Quản trị marketing Biên tập bởi: Đại Học Đà Nẵng Các tác giả



tải về 3.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang24/252
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2023
Kích3.74 Mb.
#55608
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   252
Quản trị marketing

Trường phái văn hóa: Trường phái này nhất mạnh tầm quan trọng của văn hóa trong
việc duy trì chiến lược. Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức xuất hiện vào những năm 80 khi
các công ty Nhật Bản đã giành được những thành công lớn trong cuộc đối đầu với công
ty của Mỹ . Viện hàn lâm Scandinavian và các nhà chuyên môn đã rất quan tâm nghiên
cứu về quan điểm này. Ngày nay người ta vẫn còn đề cao văn hoá của tổ chức, đặc biệt
trong lĩnh vực marketing, tạo ra một nền văn hoá tổ chức định hướng theo thị trường.
Trường phái môi trường: Xuất hiện vào cuối những năm 70, cho rằng tính chất của
các tổ chức là bị động và việc hình thành chiến lược chủ yếu nhằm đáp ứng các điều
kiện bên ngoài hơn là các tiến trình bên trong tổ chức. Mintzberg cho rằng việc quan
tâm đến trường phái này thật sự không có ý nghĩa.
Nhóm 3: Trường phái cấu trúc
38/353


Trường phái này đã kết hợp 9 quan điểm trên thành một thể duy nhất. Sự hình thành
chiến lược được xem như là một giai đoạn của tiến trình trong đó các loại cấu trúc và
hình thức của tổ chức được gắn kết với từng môi trường cụ thể và có tiến trình hình
thành chiến lược cụ thể. Không hề ngạc nhiên khi Mintzberd đã rất tán thành quan điểm
này và cho rằng trường phái này sẽ còn tiếp tục phát triển.
Phân tích của Mintzberf về 10 trường phái trên đã cung cấp cơ sở lý luận để làm rõ các
quan điểm khác nhau về tiến trình hoạch định chiến lược của các nhà hoạch định chiến
lược, các nhà quản lý, các nhà tư vấn, các viện nghiên cứu và các chuyên gia. Không
có cách thức nào là duy nhất đúng để hoạch định. Một quá trình hoạch định tốt cần phải
thống nhất và thích hợp đối với từng tình hình kinh doanh cụ thể.
Những sự phê bình đối với hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược, đặc biệt là trường phái hoạch định trong những năm 70, là một
quá trình hoạch định từ trên xuống, được kiểm soát bởi những nhà lập kế hoạch, những
người được coi là cao ngạo và xa rời thực tế kinh doanh của tổ chức và thiếu các kinh
nghiệm kinh doanh thực tiễn - đặc biệt là kinh nghiệm quản lý trực tuyến (hầu hết các
thạc sĩ kinh doanh đều học thẳng từ trường college mà không qua thực tiễn kinh doanh),
thiếu các kiến thức cụ thể về ngành nghề kinh doanh, quá dựa dẫm vào các kỹ thuật
phân tích mà thiếu đi những kỹ năng sáng tạo. Porter còn cho rằng các kỹ thuật phục vụ
cho việc hoạch định chiến lược như đường cong kinh nghiệm, lý thuyết về vòng đời sản
phẩm và hoạch định danh mục đầu tư đều dựa trên những luận điểm quá sức giản đơn
về cạnh tranh và và các biện pháp giải quyết có tính chất tình thế. Các quyết định quan
trọng liên quan đến sự thành công của công ty đôi khi không được quan tâm đúng mức.
Việc hoạch định chiến lược thực hiện ở các đầu não của công ty mẹ khó mà đúng với
tình hình hoạt động từng ngày và thực tế của các SBU bên dưới. Các nhà quản trị trực
tuyến trực tuyến được giao trách nhiệm thực hiện các kế hoạch chiến lược được vạch
ra ở cấp trên đóng góp khá ít vào tiến trình hình thành chiến lược. Do vậy, họ thường
cảm thấy dần xa lánh và không có tinh thần cam kết thực hiện các chiến lược được đưa
xuống.
Trong suốt những năm 70, tiến trình hoạch định đã không quan tâm đến vai trò của tư
duy chiến lược. Thay vì xác định rõ và truyền thông về chiến lược, người ta lại nhấn
mạnh vào những kế hoạch đồ sộ không có ý nghĩa trong dài hạn. Điều này đã làm giới
hạn các hoạt động cũng như bác bỏ các kế hoạch của những nhà quản lý trực tuyến.
Trong tác phẩm Sự trỗi dậy và sụp đổ của Hoạch định chiến lược,Mintzberg thậm
chí còn phê phán hoạch định chiến lược dữ dội hơn. Ông cho rằng cần phải có sự phân
biệt rõ ràng giữa hoạch định và chiến lược. Ông cho rằng chiến lược chính là điểm bắt
đầu của quá trình hoạch định và ngược lại, hoạch định sẽ "hiện thực hoá chiến lược".
Mintzberg cũng đã phân biệt rõ giữa phân tíchvà tổng hợp. Phân tích là một tiến trình
39/353


chia nhỏ tổng thể thành các phần nhỏ để xác định bản chất, tầm quan trọng, chức năng
và mối quan hệ của từng phần với các phần khác. Tổng hợp thì ngược lại. Nó là một
quá trình gắn kế các phần nhỏ lại thành một thể thống nhất. Mintzberg đã kết luận rằng
sai lầm nghiêm trọng của trường phái hoạch định là các đề xướng trong việc nhận biết
sự khác biệt tất yếu giữa hai quá trình này. Ông đã tranh luận mạnh mẽ: Vì tiến trình
phân tích không thể là một tiến trình tổng hợp nên hoạch định chiến lược không phải
là sự hình thành chiến lược. . Tiến trình phân tích có thể được thực hiện trước là hỗ trợ
cho sự tổng hợp bằng cách xác định các nhân tố của tổng thể. Phân tích còn có thể thực
hiện sau và làm rõ cho tổng hợp bằng cách chia nhỏ và làm rõ các kết quả. Tuy nhiên,
tiến trình phân tích không thể thay thể được quá trình tổng hợp. Không có sự chuẩn bị
nào khả dĩ cho phép các tiến trình chính thức dự đoán sự ngắt quãng thông tin đến nhà
quản lý - những người bị chia cách ra khỏi các hoạt động của họ, tạo ra các chiến lược
lạ thường.
Với những chỉ trích trên, không có gì ngạc nhiên khi hoạch định chiến lược đã chịu sự
phản ứng ngày càng cao vào cuối những năm 70 và sự tranh cãi còn tiếp tục đến đầu
những năm 80. Vào năm 1983, General Electric, công ty đã đi tiên phong trong việc
thiết lập môn học hoạch định chiến lược, đã huỷ bỏ bộ phận hoạch định từng được hoan
nghênh ở khắp nơi của nó. Từ thời điểm này, hoạch định chiến lược trở nên lỗi thời,
những đến cuối những năm 80, nó lại trở lại tuy rằng dưới một hình thức khác. Lúc này,
khái niệm hoạch định chiến lược được mở rộng là việc thực hiện và kiểm soát quá trình
hoạch định. Bên cạnh đó, một thuật ngữ mới ra đời là quản trị chiến lượcgiành được
quan tâm lớn. Như vậy, quản trị chiến lược cùng với việc thực hiện hoạch định chiến
lược đã trở thành một quá trình đơn nhất.

tải về 3.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   252




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương