NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh


Những vấn đề học sinh chưa hài lòng theo trường và lớp



tải về 0.57 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21

4.9. Những vấn đề học sinh chưa hài lòng theo trường và lớp


Những vấn đề các em học sinh chưa hài lòng chủ yêu tập trung vào phương pháp giảng dạy của giáo viên và điều kiện học tập. Bảng 10 dưới đây tóm tắt ý kiến của học sinh của ba trường theo khối lớp, 10, 11, và 12.

Bảng 10:

Những vấn đề học sinh chưa hài lòng theo trường và lớp




Số học sinh đề cập

Những vấn đề chưa hài lòng

Bắc Việt

Trung Việt

Nam Việt




10

11

12

10

11

12

10

11

12

Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, kiến thức chuyên môn không đạt yêu cầu

38

32

46

8

13

13

9

15

16


Sách giáo khoa khó

5

12

22

2

3

1

6

5

3

Trình độ yếu không tiếp thu được

4

5

4

3

5

13

6

11

3

Điều kiện học tập không đảm bảo

16

5

42

14

1

3

1

11

3

Ý kiến khác

17

6

9

2

11

11

0

3

2

Có thể nói học sinh có nhiều ý kiến nhất về phương pháp giảng dạy và trình độ chuyên môn của giáo viên.Về phương pháp giảng dạy đa số các em cho rằng phương pháp dạy của giáo viên không phù hợp với trình độ của học sinh. Ví dụ:

  • Thầy cô còn chú trọng dạy lý thuyết nhiều hơn là thực hành làm bài tập nên đôi lúc chúng em cũng không nắm rõ mấy dẫn đến chúng em mất căn bản từ những bài đó. (Lớp 11 Nam Việt)

  • Trình độ tiếng Anh của chúng em còn kém nên có một số giáo viên dạy theo cách học của các bạn học khá nên em không thể tiếp thu được. (Lớp 10 Nam Việt)

  • Các tiết học chỉ đơn giản là học từ vựng, ngữ pháp và làm bài tập, không có phần đối thoại bằng tiếng Anh, nghe băng đĩa bằng tiếng Anh. Việc này làm cho khả năng nói và nghe bằng tiếng Anh của học sinh phần đông là rất kém. (Lớp 12 Nam Việt)

  • Cách dạy của các giáo viên còn quá nhàm chán so với giáo viên ở các trung tâm tin học (và ngoại ngữ). Lớp học quá buồn, không tiếp thu được bài vì tiếng Anh học khó hơn so với các môn khác nên em nghĩ cần có không gian dạy khác hẳn so với các môn khác. (Lớp 12 Nam Việt)

  • Cách dạy của thầy cô chưa gây được hứng thú, trong cách dạy chưa có phân loại về việc học cho học sinh yếu kém. (Lớp 11 Trung Việt)

  • Một số thầy, cô không biết cách dạy, chưa biết khai thác học sinh có hiệu quả khiến học sinh nhàm chán không muốn học nữa. (Lớp 11 Bắc Việt)

  • Việc học Anh văn ở nhà trường hiện nay không thể áp dụng cho việc giao tiếp bằng tiếng Anh vì đa số thời gian trên lớp chỉ dành cho việc dạy ngữ pháp. (Lớp 10 Nam Việt)

Cách dạy bám theo sách giáo cũng làm cho học sinh thấy thực sự bức xúc. Học sinh thấy giờ học nhàm chán vì tính sáng tạo của các em không được phát huy. Hơn nữa cách dạy bám theo sách giáo khoa có thể đem lại những bất bình cho học sinh về điểm số. Hình như học sinh chỉ muốn giáo viên dạy thật nhiều bài tập ngữ pháp hơn là các kỹ năng giao tiếp nói, nghe, đọc, viết.

  • Khi làm các Tasks trong sách giáo khoa, giáo viên thường hay gọi học sinh lên bảng làm hết cả các Tasks đó và chữa một cách qua loa. Như vậy chỉ cần chúng em mua sách học tốt thì điểm số hệ số 1 sẽ rất cao, toàn 10. Nếu học sinh nào được nhiều điểm 10 hệ số 1 thì sẽ được nâng điểm hệ số 2. Như vậy sẽ rất thiệt thòi cho những ai học thật. (Lớp 10 Bắc Việt)

  • Thầy cô chỉ dạy lướt qua nên chúng em thấy khó hiểu vì một tiết chỉ có 45 phút nên thầy cô phải chạy cho đúng giờ và kịp chương trình. (Lớp 11 Trung Việt)

  • Lớp 12 có nhiều bạn thi khối D nên cần các thầy cô giảng nhiều về ngữ pháp và cho làm những bài tập phục vụ thi đại học. Em rất không hài lòng về cách học theo sách giáo khoa nên mỗi khi đến giờ học em thấy không hứng thú. Em rất muốn các cô chú trọng vào ngữ pháp và các tập thi đại học. (Lớp 12 Bắc Việt)

  • Các bài giảng thường không rời sách giáo khoa nên không có các bài tập và các kiến thức ngoài sách giáo khoa. (Lớp 12 Bắc Việt)

Nổi bật nhất là học sinh cũng không thích giáo viên sử dụng nhiều tiếng Anh trong lớp. Các em cho rằng giáo viên cần sử dụng cả tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt thì các em mới hiểu được.

  • Có những lúc giáo viên dạy rất nhanh, nói tiếng Anh rất nhiều nên chúng em không hiểu gì. (Lớp 12 Bắc Việt)

  • Giáo viên vào lớp nói tiếng Anh quá nhiều làm cho nhiều bạn không hiểu. (Lớp 11 Nam Việt)

  • Chúng em chưa hiểu nhiều về tiếng Anh, giáo viên nói bằng tiếng Anh mà không dịch sang tiếng Việt chúng em nghe không hiểu hết được. (Lớp 12 Nam Việt)

  • Các cô giáo còn thiên về nói tiếng Anh, ít nói tiếng Việt. (Lớp 12 Trung Việt)

  • Nên hạn chế sử dụng nhiều tiếng Anh trong giảng dạy, có thể dùng 50% tiếng Anh 50% tiếng Việt để chúng em dễ tiếp thu. (Lớp 12 Nam Việt)

Về kiến thức chuyên môn đại đa số học sinh tham gia trả lời đều góp ý nhiều về chất lượng phát âm tiếng Anh của giáo viên kể cả kiến thức ngữ pháp tiếng Anh. Những ý kiến này chủ yếu tập trung ở trường phía Bắc.

  • Một số giáo viên vẫn chưa nhiệt tình, thoải mái trong quá trình giảng dạy; nhiều giáo viên chưa đủ trình độ sư phạm, còn viết sai chính tả, phát âm sai. (Lớp 11 Bắc Việt)

  • Giáo viên nói nhanh, phát âm không chuẩn, không nắm được trình độ học sinh để có bài giảng phù hợp. (Lớp 10 Bắc Việt)

  • Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa cao, nhiều cô giáo phát âm khó nghe. (Lớp 12 Bắc Việt)

  • Trong giờ học các cô giảng ngữ pháp rất ít nhưng đến khi kiểm tra thì có rất nhiều cấu trúc; có lúc các thầy, cô giáo giảng sai nhưng không nghe ý kiến học sinh. (Lớp 11 Bắc Việt)

  • Lớp 12 có nhiều bạn thi khối D nên cần các thầy cô giảng dạy nhiều về ngữ pháp và cho làm những bài tập phục vụ thi đại học. Em rất không hài lòng về cách học theo sách giáo khoa nên mỗi khi đến giờ học em thấy không hứng thú. Em rất muốn các thầy, cô chú trọng vào ngữ pháp và các tập thi đại học. (Lớp 12 Bắc Việt)

Về sách giáo khoa đại đa số học sinh tham gia trả lời đều có ý kiến là sách giáo khoa dài, ngữ lịêu khó, không phù hợp với nhu cầu học tập của các em.

  • Chương trình trong sách giáo khoa hơi dài chú trọng nghe và viết, phần ngữ pháp còn hời hợt và gây khó khăn cho các bạn bị hổng kiến thức. Hệ thống từ vựng, hệ thống ngữ pháp rời rạc, chưa đạt hiệu quả trong ứng dụng đời sống. (Lớp 12 Bắc Việt)

  • Đừng quan niệm học sinh giỏi mà soạn sách. Tiết học thì ít mà bài thì nhiều nên giáo viên dạy hơi nhanh làm em khó tiếp thu. (Lớp 11 Nam Việt)

  • Sách giáo khoa quá nhiều bài đọc, nghe khó. Số lượng kiến thức quá lớn nên các thầy cô không thể dạy kỹ trong 45 phút làm học sinh chưa kịp hiểu và tiếp thu đã chuyển phần khác. (Lớp 11 Bắc Việt)

  • Chưa đủ thời gian để giảng hết bài thường giáo viên bỏ dở nhưng học hết thì nhanh quá không thể tiếp thu kịp. (Lớp 12 Nam Việt)

  • Sách giáo khoa quá khó so với học lực thực của chúng em. (Lớp 11 Trung Việt)

  • Những bài giảng còn ở mức cao, các bài khóa rất khó và không sát với thực tế. Lượng thời gian thì không đủ để thầy cô truyền hết cho học sinh. Trong một tiết học chỉ 45 phút mà lượng kiến thức tiếng Anh rất nhiều. Vì vậy thầy, cô giáo thường không giảng hết ở trên lớp được mà phải tự học sinh [học ở nhà]. (Lớp 11 Trung Việt)

Tự đánh giá trình độ tiếng Anh, nhiều học sinh tham gia trả lời phiếu điều tra khẳng định trình độ tiếng Anh của các em là yếu, mất gốc, thiếu kiến thức cơ bản, nên không hiểu được giáo viên khi giáo viên sử dụng tiếng Anh. Từ đó các em mất hứng thú học tập và thấy thiếu tự tin vào thành công trong việc học tiếng Anh.

  • Chúng em đã mất cơ bản từ cấp dưới. Em thì rất thích học Anh văn nhưng em mất cơ bản đã làm chậm quá trình học của em và học lực của em. (Lớp 10 Nam Việt)

  • Không thể giao tiếp được mặc dù đã qua rất nhiều năm học, nghe nói chậm không rõ. Nhiều khi các thầy cô nói tiếng Anh bọn em không hiểu vì không biết từ. (Lớp 11 Bắc Việt)

  • Từ vựng chưa được nhiều cho lắm; nhiều từ ở Trung học cơ sở đã quên nhưng lên đây thầy, cô cứ là làm cho buổi học không được tốt. Đa số các em còn rất yếu Anh văn vì từ cấp hai thầy cô không giảng kỹ cho lắm. Làm sao để nhớ được từ vựng, ngữ pháp được lâu và mãi mãi vì em học thuộc rồi khoảng một hai ngày là bị quên luôn. (Lớp 11 Nam Việt)

  • Em rất ghét môn tiếng Anh vì kiến thức của em rất kém. Giáo viên trên lớp chỉ dạy mà ít quan tâm đến học sinh. Trong giờ học sinh giỏi tiếng Anh phát biểu còn em ngồi im ghi chép bài. Nhiều lúc không hiểu cũng chẳng dám hỏi. Tiếng Anh là môn rất cần thiết em muốn học nhưng em phải dành nhiều thời gian để ôn thi đại học. Gặp những từ mới khó em thấy nản không muốn học nữa. (Lớp 12 Bắc Việt)

  • Em học mà không hiểu, nhưng mà em không biết làm sao [có lẽ] vì lý do là không hiểu từ trước, không biết nghĩa của nó [từ vựng] như thế nào. Thực sự đối với tiếng Anh bây giờ chúng em lơ tơ mơ. (Lớp 12 Trung Việt)

  • Khả năng của em là không thể học được môn này mặc dù rất cố gắng. Đối với em để môn Anh văn vượt qua kỳ thi tốt nghiệp là rất khó. (Lớp 12 Nam Việt)

  • Em thấy học tiếng Anh rất khó tiếp thu, em không thể nhớ để dịch được các bài tiếng Anh. (Lớp 10 Trung Việt)

  • Chúng em mất gốc từ lúc bắt đầu học tiếng Anh nên đối với tiếng Anh chúng em ngỡ như chưa từng được học. Vì chúng em đã bị hổng kiến thức quá nhiều nên việc tiếp thu các bài học tiếp theo là rất khó khăn. (Lớp 11 Trung Việt)

  • Em không biết vì sao khi học tiếng Anh không chỉ em mà các bạn khác cũng phàn nàn không muốn học tiếng Anh. Môn học tiếng Anh tốn rất nhiều thời gian cho việc học các môn khác. (Lớp 11 Trung Việt)

Các ý kiến khác về những điều học sinh chưa hài lòng là bài học trong sách giáo khoa có nhiều từ mới, các bài kiểm tra không phù hợp và số giờ học tiếng Anh ở trường không đủ, còn ít.


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương