NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh


Số liệu phỏng vấn giáo viên



tải về 0.57 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

4.12. Số liệu phỏng vấn giáo viên


Sau mỗi lần quan sát lớp học chúng tôi tiến hành phỏng vấn giáo viên để lý giải cho những hoạt động hoặc cách dạy của giáo viên trên lớp, qua đó có được những thông tin về nhận thức của giáo viên cũng như ý kiến đánh giá của họ đối với học sinh. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 15 đến 25 phút bằng tiếng Việt và được ghi âm toàn bộ. Sau đó chúng tôi nghe lại và viết ra để phân tích theo phương pháp phân tích định tính. Chúng tôi không định sẵn một giả thuyết gì từ trước mà căn cứ vào số liệu để tìm ra những vấn đề chung nhất nổi lên qua phân tích số liệu để tìm ra những yếu tố liên quan đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông. Tất cả có 4 giáo viên tham gia trả lời phỏng vấn là Thu, Xuân, Lan và Điệp (tên giáo viên đã được thay đổi) gồm 3 nữ và một nam. Tất cả những giáo viên này trả lời phỏng vấn sau khi chúng tôi quan sát giờ dạy của họ. Nổi lên qua phân tích số liệu phỏng vấn giáo viên là những vấn đề liên quan đến i) học sinh; ii) chương trình và sách giáo khoa; và iii) các yếu tố liên quan đến giáo viên.

4.13. Ý kiến của giáo viên về học sinh


Ý kiến chung của giáo viên về thái độ, động lực và hứng thú của học sinh đối với môn tiếng Anh cho rằng các em không yêu thích môn tiếng Anh lắm vì kiến thức của các em bị thiếu hụt nhiều do đã quên gần hết những gì ở lớp dưới nên các em học không có hiệu quả. Từ đó dẫn đến việc giảm hứng thú trong học tập do học mà không hiểu. Việc các em học tiếng Anh chỉ mang tính đối phó để đi thi tốt nghiệp chứ các em không nhận thức được lợi ích của việc biết tiếng Anh.

Đa số học sinh trường em ở vùng nông thôn nên các em không nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh. Các em chỉ coi đó là môn học bắt buộc nên chỉ học những gì trên lớp giáo viên dạy còn khi ra khỏi lớp các em lại quên ngay. Dần dần trình độ của các em so với yêu cầu của sách giáo khoa càng ngày càng cách xa nhau dẫn đến việc các em xem học tiếng Anh là một điều bắt buộc chứ thực sự các em không thích học.

(Thu - Trường Nam Việt)

Từ chỗ học không hiểu các em trở nên chán nản và lười học, không chịu đầu tư vào việc học tiếng Anh.

Kiến thức của các em học ở lớp dưới đã bị quên nên đâm ra lười. Việc đầu tư học ở nhà là ít. Các em không nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với các em đâu. Tuy nhiên trong lớp thì các em cũng tỏ ra thích học môn này.

(Xuân - Trường Trung Việt)



Khi đã không hiểu có em quậy phá làm ảnh hưởng đến các bạn khác như đã có ý kiến của học sinh yêu cầu giáo viên phải có biện pháp đối với những học sinh quậy phá này được nêu trong phiếu khảo sát.

Xét về thái độ phần đông các em ở trường cũng ủng hộ việc học tiếng Anh. Tuy nhiên có một số ít các em không học được thì quậy phá nên nhiều khi giáo viên phải nhờ đến Ban Giám hiệu can thiệp.

(Lan - Trường Bắc Việt)


4.14. Ý kiến của giáo viên về chương trình, sách giáo khoa


Giáo viên cho rằng chương trình và sách giáo khoa mới là hay hơn so với chương trình sách giáo khoa cũ. Tuy nhiên khi được hỏi về ưu điểm của sách giáo khoa mới họ chỉ nói được là sách giáo khoa chia thành 4 kỹ năng rõ ràng và nội dung các chủ điểm trong bài đọc là thú vị với học sinh. Giáo viên ủng hộ mục tiêu giao tiếp của chương trình và sách giáo khoa mới nhưng họ lại cho rằng mục tiêu đó không phù hợp với những đối tượng học sinh ở các vùng nông thôn như học sinh trường họ.

Mục đích của chương trình và sách giáo khoa mới là phù hợp nhưng chỉ phù hợp với học sinh ở thành phố vì học sinh thành phố có điều kiện tiếp cận với văn hóa và có điều kiện đi học thêm. Còn ở trường em học sinh chủ yếu là con em của các gia đình không có điều kiện cho đi học thêm. Thêm vào đó nhận thức về môn học của các em vốn cũng đã yếu rồi. Thành thử nếu giáo viên muốn dạy tường tận một bài ngữ pháp chẳng hạn thì sẽ bị cháy giáo án.

(Xuân - Trường Trung Việt)

Việc sử lý sách giáo khoa như thế nào cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp là một vấn đề lớn đối với giáo viên. Trong một lớp học sinh 50 em, số học sinh khá giỏi tiếng Anh không nhiều, phần đông là hầu như không biết gì nên dạy thế nào cho học sinh hiểu lại càng khó đối với giáo viên.

Trình độ học sinh ở đây không đồng đều, trong một lớp chỉ có một số ít em học khá, tiếp thu được còn số đông là thấy khó. Có những em không hề biết tí gì, có cả em suốt một năm học không nói được tí gì trừ khi cô gọi và cô nhắc cho thì mới nói được một tí. Bài học thì dài nên nhiều khi cũng đành bỏ dở không dạy hết bài được.

(Điệp - Trường Bắc Việt)

Trình độ tiếng Anh của học sinh yếu không đủ sức để hiểu sách giáo khoa, lớp học đông, cơ sở vật chất hầu như chỉ là cái máy cát xét để cho học sinh nghe. Các trường đều có một hai phòng có thiết bị sử dụng powerpoint nhưng hình như các thiết bị này chỉ được sử dụng vào các dịp đặc biệt như thao giảng chẳng hạn. Điều này cũng đúng thôi vì làm sao có thể trang bị cho tất cả các lớp nhưng thiết bị như vậy. Hơn nữa giả sử có thiết bị mà không biết sử dụng có hiệu quả thì có khi lợi bất cập hại.

Mọi giáo viên phải tuân thủ phân phối chương trình của Bộ cho nên họ không thể không dạy hết bài. Khái niệm “cháy giáo án”, tức là hết giờ mà bài dạy chưa hết là nỗi ám ảnh thường trực của giáo viên. Trình độ tiếng Anh của học sinh yếu, lớp đông, bài dài thì tất nhiên họ phải dạy lướt cho xong.



Chương trình và sách giáo khoa không phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Lớp quá đông, nếu dạy nghe phải mở đài to thì ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, nếu mở nhỏ thì các em không nghe được. Bài đọc trong sách giáo khoa thì tương đối dài và khó trình độ học sinh không đáp ứng được. Ví dụ trong bài đọc có thể có 3 Tasks những chỉ có thể dạy được 1 hoặc 2 Tasks hoặc phải dạy thật nhanh. Dạy nhanh thì học sinh không hiểu nên giáo viên thường bỏ dở bài.

(Liên - Trường Nam Việt)

Sự hỗ trợ cho giáo viên vật lộn với thực tế trên từ phía nhà trường là chưa đủ. Trong các cuộc phỏng vấn, tất cả giáo viên đều khẳng định sự ủng hộ đổi mới phương pháp giảng dạy, ủng hộ cố gắng nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh của Ban Giám hiệu. Tuy nhiên sự ủng hộ đó chỉ dừng ở mức độ ủng hộ tinh thần, kêu gọi giáo viên chứ chưa có những cải tiến thiết thực nhất là làm sao giúp giáo viên đầu tư nhiều hơn cho giờ giảng.

Nhà trường thì cứ bảo giáo viên phải cố gắng để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học nhưng chỉ động viên thế thôi chứ cũng chẳng tạo điều kiện gì cho giáo viên cả. Còn giáo viên thì cứ cố dạy những gì mình có tức là những gì mình hiểu được thì mình dạy cho các em. Nếu muốn một tiết học sinh động thì phải có đồ dùng dạy học rồi phải đầu tư rất nhiều thế nhưng ngoài tiết dạy đó giáo viên thực sự còn rất nhiều chuyện phải làm. Ngoài giờ lên lớp là còn phải hồ sơ, sổ sách nên là thực sự giáo viên không đầu tư.

(Thu - Trường Nam Việt)




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương