Số: 2056/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc


Cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật.Mã số :214126



tải về 8.22 Mb.
trang29/67
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích8.22 Mb.
#14661
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   67

35 Cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật.Mã số :214126


a) Trình tự thực hiện:

Người bị thương xuất trình giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau:

-Trường hợp bị thương quy định tại khoản 4, khoản 5, Điều 11 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).

- Trường hợp bị thương quy định tại khoản 6, Điều 11 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP phải có xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp:

+ Bộ đội biên phòng do đồn trưởng biên phòng cấp.

+ Công an do trưởng công an cấp.

+ Quân nhân do Chỉ huy trưởng quân sự huyện cấp.

+ Các trường hợp khác do Chủ tịch UBND cấp huyện. cấp.

Cơ quan quản lý người bị thương căn cứ vào điều kiện tiêu chuẩn để xác nhận chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B (quy định tại Điều 11, Nghị định số54/2006/NĐ-CP).

b) Cách thức thực hiện: Người dân liên hệ với UBND cấp xã để được hướng dẫn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau: biên bản xảy ra sự việc; giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; bị thương trong trường hợp dũng cảm đấu trang chống tội phạm thì có bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử)



- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp:UBND cấp xã.

h) Lệ phí : Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính :

1. Chiến đấu, tiêu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích.

Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi địch bắn phá.

2. Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn tù đày không chịu khuất phục; kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục.

3. Được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh.

4. Hành động dũng cảm đấu tranh chống lại các loại tội phạm hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có mức án phạt tù từ 5 năm tù giam trở lên.

5. Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng- an ninh; dũng cảm cứu người, dũng cảm cứu tài sản của nhà nước và nhân dân có giá tài sản từ 500 triệu đồng trở lên, nếu như không dũng cảm, kịp thời thì thiệt hại sẽ xảy ra.

6. Bị tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng- an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ ở vùng rừng núi, hải đảo và nước ngoài.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Nghị định số54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ.“Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”.

- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động TB&XH Hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.



36. Giải quyết trợ cấp hàng tháng hoặc một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng.


a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người có công giúp đỡ cách mạng làm bản khai kèm bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào các giấy tờ quy định trên để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Người dân liên hệ với UBND cấp xã để được hướng dẫn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

- Bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1).

- Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến.

- Khen thưởng cấp huyện.



- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện xác nhận đối tượng người có công giúp đỡ cách mạng

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính : Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Nghị định số54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ.“Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”.

- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động TB&XH Hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.


Mẫu đơn, tờ khai đính kèm:

Mẫu số 10 - CC1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày..... tháng..... năm 200...


BẢN KHAI CÁ NHÂN
Họ và tên........................………..............………..... Năm sinh:................................

Nguyên quán:..............................................................................................................

Trú quán:.....................................................................................................................

Đã được Nhà nước tặng:

- Bằng “Có công với nước” theo Quyết định số:.......... ngày..... tháng...... năm…….của Chủ tịch nước.

- Huân chương kháng chiến hạng:.................. theo Quyết định số:.................... ngày........ tháng...............năm...........

- Huy chương kháng chiến hạng:............................ theo Quyết định số:............................ ngày............tháng...............năm...........

Các chế độ chính sách đã hưởng:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

- Kháng chiến



Chứng nhận của UBND xã (phường).......

Chứng nhận nội dung kê khai trên và chữ ký của ông (bà):..................... là đúng sự thật.


Ngày..... tháng..... năm.....

(Ký tên, đóng dấu)


Người khai

(ký, ghi rõ họ tên)



37 Giải quyết mai táng phí cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đảng, đoàn thể, các đối tượng chính sách khi từ trần. Mã số hồ sơ:214132

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thân nhân của người từ trần làm bản khai (mẫu số 01) kèm theo xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng hưởng BHXH và đối tượng chính sách và bản sao giấy chứng tử gửi UBND cấp xã.

- Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra và vào xác nhận vào bản khai và chuyển hồ sơ về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra đối tượng nếu đủ điều kiện làm văn bản kèm hồ sơ gửi UBND cấp huyện xem xét quyết định trợ cấp mai táng phí.



b) Cách thức thực hiện: Cá nhân đến liên hệ với UBND cấp xã để được hướng dẫn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đề nghị trợ cấp mai táng phí (Mẫu số 1)

- Bản sao giấy chứng tử.

- Xác nhận của cơ quan quản lý người từ trần.



- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH, UBND cấp xã.

- Cơ quan phối hợp : UBND cấp xã, cơ quan quản lý người từ trần.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai đề nghị trợ cấp mai táng phí (Mẫu số 1)



k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính : Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị quyết số 19/2009/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước.

- Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh Bình Phước Ban hành quy định về hỗ trợ mai táng phí đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, Đảng, đoàn thể, cán bộ hưu trí, mất sức và đối tượng chính sách khi từ trần.

38.Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia kháng chiến chống Mỹ theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Mã số hố sơ:214152

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người tham gia kháng chiến lập đơn xin hưởng theo mẫu. Đối với trường hợp không còn giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến, thì lập bản khai (Mẫu số 2), xác nhận của 02 người cùng tham gia công tác chung trong kháng chiến chống Mỹ (mẫu số 4) và biên bản xét đề nghị hưởng BHYT theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận đơn xin hưởng. Đối với trường hợp không còn giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến, thì căn cứ vào quá trình tham gia công tác của 02 người đồng đội cũ xác nhận, UBND xã tổ chức họp xét lập văn bản đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của từng người và chuyển về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra đối tượng thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế, tham mưu cho UBND cấp huyện lập văn bản và danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cùng toàn bộ hồ sơ chuyển Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Người dân liên hệ với UBND cấp xã để được hướng dẫn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến:

- Đơn xin được cấp thẻ BHYT (Mẫu số 1)

- Bản sao một trong những giấy tờ sau: Quyết định hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc, trợ cấp 1 lần; quyết định hưởng chế độ BHYT theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg hoặc giấy tờ có liên quan khác

- Công văn đề nghị đối tượng hưởng BHYT theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg (Mẫu số 7B)

Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến:

- Bản khai (Mẫu số 2).

- Giấy xác nhận của 02 người cùng chung công tác (Mẫu số 4)

- Biên bản xét đề nghị hưởng BHYT (mẫu số 3)

- Công văn đề nghị đối tượng hưởng BHYT theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg (Mẫu số 7B)

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH, UBND cấp xã.

- Cơ quan phối hợp : Cơ quan Quân sự huyện-xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn đề nghị, danh sách.

h) Lệ phí : Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin hưởng (Mẫu số 1)

- Bản khai (Mẫu số 2).

- Giấy xác nhận của 02 người cùng chung công tác (Mẫu số 4)

- Biên bản xét đề nghị hưởng BHYT (mẫu số 3)

- Công văn đề nghị đối tượng hưởng BHYT theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg (Mẫu số 7B)



k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính :

Đối tượng được hưởng thẻ BHYT theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg là những người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không thuộc diện hưởng BHYT bắt buộc hoặc chưa được cấp thẻ BHYT bao gồm: Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức, TNXP tham gia kháng chiến chống Mỹ từ ngày 30/4/1975 trở về trước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và các đối tượng đã hưởng trợ cấp 1 lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gi akha1ng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 Về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.



39. Giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Mã số hố sơ:214246

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì gia đình, cá nhân phải làm đủ hồ sơ theo quy định gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; trường hợp xét thấy đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã (nếu có) về trích yếu lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Uỷ ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng theo quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp đối tượng không đủ tiêu chuẩn theo quy định, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo cho đối tượng biết; trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thẩm tra và thành lập Hội đồng xét duyệt, thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch UBND) làm Chủ tịch Hội đồng; cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm Uỷ viên thường trực; cán bộ Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và đại diện một số đoàn thể làm uỷ viên.

- Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

b) Cách thức thực hiện:

Liên hệ trực tiếp tại UBND các xã để được hướng dẫn giải quyết



c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội (mẫu số 1); kèm theo bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.

+ Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi (mẫu số 01b)

+ Bản chụp giấy khai sinh (đem theo bản chính để đối chiếu);

+ Biên bản về việc phát hiện trường hợp trẻ em bị bỏ rơi (đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi);

+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (mẫu số 2);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày trong đó:

- Cấp xã: Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm định niêm yết hồ sơ trong thời hạn 13 ngày sau đó tổng hợp và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

- Cấp huyện: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do UBND xã, thị trấn gửi, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện :

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND xã.

- Cơ quan phối hợp :

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

h) Lệ phí : Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội (mẫu số 1); kèm theo bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.

2- Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi (mẫu số 3)

3- Biên bản về việc phát hiện trường hợp trẻ em bị bỏ rơi (đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi);

4- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (mẫu số 4);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính :

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất người nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định số13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC thi hành một số điều của Nghị định số67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Mẫu số 1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày…….tháng……năm……..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI
Kính gửi:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ( phường, thị trấn)………………..

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.(quận, thị xã, thành phố)……..

- Tỉnh, thành phố……………………


Tôi tên là:………………………………Nam, nữ ; Sinh ngày….tháng…..năm …….

Quê quán:……………………………………………………………………………

Hiện có hộ khẩu thường trú tại………………… xã (phường, thị trấn)…………….

huyện (quận , thị xã, TP)……………tỉnh (thành phố)..…………………………….

Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng…………………………………..

………………………………………………………………………………………

Vậy tôi làm đơn này đề nghị…………………………………………………

………………………………………………………………………………………

…………, ngày…..tháng…….năm……… Người viết đơn

Xác nhận của trưởng thôn (Ký, ghi rõ họ tên)

xác nhận trường hợp ông (bà)………………..

nêu trên là đúng, đề nghị UBND xã, huyện

xem xét cho…………………………………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

…………, ngày…..tháng…….năm………



Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã

UBND xã………………………….

Căn cứ hồ sơ và kết quả niên yết công khai tại trụ Sở

UBND xã và thông báo trên các phương tiện thông tin

của xã từ ngày.....tháng…..năm……đến ngày…..tháng…..năm……

đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện. xem xét, quyết định.

Chủ tịch UBND xã

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 3

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........................ngày tháng năm 20
ĐƠN NHẬN NUÔI TRẺ EM MỒ CÔI, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI


Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)...........................................

- Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố).........................

Tỉnh, thành phố.....................................................................

Tên tôi là: ................................................................... Nam, nữ..........................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại ..........................................................................

Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP).....................

Tỉnh.....................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số...........................do CA.......................................

cấp ngày .............tháng ....... năm..........

xin đề nghị UBND xã .........................................UBND huyện..........................

cho phép tôi được nhận nuôi cháu: .....................................................................

hiện ở: ..............................................sinh ngày.........tháng ......năm 20.... là trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ (hoặc bị bỏ rơi).

Tôi xin cam đoan sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc cháu và đảm bảo cho cháu được thực hiện quyền của trẻ em.

Ý kiến của người giám hộ và trẻ em được nhận nuôi Người viết đơn

(trường hợp trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên) (Ký, ghi rõ họ tên)

.....................................................................................

.....................................................................................

....................................................................................

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ý kiến chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp xã

UBND xã: ................đồng ý để ông, bà : .......................nhận nuôi cháu.....................theo đơn đề nghị trên.



Chủ tịch UBND xã

(Ký, ghi rõ họ tên)


Xác nhận của Trưởng thôn,

xác nhận trường hợp ..................... hiện cư trú tại thôn.............................



Trưởng thôn

(Ký, ghi rõ họ tên)





Mẫu số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI

Hôm nay, vào hồi .........giờ..........ngày ............tháng...........năm 20..

tại .......................................................................................................................

Chúng tôi, gồm:

1. Ông (bà).............................................Chủ tịch UBND cấp xã

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội

2. Ông (bà) .......................... Công chức cấp xã phụ trách công tác LĐTBXH, thường trực Hội đồng;

4. Ông (bà).............................Trưởng trạm y tế cấp xã – Thành viên;

5. Ông (bà).............................Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành viên;

6. Ông (bà) ........................... Chủ tịch Hội LH Phụ nữ VN - Thành viên;

7. Ông (bà) .......................... Chủ tịch Đoàn TNCSHCM - Thành viên;

8. Ông (bà) .......................... Chủ tịch Hội Người cao tuổi - Thành viên.

đã họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội) để xem xét những nội dung sau:

1. ...............................................................................................................

2. ...............................................................................................................

Hội nghị đã thống nhất một số kết luận sau:

a) Các trường hợp đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội):

1. ...............................................................................................................

2. ...............................................................................................................

b) Các trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội):

1. ...............................................................................................................

Lý do:........................................................................................................

2. ...............................................................................................................

Lý do:........................................................................................................

Hội nghị nhất trí đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Hội nghị kết thúc hồi .........giờ......ngày........tháng......năm 20.....

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND huyện 02 bản (qua Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội) và lưu tại xã 02 bản.

Thư ký Hội đồng Chủ tịch Hội đồng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
40. Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình cá nhân nhận nuôi dưỡng. Mã số hố sơ:214257

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gia đình, cá nhân phải làm đủ hồ sơ theo quy định gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; trường hợp xét thấy đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã (nếu có) về trích yếu lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Uỷ ban nhân dân cấp xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng theo quy định gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

+ Trường hợp đối tượng không đủ tiêu chuẩn theo quy định, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo cho đối tượng biết; trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải thẩm tra và thành lập Hội đồng xét duyệt, thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch UBND) làm Chủ tịch Hội đồng, cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm Uỷ viên thường trực, cán bộ Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và đại diện một số đoàn thể làm uỷ viên.

- Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

b) Cách thức thực hiện: Liên hệ trực tiếp tại UBND các xã để được hướng dẫn giải quyết

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội (mẫu số 1); kèm theo bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.

+ Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi (mẫu số 01b)

+ Bản chụp giấy khai sinh (đem theo bản chính để đối chiếu);

+ Biên bản về việc phát hiện trường hợp trẻ em bị bỏ rơi (đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi);

+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (mẫu số 2);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày trong đó:

- Cấp xã: Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm định niêm yết hồ sơ trong thời hạn 13 ngày sau đó tổng hợp và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để xem xét, giải quyết.

- Cấp huyện: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do UBND xã, thị trấn gửi, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

h) Lệ phí : Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội (mẫu số 1); kèm theo bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.

- Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi (mẫu số 3)

- Biên bản về việc phát hiện trường hợp trẻ em bị bỏ rơi (đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi);

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (mẫu số 4);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện hành chính :

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất người nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định số13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC thi hành một số điều của Nghị định số67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.



Mẫu đơn, tờ khai : Giống Thủ tục số 40

41. Thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi. Mã số hố sơ:214261

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai thông tin (Mẫu số 01) kèm bản sao sổ hộ khẩu và bản sao chứng minh nhân dân (nếu có) gửi UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú;

- Bước 2: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Tờ khai thông tin của người cao tuổi, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ của người cao tuổi và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở UBND cấp xã, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong địa bàn xã. Thời gian niêm yết là 3 ngày làm việc, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thị Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Chủ tịch UBND cấp xã văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết;

Trường hợp có khiếu nại tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân.

- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động-TB&XH có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời;

- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động – TB&XH trình, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi;

- Bước 5: Phòng Lao động TB&XH tiếp nhận Quyết định từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thực hiện chi trả chế độ.

b) Cách thức thực hiện:

Liên hệ trực tiếp tại UBND các xã để được hướng dẫn giải quyết



c) Thành phần số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Tờ khai thông tin của người cao tuổi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Mẫu số 01);

- Bản sao sổ hộ khẩu; bản sao giấy chứng minh nhân dân (nếu có);

- Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (Mẫu số 04)



* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Cấp xã: 10 ngày làm việc trong đó: .

- Cấp huyện: 10 ngày làm việc trong đó: .

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai thông tin của người cao tuổi (Mẫu số 01);

- Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (Mẫu số 04);

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện hành chính:

- Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

- Người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009.

+ Nghị định số06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

+ Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 05 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định hồ sơ, thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

Mẫu đơn, tờ khai đính kèm:



MẪU SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TỜ KHAI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Phần I

CÁ NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI VÀ GIA ĐÌNH
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ............................................................................................

2. Sinh ngày: …..tháng … …..năm………….…3. Giới tính:...........................................

4. Nơi đăng ký thường trú hiện nay:...................................................................................

5. Nơi sinh:...........................................................................................................................

6. Dân tộc:............................................................................................................................

7. Đang hưởng chế độ nào sau đây:




Loại hình

Mức/tháng (1000đ)

7.1. Đang hưởng lương hưu hàng tháng

 

7.2. Trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

 

7.3. Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng

 

7.4. Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng

 

7.5. Các khoản trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác

 

8. Thuộc hộ gia đình nghèo hay không nghèo:........................................................

9. Quá trình hoạt động của bản thân:


Từ tháng/năm đến tháng/năm

Làm gì

Ở đâu

 

 

 

 

 

 

 

 

 




























10. Họ và tên vợ hoặc chồng và người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Ghi rõ họ và tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp, sức khoẻ, điều kiện kinh tế của từng người):

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

11. Các loại giấy tờ kèm theo tờ khai này (nếu có, ghi cụ thể):

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai man tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.


 

Ngày … tháng … năm 20………

(Người khai ký, ghi rõ họ tên)




Phần II

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI CẤP XÃ

 

Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã/phường thị trấn:....................................... đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của ........................................................ và họp ngày … ….tháng …… năm …….. thống nhất kết luận về thông tin của Ông (bà) khai như sau:



1. Về kê khai thông tin của người cao tuổi: (đầy đủ, chính xác, còn thiếu, giấy tờ bổ sung):

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

2. Kết luận: ông (bà) …………………………………….. thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi là người:..................................................................

..............................................................................................................................................

  

Xác nhận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã

Ngày …… tháng … năm 20

Xác nhận của
Chủ tịch UBND xã, phường, TT



 .

MẪU SỐ 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI
Hôm nay, vào hồi...........giờ........ngày..........tháng..........năm 20..........

Chúng tôi, gồm:

1. Ông   (bà)...........................................: Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội;

2. Ông (bà)..............................................: Cán bộ LĐTBXH, thường trực hội đồng;

3. Ông (bà)..............................................: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, Thành viên;

4. Ông (bà)...............................................: Đại diện.................................  Thành viên;

5. Ông (bà)...............................................: Đại diện.................................  Thành viên;

6. Ông (bà)...............................................: Đại diện.................................  Thành viên;

Đã họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội) để xem xét những nội dung sau:

1.  .........................................................................................................................................

2.  .........................................................................................................................................

3.  .........................................................................................................................................

Hội nghị đã thống nhất một số kết luận sau:

a) Các trường hợp đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp  thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội)

1. ..........................................................................................................................................

2. ..........................................................................................................................................

3. ..........................................................................................................................................

4. ..........................................................................................................................................

b) Các trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội. Cơ sở bảo trợ xã hội ):

1. ..........................................................................................................................................

Lý do: ..................................................................................................................................

2. ........................................................................................................................................

Lý  do: .................................................................................................................................

3. ......................................................................................................................................

Lý  do: .................................................................................................................................

4. .........................................................................................................................................

Lý  do: .................................................................................................................................

Hội nghị nhất trí đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Hội  nghị kết thúc hồi.............giờ.........ngày.......tháng........năm 20......

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND cấp huyện. 02 bản (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) và lưu tại xã 02 bản.

 Thư ký Hội đồng

(Ký, ghi rõ họ tên)



Chủ tịch hội đồng

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)




42. Điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi. Mã số hố sơ:214263

a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Khi người cao tuổi có thay đổi về hoàn cảnh dẫn đến thay đổi mức trợ cấp hàng tháng, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký văn bản đề nghị thay đổi mức trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi gửi Phòng Lao động TB&XH xem xét, giải quyết;



+ Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của UBND cấp xã, Phòng Lao động TB&XH có trách nhiệm thẩm tra, xác minh, trình Chủ tịch UBND cấp huyện Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời;

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động – TB&XH trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi;



+ Bước 4: Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận quyết định từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thực hiện chi trả chế độ.

b) Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thay đổi mức trợ cấp hàng tháng kèm theo sổ hộ nghèo.

+ Biên bản xác minh của Phòng Lao động – TB&XH;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc trong đó:

- Cấp xã: 10 ngày làm việc trong đó: .

- Cấp huyện: 10 ngày làm việc trong đó: .

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:cá nhân, tổ chức.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH.

- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện hành chính:

Người từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Người cao tuổi;

+ Nghị định số06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

+ Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 05 năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về quy định hồ sơ, thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

43. Thừa hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Mã số hồ sơ:214265

a) Trình tự thực hiện:

Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị chết thực hiện theo quy định tại hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trường hợp không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thực hiện như sau:

+ Bước 1: Định kỳ hàng tháng Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm rà soát danh sách người cao tuổi đang nhận trợ cấp và nếu có trường hợp không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì xác minh, thẩm tra, kết luận, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký văn bản đề nghị thôi hưởng trợ cấp hàng tháng gửi đến Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời;

+ Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi;

+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi;

+ Bước 4: Phòng Lao động TB&XH gửi Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng về UBND cấp xã và gửi cho người được hưởng trợ cấp.

b) Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm: Văn bản đề nghị thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc trong đó:

- Cấp xã: 10 ngày làm việc trong đó: .

- Cấp huyện: 10 ngày làm việc trong đó: .

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Người cao tuổi;

+ Nghị định số06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

+ Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 05 năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về quy định hồ sơ, thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 


Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 8.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương