Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Bản chất của quản lý nhà nước về GD ĐT



tải về 1.55 Mb.
trang26/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.1.2 Bản chất của quản lý nhà nước về GD ĐT
Bản chất của quản lý nhà nước QLNN về GDĐT là sự bảo đảm cam kết về chính sách vầ thực hiện chính sách phát triển GDĐT, cụ thể :
+ Bảo đảm cam kết của chính phủ các cấp về phát triển chất lượng GDĐT.
+ Huy động sự tham gia của các lực lượng trong xã hội nhàm phát triển GDĐT.
+ Huy động tổng hợp các nguồn lực từ nhà nước và nhân dân để phát triển GDĐT.
+ Tạo sự bình đẳng đối với các đối tượng thụ hưởng GDĐT.
Ngày nay, khi các hệ thống giáo dục đã khác trước rất nhiều, trở nên phức hợp, với sự tham gia của nhiều chủ thể, thì làm thế nào để QLNN về giáo dục đạt được các kết quả mong muốn về quy mô, chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội trong phát triển giáo dục là một câu hỏi mở, vẫn đang trên đường tìm câu trả lời. Bản thân QLNN về giáo dục cũng trở thành một hệ thống lớn, bao gồm các hệ thống con là QLNN trong từng phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân như QLNN về giáo dục mầm non, QLNN về giáo dục nghề nghiệp, QLNN về giáo dục thường xuyên v.v…
QLNN về GDĐH là một thành phần của QLNN về giáo dục, có nhiệm vụ là chỉ huy, điều hành việc tổ chức và hoạt động của GDĐH trong mối quan hệ tương thích với một bên là các bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân và một bên là thị trường lao động, nơi tiếp nhận các sinh viên ra trường. Trong các thang bậc tạo nên hệ thống giáo dục quốc dân thì GDĐH được coi là thang bậc quan trọng nhất trên nhiều phương diện.
Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (trong đó có GD ĐH) nổi lên ba thành tố chính, đó là : chủ thể của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; khách thể và đối tượng của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; và mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo:
a) Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là các cơ quan quyền lực nhà nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), tuy nhiên chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo từ trung ương đến cơ sở , được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại điều 100 về Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo:
i) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương và cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục, đào tạo và việc thực hiện ngân sách giáo dục đào tạo.
ii) Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo.
iii) Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo theo thẩm quyền.
iv) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo tại địa phương.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương