Quản trị marketing Biên tập bởi: Đại Học Đà Nẵng Các tác giả


Hoạch định chiến lược marketing



tải về 3.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang19/252
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2023
Kích3.74 Mb.
#55608
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   252
Quản trị marketing

Hoạch định chiến lược marketing
Tổng quan về hoạch định và chiến lược
Trong chương 1 và 2, chúng ta đã trả lời câu hỏi : Các công ty cạnh tranh với nhau như
thế nào trong thị trường khu vực và toàn cầu? Một phần của câu trả lời đó chính là sự
cam kết thế nào trong thị trường khu vực và toàn cầu? Một phần của câu trả lời đó chính
là sự cam kết tạo ra và duy trì sự thoả mãn của khách hàng. Bây giờ chúng ta có thể
thêm vào một phần thứ hai: Các công ty thành công biết phải làm gì để thích nghi với sự
thay đổi liên tục của thị trường. Họ đã thực hành việc hoạch định chiến lược Marketing
định hướng thị trường.
Hoạch định chiến lược Marketing định hướng thị trường: là tiến trình quản trị nhằm
phát triển và duy trì sự thích ứng giữa những mục tiêu, các kỹ năng và nguồn lực của tổ
chức với những cơ hội thị trường thay đổi nhanh chóng. Mục tiêu của việc hoạch định
chiến lược là làm cho các sản phẩm và các đơn vị kinh doanh đạt được lợi nhuận và sự
tăng trưởng của chúng.
Các khái niệm và công cụ là nền tảng của việc hoạch định chiến lược đã hình thành vào
những năm 70 như là kết quả của một loạt cú sốc tác động đến nền công nghiệp Mỹ:
khủng hoảng năng lượng, lạm phát hai chữ số, sự trì trệ của nền kinh tế, chiến thắng của
người Nhật trong cạnh tranh ... Các công ty của Mỹ không còn có thể dựa vào các dự án
tăng trưởng đơn giản để hoạch định sản phẩm, doanh số và lợi nhuận. Ngày nay, mục
tiêu đích của việc hoạch định chiến lược là giúp một công ty lựa chọn và tổ chức các
đơn vị kinh doanh của nó theo cách duy trì sự vững mạnh cho công ty ngay cả khi các
sự kiện không trông đợi tác động làm lệch hướng đối với các đơn vị kinh doanh riêng
biệt hay những dòng sản phẩm của công ty .
Hoạch định chiến lược đòi hỏi các hoạt động ở 3 phạm vi chính yếu: đầu tiên là quản trị
các đơn vị kinh doanh của công ty như là 1 danh mục đầu tư. Phạm vi thứ 2 bao gồm
việc đánh giá sức mạnh của mỗi đơn vị kinh doanh qua việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng thị
trường, vị trí công ty và sự thích ứng với thị trường đó. Phạm vi chính yếu thứ 3 chính
là chiến lược. Đối với mỗi một đơn vị kinh doanh, công ty phải phát triển 1 kế hoạch để
hoàn thành những mục tiêu dài hạn.
Marketing đóng vai trò chính yếu trong tiến trình hoạch định chiến lược. Theo nhà quản
trị việc hoạch định chiến lược tại General Electric: “Nhà quản trị Marketting có chức
năng quan trọng nhất trong tiến trình hoạch định chiến lược, họ có vai trò lãnh đạo
trong việc định ra sứ mệnh kinh doanh doanh; phân tích môi trường, cạnh tranh và
những tình huống kinh doanh; phát triển các mục tiêu, mục đích và chiến lược; xác định
sản phẩm, thị trường, kênh phân phối và những kế hoạch chất lượng để thực thi chiến
33/353


lược các đơn vị kinh doanh. Các vai trò này đưa đến việc phát sự phát triển các chương
trình và những kế hoạch tác nghiệp liên kết đầy đủ với kế hoạch chiến lược”
Để hiểu quản trị Marketing, chúng ta phải hiểu được việc hoạch định chiến lược. Và để
hiểu hoạch định chiến lược, chúng ta phải nhận ra rằng: các công ty thường hoạch định
theo 3 cấp độ tổ chức: cấp độ công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp chức năng. Cấp
công ty chịu trách nhiệm thiết kế chiến lược của công ty để định hướng hoạt động cho
toàn bộ tổ chức; đưa ra các quyết định phân bổ các nguồn lực cho mỗi bộ phận cũng như
từng đơn vị kinh doanh. Mỗi đơn
vị kinh doanh phát triển một chiến lược của mình để đảm bảo khả năng sinh lời trong
tương lại. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh sẽ được thực thi bằng một sự phối hơp của
các chiến lược chức năng (marketing, sản xuất, R&D,...), và như vậy mỗi đơn vị kinh
doanh hay mỗi cấp sản phẩm (dòng sản phẩm, thương hiệutrong 1 đơn vị kinh doanh
sẽ phát triển 1 kế hoạch Marketing để đạt được mục tiêu trong thị trường sản phẩm của
nó.
Kế hoạch Marketing vận hành ở 2 cấp độ. Kế hoạch chiến lược Marketing đặt ra các
mục tiêu và chiến lược marketing dựa trên cơ sở các phân tích về cơ hội và tình hình thị
trường
hiện tại. Kế hoạch Marketing chiến thuật định ra các chiến lược Marketing chuyên
biệt bao gồm quảng cáo, bán hàng, định giá, kênh phân phối và dịch vụ.
Kế hoạch Marketing là công cụ chính để định hướng và phối hợp các nổ lực Marketing.
Ngày nay, ở trong các tổ chức bộ phận Marketing không còn tự mình lập ra các kế hoạch
Marketing. Hơn thế, các kế hoạch được phát triển bởi các nhóm, mà trong đó các cá
nhân tham gia là từ mọi chức năng quan trọng. Sau đó các kế hoạch này được thực thi
tại cấp độ phù hợp với tổ chức. Kết quả được giám sát, và hành động điều chỉnh sẽ được
thực thi khi cần.

tải về 3.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   252




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương