Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


a) Quản lý công mới - kinh nghiệm của một số quốc gia



tải về 1.55 Mb.
trang35/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

a) Quản lý công mới - kinh nghiệm của một số quốc gia
(1) Quản lý công mới
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng trong cung ứng dịch vụ công, cần từ thay đổi mới căn bản mô hình quản lý công truyền thống ở đó chính phủ vừa là người quản lý, vừa là người cung ứng sang mô hình quản lý trong đó các chuẩn mực của khu vực công được giữ vững, đồng thời các điểm mạnh của cơ chế thị trường được đưa vào trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị công với các nội dung cơ bản của QLCM là: thu nhỏ bộ máy chính phủ; tăng cường phân cấp; vận dụng quản lý kiểu doanh nghiệp trong điều hành các đơn vị công; khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia cung ứng các dịch vụ công; khắc phục quan liệu, nâng cao tính công khai, minh bạch, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng phục vụ.

  1. Quản lý công mới trong giáo dục và đào tạo

Xây dựng mô hình QL công mới (New Public Management) chính là thực hiện ý tưởng cơ bản:“Giữ vững các chuẩn mực của quản lý công, khai thác áp dụng các điểm mạnh của cơ chế thị trường”.
(i) Các chuẩn mực của quản lý hành chính công :
+ Phân công rành mạch,
+ Thiết lập chế độ cấp bậc rõ ràng,
+ Xây dựng quy định pháp luật và quy chế quyền và trách nhiệm,
+ Xử lý và truyền đạt công việc bằng văn bản,
+ Các vị trí phải có năng lực và chuyên môn được đào tạo,
+ Nhân viên được tuyển dụng theo tiêu chuẩn,
+ Mọi thành viên làm việc theo chức trách với thái độ của chủ nhân.
(ii) Khai thác điểm mạnh của cơ chế thị trường
- Bộ máy, tổ chức gọn nhẹ,
- Trách nhiệm rõ ràng,
- Chủ động và thích ứng nhanh,
- Gắn bó với thực tiễn,
- Dễ liên kết giữa các tổ chức các bộ phận,
- Dễ công khai,
- Nhờ tiêu chí coi trọng khách hàng nên dễ lấy ý kiến phản hồi của công chúng để điều chỉnh.
(iv) Áp dụng vào quản lý giáo dục và đào tạo:
- Phân cấp, giao quyền tự chủ cao hơn cho nhà trường,
- Tinh giản bộ máy hành chính.
- Chấp nhận cạnh tranh vì chất lượng bằng cách:
+ Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ giáo dục (GD),
+ Chính sách ưu tiên khách hàng thu hút người học và nguồn lực.
+ Có hạch toán để gắn chi phí với hiệu quả.
- Tăng cường quản lý giám sát đảm bảo chất lương.
- Minh bạch hoạt động của Nhà trường, của các cơ quan quản lý giáo dục và tăng cường quản lý giám sát bằng pháp luật.
Trong xã hội hiện đại, nước ta cần kiên trì phương châm :
- Bảo đảm sự cam kết quyết tâm về mặt chính sách của Chính phủ đối với phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
- Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào việc phát triển GD&ĐT.
- Sự huy động tổng hợp các nguồn lực từ nhà nước và nhân dân cho sự phát triển GD&ĐT.
- Sự bình đẳng đối với các đối tượng thụ hưởng giáo dục.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương