Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang31/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.5 Xu hướng đổi mới quản lý đối với GDĐH
1.5.1 Quan hệ giữa nhà nước và nhà trường đại học
Lịch sử mối quan hệ giữa nhà nước và trường đại học bao giờ cũng chứa đựng nhiều nhân tố phức tạp. Tuy vậy, những bước phát triển trong mấy thập kỷ gần đây kể từ những năm 50 đã khiến các trường đại học phải đương đầu với những vấn đề trọng đại chưa từng có, những vấn đề đang thách thức cả những khái niệm hết sức cơ bản về trường đại học như quyền tự chủ của nhà trường (institutional autonomy), tự do học thuật (academic freedom) và vai trò của nhà nước trong giáo dục đại học. Nhà nước ngày càng quan tâm chú ý nhiều hơn đến các trường đại học là do tác động của những nhân tố:

  1. Tài chính,

  2. Nhu cầu về giáo dục đại học ngày càng tăng,

  3. Mong muốn liên thông giáo dục đại học với các bậc học khác,

  4. Nhu cầu về lực lượng lao động,

  5. Những thay đổi về cấu trúc nhân khẩu,

  6. Sự thay đổi chính sách về phúc lợi, sự bình đẳng..

Thực ra sự thay đổi của giáo dục đại học từ chỗ “tinh hoa” đến “đại chúng” rồi đến “phổ cập” đã dẫn đến sự liên quan với công chúng và sự can thiệp có tính chất nhà nước. Áp lực tài chính đặt lên vai các chính phủ trong việc cung cấp ngân sách hoạt động cho các trường đại học hình như đã dẫn dắt hệ thống giáo dục đại học đến chỗ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tạo ra những sản phẩm mới, tận dụng những nguồn tài nguyên mới, và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng.
1.5.2 Xu thế tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học
Trong 30 - 40 năm qua quy mô đào tạo ĐH tăng mạnh, GDĐH chuyển từ GD tinh hoa (dưới 15% thanh niên trong độ tuổi nhập học ĐH) sang GD đại chúng (trên 15% thanh niên trong độ tuổi nhập học ĐH), có nước đã vượt quá 50%, tức là đã chuyển từ GDĐH đại chúng sang GDĐH phổ cập. Thực tế đó dẫn đến tổ chức đào tạo ĐH đa dạng, nguồn lực nhà nước khó đáp ứng, ngân sách cấp cho trường ĐH tính trên đầu SV giảm, còn rất ít trường ĐH chỉ dựa vào ngân sách nhà nước. GDĐH đứng trước các thách thức:
- Thách thức về mở rộng quy mô và đa dạng hoá cả về sứ mệnh, chức năng và phương thức đào tạo.
- Áp lực về tài chính cho GDĐH ngày càng tăng tạo ra một trong những nguyên nhân quan trọng của việc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá của GDĐH.
- Thách thức về định hướng thị trường lớn hơn trong khi đó bản chất của GD là nuôi dưỡng và phát triển các giá trị nhân văn.
- Xét về mặt toàn cầu còn phải đối mặt với một thách thức rất lớn là sự bất đối xứng thông tin giữa bên cung và bên cầu còn quá lớn khi phần lớn các nhà đầu tư chuyển quyền quyết định sang sự lựa chọn của khách hàng, đặc biệt là khách hàng ngoài biên giới.
- Thách thức về sự đòi hỏi chất lượng hiệu quả cao hơn trong nền GDĐH đại chúng.
Trước các thách thức đó, một loạt các câu hỏi đặt ra đối với quản lý GDĐH:
+ Ai chịu trách nhiệm đối với ai?
+ Mục tiêu, cơ chế trách nhiệm?
+ Làm thế nào để chịu trách nhiệm, nhất là quy mô tăng, đòi hỏi chất lượng có nhiều điểm mới và áp lực tài chính ngày càng lớn?
Câu trả lời của quản lý kinh tế trước sự toàn cầu hoá là giao quyền tự chủ đi đôi với tăng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp (các cơ sở sản xuất kinh doanh). Nhiều nước cũng sớm nhận ra rằng câu trả lời của giáo dục trước toàn cầu hoá là giao quyền tự chủ và đòi hỏi tăng trách nhiệm xã hội cho các trường ĐH.
Trước bối cảnh và các thách thức, quản lý giáo dục GDĐH buộc phải chuyển sang cơ chế giao quyền tự chủ (autonomy) và tăng trách nhiệm giải trình (accountability) cho các trường ĐH. Mô hình quản lý công mới (new public management) đã được nhiều nước áp dụng.
1.5.3 Tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương