổ biến ở Việt Nam. Trong vùng nghiên cứu kiểu địa hình này phân bố thành dải hẹp ở phía bắc (từ mũi Nam Trâm đến mũi Ba Làng An) và bao quanh đảo Lý Sơn. Đây là những bề mặt sườn khá dốc, thường xuyên bị tác động của sóng. Trên bề mặt của nó chủ yếu lộ ra đá gốc. Trầm tích được tích tụ ở đây chỉ được thực hiện dưới dạng lấp đầy các hố mài mòn, các hang hốc xen giữa các tảng đá. Cũng như bãi biển mài mòn, quá trình biến đổi địa hình ở đây xảy ra rất chậm chạp.


3.4.3 - Địa hình trong đới sóng lan truyền do khúc xạ


1- Đồng bằng tích tụ hiện đại do tác động của dòng chảy gần đáy

Đây là kiểu đồng bằng phổ biến có mặt suốt dọc dải ven bờ của khu vực nghiên cứu. Về mặt động lực, kiểu địa hình này nằm trong đới sóng lan truyền. Do đó, đáy biển ở đây hầu như không chịu tác động của sóng. Nó được phân bố ở độ sâu từ 20 – 25m đến trên 30m và sâu hơn nữa. Về mặt hình thái, đây là loại đồng bằng khá bằng phẳng và có độ nghiêng không lớn. Trầm tích cấu tạo nên bề mặt địa hình này chủ yếu là bùn – sét hiện đại. Cả địa hình và trầm tích đều có tính đồng nhất cao trên phạm vi rộng. Điều đó phản ánh điều kiện thành tạo nó khá giống nhau, đều do dòng chảy gần đáy.



2- Đồng bằng tích tụ - xâm thực hiện đại do tác động của dòng chảy gần đáy

Trong khu vực nghiên cứu kiểu đồng bằng này nằm ở độ sâu từ 18- 20m đến 24- 25m và mở rộng ra phía biển. Đây là kiểu địa hình khá rộng lớn nằm kép giữa hai múi nhô đá gốc Nam Trâm ở phía bắc và Sa Huỳnh ở phía nam. Về mặt hình thái, chúng có đặc điểm khá giống nhau. Đó là sự tương đối nằm ngang và khá bằng phẳng. Trầm tích trên mặt của kiểu địa hình này hầu hết là cát mịn đến trung có độ mài tròn, chọn lọc từ khá đến tốt lẫn nhiều mảnh vụn vỏ sò ốc kích thước từ vài mm đến vài cm. Đây không phải là trầm tích biển hiện đại.

Các đặc điểm địa hình và trầm tích vừa nêu trên cho thấy, hiện nay đáy biển ở đây đang bị cải biến mạnh mẽ dưới tác động của dòng chảy gần đáy làm cho đáy biển trở nên bằng phẳng hơn do xói lở những chỗ địa hình cao và tích tụ vào các chỗ trũng trên đáy. Đây chính là quá trình san phẳng đáy biển hiện nay.

3.5. Phân bố trầm tích bề mặt vùng biển nông ven bờ

3.5.1 - Ý nghĩa thạch động lực của trầm tích hiện đại bề mặt


Phân tích qui luật phân bố hàm lượng cấp hạt (d), hệ số chọn lọc (S0), hệ số đối xứng (Sk)… của trầm tích tầng mặt hiện đại trong vùng biển nghiên cứu cho ta bức tranh tổng thể về chế độ thuỷ - thạch động lực ven biển, hay nói cách khác là mối quan hệ giữa dòng bùn cát ven biển và các nhân tố động lực tác động lên chúng (chủ yếu do sóng và dòng chảy). Thông thường thì hệ số chọn lọc luôn có xu thế thay đổi theo các loại trầm tích và ngay cả trong cùng một loại trầm tích. Hàm lượng của cấp hạt chính thường giảm dần theo độ sâu và giảm theo cường độ tác động của yếu tố động lực. Màu sắc của trầm tích phụ thuộc vào vị trí phân bố mẫu; có sự phân đới theo quy luật chung là càng ra xa bờ mầu càng sẫm dần, trầm tích càng mịn thì độ ướt càng cao và độ chọn lọc kém dần. Các trầm tích hạt mịn (cỡ hạt nhỏ d< 0,05mm) phân bố chủ yếu ở độ sâu lớn hoặc nằm khuất sóng sau các bar, các doi cát cửa sông và ở nơi có rừng cây ngập mặn che phủ và độ chọn lọc thường là kém (S0 >3). Sự có mặt của trầm tích cát nhỏ có độ chọn lọc từ khá đến rất tốt (S0 <3) đặc trưng cho vùng có động lực tác động sóng và dòng chảy thường là cao.

Có thể so sánh qui luật phân bố trầm tích hiện đại và điều kiện động lực ở một số vùng ven biển Việt Nam làm dẫn chứng. ở ven biển đồng bằng sông Hồng sự phát triển mạnh của các doi cát, bãi bồi (bar) ở cửa sông tạo điều kiện che chắn sóng và hạn chế tốc độ dòng chảy, làm cho khu vực bên trong được bồi tụ với các trầm tích hạt nhỏ như bột, bột - sét, sét và thường có rừng cây nước mặn phát triển. Tại khu vực này yếu tố sông ngòi thường đóng vai trò chính trong việc hình thành và phát triển cửa sông cũng như đồng bằng châu thổ (Delta) do nguồn vật liệu rắn rất dồi dào. Với các vùng có thuỷ triều mạnh, nguồn vật liệu sông ngòi ít và được che chắn sóng tốt thì yếu tố thuỷ triều luôn có vai trò chính trong quá trình phát tiển đới ven bờ; ví dụ như chúng ta thấy ở ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ngược lại, đối với vùng ven biển hở khi vai trò của sông ngòi và thuỷ triều không cao thì yếu tố sóng biển có vai trò chủ đạo trong động lực phát triển đới ven bờ; như thường thấy ở ven biển miền Trung, trong đó có khu vực Quảng Ngãi. Cường độ và mối tương tác giữa các yếu tố động lực sông – biển ở mỗi vùng cửa sông rất khác nhau dẫn đến tốc độ phát triển và các kiểu cửa sông cũng không như nhau ở miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

Ở ven biển miền Trung, trên các đoạn bờ bị mài mòn (hay xói lở) thì sóng và dòng chảy ven bờ có cường độ mạnh luôn đóng vai trò chính trong qúa trình phá huỷ và vận chuyển sản phẩm phá huỷ. Nhìn chung các đoạn bờ này về mặt địa hình - hình thái thường ít có điều kiện thuận lợi cho bồi tích lắng đọng, mặt khác thường chịu tác động mạnh của các yếu tố động lực biển, nhất là trong điều kiện có bão và gío mùa hoạt động. Đi đôi với điều kiện cường độ động lực ngoại sinh là qui luật phân bố riêng của các loại vật liệu bề mặt đáy cũng như các đặc trưng của chúng như cấp độ hạt, mầu sắc, độ chọn lọc vv…



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương