NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC



tải về 0.68 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.68 Mb.
#5288
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2.4 Sản xuất lúa

Sản xuất lúa gạo giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP nông nghiệp (không bao gồm lâm và ngư nghiệp) năm 2003. Trong giai đoạn 1990-2002 sản lượng lúa tăng bình quân khoảng 4,9% năm. Đó là kết quả của việc tăng năng suất lúa (3.0% năm) và do tăng diện tích gieo trồng (1,8% năm). Mức tăng trưởng của sản xuất lúa giữa các vùng khác biệt đáng kể. Tốc độ tăng sản lượng cao nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa tăng mạnh nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Diện tích gieo trồng lúa ở Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 1990-2002 giảm, trong khi đó ở các vùng khác trong cùng thời kỳ lại tăng.


Biểu 2 5 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa phân theo vùng, giai đoạn 1990-2002

 

1990

2002

2002

1990-2002

% tăng hàng năm

% đóng góp tăng SL

1. Sản lượng lúa, 1000 tấn

 




 

 

 

Cả nước

19225.1

32529.5

34063.5

4.88

100.0

Đồng bằng sông Hồng

3890.8

6586.6

6685.3

4.61

100.0

Đông Bắc

1180.4

2065.0

2328.9

5.83

100.0

Tây Bắc

248.8

403.6

451.5

5.09

100.0

Bắc Trung Bộ

1642.3

2824.0

3138.9

5.55

100.0

Duyên hải Nam Trung Bộ

1347.3

1681.6

1705.4

1.98

100.0

Tây Nguyên

386.1

586.8

609.5

3.88

100.0

Đông Nam Bộ

1049.1

1679.2

1666.1

3.93

100.0

Đồng bằng sông Cửu Long

9480.3

16702.7

17477.9

5.23

100.0

2. Diện tích GT, 1000 ha

 




 

 

 

Cả nước

6042.8

7666.3

7485.4

1.80

37.3

Đồng bằng sông Hồng

1158.0

1212.6

1196.7

0.27

6.0

Đông Bắc

519.2

550.3

562.5

0.67

11.6

Tây Bắc

144.3

136.8

140.8

-0.20

-4.0

Bắc Trung Bộ

677.0

695.0

700.4

0.28

5.1

Duyên hải Nam Trung Bộ

414.6

422.5

399.5

-0.31

-15.5

Tây Nguyên

165.3

176.8

186.1

0.99

25.8

Đông Nam Bộ

384.3

526.5

485.6

1.97

50.6

Đồng bằng sông Cửu Long

2580.1

3945.8

3813.8

3.31

64.0

3. Năng suất lúa, tấn/ha

 




 

 

 

Cả nước

3.2

4.2

4.6

3.03

62.7

Đồng bằng sông Hồng

3.4

5.4

5.6

4.33

94.0

Đông Bắc

2.3

3.8

4.1

5.12

88.4

Tây Bắc

1.7

3.0

3.2

5.31

104.0

Bắc Trung Bộ

2.4

4.1

4.5

5.25

94.9

Duyên hải Nam Trung Bộ

3.2

4.0

4.3

2.30

115.5

Tây Nguyên

2.3

3.3

3.3

2.86

74.2

Đông Nam Bộ

2.7

3.2

3.4

1.92

49.4

Đồng bằng sông Cửu Long

3.7

4.2

4.6

1.86

36.0

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu TCTK
Trong giai đoạn 1990-2002, mức tăng diện gieo trồng lúa khoảng 24% . Diện tích gieo trồng lúa tăng liên tục trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000 (tăng 2,4%/năm), nhưng lại giảm nhẹ trong năm 2000-2002 (giảm 1,2%/năm). Trong 3 năm này, trong khi diện tích giảm thì sản lượng lúa vẫn tiếp tục tăng và chủ yếu nhờ tăng năng suất lúa.
Diện tích gieo trồng lúa tăng không phải do tăng diện tích đất canh tác lúa. Trong khi diện tích gieo trồng lúa tăng thêm 24% sau 12 năm (1990-2002), thì diện tích đất canh tác lúa lại gần như không thay đổi, chỉ tăng không quá 1%.Tăng diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là do tăng vụ (95,6% tăng diện tích gieo trồng là do tăng hệ số quay vòng sử dụng đất).
Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tới tốc độ tăng sản lượng, song vai trò của chúng giữa các vùng khác nhau và thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn 1990-2002 sản lượng lúa ở cả hai vựa thóc chính của đất nước đều tăng mạnh, nhưng ở ĐBSH do qui mô đất canh tác bình quân của một hộ rất thấp và hệ số quay vòng sử dụng đất đã khá cao nên sản lượng lúa tăng được chủ yếu là nhờ thâm canh tăng năng suất (94% tăng sản lượng là do nămg suất). Trong khi đó ở ĐBSCL sản lượng lúa tăng chủ yếu lại là do tăng diện tích gieo trồng (64% sản lượng tăng là do tăng diện tích gieo trồng: trong đó 51,6% là do tăng hệ số quay vòng đất và chỉ có 12,5% là do tăng diện tích đất lúa).
Diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam năm 2002 đạt xấp xỉ 7,5 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm tỉ lệ cao nhất (51,3%) sau đó là ĐBSH (19,6%). Hiện nay, năng suất lúa trung bình cả nước đạt 4,6 tấn/ha và sản lượng thóc đạt 34,064 triệu tấn.
Các tỉnh phía Bắc chủ yếu làm hai vụ chính: Đông-Xuân và Mùa. Các tỉnh phía Nam phổ biến trồng thêm Hè-Thu. Năng suất lúa Đông-Xuân thường cao hơn năng suất lúa Mùa và Hè-Thu. Năng suất các loại lúa tính trung bình theo vùng được thể hiện ở bảng sau:

Biểu 2 6 Diện tích và năng suất lúa phân theo vụ và vùng sinh thái (tấn/ha)




Đông Xuân

Hè Thu

Mùa

Diện Tích

Năng Suất

Diện Tích

Năng Suất

Diện Tích

Năng Suất

Năm 1990

 

 

 

 

 

 

Cả nước

2074

3.79

1216

3.36

2778

2.62

Đồng bằng sông Hồng

568

3.54

 




598

3.15

Đông Bắc

172

2.42

 




352

2.17

Tây Bắc

27

2.60

 




115

1.55

Duyên hải Bắc Trung Bộ

312

2.86

121

2.11

256

1.93

Duyên hải Nam Trung Bộ

162

3.47

111

3.72

137

2.73

Tây Nguyên

26

3.72

 




135

2.16

Đông Nam Bộ

55

3.44

77

2.84

256

2.52

Đồng bằng sông Cửu Long

752

4.83

908

3.53

930

2.84

Năm 2002

 

 

 

 

 

 

Cả nước

3033

5.51

2276

3.93

2176

3.85

Đồng bằng sông Hồng

594

5.99

 




602

5.19

Đông Bắc

214

4.65

 




348

3.83

Tây Bắc

33

4.94

 




108

2.68

Duyên hải Bắc Trung Bộ

336

5.32

156

4.15

208

3.38

Duyên hải Nam Trung Bộ

173

5.08

98

4.32

128

3.14

Tây Nguyên

55

4.28

5

2.44

126

2.87

Đông Nam Bộ

114

4.16

133

3.38

239

3.12

Đồng bằng sông Cửu Long

1514

5.70

1883

3.94

417

3.42

Nguồn: TCTK
Cùng với việc tăng diện tích gieo trồng lúa thì hệ thống canh tác lúa cũng thay đổi đáng kể trong 12 năm qua. Từ 1990 đến 2002 đã chuyển từ trồng lúa Mùa sang lúa Hè-Thu và lúa Đông-Xuân. Trong giai đoạn này, diện tích trồng lúa Đông-Xuân tăng 46,3%, diện tích lúa Hè-Thu tăng 87,2% và diện tích lúa Mùa giảm 21%. Sau năm 1995, diện tích lúa Đông-Xuân đã vượt trội diện tích lúa Mùa và tiếp tục giữ vị trí ưu thế cho tới nay.
Sản xuất lúa gạo tăng một phần là do tăng năng suất lúa, đặc biệt là lúa vụ Đông-Xuân và vụ Mùa, nhưng một phần là nhờ tăng diện tích gieo trồng vụ Đông-Xuân và vụ Hè-Thu. Do lúa vụ Hè-Thu chỉ tăng về diện tích, còn năng suất hầu như không tăng, cho nên có năng suất lúa cả năm tăng chủ yếu là nhờ lúa Đông-Xuân và lúa Mùa.
Tăng năng suất lúa không chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng, và cải tiến công tác quản lý. Tốc độ tăng năng suất lúa (tuỳ theo điều kiện tự nhiên, chủ yếu là dinh dưỡng, bức xạ và khả năng tưới tiêu) khác biệt đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa ĐBSCL và các vùng còn lại trong cả nước. Trong khi tốc độ tăng năng suất lúa ở ĐBSCL giảm từ 2,1% xuống còn 0,4%, thì các vùng khác lại tăng trung bình từ 4 lên 5%. ĐBSCL chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa cả nước và là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, trong khi các vùng khác chỉ sản xuất vừa đủ hoặc thiếu. Năng suất lúa của ĐBSCL trong vòng 5 năm gần đây (1998-2002) ổn định trong khoảng 4,1 - 4,6 tấn/ha, trong khi đó tại ĐBSH năng suất lúa đã tăng từ 4,5 lên đến 5,6 tấn/ha. Sản lượng lúa của ĐBSCL trong thập kỷ 90 tăng mạnh nhưng chủ yếu là nhờ tăng diện tích hơn là do tăng năng suất. Các vùng khác (ngoại trừ Đông Nam Bộ) thì ngược lại.
Những thành tựu trong sản xuất lúa gạo trong thời kỳ đổi mới đã giúp Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Kể từ năm 1996 đến nay khi cơ chế hạn ngạch xuất khẩu đã được nới lỏng và xoá bỏ, số lượng gạo có thể sử dụng cho xuất khẩu đã tăng gấp đôi.


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương