Quản trị marketing Biên tập bởi: Đại Học Đà Nẵng Các tác giả


dài hạn của tổ chức và thiết lập một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các



tải về 3.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang21/252
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2023
Kích3.74 Mb.
#55608
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   252
Quản trị marketing

dài hạn của tổ chức và thiết lập một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các
nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó.Trong khi đó thì Johnson và Scholes
quan niệm: Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm
giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của
nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong
đợi của các bên hữu quan.
Hoạch định chiến lược đã phát triển nhanh chóng như là một khoa học về kinh doanh
trong suốt những năm 1960 và trở thành một "tôn giáo thật sự" theo như lời của
Mintzberd. Hoạch định chiến lược đã trở thành một chức năng quan trọng được thực
hiện ở cấp cao trong các tổ chức có quy mô lớn và quan điểm hoạch định chiến lược cho
35/353


các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) cũng được hình thành. SBU, một khái niệm
được McKinsey và General Electric phát triển, có thể là một thực thể kinh doanh độc
lập đối với công ty và cần thoả mãn những tiêu chuẩn sau:
• Có sứ mệnh kinh doanh riêng
• Độc lập với các SBU khác
• Có các đối thủ cạnh tranh cụ thể trên thị trường
• Có khả năng tiến hành việc thống nhất các tiến trình hoạch định với các SBU phụ thuộc
hoặc các SBU khác có liên quan
• Có khả năng kiểm soát các nguồn lực quan trọng
• Đủ lớn để phát triển đáp ứng mong đợi của nhà quản lý cấp cao và đủ nhỏ để thực hiện
được chức năng phân phối nguồn lực của công ty.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng việc xác định các SBU thông thường là một hành động chủ
quan, rất nhiều tổ chức đã thiết lập nên các bộ phận hay chi nhánh như là các SBU.
Hoạch định chiến lược là một tiến trình bao gồm (1) xây dựng sứ mệnh và viễn cảnh,
(2) phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, (3) hình thành mục tiêu
chung, (4) tạo lập và chọn lựa các chiến lược để theo đuổi, và (5) phân bổ nguồn lực để
đạt được mục tiêu tổ chức. Mục đích chung của hoạch định chiến lược là ứng phó một
cách hữu hiệu với những cơ hội và rủi ro của môi trường trong mối liên hệ với các các
nguồn lực, khả năng và năng lực cốt lõi của tổ chức.
Các công cụ ra quyết định hoạch định chiến lược, các mô hình phân tích danh mục đầu
tư đã rất phát triển trong khoảng thời gian từ những năm 1960 đến những năm 1970 để
hỗ trợ cho việc hoạch định các phương án chiến lược trong các tổ chức đa dạng hóa.
Hoạch định chiến lược trở thành một công cụ quản lý trong kỷ nguyên này, và như
Michael Porter đã chỉ ra rằng " Thật sự đã có một khoa học về quản trị mới và rất quan
trọng đã được hình thành. Các nhà quản trị điều hành có thể nói rằng họ đã thực hành
việc hoạch định chiến lược, nhu cầu về đội ngũ lập kế hoạch tăng lên và vai trò của
những nhà tư vấn chiến lược trở nên quan trọng hơn bao giờ hết"
Năm 1980, Porter đã đưa ra công trình nghiên cứu đầu tiên của ông với nội dung đề cập
đến lý thuyết về lợi thế cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh đóng vai trò như một chất xúc
tác để khuấy động mối quan tâm của mọi người về hoạch định chiến lược khi khoa học
về hoạch định chiến lược đã không còn là mối quan tâm lớn. Khái niệm của Porter về
phân tích ngành kinh doanh, các chiến lược cạnh tranh chung và phân tích chuỗi giá trị
đã được hoan nghênh rộng rãi và được sử dụng vào các ngành kinh doanh. Đồng thời,
đối với các nhà nghiên cứu nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nghiên
36/353


cứu một cách có hệ thống mối liên hệ giữa một chiến lược hiệu quả và hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lý thuyết này càng mạnh mẽ không có nghĩa đây là
cách tiếp cận hoạch định chiến lược duy nhất. Tình trạng này đã xảy ra trong suốt những
năm 1980 .

tải về 3.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   252




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương