Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004


Báo cáo lên Nghị viện và Hội đồng Châu Âu



tải về 362.88 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích362.88 Kb.
#26462
1   2   3   4

Báo cáo lên Nghị viện và Hội đồng Châu Âu
1. Muộn nhất là ngày 20 tháng 5 năm 2009, Uỷ ban châu Âu phải nộp báo cáo lên Nghị viện và Hội đồng Châu Âu xem xét kinh nghiệm đã thu được từ việc áp dụng Qui định này.
2. Nếu thích hợp, Uỷ ban Châu Âu phải gửi báo cáo với các đề xuất có liên quan kèm theo.


Điều 22

Bắt đầu có hiệu lực
Sau 20 ngày, kể từ ngày đăng trên Công báo của Liên minh Châu Âu, Qui định này sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Qui định này sẽ áp đụng 18 tháng sau ngày mà tất cả các văn bản sau đây có hiệu lực:
(a) Qui định (EC) Số 852/2004;
(b) Qui định (EC) Số 853/2004

(c) Chỉ thị 2004/41/EC của Nghị viện và Hội động Châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 đề ra một số chỉ thị liên quan đến vệ sinh thực phẩm và các điều kiện vệ sinh đối với sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng cho người (1).
Tuy nhiên, Qui định này sẽ áp dụng không sớm hơn ngày 1 tháng 1 năm 2006.

Toàn bộ nội dung của Qui định này bắt buộc áp dụng trực tiếp

tại tất cả các Quốc gia Thành viên.

Qui định được làm tại Strasbourg, ngày 29 tháng 4 năm 2004



Đại diện Nghị viện Châu Âu Đại diện Hội đồng Châu Âu Chủ tịch Chủ tịch

P.COX M. McDOWELL



PHỤ LỤC 1
THỊT TƯƠI
MỤC 1: NHIỆM VỤ CỦA BÁC SỸ THÚ Y NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG I: NHIỆM VỤ KIỂM TRA
1. Ngoài các yêu cầu chung của Điều 4(4) liên quan đến kiểm tra hoạt động bảo đảm vệ sinh, các bác sĩ thú y nhà nước phải thẩm tra việc tuân thủ thường xuyên các qui trình của chính các doanh nghiệp thực phẩm liên quan đến việc thu mua, vận chuyển, bảo quản, xử lý, chế biến và sử dụng hoặc loại bỏ các sản phẩm phụ của động vật, bao gồm nguyên liệu có mối nguy cụ thể, mà doanh nghiệp thực phẩm chịu trách nhiệm.
2. Ngoài các yêu cầu chung của Điều 4(5) liên quan đến việc kiểm tra các nguyên lí dự trên HACCP, bác sĩ thú y nhà nước, trong phạm vi có thể, phải kiểm tra các qui trình của doanh nghiệp thực phẩm đảm bảo thịt đó:


      1. không có sự bất bình thường của bệnh sinh lí hoặc các thay đổi;




      1. không mang phân hoặc chất ô nhiễm khác;


(c) không chứa nguyên liệu có mối nguy, ngoại trừ đã được qui định theo pháp chế của Cộng đồng Châu Âu và được sản xuất theo pháp chế của Cộng đồng Châu Âu về TSEs.


CHƯƠNG II: NHIỆM VỤ THANH TRA
Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo Chương này, người bác sĩ thú y nhà nước phải xem xét các kết quả của các công việc kiểm tra đã thực hiện theo Điều 4 và Chương I của Phụ lục này. Theo đó, người bác sĩ thú y phải thực hiện các nhiệm vụ thanh tra sao cho phù hợp.


  1. Thông tin chuỗi sản xuất thực phẩm




    1. Người bác sĩ thú y nhà nước phải kiểm tra và phân tích thông tin có liên quan từ hồ sơ của cơ sở xuất xứ của động vật đưa vào giết mổ và xem xét các kết quả trên hồ sơ của việc kiểm tra và phân tích khi tiến hành thanh tra trước và sau khi giết mổ.




    1. Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, bác sĩ thú y nhà nước phải xem xét các chứng chỉ của nhà nước đi kèm với động vật, và bất kỳ công bố nào mà các bác sĩ thú y thực hiện kiểm soát khi sơ chế, bao gồm bác sĩ thú y nhà nước và bác sĩ thú y được cấp phép.




    1. Khi các doanh nghiệp thực phẩm trong chuỗi sản xuất thực phẩm thực hiện các biện pháp phụ trợ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách thực hiện các hệ thống kết hợp, hệ thống kiểm soát tư nhân, chứng nhận bên thứ ba độc lập hoặc bằng các biện pháp khác, và khi các biện pháp này được ghi lại và động vật được có thể xác định rõ nhờ các hệ thống này thì bác sĩ thú y nhà nước có thể xem xét khi thực hiện các nhiệm vụ thanh tra và xem xét các qui trình dựa trên HACCP.




  1. Thanh tra trước khi giết mổ




    1. Theo các đoạn 4 và 5:

(a) các bác sĩ thú y nhà nước phải thực hiện thanh tra trước khi tất cả các động vật đó được giết mổ;




  1. hoạt động thanh tra này phải thực hiện trong vòng 24 giờ khi động vật được đưa đến lò mổ và dưới 24 giờ trước khi giết mổ.

Ngoài ra, bác sĩ thú y nhà nước có thể yêu cầu thanh tra vào bất kỳ thời gian nào.


2. Thanh tra trước khi giết mổ phải xác định xem cá thể động vật đó có biểu hiện:


  1. an sinh động vật bị tổn thương;

hoặc
(b) bất kỳ điều kiện nào có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người hoặc động vật, đặc biệt chú ý phát hiện các bệnh động vật và các bệnh có trong danh mục A hoặc danh mục B của Tổ chức quốc tế về bệnh dịch súc vật (Tổ chức quốc tế về sức khoẻ động vật, OIE).


3. Ngoài việc thanh tra hàng ngày trước khi giết mổ, người bác sĩ thú y nhà nước phải thực hiện thanh tra lâm sàng tất cả các động vật mà doanh nghiệp thực phẩm đó hoặc cán bộ hỗ trợ nhà nước đã bỏ qua.
4. Trong trường hợp giết mổ khẩn cấp ở bên ngoài lò mổ và đối với thú hoang săn bắn được, người bác sĩ thú y nhà nước tại lò mổ hoặc tại doanh nghiệp chế biến thịt thú săn phải kiểm tra việc khai báo đi kèm với cơ thể con vật do bác sỹ thú y hoặc người được đào tạo cấp theo Qui định (EC) số 853/2004.
5. Theo như Mục III, Chương II, hoặc trong Mục IV, việc thanh tra trước khi giết mổ có thể được thực hiện tại cơ sở xuất xứ. Trong những trường hợp như thế, bác sĩ thú y nhà nước tại lò mổ cần tiến hành thanh tra trước khi giết mổ chỉ khi nào và theo phạm vi cụ thể.
C. An sinh động vật
Người bác sĩ thú y nhà nước phải thẩm tra việc tuân thủ những qui định của Cộng đồng Châu Âu và của quốc gia về an sinh động vật, thí dụ như các nguyên tắc có liên quan đến bảo vệ động vật tại thời điểm giết mổ và trong quá trình vận chuyển.


  1. Thanh tra sau khi giết mổ




  1. Xác động vật và những phần cắt bỏ phải được kiểm tra ngay sau khi giết mổ. Phải xem xét toàn bộ bề mặt bên ngoài. Để làm được việc đó có thể yêu cầu xử lý rất ít đối với xác và những phần cắt bỏ hoặc có thể cần đến các phương tiện kỹ thuật đặc biệt vào mục đích này. Cần đặc biệt chú ý phát hiện các bệnh động vật và các bệnh có trong danh mục A và danh mục B của OIE. Tốc độ của dây chuyền giết mổ và số cán bộ thanh tra cần có mặt để giúp cho việc thanh tra được hợp thức.




  1. Việc kiểm tra bổ sung phải được thực hiện như khám xét và mổ xẻ các phần của xác động vật và những phần cắt bỏ và xét nghiệm tại phòng thí nghiệm,bất kể khi nào thấy cần thiết:




  1. để đi đến chẩn đoán cuối cùng;

hoặc



  1. để phát hiện sự có mặt của:

(i) bệnh động vật,


(ii) các dư lượng hoặc các chất ô nhiễm vượt quá mức cho phép theo Qui định của pháp chế Cộng đồng Châu Âu,
(iii) sự không tuân thủ các chỉ tiêu về vi sinh vật,
hoặc
(iv) các yếu tố khác có thể công bố thịt không thích hợp dùng cho người hoặc hạn chế sử dụng, đặc biệt là khi động vật được giết mổ khẩn cấp.


  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải yêu cầu đưa xác của gia súc có móng guốc, bò hơn sáu tháng tuổi và lợn nuôi hơn bốn tuần tuổi để thanh tra sau giết mổ để xẻ thành hai nửa dọc theo cột sống. Nếu việc thanh tra là quá cần thiết, người bác sĩ thú y nhà nước có thể yêu cầu đưa đầu hoặc xác động vật để xẻ dọc. Tuy nhiên, xét đến các thói quen ăn uống , sự phát triển về kỹ thuật hoặc tình hình đặc biệt về vệ sinh, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép thanh tra xác của gia súc có móng guốc, bò hơn sáu tháng tuổi và lợn nuôi hơn bốn tuần tuổi mà không cần xẻ thành hai nửa.




  1. Trong quá trình thanh tra, cần đề phòng để giảm thiểu việc làm thịt bị ô nhiễm do khám bệnh, cắt hoặc rạch.




  1. Đối với trường hợp giết mổ khẩn cấp, xác động vật phải được kiểm tra sau khi giết mổ càng sớm càng tốt theo các đoạn 1 đến 4 trước khi đem đi tiêu thụ.




  1. Nguyên liệu có mối nguy đặc biệt và các sản phẩm phụ của động vật

Theo các nguyên tắc riêng của Cộng đồng Châu Âu về nguyên liệu có mối nguy đặc biệt và các sản phẩm phụ của động vật, người bác sĩ thú y nhà nước phải kiểm tra việc di chuyển, phân tách và đánh dấu các sản phẩm đó. Bác sĩ thú y nhà nước phải đảm bảo rằng doanh nghiệp thực phẩm đó thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để tránh lây nhiễm nguyên liệu có mối nguy đặc biệt sang thịt trong quá trình giết mổ và di chuyển nguyên liệu có mối nguy đặc biệt.




  1. Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm




  1. Các bác sĩ thú y nhà nước phải bảo đảm lấy mẫu và các mẫu đó được xác định và xử lý thích hợp và gửi tới phòng thí nghiệm phù hợp trong khuôn khổ của:




  1. giám sát và kiểm soát bệnh động vật và các nhân tố gây bệnh;




  1. xét nghiệm tại phòng thí nghiệm đặc biệt để chẩn đoán TSEs theo Qui định (EC) số 999/2001 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu (1);

phát hiện các chất hoặc các sản phẩm cấm và kiểm soát các chất đã được qui định, cụ thể trong khuôn khổ các Kế hoạch Dư lượng Quốc gia đã nêu tại Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu số 96/23/EC (2); và


(c) phát hiện các bệnh có trong danh mục A và danh mục B của OIE.
2. Người bác sĩ thú y nhà nước cũng phải đảm bảo về bất kì xét nghiệm tại phòng thí nghiệm nào được thực hiện.
CHƯƠNG III: ĐÓNG DẤU CHỨNG NHẬN


  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải giám sát việc đóng dấu chứng nhận và các dấu đã sử dụng.




  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải bảo đảm rằng:




  1. dấu chứng nhận chỉ áp dụng cho các động vật (gia súc có móng guốc, động vặt có vú nuôi, động vật gặm nhấm và thú săn hoang dã lớn) đã được thanh tra trước và sau khi giết mổ theo Qui định này và khi không có lí lẽ để công bố thịt đó không thích hợp dùng cho người. Tuy nhiên, có thể sử dụng dấu chứng nhận trước khi có kết quả kiểm tra bệnh giun xoắn, nếu bác sĩ thú y nhà nước thấy rằng thịt của động vật đó sẽ được tiêu thu trên thị trường chỉ khi đáp ứng được các kết quả;




  1. phải đóng dấu chứng nhận lên bề mặt ngoài của xác động vật, dấu đóng bằng mực hoặc bằng cách nào để khi xẻ xác làm đôi hoặc làm tư hoặc mỗi một nửa xác đó được cắt thành ba phần thì mỗi phần đều có một dấu chứng nhận.




  1. Dấu chứng nhận phải có hình ovan rộng ít nhất 6,5 cm và cao ít nhất 4,5 cm, mang thông tin ở dạng chữ dễ đọc:




  1. dấu phải ghi rõ tên quốc gia của doanh nghiệp đó, chữ được viết in hoa hoặc được thể hiện bằng mã số có hai ký tự theo tiêu chuẩn ISO.

_____________________


  1. OJ L 147, 31.5.2001, tr 1. Qui định đã được chỉnh sửa lần cuối bởi Qui định của Uỷ ban châu Âu (EC) số 2245/2003 (OJ L 333, 20.12.2003, tr 28).

  2. OJ L 125, 23.5.1996, tr 10. Qui định đã được chỉnh sửa lần cuối bới Qui định (EC) số 806/2003 (OJ L 122, 16.5.2003, tr 1).

(b) tuy nhiên, đối với các Quốc gia thành viên,ấcc mã số này là AT, BE, DE, DK, ES, FI, FR, GR, IE, IT, LU, NL, PT, SE và UK.




  1. dấu phải ghi rõ số công nhận của lò mổ;


(d) khi sử dụng tại lò mổ của Cộng đồng Châu Âu, dấu phải bao gồm chữ viết tắt CE, EC, EF, EG, EK hoặc EY.




  1. Các ký tự phải cao ít nhất là 0.8 cm và các số phải cao ít nhất 1cm. Có thể giảm kích thước và ký tự của dấu khi đóng dấu chứng nhận cho cừu non, dê non và lợn con.




  1. Màu sắc của dấu chứng nhận phải được phép theo các nguyên tắc của Cộng đồng Châu Âu về việc sử dụng chất tạo màu trong thực phẩm.




  1. Dấu chứng nhận cũng có thể ghi tên bác sĩ thú y nhà nước đã tiến hành thanh tra an toàn vệ sinh của thịt đó. Các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp thực phẩm tiếp tục sử dụng thiết bị mà họ đã sử dụng trước khi Qui định này có hiệu lực cho đến khi hết hạn hoặc yêu cầu thay thế.




  1. Thịt của động vật đã được giết mổ khẩn cấp ở bên ngoài lò mổ phải có dấu chứng nhận đặc biệt mà không được nhầm lẫn với dấu chứng nhận được nêu ở Chương này hoặc với dấu xác nhận được nêu tại Phụ lục II, Mục 1, Qui định (EC) số 853/2004.




  1. Thịt của thú săn hoang dã không lột da không thể có dấu chứng nhận trừ khi sau khi lột da ở doanh nghiệp chế biến thịt thú săn, thịt đó đã được thanh tra sau khi giết mổ và được công bố là dùng được cho người.




  1. Chương này sẽ áp dụng mà không gây ảnh hưởng tới các nguyên tắc về sức khoẻ động vật khi đóng dấu chứng nhận.

MỤC II: HÀNH ĐỘNG SAU KHI KIỂM SOÁT


CHƯƠNG I: THÔNG BÁO KẾT QUẢ THANH TRA


  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải ghi lại và đánh giá kết quả của các hoạt động thanh tra.




  1. (a) Nếu khi thanh tra phát hiện có bệnh hoặc điều kiện gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng hoặc động vật, hoặc gây tổn hại đến an sinh động vật, người bác sĩ thú y nhà nước đó phải thông báo cho doanh nghiệp thực phẩm.

(b) Khi xác định được vấn đề trong quá trình sơ chế, bác sĩ thú y nhà nước phải thông báo cho bác sĩ thú y có mặt tại cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp thực phẩm chịu trách nhiệm cơ sở xuất xứ đó (với điều kiện những thông tin đó không ảnh hưởng tới các thủ tục pháp lý sau đó) và cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát cơ sở xuất xứ hoặc khu vực săn bắn đó.


(c) Nếu động vật được nuôi ở một Quốc gia thành viên khác hoặc ở nước thứ ba, người bác sĩ thú y nhà nước phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia thành viên có doanh nghiệp đó. Cơ quan thẩm quyền phải thực hiện các biện pháp thích hợp theo pháp chế của Cộng đồng châu Âu.
3. Kết quả thanh tra và các xét nghiệm được đưa vào các cơ sở dữ liệu có liên quan.


    1. Trong khi thực hiện thanh tra trước và sau khi giết mổ hoặc bất kỳ hoạt động thanh tra nào mà bác sĩ thú y nhà nước nghi ngờ có yếu tố gây bệnh truyền nhiễm có trong doanh mục A và danh mục B của OIE thì bác sĩ thú y đó phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan có thẩm quyền và cả hai cùng phải thực hiện tất cả các biện pháp và cảnh báo cần thiết để tránh lây lan rộng theo pháp chế của Cộng đồng Châu Âu.

CHƯƠNG II: CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN CHUỖI THỰC PHẨM




  1. Người bác sĩ thú y nhà nước phải kiểm lại động vật không được giết mổ trừ khi chủ lò giết mổ đó đã cung cấp và đã kiểm tra thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm có liên quan.




  1. Tuy nhiên, người bác sĩ thú y nhà nước có thể cho phép động vật được giết mổ ở trong lò mổ ngay cả khi không có thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm. Trong trường hợp này, phải cung cấp toàn bộ thông tin có liên quan đến chuỗi sản xuất thực phẩm trước khi xác của động vật được phép dùng cho người. Trong khi chờ phán quyết cuối cùng, những xác của động vật và các phần cắt bỏ phải được bảo quản tách biệt so với loại thịt khác.




  1. Mặc dù vậy, khi trong vòng 24 giờ sau khi động vật được đưa đến lò giết mổ mà không có thông tin về chuỗi thực phẩm thì tất cả thịt của động vật đó phải được công bố là không thích hợp dùng cho người. Nếu động vật đó chưa được giết mổ thì nó phải được giết tách biệt so với các động vật khác.




  1. Khi các hồ sơ, tài liệu hoặc các thông tin khác đi kèm cho biết rằng:



  1. động vật có xuất xứ từ một cơ sở hoặc một khu vực cấm vận chuyển hoặc bị hạn chế vì các lí do về sức khoẻ người tiêu dùng và động vật;




  1. không tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng các sản phẩm thuốc thú y;

hoặc
(c) bất kỳ điều kiện nào khác có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và động vật, các động vật đó không được phép giết mổ theo các qui trình được đề ra trong pháp chế của Cộng đồng Châu Âu để loại trừ các nguy cơ về sức khoẻ cho người hoặc động vật.


Nếu động vật đã có tại lò được giết cách ly và được công bố là không thích hợp dùng cho người thì phải tiến hành cảnh báo để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và động vật. Bất kể khi nào người bác sĩ thú y nhà nước thấy cần thiết thì sẽ thực hiện các kiểm soát nhà nước đối với cơ sở mang động vật đến.


  1. Cơ quan có thẩm quyền phải có hành động phù hợp khi thấy rằng các hồ sơ, tài liệu hoặc các thông tin khác không đúng với tình hình thực tế của cơ sở xuất xứ hoặc điều kiện thực của động vật hoặc có chủ ý đánh lạc hướng bác sĩ thú y nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền phải có hành động đối với doanh nghiệp thực phẩm có trách nhiệm với cơ sở mang động vật đến, hoặc bất kỳ ai có liên quan. Hành động này có thể bao gồm các kiểm soát bổ sung. Doanh nghiệp thực phẩm có trách nhiệm với cơ sở mang động vật đến hoặc bất kỳ ai có liên quan dều phải chi trả mọi chi phí liên quan đến những kiểm soát thêm này.

CHƯƠNG III: CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG VẬT SỐNG




  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải thẩm tra doanh nghiệp thực phẩm tuân thủ theo Qui định (EC) số 853/2004 nhằm đảm bảo động vật được phép giết mổ để dùng cho người là đúng. Bác sĩ thú y phải đảm bảo rằng những động vật không xác định chắc chắn phải được giết tách riêng và được công bố không thích hợp dùng cho người. Bất kể khi nào, bác sĩ thú y nhà nước thấy cần thiết thì sẽ thực hiện kiểm soát nhà nước đối với cơ sở mang động vật đến.



  1. Khi có những lưu tâm đến an sinh động vật, có thể giết mổ ngựa tại lò mổ ngay cả khi không có thông tin pháp lý cần thiết liên quan đến việc xác định chúng. Tuy nhiên, phải cung cấp thông tin này trước khi công bố xác của động vật dùng được cho người. Những yêu cầu này cũng áp dụng cho cả trường hợp giết mổ khẩn cấp ngựa ở bên ngoài mổ.




  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải thẩm tra trách nhiệm của doanh nghiệp thực phẩm tuân thủ theo Qui định (EC) số 853/2004 nhằm đảm bảo không được giết mổ những động vật có da, lông để dùng cho người do dễ lây nhiễm sang thịt trong quá trình giết mổ, đây là mối nguy không thể chấp nhận, trừ khi trước đó chúng đã được rửa sạch .




  1. Các con vật có bệnh hoặc biểu hiện truyền bệnh sang cho động vật hoặc người thông qua việc chế biến hoặc ăn thịt, nói chung, động vật có những biểu hiện của bệnh toàn thân hoặc gầy mòn, thì không được giết mổ để dùng cho người. Những con vật đó phải được giết riêng để các con vật hoặc xác của các con vật khác không bị lây nhiễm, và được công bố không thích hợp dùng cho người.




  1. Việc giết mổ động vật bị nghị ngờ có bệnh hoặc biểu hiện có hại cho sức khoẻ con người hoặc động vật sẽ phải hoãn lại. Động vật đó phải được kiểm tra chi tiết trước khi giết mổ để chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ thú y nhà nước có thể quyết định lấy mẫu và xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để bổ sung cho thanh tra sau khi giết mổ. Nếu cần thiết, các con vật đó phải được giết mổ riêng hoặc vào cuối củacông việc giết mổ thông thường, thực hiện các cảnh báo cần thiết để trách lây nhiễm sang loại thịt khác.




  1. Động vật có dự lượng thuốc thú y vượt quá mức cho phép theo pháp chế của Cộng đồng Châu Âu, hoặc dư lượng các chất cấm phải được xử lý theo Chỉ thị 96/23/EC.




  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải áp đặt các điều kiện để theo đó các động vật bị xử lý theo một sơ đồ đặc biệt nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát được các bệnh dặc biệt như bệnh Brucella hoặc bệnh lao, hoặc các tác nhân gây bệnh động vật như Salmonella, dưới sự giám sát trực tiếp của người bác sĩ thú y. Cơ quan có thẩm quyền phải quyết định các điều kiện để giết mổ các động vật. Những điều kiện này phải nhằm mục đích giảm thiểu lây nhiễm sang động vật khác và thịt của các động vật khác.




  1. Theo một nguyên tắc chung, động vật có mặt tại lò mổ nào thì phải được giết mổ ở lò mổ đó. Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ, ví dụ như các thiết bị của lò mổ bị hư hóng nghiêm trọng thì bác sĩ thú y nhà nước có thể cho phép trực tiếp di chuyển sang lò mổ khác.

CHƯƠNG IV: CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN SINH ĐỘNG VẬT




  1. Khi không tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ động vật tại thời điểm giết mổ hoặc giết, bác sĩ thú y nhà nước phải ngay lập tức thẩm tra doanh nghiệp thực phẩm đó có tiến hành các biện pháp sửa chữa và ngăn chặn việc tái diễn không.




  1. Bác sĩ thú y nhà nước phải thực hiện cách tiếp cận tương ứng và tích cực để thúc ép hành động, ra lệnh giảm và ngừng sản xuất tuỳ thuộc vào bản chất và mức nghiệm trọng của vấn đề.




  1. Nếu thích hợp, người bác sĩ thú y nhà nước phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khác về các vấn đề an sinh.




  1. Khi bác sĩ thú y nhà nước phát hiện các nguyên tắc về bảo vệ động vật trong quá trình vận chuyển không được tuân thủ thì người bác sĩ thú y đó phải thực hiện các biện pháp cần thiết theo pháp chế của Cộng đồng Châu Âu.




  1. Khi:




  1. một cán bộ hỗ trợ nhà nước đang thực hiện kiểm tra an sinh động vật theo Mục III hoặc IV;




  1. những kiểm tra này phát hiện ra không tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ động vật,

người cán bộ hỗ trợ nhà nước đó phải ngay lập tức thông báo cho bác sĩ thú y nhà nước và trong những trường hợp khẩn cấp nếu cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết theo các đoạn 1 đến 4 trong khi chờ bác sĩ thú y nhà nước đến.


CHƯƠNG V: CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THỊT


  1. Phải công bố thịt không thích hợp để dùng cho người nếu thịt đó:




  1. là của động vật không được thanh tra trước khi giết mổ, ngoại trừ thịt thú săn hoang dã;




  1. là của động vật mà các phần cắt bỏ của động vật đó không được thanh tra sau khi giết mổ, ngoại trừ các trường hợp được nêu trong Qui định này hoặc Qui định (EC)áố 853/2004;




  1. là của động vật chết trước khi giết mổ, chết non, chưa được sinh hoặc được giết mổ khi dưới 7 ngày tuổi.




  1. được cắt ra từ những vị trí dính kết;

(e) là của động vật bị mắc các bệnh có trong danh mục A và danh mục B của OIE, ngoại trừ các trường hợp được nêu trong Mục IV;


(f) là của động vật bị mắc các bệnh phổ biến như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm mủ huyết, thiếu máu nhiễm độc hoặc virus huyết;


  1. không đạt chỉ tiêu về vi sinh vật theo qui định của Cộng đồng Châu Âu đã đề ra để có thể đưa ra tiêu thụ ở thị trường ;




  1. bị ký sinh trùng gây hại, ngoại trừ các trường hợp đã nêu ở Mục IV;




  1. có dự lượng hoặc các chất ô nhiễm vượt quá mức giới hạn theo quy định của Cộng đồng Châu Âu. Bất kì trường hợp nào vượt quá mức cho phép đều phải tiến hành phân tích bổ sung;




  1. không ảnh hưởng đến quy định của Cộng đồng Châu Âu, thịt là của động vật hoặc xác động vật có chứa dư lượng các chất cấm hoặc là thịt của động vật được trị bệnh bằng các chất cấm;




  1. có gan hoặc thận của động vật hơn hai năm tuổi đến từ các khu vực ở đó tiến hành các kế hoạch đã được phép theo Điều 5 của Chỉ thị 96/23/EC cho thấy có kim loại nặng trong môi trường;




  1. được trị bệnh bằng các chất chống ô nghiễm một cách bất hợp pháp;




  1. được trị bệnh bằng ion hoặc tia cực tím UV một cách bất hợp pháp;




  1. có chứa tạp chất (ngoại trừ thịt thú săn, nguyên liệu được sử dụng để săn bắn động vật);




  1. vượt mức phóng xạ cho phép theo qui định của Cộng đồng Châu Âu;




  1. cho thấy có những thay đổi về bệnh vật lí, bất bình thường trong cơ thể, thiếu máu (ngoại trừ thịt thú săn hoang dã) hoặc bất bình thường về cảm quan, cụ thể là mùi rất dễ nhận biết của sinh lí;




  1. là của động vật gầy còm;




  1. có chứa nguyên liệu mang mối nguy đặc biệt, ngoại trừ các trường hợp đã nêu trong pháp chế của Cộng đồng Châu Âu;




  1. biểu hiện bẩn, có phân hoặc chất ô nhiễm khác;




  1. có máu tồn đọng của bất kì con vật nào trong quá trình giết mổ vì đây có thể gây ra mối nguy cho sức khoẻ người tiêu dùng hoặc động vật;




  1. sau khi kiểm tra tất cả các thông tin có liên quan, bác sĩ thú y nhà nước cho rằng thịt đó không thích hợp để dùng cho người vì có thể gây ra mối nguy đối với sức khoẻ công cộng hoặc sức khoẻ của động vật hoặc vì bất kì lí do nào khác.




  1. Người bác sĩ thú y nhà nước có thể đưa ra các yêu cầu về sử dụng thịt của động vật đã được giết mổ khẩn cấp ở bên ngoài lò mổ.

MỤC III: TRÁCH NHIỆM VÀ TẦN SUẤT KIỂM SOÁT


CHƯƠNG I: CÁN BỘ HỖ TRỢ NHÀ NƯỚC
Các cán bộ hỗ trợ nhà nước có thể hỗ trợ bác sĩ thú y nhà nước thực hiện tất cả các nhiệm vụ, tuân thủ những hạn chế sau đây và theo các nguyên tắc đã nêu tại Mục IV:


  1. về nhiệm vụ kiểm tra, các cán bộ hỗ trợ nhà nước chỉ có thể thu thập thông tin liên quan đến hoạt động bảo đảm vệ sinh và các qui trình HACCP;




  1. về nhiệm vụ thanh tra trước khi giết mổ và kiểm tra an sinh động vật, các cán bộ hỗ trợ nhà nước chỉ được kiểm ta ban đầu động vật và giúp những việc hoàn toàn mang tính thực hành;


3. về nhiệm vụ thanh tra sau khi giết mổ, bác sĩ thú y nhà nước phải kiểm tra đều đặn công việc của các cán bộ hỗ trợ nhà nước và phải đích thân thực hiện thanh tra đối với động vật được giết mổ khẩn cấp bên ngoài lò mổ.


CHƯƠNG II: TẦN SUẤT KIỂM SOÁT


  1. Cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo rằng ít nhất có một bác sĩ thú y nhà nước có mặt:




  1. tại lò mổ, trong suốt quá trình thanh tra trước và sau khi giết mổ;




  1. tại các doanh nghiệp chế biến thú săn, trong suốt quá trình thanh tra sau khi giết mổ.




  1. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có thể thực hiện biện pháp này ở một số lò mổ và doanh nghiệp chế biến thú săn cụ thể dựa trên cơ sở phân tích mối nguy và theo chỉ tiêu đã nêu tại Điều 18, điểm 3. Trong các trường hợp đó:




  1. người bác sĩ thú y nhà nước không cần có mặt tại thời điểm thanh tra trước khi giết mổ tại lò mổ nếu:

(i) một bác sĩ thú y nhà nước hoặc một bác sĩ thú y được cấp phép đã tiến hành thanh tra trước khi giết mổ tại cơ sở gốc, đã kiểm tra thông tin chuỗi sản xuất thực phẩm và đã thông báo kết quả kiểm tra cho cán bộ hỗ trợ nhà nước ở lò mổ;


(ii) người cán bộ hỗ trợ nhà nước tại lò mổ đó thấy rằng thông tin chuỗi sản xuất thực phẩm không vi phạm bất kì vấn đề gì về an toàn thực phẩm và đảm bảo trạng thái sức khoẻ chung và an sinh động vật;



    1. người bác sĩ thú y nhà nước thường tự hài lòng là người cán bộ hỗ trợ nhà nước tiến hành công việc kiểm tra một cách chu đáo;




  1. người bác sĩ thú y nhà nước không cần phải luôn có mặt trong quá trình thanh tra sau giết mổ nếu:

(i) một cán bộ hỗ trợ nhà nước đã thực hiện thanh tra sau khi giết mổ và đã xếp riêng thịt có các dấu hiệu không bình thường và tất cả các thịt của cùng một con vật;


(ii) người bác sĩ thú y nhà nước kiểm tra lại toàn bộ những thịt đó sau;

(iii) người cán bộ hỗ trợ nhà nước ghi lại trình tự công việc mà người đó đã làm và các phát hiện để sao cho người bác sĩ thú y nhà nước chấp thuận rằng đã đạt được các tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, đối với gia cầm và động vật gặm nhấm, người cán bộ hỗ trợ nhà nước có thể loại bỏ những thịt có các biểu hiện không bình thường và, theo Mục IV, người bác sĩ thú y nhà nước không cần phải thanh tra tuần tự toàn bộ chỗ thịt này.
3. Không áp dụng linh hoạt như đã nêu ở đoạn 2:


  1. với các động vật được giết mổ khẩn cấp;




  1. với các động vật nghi là có bệnh hoặc có điều kiện để gây hại cho sức khoẻ của con người;




  1. với bò ở các đàn chưa được công bố chính thức không có bệnh lao;




  1. với bò, cừu và dê từ các đàn chưa được công bố chính thức không có bệnh Brucella;




  1. trong trường hợp bùng phát dịch bệnh có trong danh mục A và B của OIE. Điều này liên quan đến các động vật dễ nhiễm bệnh đến từ khu vực như đã xác định trong Điều 2 của Chị thị của Hội đồng Châu Âu 64/432/EEC (1);




  1. khi cần phải kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với các bệnh khẩn cấp hoặc các bệnh cụ thể trong danh mục B của OIE.

4. Trong các xí nghiệp cắt thịt, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo rằng một bác sĩ thú y nhà nước hoặc một cán bộ hỗ trợ nhà nước có mặt khi đang làm thịt với tần suất phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu của Qui định này.

____________________

(1) OJ L 121, 29.7.1964, tr 1977/64. Chỉ thị theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số 21/2004 (OJ L 5, 9.1.2004, trang 8).


CHƯƠNG III: SỰ THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN LÒ MỔ


A. NHỮNG NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT THỊT TỪ GIA CẦM VÀ ĐỘNG VẬT GẶM NHẤM
Các Quốc gia Thành viên có thể cho phép nhân viên lò mổ làm các công việc của các cán bộ hỗ trợ nhà nước trong việc kiểm tra sản xuất thịt gia cầm và thịt thỏ với các điều kiện sau đây:


    1. Khi doanh nghiệp đã áp dụng thực hành vệ sinh theo như Điều 4(4) của Qui định này và qui trình HACCP trong ít nhất 12 tháng, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép nhân viên của doanh nghiệp là người đã được đào tạo giống như các cán bộ hỗ trợ nhà nước và đã cùng qua kiểm tra để thực hiện các công việc của các cán bộ hỗ trợ nhà nước và là thành viên thanh tra độc lập của cơ quan có thẩm quyền, dưới sự giám sát, chỉ đạo và trách nhiệm của bác sĩ thú y nhà nước. Trong các trường hợp như thế, người bác sĩ thú y phải có mặt tại các kiểm tra trước khi giết mổ và sau khi giết mổ, phải giám sát các hoạt động này và tiến hành các phép thử đều đặn để đảm bảo rằng các công việc diễn ra ở lò mổ đáp ứng được tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền đề ra, và phải đưa vào hồ sơ kết quả của những lần thử này. Phải đề ra những qui định chi tiết cho các lần thử theo qui trình đã nêu ở Mục 18. Khi mức độ vệ sinh của doanh nghiệp bị tác động bởi công việc của người nhân viên này, khi người nhân viên này không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ hoặc khi nhìn chung người nhân viên thực hiện công việc theo cách cơ quan có thẩm quyền không hài lòng thì người nhân viên này sẽ phải bị thay thế bằng các cán bộ hỗ trợ nhà nước.

Phải tiến hành tách biệt các trách nhiệm về sản xuất và thanh tra tại doanh nghiệp và bất kì doanh nghiệp nào muốn sử dụng các thanh tra viên riêng của doanh nghiệp mình phải có chứng chỉ quốc tế thừa nhận


(b) Cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia Thành viên phải quyết định, về nguyên tắc và trên từng trường hợp, cho phép thực hiện biện pháp kể trên. Khi các Quốc gia Thành viên quyết định về nguyên tắc ủng hộ cách làm này, họ phải thông báo cho Uỷ ban châu Âu về quyết định đó và những điều kiện kèm theo. Đối với các doanh nghiệp thực phẩm ở một Quốc gia Thành viên thực hiện theo cách này, việc sử dụng cách này trong thực tế là không bắt buộc. Các doanh nghiệp thực phẩm không phải bị cơ quan có thẩm quyền ép làm theo cách này. Khi cơ quan có thẩm quyền không thuyết phục được rằng doanh nghiệp thực phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu thì không được áp dụng cách làm này tại doanh nghiệp đó. Để đánh giá điều này, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành phân tích sản xuất và các hồ sơ thanh tra, loại công việc đã tiến hành ở doanh nghiệp, quá trình tuân thủ theo các qui định, mức độ thành thạo, thói quen nghề nghiệp và trách nhiệm của nhân viên lò mổ đối với an toàn thực phẩm, cũng như cùng với các thông tin khác có liên quan.
B. LẤY MẪU CỤ THỂ VÀ NHIỆM VỤ XÉT NGHIỆM
Nhân viên lò mổ đã qua đào tạo chuyên sâu, dưới sự giám sát của bác sĩ thú y nhà nước, có thể tiến hành lấy mẫu cụ thể và các công việc xét nghiệm cho tất cả các loài động vật, dưới trách nhiệm và giám sát của bác sĩ thú y nhà nước.
CHƯƠNG IV: TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
A. BÁC SĨ THÚ Y NHÀ NƯỚC
1. Cơ quan thẩm quyền chỉ có thể chỉ định các bác sĩ thú y đã qua bài kiểm tra đáp ứng yêu cầu ở đoạn 2 đối với bác sĩ thú y nhà nước.
2. Cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành tổ chức cho buổi kiểm tra. Buổi kiểm tra phải khẳng định kiến thức về các chủ đề sau đây tuỳ thuộc vào xuất xứ và trình độ của người bác sĩ thú y:
(a) pháp chế của quốc gia và của Cộng đồng Châu Âu y tế công cộng, an toàn thực phẩm, sức khoẻ động vật, an sinh động vật và các dược chất;
(b) các nguyên lí của chính sách chung đối với nông nghiệp, các biện pháp tiếp thị, hoàn trả xuất khẩu và phát hiện gian lận (bao gồm bối cảnh toàn cầu: WTO, SPS, Codex Alimentarius, OIE);
(c) các yếu tố cần thiết của chế biến thực phẩm và công nghệ thực phẩm;
(d) các nguyên tắc, khái niệm và phương pháp của qui phạm sản xuất tốt và quản lý chất lượng;
(e) quản lý chất lượng trước thu hoạch (qui phạm nuôi tốt);
(f) thúc đẩy và sử dụng vệ sinh thực phẩm, an toàn thực phẩm (qui phạm vệ sinh tốt);
(g) các nguyên lí, khái niệm và phương pháp phân tích rủi ro;
(h) các nguyên tắc, khái niệm và phương pháp HACCP, việc sử dụng HACCP trong suốt chuỗi sản xuất thực phẩm;
(i) ngăn ngừa và kiểm soát các mối nguy từ thực phẩm liên quan đến sức khoẻ con người;
(j) biến động quần dàn của việc lây nhiễm và sự trúng độc;
(k) chẩn đoán dịch tễ học;
(l) các hệ thống kiểm tra và giám sát;
(m) kiểm tra và đều đặn các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
(n) các nguyên lí và áp dụng các phương pháp xét nghiệm hiện đại để chẩn đoán;
(o) thông tin và công nghệ truyền thông liên quan tới vệ sinh thú y;
(p) xử lý dữ liệu và ứng dụng thống kê sinh học;
(q) diều tra bùng phát các dịch bệnh của động vật sang người;
(r) các vấn đề liên quan đến TSEs;
(s) an sinh động vật ở phạm vi sản xuất, vận chuyển và giết mổ;
(t) các vấn đề về môi trường có liên quan đến sản xuất thực phẩm (kể cả quản lý chất thải);


    1. nguyên lí phòng ngừa và những lưu tâm của người tiêu dùng;


(v) các nguyên lí đào tạo nhân lực làm việc trong dây chuyền sản xuất.


Sau khi được công nhận là bác sĩ thú y, những người tham dự kiểm tra có thể thu được kiến thức cần có như là một phần của đào tạo thú y cơ bản, hoặc thông qua khoá đào tạo, hoặc kinh nghiệm về nghiệp vụ thu được. Cơ quan có thẩm quyền có thể soạn thảo các bài kiểm tra khác nhau để xem xét chuyên môn của người tham dự kiểm tra. Tuy nhiên, khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng người tham dự kiểm tra đã có được tất cả những kiến thức cần thiết tương tự như một phần của trình độ đại học, hoặc thông qua quá trình tiếp tục học sau đại học, thì cơ quan thẩm quyền có thể bỏ yêu cầu kiểm tra.
3. Bác sĩ thú y phải có khả năng để hợp tác với nhiều người.
4. Ngoài ra, mỗi bác sĩ thú y nhà nước phải trải qua đào tạo thực tế với thời gian tập sự ít nhất 200 giờ trước khi bắt đầu làm việc độc lập. Trong khoảng thời gian này, người bác sĩ tập sự sẽ làm việc dưới sự giám sát của các bác sĩ thú y nhà nước hiện có ở các lò mổ, các xí nghiệp mổ xẻ, các trạm kiểm tra thịt tươi và ở các công ty cổ phần. Khoá đào tạo này liên quan đến việc kiểm tra các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nói riêng.
5. Người bác sĩ thú y nhà nước phải duy trì kiến thức cập nhật và luôn theo sát những phát triển mới thông qua các hoạt động đào tạo thường xuyên và các tài liệu tham khảo nghiệp vụ. Bất kể lúc nào có thể, người bác sĩ thú y nhà nước phải tham gia các hoạt động đào tạo hàng năm.
6. Các bác sĩ thú y đã được chỉ định là bác sĩ thú y nhà nước phải có đủ kiến thức trong các lĩnh vực đã nêu ở đoạn 2. Khi cần, họ sẽ yêu cầu có được kiến thức này thông qua các hoạt động đào tạo thường xuyên. Cơ quan có thẩm quyền phải có điều khoản thích hợp về việc này.
7. Mặc dù có các đoạn 1 đến 6, các Quốc gia Thành viên có thể đề ra các qui định cụ thể dành cho các bác sĩ thú y nhà nước làm việc bán thời gian, đây là những người chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở qui mô nhỏ.
B. CÁN BỘ HỖ TRỢ NHÀ NƯỚC
1. Cơ quan có thẩm quyền có thể chỉ định những cán bộ hỗ trợ nhà nước, đây là những người đã qua đào tạo và vượt qua kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:
2. Cơ quan có thẩm quyền phải bố trí thực hiện những kì kiểm tra này. Để tham gia kiểm tra, các thí sinh phải chứng minh đã:


  1. có ít nhất 500 giờ tham gia đào tạo lý thuyết và ít nhất 400 giờ đào tạo thực hành, nội dung về các lĩnh vực nêu tại đoạn 5;


(b) các khoá đào tạo bổ sung cần thiết giúp cho các cán bộ hỗ trợ nhà nước có thể hoàn thành được nhiệm vụ một cách thành thạo.


3. Khoá đào tạo thực hành đã được nêu tại đoạn 2(a) phải được thực hiện tại các lò mổ, dưới sự giám sát của bác sĩ thú y nhà nước, tại các công ty cổ phần và tại các doanh nghiệp có liên quan khác.
4. Việc đào tạo và kiểm tra phải được thực hiện chủ yếu trên thịt đỏ hoặc thịt gia cầm. Tuy nhiên, những người đã qua đào tạo một trong hai loại thịt trên và đã vượt qua kì kiểm tra thì chỉ cần qua đào tạo rút ngắn để vượt qua kì kiểm tra cho loại thịt khác. Nếu thích hợp, việc đào tạo và thi phải có nội dung thịt hoang dã, thịt nuôi và động vật gặm nhấm.
5. Việc đào tạo cho các cán bộ hỗ trợ nhà nước (có tổ chức kiểm tra để khẳng định kiến thức) phải bao gồm các chủ đề sau:
(a) với các công ty cổ phần:
(i) phần lý thuyết:
- hiểu biết rõ về tổ chức ngành nuôi, các phương pháp sản xuất, thương mại quốc tế v.v…
- các qui phạm chăn nuôi tốt,
- kiến thức cơ bản về dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh từ động vật như virut, vi khuẩn, kí sinh trùng v.v…
- kiểm soát dịch bệnh, sử dụng thuốc và các văc-xin, kiểm tra dư lượng,
- thanh tra vệ sinh và sức khoẻ,
- an sinh động vật tại trại nuôi và trong quá trình vận chuyển,
- các yêu cầu về môi trường – trong các nhà xưởng, trại nuôi và thông thường,
- các luật lệ, qui định và các điều khoản hành chính có liên quan,
- những mối quan tâm của người tiêu dùng và kiểm tra chất lượng;
(ii) phần thực hành:


  • tới thăm các công ty cổ phần với các hình thức khác nhau và sử dụng các phương pháp nuôi khác nhau,




  • tới thăm các doanh nghiệp sản xuất,




  • quan sát việc bốc dỡ động vật,




  • các thao tác trong phòng kiểm nghiệm,




  • kiểm tra thú y,




  • lập hồ sơ;

(b) liên quan đến các lò mổ và và các xí nghiệp cắt xẻ thịt


(i) phần lý thuyết:
- hiểu biết rõ tổ chức ngành thịt, các phương pháp sản xuất, thương mại quốc tế và công nghệ giết mổ và cắt thịt,
- kiến thức cơ bản về các qui phạm vệ sinh và vệ sinh tốt, và đặc biệt là vệ sinh công nghiệp, giết mổ, vệ sinh trong cắt xẻ thịt và lưu kho, vệ sinh công việc,
- HACCP và việc kiểm tra các qui trình dựa trên HACCP,
- an sinh động vật trong quá trình sau vận chuyển và tại lò mổ,
- kiến thức cơ bản về giải phẫu và sinh lý của các động vật đã giết mổ,
- kiến thức cơ bản về bệnh học của động vật đã giết mổ,
- kiến thức cơ bản về giải phẫu bệnh lý của động vật giết mổ,
- kiến thức liên quan đến TSEs và các bệnh động vật khác lây sang ngưòi và các tác nhân gây bệnh,
- kiến thức về các phương pháp và qui trình giết mổ, thanh tra, chuẩn bị, vật liệu dùng để gói, đóng gói và vận chuyển thịt tươi,
- kiến thức cơ bản về vi sinh vật học,
- thanh tra trước khi giết mổ,
- xét nghiệm bệnh giun xoắn,
- thanh tra sau khi giết mổ,
- các công việc hành chính,
- kiến thức về các luật có liên quan, các qui định và các thủ tục hành chính,
- qui trình lấy mẫu
- các phạm vi gian lận;
(ii) phần thực hành:


  • phân loại động vật,




  • kiểm tra độ tuổi,




  • thanh tra và đánh giá động vật đã giết mổ,




  • thanh tra sau khi giết mổ tại lò mổ,




  • xét nghiệm bệnh giun xoắn,

- phân loại các loài động vật thông qua việc thăm khám các bộ phận đặc trưng của con vât,




  • xác định và có ý kiến về các bộ phận của động vật đã giết mổ mà đã có những biến đổi,




  • kiểm tra vệ sinh, bao gồm kiểm tra các qui phạm vệ sinh tốt và các qui trình dựa trên HACCP,




  • ghi chép các kết quả thanh tra trước khi giết mổ,




  • lấy mẫu,




  • truy xuất nguồn gốc của thịt,




  • lưu trữ tài liệu.

6. Các cán bộ hỗ trợ nhà nước phải duy trì việc cập nhật kiến thức và luôn theo sát những phát triển mới thông qua việc tiếp tục các hoạt động đào tạo và các tài liệu tham khảo nghiệp vụ. Người cán bộ hỗ trợ nhà nước phải tham gia các hoạt động đào tạo tiếp tục hàng năm.


7. Những người đã được chỉ định là cán bộ hỗ trợ nhà nước phải có đủ kiến thức trong các lĩnh vực đã nêu tại đoạn 5. Khi cần, họ phải có được kiến thức này thông qua các hoạt động đào tạo tiếp tục. Cơ quan có thẩm quyền phải có điều khoản thích hợp về việc này.
8. Tuy nhiên, khi các cán bộ hỗ trợ nhà nước chỉ tiến hành lấy mẫu và phân tích có liên quan đến các xét nghiệm bệnh giun xoắn, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần đảm bảo rằng họ đã được đào tạo thích hợp để thực hiện công việc này.

MỤC IV: CÁC THIẾT BỊ ĐẶC BIỆT


CHƯƠNG I: BÒ NUÔI


  1. BÒ DƯỚI SÁU TUẦN TUỔI




  1. BÒ TRÊN SÁU TUẦN TUỔI

CHUONG II: DÊ VÀ CỪU NUÔI


CHƯƠNG III: GIA SÚC CÓ MÓNG GUỐC KHỐI
CHƯƠNG IV: LỢN NUÔI


  1. THANH TRA TRƯỚC GIẾT MỔ




  1. THANH TRA SAU GIẾT MỔ

CHƯƠNG V: GIA CẦM




  1. THANH TRA TRƯỚC GIẾT MỔ




  1. THANH TRA SAU GIẾT MỔ




  1. CHỨNG CHỈ SỨC KHOẺ CỦA MẪU VẬT

CHƯƠNG VI: ĐỘNG VẬT GẶM NHẤM NUÔI


CHƯƠNG VII: THÚ SĂN BẮN NUÔI
CHƯƠNG VIII: THÚ SĂN BẮN HOANG DÃ
CHƯƠNG IX: NHỮNG MỐI NGUY ĐẶC BIỆT
CHƯƠNG X: CHỨNG CHỈ SỨC KHOẺ CỦA MẪU VẬT


  1. CHỨNG CHỈ SỨC KHOẺ CỦA MẪU VẬT ĐỘNG VẬT SỐNG

B, CHỨNG CHỈ SỨC KHOẺ CHO ĐỘNG VẬT ĐÃ GIẾT MỔ Ở CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN



PHỤ LỤC II

tải về 362.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương