Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Chuyên đề 3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC



tải về 1.55 Mb.
trang25/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

Chuyên đề 3
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDĐT
1.1 Bản chất của quản lý nhà nước về GDĐT
1.1.1 Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo
Quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục đào tạo (trong đó có giáo dục đại học) là một lĩnh vực quản lý đặc biệt gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước. QLNN gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nước – một loại quyền lực đặc biệt, được thể chế quy định, khác với các loại quyền lực khác.
Theo nghĩa rộng, Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực mang tính pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thực tiễn, cũng có khi hiểu quản lý nhà nước không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà nước, mà đó là hoạt động thực thi quyền hành pháp được gọi chung là hành chính nhà nước. Đó chính là những hoạt động nhằm làm cho pháp luật đã được ban hành có hiệu lực (được thực thi). Hoạt động này được thực hiện thông qua bộ máy hành chính nhà nước.
QLNN là một phạm trù rộng. đó là việc sử dụng quyền lực nhà nước một cách toàn diện, bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi vấn đề của xã hội.
Quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) có phạm vi hẹp hơn, là hoạt động quản lý nhà nước nhưng gắn liền với việc sử dụng một loại quyền lực – quyền hành pháp. QLHCNN là QLNN của các cơ quan thực thi quyền hành pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.
Giáo dục đào tạo (GDĐT) là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của một quốc gia.
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới bao giờ cũng phải quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo và QLNN về GDĐT.
Thông qua quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo để thực hiện các chủ trương chính sách GDĐT, pháp luật về GDĐT, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học (GDĐH) là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GDDH do các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu GDĐH của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về GD ĐH nhằm bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động GD ĐH, để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội và hoàn thiện, phát triển nhân cách của công dân. Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, đã quy định mục tiêu giáo dục và Điều lệ các trường ĐH, CĐ đã cụ thể hóa các mục tiêu đó cho từng cấp học, ngành học và các phương thức giáo dục và đào tạo.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương