Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang32/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

a) Tính tự chủ
Nguyên tắc về tự chủ đại học có thể được hiểu là mức độ độc lập cần thiết đối với sự can thiệp bên ngoài mà trường đại học cần có trong tổ chức và quản trị nội bộ, trong phân bổ nội bộ các nguồn lực tài chính và huy động thu nhập từ các nguồn ngoài ngân sách, trong tuyển dụng giảng viên, quy định các điều kiện học tập và cuối cùng, trong việc tự do giảng dạy và nghiên cứu. Nguyên tắc về tự do học thuật có thể được hiểu là quyền tự do của các thành viên trong cộng đồng học thuật, nghĩa là học giả, giảng viên và sinh viên, trong việc theo đuổi các hoạt động học thuật trong khuôn khổ về quy tắc đạo đức, chuẩn mực quốc tế và không có áp lực bên ngoài, do cộng đồng đó quy định.
Từ những quan niệm trên về tự chủ đại học và tự do học thuật, UNESCO đã thông qua Bản khuyến nghị (11/1997) bao gồm các khía cạnh : “Tự chủ là mức độ tự quản mà cơ sở giáo dục đại học cần có để ra quyết định hữu hiệu về công tác chuyên môn, các chuẩn mực, nhiệm vụ quản lý và các hoạt động liên quan, nhất quán với các hệ thống giải trình công, đặc biệt là giải trình về ngân sách nhà nước, về sự tôn trọng quyền tự do học thuật và quyền con người. Tuy nhiên, bản chất về quyền tự chủ nhà trường có thể thay đổi tùy theo loại hình nhà trường”. Quan niệm về tự do học thuật cũng được UNESCO làm rõ, “quyền tự do giảng dạy và tranh luận không bị ràng buộc bởi bất kì chủ thuyết nào, quyền tự do nghiên cứu, truyền bá và công bố kết quả, quyền tự do bày tỏ chính kiến về nhà trường hoặc hệ thống nơi làm việc, quyền tự do không chịu sự kiểm duyệt của nhà trường, và quyền tự do tham gia các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan đại diện về học thuật”. Hai khái niệm vẫn có mối quan hệ gắn bó với nhau, có thể nhận thấy tự do học thuật đã trở thành một vấn đề trong nội dung trong tự chủ đại học.
Mặc dù quan niệm của UNESCO đã được chính phủ các quốc gia trên thế giới công nhận, nhưng trên thực tế mức độ tự chủ của các trường đại học ở mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới vẫn còn có sự khác nhau. Theo cuộc khảo sát về tự chủ đại học của OECD vào năm 2003 đã cho thấy rõ sự đa dạng này. Cuộc khảo sát các quốc gia thuộc khối OECD với các tiêu chí như: sở hữu trường và thiết bị, vay vốn, chi ngân sách để thực hiện mục tiêu, xác định nội dung chương trình, tuyển và sa thải giảng viên, xác định lương, quyết định quy mô nhập học, quyết định mức học phí đã cho thấy các trường đại học ở các nước OECD châu Âu có mức độ tự chủ nhiều hơn, còn các trường đại học của các nước OECD châu Á ít có quyền tự chủ.
Tuyên bố Lisbon (2007) của Hiệp hội đại học châu Âu (EUA) đã thống nhất bốn nội dung cốt lõi của tự chủ đại học, đó là: tự chủ tài chính, tự chủ tổ chức và tự chủ nhân sự, tự chủ học thuật Theo T. Estermann & T. Nokkala (2009), tự chủ đai học là việc các trường đại học được quyền quyết định các vấn đề tương ứng với bốn nội dung cốt lõi trên :
- Quyết định về cơ cấu tổ chức và quản trị nhà trường, cụ thể là quyền thiết lập cơ cấu tổ chức và các cơ quan quản trị, lãnh đạo nhà trường và trách nhiệm giải trình giữa các cấp và của các cấp trong nhà trường;
- Quyết định về các vấn đề tài chính của nhà trường, cụ thể là các phương thức khác nhau trong huy động và phân bổ vốn, quyền quy định mức học phí, khoản tiền tích lũy, vay và kêu gọi đóng góp tiền từ những nguồn lực khác, quyền sở hữu đất đai và các tài sản khác, và các thủ túc báo cáo như những công cụ thực hiện trách nhiệm giải trình;
- Quyết định các vấn đề nhân sự, cụ thể là quyền tuyển dụng giảng viên, trách nhiệm về vấn đề tiền lương và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, vị thế của viên chức;
- Quyết định các vấn đề về học thuật, cụ thể là quyền xác định chân dung nhà trường, việc đưa vào hoặc bãi bỏ chương trình đào tạo, vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng của các chương trình, văn bằng và mức độ kiểm soát trong tuyển sinh.

b) Trách nhiệm giải trình (Accountability)
Trách nhiệm giải trình là một khái niệm được đưa ra song hành với tự chủ đại học. Tự chủ và trách nhiệm giải trình giống như hai mặt của một đồng xu. Tự chủ và trách nhiệm giải trình có mối quan hệ chặt chẽ và tỉ lệ thuận, trao quyền tự chủ nhiều hơn thì trách nhiệm giải trình sẽ cao hơn. Theo Salmi (2008), trách nhiệm giải trình chỉ có ý nghĩa trong phạm vi các tổ chức giáo dục đại học thực sự được trao quyền quyết định về các hoạt động của nhà trường trong một cách thức tự chủ và chịu trách nhiệm nhất định.
Trách nhiệm giải trình (accountability) là một khái niệm trong đạo đức học và khoa học về quản trị, với nhiều ý nghĩa. Thuật ngữ này thường được dùng với cùng ý nghĩa như những thuật ngữ trách nhiệm (responsibility), khả năng biện minh (answerability), nghĩa vụ pháp lý (liability), thể hiện những mong đợi về khả năng chịu trách nhiệm. Thuật ngữ “trách nhiệm giải trình” (accountability), được sử dụng phổ biến trong giáo dục đại học ngày này, bao gồm một dãy phổ về các vấn đề chính sách, không phải là tất cả những chính sách đó liên quan tới kết quả đầu ra của sinh viên. Theo Từ điển Tiếng Anh Oxford, trách nhiệm giải trình được dùng hoặc mong đợi để biện minh cho hành động hoặc quyết định và để đưa ra một sự giải thích và ghi nhận một cách thỏa đáng. Theo Phạm Thị Ly [24] thì trách nhiệm giải trình là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà chúng ta đưa ra trong việc lãnh đạo, quản lý, và thực hiện công việc; gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích, biện minh cho mọi hậu quả của những việc chúng ta làm. Khả năng giải trình trách nhiệm được hiểu như năng lực thực hiện nghĩa vụ thông tin đầy đủ, năng lực biện minh cho hành động của mình trong quá khứ hoặc tương lai, và chịu đựng sự trừng phạt nếu như hành động ấy vi phạm các quy tắc đạo đức và pháp lý.
Trách nhiệm giải trình được Berdahl (2010) được hiểu như là sự cần thiết để chứng minh những hành động có trách nhiệm của nhà trường nhưng chắc chắn cần phải xác định hai vấn đề: ai là ngưởi chịu trách nhiệm trực tiếp và ai là những bên liên quan từ bên ngoài và cũng có trách nhiệm với những hành động đó . Từ hai phương diện đó hiểu về trách nhiệm giải trình như sau là:
- Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm giải trình với các cơ quan quản lý cấp trên về việc tuân theo các quy định, chỉ thị của nhà nước;
- Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm giải trình với các cơ quan quản lý cấp trên và với xã hội về kết quả đầu ra trong hoạt động giáo dục và đào tạo của mình;
- Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm giải trình với các tổ chức nghề nghiệp của mình về việc tuân theo các chính sách và chuẩn nghề nghiệp.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương