Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Địa hình nhân sinh và vai trò của các hoạt động nhân tạo



tải về 1.68 Mb.
trang26/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   64

3.3.6 - Địa hình nhân sinh và vai trò của các hoạt động nhân tạo


Các hoạt động nhân tạo vùng ven biển Quảng Ngãi nói riêng và ở cả nước nói chung ngày càng tăng mạnh, do nhu cầu phát triển kinh tế và đặc biệt do sức ép gia tăng dân số ngày càng lớn, cần có thêm diện tích đất sử dụng. Mặt khác do nhu cầu phát triển xã hội ngày càng tăng, cần xây dựng nhiều công trình kinh tế – kỹ thuật qui mô của địa phương và Trung ương. Các hoạt động nhân tạo hiện nay chủ yếu nhằm mục đích phát triển kinh tế; hoạt động này đã tạo ra dạng địa hình nhân sinh trên nền bề mặt địa hình tự nhiên. Các dạng địa hình nhân sinh thường có tác dụng hai mặt, hoặc là hạn chế giảm thiểu tác động của tai biến, hoặc là góp phần thúc đẩy nhanh và làm trầm trọng hơn mức độ tai biến thiên nhiên, trong đó có dạng tai biến xói lở – bồi lấp ở vùng đồng bằng và vùng ven biển. Dưới đây, là đặc điểm một số dạng địa hình nhân tạo ở khu vực Quảng Ngãi;

1. Địa hình do các công trình thuỷ lợi


Công trình thuỷ lợi lớn nhất Quảng Ngãi là đập và hồ chứa nước Thạch Nham đã tạo nên những dạng địa hình nhân sinh đặc trưng như đập tràn, hồ chứa nước, các hệ thống kênh mương. Đập tràn Thạch Nham trên sông Trà Khúc được đặt ở vị trí lòng sông thu hẹp trước khi chảy ra đồng bằng. ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường của đập Thạch Nham chính là hệ thống kênh mương được xây dựng tới hầu hết các địa phương của đồng bằng Quảng Ngãi. Trong phạm vi phía tây thị xã Quảng Ngãi, tây Bình Sơn, Sơn Tịnh, các kênh đều được đào sâu trên địa hình gò đồi có độ cao 20 - 30m, tuy nhiên dọc hai bờ kênh này vẫn hình thành các đê cao 2 - 3m do tận dụng đất được đào từ dưới lên. Ngoài chức năng cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, các tuyến kênh mương đã làm thay đổi chế độ nước dưới đất của khu vực, làm thay đổi đáng kể môi trường sinh thái theo hướng tích cực.

2. Hệ thống đê và kè trị thuỷ


Dọc bờ sông Trà Bồng, Trà Khúc đã được xây dựng các hệ thống đê ngăn lũ lụt. Đê của sông Trà Khúc được đắp bắt đầu từ nhà máy đường Quảng Ngãi qua phía nam chân cầu Trà Khúc (thị xã Quảng Ngãi). Đê cao 2,5 - 3m, chiều rộng mặt đê đạt trên 5m, thành phía sông được lát bằng tấm bêtông. Thành phía trong của đê không được gia cố nên có thể sẽ bị xói mòn gây hư hại vào kỳ lũ lớn có nước tràn qua mặt. Đê của sông Trà Khúc không phải được đắp trên phần bãi bồi cao để ngăn nước vào kỳ lũ lớn như đê ở đồng bằng Bắc Bộ, chúng được đắp ngay trên bề mặt bãi bồi thấp ven lòng sông để tận dụng các diện tích xây dựng phía trong đê. Chính việc thu hẹp lòng chảy này sẽ thúc đẩy quá trình xâm thực ngang của sông vào đầu và cuối kỳ mưa lũ khi nước chưa tràn qua mặt đê.

Để chỉnh trị dòng chảy chống xói lở bờ, dọc các sông Trà Khúc, Sông Vệ ngành Thuỷ Lợi đã cho xây đắp nhiều kè mỏ hàn. Các kè này thường có hướng gần vuông góc với bờ sông (tạo góc 92 - 950 so với hướng dòng chảy), chiều dài từ 10 - 20m, độ cao giảm dần từ bờ về phía lòng sông. Sau khi đắp kè, một số bờ đã chuyển từ trạng thái xói lở sang tích tụ. Tuy nhiên không phải tất cả các kè đều có tác dụng tích cực, một số kè đã tạo nên hiện tượng xoáy nước ở phía sau và gây ra xói lở bờ. Ngoài ra, có một số kè trên bờ sông Vệ mặc dù bảo vệ được bờ tại vị trí này lại gây nên xói lở mạnh bờ đối diện bên kia sông.


3. Hệ thống giao thông


Như nhiều tỉnh khác ở miền Trung, hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ngãi có hai hướng chính theo trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây. Do cấu trúc chung của địa hình, Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam thường cắt vuông góc với hướng chảy của các thung lũng sông. Quốc lộ 1A chỉ cao hơn từ 1 - 2m so với bề mặt các đồng bằng phẳng từ thị xã Quảng Ngãi tới Sông Vệ, nước có thể dễ dàng chảy tràn trên diện rộng vào các kỳ lũ lớn, ít gây nên sự biến động về chế độ động lực. Khác với đường bộ, đường sắt Bắc - Nam thường được đắp cao để tránh được mực nước lũ cao nhất. Chính điều đó đã gây nên sự biến động mạnh của dòng chảy vào mùa lũ. Dòng nước lũ bị chặn lại bởi các đê nhân tạo này, chuyển động dọc theo đường tàu và chảy khá mạnh qua các cầu cống, gây ra những xoáy mạnh ở chân các cầu. Đây là nguyên nhân chính gây nên sự hư hại các đoạn đường sắt trong khu vực và còn có thể tạo điều kiện gây nên lũ quét ở phần sau các cầu cống. Ngược lại, hệ thống đường theo trục Đông- Tây, song song với các thung lũng sông Trà Bồng. Trà Khúc, Sông Vệ, có tác dụng như những tuyến đê ngăn lũ, hạn chế nước chảy tràn đồng bằng. Tuy nhiên do độ cao các tuyến đường không đồng bộ, có thể ngăn ra các ô trũng bị ngập úng cục bộ và khó tiêu thoát nước khi có mưa lớn.

4. Các công trình đô thị, các khu dân cư tập trung ven biển


Các thị xã, thị trấn và thị tứ của tỉnh Quảng Ngãi phát triển chưa mạnh nên mức độ biến động địa hình ở đây chưa cao. Tuy nhiên một số công trình mới xây dựng trong vài năm gần đây lại có liên quan đáng kể đối với biến động môi trường. Trước tiên là hai khách có quy mô lớn nhất của thị xã Quảng Ngãi đều được xây dựng bên bờ sông Trà Khúc. Hai khách sạn lớn này đã góp phần thu hẹp thiết diện lòng dẫn, làm cản trở dòng chảy vào mùa lũ lớn.

Các khu tập trung dân cư đông đúc với các công trình xây dựng khá lớn trên các đê cát ven biển và trên bề mặt tích tụ đầm phá cổ ở gần Cửa Luỹ cũng có thể gây nên sự biến động các quá trình động lực phát triển địa hình ở đây. Việc xây dựng quá mức hành lang an toàn cho phép ở ven biển đẫ dẫn tới hậu quả nhiều ngôi nhà bị phá huỷ do trượt đổ ở đới ven bờ, nhất là trong điều kiện nước biển dâng cao kèm theo sóng lớn. Tại hầu hết các khu vực xói lở ven biển có nhiều nhà cửa bị phá huỷ trong những năm vừa qua ở Quảng Ngãi đều nằm trong tình trạng xây cất lấn quá các vành đai an toàn cho phép. Vì vậy cần thiết có những cuộc khảo sát, đánh giá lại tình trạng phát triển các cụm dân cư và các đô thị ở các vùng xung yếu ven sông ven biển Quảng Ngãi và sớm đưa ra các biện pháp bảo vệ.


5. Phát triển khu nuôi thuỷ sản ven biển và khai thác vật liệu xây dựng


Trong những năm qua tốc độ phát triển nghề nuôi thuỷ sản ở Quảng Ngãi nói riêng và các tỉnh ven biển nói chung diễn ra rất nhanh nhờ lợi nhuận kinh tế mang lại cao. Bên cạnh đó là những mặt trái cần phải khắc phục, đó là biến động môi trường ven biển và nạn dịch bệnh tôm cá lây lan. Đặc biệt là vấn đề lấn chiếm hành lang thoát lũ ven biển và thu hẹp các tuyến giao thông thuỷ nội địa, trong đó có các vùng hạ lưu sông ngòi ở Quảng Ngãi. Các vùng nuôi thuỷ sản có ở hầu hết các cửa sông, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất tới thoát lũ là khu vực cửa Lở – cửa Đại. Các sông có vai trò thoát lũ đang bị thu nhỏ, lòng dẫn rất hẹp là sông Phú Nghĩa – Phú Thọ (huyện Tư Nghĩa), sông Mỹ Khê huyện Sơn Tịnh, sông Trà Câu (huyện Đức Phổ).

Việc khai thác cát sỏi ở lòng sông và các cồn cát ven biển diễn ra ở nhiều nơi. Việc khai thác vật liệu tự do thiếu qui hoạch trên sông có thể gây đổi hướng dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ và gây trượt lở bờ sông. Việc khai thác tương tự cũng diễn ra ở các cồn cát ven biển khi tạo ra các vách dốc, cát rất dễ trượt lở do gió và sóng tác động vì vậy cần có các biện pháp chấn chỉnh và qui hoạch lại các vùng khai thác, tránh xa các đô thị và các cụm dân cư đông đúc.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương