NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin


b) Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó



tải về 1.61 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.61 Mb.
#25175
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

b) Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó

Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Ngày 30 tháng 12 năm 1922 những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga (trừ Ba Lan, Phần Lan và vùng Baltic giành được độc lập) tuyên bố thành lập một quốc gia mới là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (bao gồm Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (từ 1936 ở Ngoại Kavkaz đã thành lập các nước cộng hoà liên bang riêng rẽ), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaidjan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ArmeniaCộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia; năm 1925 – Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia; năm 1929 – Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Tadjikistan; năm 1936 – Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirgizia; năm 1940 – Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết LitvaCộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia. Trong thời kỳ 1940 – 1954 tồn tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Karelo – Phần Lan, về sau là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia trong Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga).

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trên đã trở thành hệ thống thế giới. Cũng sau Thế chiến II, trật tự hai cực thế giới Yalta được thiết lập, với hai hệ thống thế giới là chủ nghĩa xã hội (đứng đầu là Liên Xô) và chủ nghĩa tư bản (đứng đầu là Mỹ).

Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Cho dù lịch sử có biến động như thế nào, dù có ai cố tình xuyên tạc lịch sử cũng không thể phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước Đông Âu đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn đóng góp chung vào sự phát triển của nhân loại trong thế kỷ XX.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, đặc biệt trong những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX, Liên bang Xô viết đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu kỳ diệu, từ một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước Tây Âu tiên tiến (trước năm 1917), Liên Xô đã trở thành một trong những cường quốc hùng mạnh trên hành tinh, trở thành đối trọng với Mỹ trên mọi lĩnh vực. Trong chiến tranh thế giới thứ II, Hồng quân và nhân dân Liên Xô cùng nhân loại yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, cứu loài người thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng.

Trong hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Liên Xô và Đông Âu cũng như các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong suốt nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, với sự giúp đỡ trực tiếp cũng như gián tiếp của Liên Xô, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng, đặc biệt vào cuối những 40 đầu những năm 50 của thế kỷ XX, hàng trăm quốc gia, dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đã giành được độc lập. Cách mạng Tháng Mười không chỉ góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, mà nó còn góp phần quan trọng vào việc đập tan hệ thống gông xiềng của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên phạm vi toàn cầu.

Liên Xô và Đông Âu sụp đỗ, chủ nghĩa xã hội lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, cách mạng mất đi một chỗ dựa, một thế đứng vững chắc cho hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, gần hai thập kỷ đã trôi qua, dù không còn Liên Xô và Đông Âu thì Việt Nam, Trung Quốc và các n­ước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn tiếp tục phát triển, thế và lực ngày càng mạnh lên, uy tín ngày càng tăng trên trường quốc tế. Và đặc biệt, trong những năm gần đây, làn sóng “thiên tả” ở nhiều nước Mỹ Latinh đã và đang trổi dậy. Từ Venezuela tới Chile, từ Argentina tới Bolivia, từ Brazil tới Nicaragua, và mới đây là Ecuador, đại diện cách tả đã giành được thắng lợi trong các cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đất nước.

2. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội xôviết và nguyên nhân của nó

a) Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Liên Xô, Đông Âu lúc đột biến như một trận “động đất chính trị”, là sự kiện quan trọng trấn động lòng người trong lịch sử thế kỷ XX. Sự kiện này bắt đầu từ sự chuyển biến đột ngột của các nước Đông Âu năm 1989 đến khi Liên Xô giải thể cuối năm 1991 cơ bản kết thúc.

Năm 1989 được dư luận quốc tế gọi là “năm Đông Âu”. Năm đó trong tình hình chính trị của nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên tiếp xảy ra những biến đổi gay gắt chưa từng có. Mức độ gay gắt, tốc độ nhanh chóng, bình diện rộng lớn của nó hoàn toàn vượt ra ngoài dự đoán của mọi người.

Bắt đầu từ Ba Lan, từ tình hình kinh tế trì trệ, đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng, uy tín và địa vị của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan xuống rất nhanh. Ngày 27/01/1990, Đảng này triệu tập Đại hội lần thứ XI ở Vácsava và thông qua Nghi quyết giải thể Đảng.

Tiếp đến là đột biến ở Cộng hoà Dân chủ Đức, Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức mặc dù đã nhiều lần thay tên đổi họ nhưng vẫn nhanh chóng đánh mất quyền lãnh đạo đất nước. “Liên minh nước Đức” thắng lợi trong cuộc bầu cử và đã nhanh chóng tiến hành thống nhất nước Đức. Ngày 03 tháng 10 năm 1990 Cộng hoà dân chủ Đức chính thức ra nhập Liên bang Đức.

Đột biến Hunggari bắt nguồn trực tiếp từ trong nội bộ của Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari. Ngày 07/10/1989, Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari tiến hành Đại hội lần thứ XIV, đổi tên đảng. Ngày 18/10/1989, Quốc Hunggari thông qua Hiến pháp đổi tên nước, xoá bỏ các điều khoản trong Hiến pháp có liên quan đến chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của đảng mácxít – lêninnít.

Cùng với đột biến của các nước nêu trên thì troòng năm 1989 và 1990, ở Đông Âu còn chứng kiến hàng loạt đột biến của các nước như Tiệp Khắc, Bungari, Rumani, Nam Tư, Anbani. Các Đảng Cộng sản cầm quyền ở những nước này cũng lần lượt bị đổi tên hoặc giải thể, đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở những nước này.

Sau khi nhiều nước Đông Âu đột biến, cuối năm 1991, Liên Xô giải thể. Sau khi Gorbachov lên cầm quyền tháng 3/1985, đẩy nhanh chiến lược phát triển và cải cách kinh tê, tình hình chính trị Liên Xô tương đối ổn định. Sau Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô (6/1988) quyết định chuyển sang cải cách thể chế chính trị, nhất là sau khi xác định mục tiêu “chủ nghĩa xã hội nhân đạo dân chủ” thì Liên Xô từ chính trị, kinh tế đến xã hội, từ Trung ương đến cơ sở đều rơi vào hỗn loạn và khủng hoảng toàn diện.

Sự kiện ngày 19 tháng 8 của năm 1991, tình hình Liên Xô chuyển biến nhanh chóng, bắt đầu quá trình độ biến đảng và nhà nước sụp đổ, tan rã trong cả nước. Ngày 22/8 Yltsin tuyên bố tổ chức Đảng Cộng sản trong quân đội là bất hợp pháp. Ngày hôm sau, ký sắc lệnh ngừng hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng ngày Gorbachov tuyên bố từ chức Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô tự giải tán. Ngày 25/12 Gorbachov tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô, Quốc kỳ Liên Xô trên nóc điện Kremli bị hạ xuống.

b) Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xôviết

Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hoá tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hoá tập trung đã phát huy mạnh mẽ tác dụng, song đã biến dạng thành kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hoá, tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, các nước tư bản sau khủng hoảng đã tự điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới. Ngược lại, Liên Xô và các nước Đông Âu vẫn cứ giữ nguyên mô hình phát triển theo kiểu tuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hoá, chỉ trú trọng đến phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý đến sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là chưa đầu tư đến đúng mức đến những phát minh của khoa học và công nghệ mới. Cho nên, Liên Xô đã không theo kịp được với sự phát triển của thời đại.

Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài như đã nói trên chính là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu không phải là thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định, tức mô hình Liên Xô của chủ nghĩa xã hội.



Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ

Một là, trong cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.

Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biễn hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.

Bài học căn bản của sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là xa rời và vứt bỏ chủ nghĩa mác, kể cả bóp méo nghiêm trọng chủ nghĩa xã hội, nhưng chế độ cơ bản của Liên Xô vẫn là chủ nghĩa xã hội, khi cải cách và sửa chữa sai lầm của nó không thể hắt cả chậu nước bẩn lẫn đứa trẻ, triệt để học theo phương Tây. Về thể chế kinh tế, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành một số cải cách dở dang, nửa vời nhưng mãi vẫn không đột phá được cái khung cũ, nói chung vẫn không thể vượt qua được mô hình truyền thống của chủ nghĩa xã hội, ngược lại còn giáo điều đối với chủ nghĩa mác.



3. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội

a) Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người

Chủ nghĩa tư bản tuy chưa chấm dứt thời đại của mình, nhưng không phải là “đang độ thanh xuân” như một số học giả phương Tây vẫn thường khẳng định sau khi Liên Xô và Đông Âu xụp đổ. Ngược lại, chủ nghĩa tư bản đã ở giai đoạn cuối trong sự phát triển của nó. Điều này thể hiện rõ trong những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề mất đi, nhưng lại biểu hiện dưới những hình thái mới. Đó là:



Thứ nhất, về mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, sự biến đổi của nền sản xuất tư bản dẫn đến những biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội và xoa dịu mâu thuẫn giai cấp công nhân với tư bản trong các nước tư bản phát triển, nhưng lại mở rộng mâu thuẫn giữa lao động và tư bản mang tính toàn cầu.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc trước đây nay biểu hiện thành một cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống sự “xâm lược” về kinh tế và văn hoá của chủ nghĩa đế quốc.

Thứ ba, cùng với mâu thuẫn tư bản với tư bản không những vẫn tiếp tục tồn tại, mà còn thêm sâu sắc do chính sách bá quyền hiếu chiến của Mỹ, toàn cầu hoá làm nảy sinh mâu thuẫn mới giữa “vùng trung tâm” và “vùng ngoại vi” của chủ nghĩa tư bản, tức là giữa “chủ nghĩa tư bản phát triển” và “chủ nghĩa tư bản không phát triển”.

Sự đan xen ba mâu thuẫn trên biểu hiện tập trung ở “mâu thuẫn giữa các nước nghèo với nước giàu” và được gọi là “mâu thuẫn Bắc – Nam”.

Mâu thuẫn cơ bản, vốn có của chủ nghĩa tư bản – mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa cảu quan hệ sản xuất tiếp tục tồn tại và phát triển trong những hình thái mới, không thể giải quyết trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người.

b) Chủ nghĩa xã hội – tương lai của xã hội loài người

Trong những năm đầu thế XXI, thực tế phát triển của thế giới cũng như các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã cho thấy có nhiều nhân tố đảm bảo cho sự phục hưng và hướng tới tương lai tười sáng của chủ nghĩa xã hội.



Một là, trong xã hội còn phân chia thành giai cấp còn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc thì khát vọng giải phóng con người khỏi những áp bức đó vẫn còn nóng bỏng. Thế giới hiện nay vẫn đang diễn ra sự áp bức bất công, bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo làm tăng thêm mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo.

Hai là, do những tiến bộ mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển xã hội hoá ngày càng cao dẫn đên sự phá vỡ quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, cho ra đời quan hệ sản xuất mới tiến bộ tương ứng phù hợp.

Ba là, mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, mà tiêu biểu là giữa các nước tư bản lớn: Mỹ - Nhật Bản – Tây Âu. Mâu thuẫn này diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là trên lĩnh vực kinh tế nó sẽ tất yếu dẫn đến sự bùng phát làm thay đổi trật tự thế giới.

Thứ tư, chủ nghĩa xã hội tự đổi mới để phục hồi và phát triển. Các n­ước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tổng kết kinh nghiệm của Liên Xô, căn cứ vào tình hình quốc tế và điều kiện thực tiễn của mỗi nước để từ đó đưa ra những điều chỉnh trong chiến l­ược phát triển. Bởi vậy, họ không những đứng vững mà còn tiếp tục phát triển, vị thế và cai trò của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tê.

Trung Quốc đã xác lập cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, coi đó là mục tiêu của cải cách, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Việt Nam, sau hơn hai mươi năm tiến hành đổi mới đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vị thế và vai trò của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, đặc biệt là trên lĩnh vực đối ngoại. Lào thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, cải cách cơ chế kế hoạch hóa cứng nhắc tr­ước đây, bức tranh kinh tế - xã hội đã có những bước khởi sắc. Cu Ba cũng dần dần mở cửa, trong chính sách kinh tế, và đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi tích cực. Triều Tiên chủ tr­ương lấy “tư t­ưởng chủ thể” để xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Triều Tiên. Các chính đảng cánh tả Châu Âu chủ tr­ương chủ nghĩa xã hội dân chủ, phản đối chế độ độc đảng thiếu dân chủ của Liên Xô. Họ luôn nêu ra khẩu hiệu về “chủ nghĩa xã hội nhân đạo”, “dân chủ”, “phù hợp” với đạo đức của loài ng­ười, “chủ nghĩa xã hội” theo quan niệm của họ. Và đặc biệt, trong những năm gần đây, làn sóng “thiên tả” ở nhiều nước Mỹ Latinh đã và đang trổi dậy. Từ Venezuela tới Chile, từ Argentina tới Bolivia, từ Brazil tới Nicaragua, và mới đây là Ecuador, đại diện cách tả đã giành được thắng lợi trong các cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đất nước. Đi tiên phong trong các đảng cánh tả ở Mỹ Latinh là Venezuela. Sau khi tái đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua (năm 2006), Tổng thống Hugo Chavez đã tuyên bố với công chúng rằng, trong nhiệm kỳ mới của mình và trong những năm tiếp theo ông sẽ nổ lực thúc đẩy xây dựng một xã hội tiến bộ và phát triển cho Venezuela đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa của riêng mình, bằng việc tuyên truyền về lý luận “xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI”.



Chương VIII

NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT

TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tiến trình lịch sử lâu dài, khó khăn và gian khổ với mục đích cuối cùng là bảo đảm thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tiến trình đó tất yếu xuất hiện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội cần phải được giải quyết một cách khoa học trên lập trường thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong các điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc ở những thời kỳ nhất định. Đó là những vấn đề kinh tế - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.



I. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

a) Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó ra đời không phải để điều hoà mâu thuẫn giai cấp mà do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là nhà nước kiểu mới, thay thế cho nhà nước tư sản, nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân, được thực hiện thông qua hai chức năng chủ yếu là chức năng thống trị giai cấp và chức năng xã hội.



b) Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa .

Bất kỳ nhà nước nào cũng có những đặc trưng cơ bản là: Quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định; có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mạng tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội; hình thành hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân nên nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có một số đặc trưng sau:



Một là, nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ đàn áp một giai cấp nào đó mà thực hiện một chính sách giai cấp vì lợi ích của tất cả những người lao động nhưng đồng thời duy trì vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhà nước.

Hai là, nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ của chuyên chính giai cấp nhưng vì lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân, trấn áp những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa .

Ba là, nhà nước xã hội chủ nghĩa coi mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa của chuyên chính vô sản.

Bốn là, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Năm là, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước không còn nguyên nghĩa mà là “nửa nhà nước”, nhà nước tự tiêu vong khi cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại của nhà nước không còn nữa.

Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai chức năng cơ bản là là bạo lực và tổ chức xây dựng:



Chức năng bạo lực: Chức năng bạo lực tức là nhà nước sử dụng các công cụ như luật pháp và các công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội. Chức năng bạo lực là chức năng truyền thống của nhà nước nhưng đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng bạo lực không phải là chức năng căn bản và quan trọng nhất.

Chức năng tổ chức xây dựng: Là chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc trưng cho bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chức năng tổ chức xây dựng chính là việc nhà nước sử dụng công cụ luật pháp và các công cụ kinh tế, tổ chức để tập hợp lực lượng của xã hội nhằm sáng tạo ra xã hội mới. Thực hiện chức năng đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.

Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa .

Từ hai chức năng trên, nhà nước xã hội chủ nghĩa có những nhiệm vụ chính là: Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế; cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; quản lý văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khỏe nhân dân.



c) Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước là công cụ để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản do đó giai cấp công nhân tất yếu phải xây dựng nhà nước mình, chỉ có như vậy mới thực hiện được chuyên chính vô sản, trấn áp được các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa .

Sự cần thiết phải xác lập chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa còn xuất phát từ thực tiễn của thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ còn tồn tại các giai cấp bóc lột, nhiều xu hướng chính trị vận động khác nhau trong đó có xu hướng chống chủ nghĩa xã hội do đó cần phải có nhà nước để trấn áp, lôi kéo các lực lượng xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để mở rộng dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân cũng đỏi hỏi phải củng cố nhà nước vững mạnh và có thiết chế nhà nước phù hợp do đó quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu gắn với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.



2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a) Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Ngay trong trong công xã thị tộc (thời nguyên thủy), thủ lĩnh đứng đầu bộ tộc được người dân của bộ tộc bầu ra hoặc phế bỏ. Điều này cho thấy quyền dân chủ ra đời từ rất sớm.

Đến thời Hy Lạp cổ đại, khi mà nhà nước dân chủ chủ nô Aten ra đời (khoảng thế kỷ VI trước công nguyên) thì khái niệm dân chủ được hiểu là: việc cử ra hay phế bỏ người đứng đầu là do “quyền và sức mạnh của nhân dân”. Chỉ đến giai đoạn này thì danh từ dân chủ mới chính thức được sử dụng.

Dân chủ theo tiếng Hy Lạp cổ là từ ghép của hai chữ: Demos (nhân dân, quần chúng) + Kratos (sức mạnh, quyền lực) = quyền lực, sức mạnh thuộc về nhân dân.

Như vậy, về thực chất ngay từ thế kỷ VI (tr.CN) với hình thức nhà nước đầu tiên trong lịch sử, giai cấp đứng ở vị trí trung tâm lãnh đạo xã hội, áp bức bóc lột – giai cấp chủ nô đã dùng pháp luật và bộ máy thống trị của mình để chiếm mất quyền lực đông đảo của quần chúng nhân dân lao động là những người nô lệ.

Nhân loại suốt 2600 năm qua đã trải qua “4 chuyên”: chuyên chính chủ nô; chuyên chế phong kiến; chuyên chính tư sản; chuyên chính vô sản. Thực chất của chuyên chính hay chuyên chế đều là một thưc chính trị của một giai cấp nào đó lãnh đạo xã hội. Giai cấp chuyên chính chỉ bị phế truất khi có các cuộc cách mạng xã hội.

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nhân dân lao động giành được chính quyền, làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân.

Kế thừa những những quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và từ thực tiễn phát triển của xã hội đương thời, V.I.Lênin đưa ra quan niệm về dân chủ như sau:



Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân.

Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền do đó không có dân chủ “phi giai cấp, dân chủ chung chung”.

Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập đoàn người này là đã hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Điều này là tất yếu cho mọi chế độ dân chủ, kể cả chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.



Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.

Như vậy, trải qua các chế độ xã hội khác nhau vớib “4 chuyên” khác nhau: chuyên chính chủ nô; chuyên chế phong kiến; chuyên chính tư sản; chuyên chính vô sản. Tương ứng với “4 chuyên” là bốn chế độ dân chủ với mức độ phát triển khác nhau như: dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến (quân chủ), dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa .

Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cũng từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới - hình thức nhà nước với tên gọi là “chính thể dân chủ” hay “nền dân chủ”.

Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp, nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.

b) Những đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Sự hình thành và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân được hình thành.

Sự hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình lâu dài. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, được hình thành phát triển dần dần, từng bước phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, dân chủ xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng sau:



Một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.

Ba là, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc nhà nước, đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp.

Bốn là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là nền dân chủ rộng rãi nhất nhưng vẫn là nền dân chủ có tính giai cấp trong đó chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau.

c) Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Dân chủ là động lực của quá trình phát triển xã hội, của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội do đó dân chủ phải được mở rộng để phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, để nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và thực hành dân chủ, đưa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của dân chủ vào đời sống thực tiễn nhằm chuyển giao quyền lực thực sự về cho nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân vào việc sáng tạo ra xã hội mới.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là đáp ứng nhu cầu của nhân dân, là điều kiện, tiền đè thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân, là điều kiện để người dân đựoc sống trong bầu không khí thực sự dân chủ.

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, chống biểu hiện cực đoan, vô chính phủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỷ cương, pháp luật.

Tóm lại, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yéu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, của quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng trở thành hiện thực, để nền dân chủ “ngày càng tiến tới cơ sở hiện thực, tới con người hiện thực... và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương