Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


b) Khách thể của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo



tải về 1.55 Mb.
trang27/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

b) Khách thể của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là hệ thống giáo dục quốc dân, là mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội.
1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về GD ĐT
a) Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, về tổng thể đó là việc bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động giáo dục và đào tạo, để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội và hoàn thiện, phát triển nhân cách của công dân. Luật Giáo dục đã quy định mục tiêu và Điều lệ các Nhà trường đã cụ thể hóa các mục tiêu đó cho từng cấp học, ngành học và các phương thức giáo dục và đào tạo.
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
b) Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Luật Giáo dục quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác;
(3) Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ:
(4) Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
(5) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
(6) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
(7) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
(8) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
(9) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
(10) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
(11) Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
(12) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục có thể tóm lại thành 5 nhóm nội dung chủ yếu:
- Hoạch định chính sách cho giáo dục – đào tạo. Ban hành các văn bản pháp quy cho các hoạt động giáo dục – đào tạo.
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ.
- Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Đảm bảo chất lượng giáo dục, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật.
- Hợp tác quốc tế về GD ĐT.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương