NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC



tải về 0.68 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.68 Mb.
#5288
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

3.1Các nước xuất khẩu gạo chính

Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong 3 năm gần đây, Thái Lan sản xuất khoảng 25 triệu tấn thóc/năm, trong đó 40-50% là để cho xuất khẩu. Năm 2002, Thái Lan xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, trong đó gạo thơm Hương Nhài chiếm khoảng 20% và chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ. Gạo chất lượng cao của Thái Lan, đặc biệt là gạo thơm Hương Nhài, luôn cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Mỹ. Thái Lan còn là nhà xuất khẩu chính gạo hạt dài chất lượng thấp. Mặc dầu Thái Lan đứng đầu thế giới về lượng gạo xuất khẩu, song năng suất lúa của Thái Lan chỉ khoảng 2,3 tấn/ha. Nông dân Thái Lan chủ yếu trồng một vụ với các giống lúa truyền thống và giống đặc sản chất lượng cao có năng suất thấp. Phần lớn diện tích lúa phụ thuộc vào nước trời, chỉ có 25% là được thuỷ lợi hoá.


Các giống lúa của Thái Lan được thế giới ưa chuộng và thường được trả giá cao hơn so với các giống lúa của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.Giá xuất khẩu gạo 5% và 15% tấm của Việt Nam chỉ bằng khoảng 90-95% của gạo Thái với chất lượng tương đương. Tuy nhiên gần đây (niên vụ 2001/02) giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại cao hơn của Thái, có lẽ một phần là do đồng Bạt mất giá và sức ép cạnh tranh về giá ngày một gia tăng từ phía các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, mặt khác cũng là do một lượng lớn gạo xuất khẩu từ Việt Nam là theo các hợp đồng cũ.
IFPRI (IFPRI 1996) đã liệt kê một loạt các yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới như sau:

  • Thái Lan có diện tích đất cho trồng lúa qui mô lớn (gần 10 triệu ha).

  • Nông dân Thái có trình độ hội nhập quốc tế cao và phản ứng rất nhanh đối với biến động giá cả trên thị trường thế giới.

  • Nông dân Thái được Chính phủ hỗ trợ vật tư đầu vào và được miễn giảm thuế.

  • Các kênh lưu thông và tiêu thụ được tổ chức tốt và gắn kết với nhau.

  • Trình độ công nghệ chế biến xay xát khá cao.

  • Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến nâng cao và chuẩn hoá chất lượng sản phẩm giữa các hội viên.

  • Thái Lan có một lực lượng các nhà môi giới năng động làm cầu nối trung gian giữa người mua và người bán, và là người cung cấp thông tin rất quan trọng cho cả hai phía.

  • Thái Lan đã tiến hành tiêu chuẩn hoá về chất lượng gạo nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế.

  • Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan khá đa dạng. Tuy Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính, nhưng gạo Thái Lan cũng đã thâm nhập sâu vào thị trường Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu và Mỹ.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Sản lượng lúa của Việt Nam bình quân đạt khoảng 32,9 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2000-2002, trong đó xuất khẩu gạo đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm. Kể từ năm 1999 khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng nhanh. Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm giống Indica có chất lượng trung bình và thấp. Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đầu thập kỷ 90 đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên mấy năm gần đây lại đang có chiều hướng giảm xút. Thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam là Inđônêsia, Philippines, Singapore, Malaysia, Cuba, Châu Phi và Trung Đông (Irắc). Xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu thực hiện thông qua các hợp đồng chính phủ và thường được ký kết thoả thuận trước một năm so với thời điểm giao hàng.


Mỹ là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới, hàng năm xuất khoảng 2,5-3,0 triệu tấn và chủ yếu cạnh tranh trên thị trường gạo chất lượng cao - loại gạo hạt có độ dài trung bình. Thị phần của Mỹ trên thị trường gạo thế giới trong 20 năm gần đây đã liên tục giảm do có sự xuất hiện của Việt Nam cũng như các đối thủ cạnh tranh khác ở Châu Mỹ La Tinh. Theo nghiên cứu của IFPRI, Gạo của Mỹ thường có giá cao hơn gạo của Thái có chất lượng tương đương khoảng 30-50 USD (IFPRI 1996). Gạo Mỹ chủ yếu xuất sang thị trường Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Mỹ xuất khẩu gạo nhiều nhất là sang Mexico, khoảng 403,5 nghìn tấn niên vụ 2000/01. Mỹ cũng xuất khẩu một lượng gạo đáng kể sang Nhật Bản trong khuôn khổ cam kết WTO về mức tiếp cận thị trường tối thiểu. Thành công của Mỹ trong xuất khẩu gạo chủ yếu là nhờ có chất lượng sản phẩm cao, có tiêu chuẩn phân loại và khả năng về mặt công nghệ đảm bảo cung ứng đúng chất lượng, đúng chủng loại giống cho khách hàng (IFPRI 1996).
Những năm gần đây Trung Quốc xuất hiện trên thị trường quốc tế như là một nước xuất khẩu gạo lớn, với mức xuất khẩu kỉ lục là 3,7 triệu tấn trong năm 1998. Diện tích trồng lúa của Trung Quốc có xu hướng giảm kể từ niên vụ 1999/2000 và do vậy xuất khẩu cũng bắt đầu giảm (USDA-ERS 2001).
Ấn Độ cũng là một trong số các nước xuất khẩu gạo lớn, song lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng giảm kể từ 1998. Dự đoán năm 2002 xuất khẩu gạo của Ấn Độ chỉ đạt 1,5 triệu tấn, giảm đáng kể so với 4,7 triệu tấn trong năm 1998. Những thay đổi trong chính sách giá cả ở Ấn Độ khiến cho lượng gạo dư thừa không có khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo quốc tế (USDA-ERS 2001). Ấn Độ thường xuất khẩu gạo thơm "Basmati" chất lượng cao sang Châu Âu và Mỹ, gạo đồ chất lượng thấp sang Nam Phi và Trung Đông.
Các nước xuất khẩu gạo lớn khác bao gồm Pakistan (1,9 triệu tấn năm 2002), Úc (700 nghìn tấn), Uruguay (650 nghìn tấn), Ai Cập (650 nghìn tấn), Myanmar (500 nghìn tấn), EU (350 nghìn tấn), và Argentina (250 nghìn tấn). Pakistan thường xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao Basmati và gạo chất lượng thấp sang các thị trường Châu Á và Trung Đông. Uruguay và Argentina thường chỉ xuất khẩu gạo trong phạm vị khu vực, chủ yếu là sang Brazil trong khuôn khổ các hiệp định ưu đãi thương mại. Úc chủ yếu xuất khẩu gạo sang các thị trường Châu Á.

3.2Các nước nhập khẩu gạo chính

Inđônêxia là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới, mặc dù hàng năm đã sản xuất được trên 50 triệu tấn thóc. Năm 2002 ước tính Inđônesia phải nhập khoảng 1,6 triệu tấn gạo, thấp hơn nhiều so với mức nhập khẩu kỷ lục là 5,8 triệu tấn trong năm 1998, do thiên tai El Nino gây nên (USDA-ERS 2001). Tuy nhiên gần đây gạo nhập khẩu vào Inđônesia có tăng, chủ yếu là do nhu cầu gạo trong nước tăng và lượng gạo lưu kho trong nước giảm. Mặc dù trước đây các nhà phân tích cho rằng Inđônêsia không phải là nước nhập khẩu gạo thường xuyên, tuy nhiên 3 năm gần đây lượng gạo nhập khẩu tương đối ổn định (IFPRI 1996).


Nigiêria là nước Châu Phi nhập khẩu gạo lớn nhất và thường là một trong 3 thị trường nhập khẩu gạo đứng đầu thế giới. Năm 2002, Nigeria dự kiến chỉ phải nhập 1,2 triệu tấn gạo, giảm hơn mức nhập khẩu 1,6 triệu tấn trong năm 2001. Nigeria chủ yếu nhập gạo đồ từ Thái Lan và Ấn Độ (USDA-ERS 2001).

Iran và Irắc thường xuyên nhập khẩu gạo với khối lượng khoảng trên 1 triệu tấn/năm. Các nước Trung Đông khác cũng nhập khẩu gạo với một lượng đáng kể: ước tính trong năm 2002 lượng gạo nhập khẩu của Ả-Rập Xê-Út khoảng 875 nghìn tấn, của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 350 nghìn tấn. Lượng gạo sản xuất tại Trung Đông không đáng kể và khả năng mở rộng sản xuất là rất hạn chế (USDA-ERS 2001). Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA-ERS 2001) nhập khẩu chiếm xấp xỉ 75% tổng tiêu dùng gạo của khu vực Trung Đông. Gạo nhập khẩu vào Irắc được thực hiện trong khuôn khổ của Chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc, với một luợng khá lớn gạo nhập khẩu là từ Việt Nam. Ả Rập Xê Út thường chỉ nhập gạo đồ, còn Thổ Nhĩ Kỹ lại chủ yếu nhập loại gạo Japonica.


Philipin hiện vẫn là thị trường nhập khẩu gạo chính ở Châu Á, tuy nhiên những năm gần đây (bắt đầu từ niên vụ 1999/2000) lượng nhập khẩu gạo của Philipin đã giảm mạnh do Chính phủ thực hiện chính sách tăng cường sản xuất gạo trong nước (USDA-ERS 2001). Năm 2002, ước tính nước này nhập khẩu khoảng 800 nghìn tấn gạo.
Bănglađét cũng là một nước nhập khẩu gạo lớn, mặc dù nước này hiện đang đứng hàng thứ tư thế giới về sản xuất gạo. Những năm gần đây sản xuất thóc gạo được mùa nên lượng nhập khẩu đã giảm, tuy nhiên do dân số và nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước tăng nên Bănglađét vẫn sẽ phải nhập khẩu gạo. Năm 2002 ước tính nhập khẩu gạo của Bănglađét là khoảng 500 nghìn tấn, chủ yếu là gạo đồ và gạo chất lượng thấp nhập của Ấn Độ (USDA-ERS 2001).
Các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cũng nhập khẩu một số lượng gạo lớn. Riêng Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu gạo chất luợng cao từ Thái Lan để đáp ứng nhu cầu của dân thành thị có mức thu nhập cao. Gạo nhập khẩu vào Nhật Bản và Hàn Quốc lại chủ yếu thực hiện theo cam kết với LHQ về tiếp cận thị trường tối thiểu, và phần lớn được sử dụng cho chế biến công nghiệp hoặc chuyển sang cho các chương trình viện trợ lương thực (trường hợp Nhật Bản). Bắc Triều Tiên cũng là một nước nhập khẩu gạo lớn (năm 2002 nhập khẩu khoảng 450 nghìn tấn gạo), nhưng chủ yếu là thuộc các chương trình Viện trợ lương thực.
Ngoài ra còn nhiều nước nhập khẩu gạo quan trọng khác ở Châu Phi và Mỹ La Tinh. Nam Phi nhập trung bình hàng năm khoảng 525-550 nghìn tấn gạo, chủ yếu là gạo đồ. Năm 2002, do nhu cầu tiêu thụ gạo vượt mức sản xuất trong nước nên Sênêgan ước tính nhập 750 nghìn tấn, Cốtđivoa nhập 650 nghìn tấn (USDA-ERS 2001). Bra-xin trong năm 2002 do mở rộng sản xuất và do nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước đình trệ nên chỉ phải nhập khoảng 500 nghìn tấn gạo từ các đối tác trong khu vực là Ác-hen-ti-na và Urugoay, giảm đáng kể so với mức nhập khẩu 1,6 triệu tấn trong năm 1998 (USDA-ERS 2001). Mêhicô là thị trường lớn tiêu thụ gạo xuất khẩu của Mỹ, trong khi đó các nước thuộc khu vực Caribê như Cu Ba, Haiiti và Cộng hoà Đôminica cũng thường xuyên nhập khẩu gạo với khối lượng khá lớn.

Phụ Lục



1. Tỉ trọng của các yếu tố đầu vào nông nghiệp ước tính cho Việt Nam (%).

 

Đất đai

Lao động

Tư liệu sx cố định

Vật tư nguyên liệu

1985

44

42

6

8

1986

43

42

6

9

1987

42

42

6

10

1988

42

41

7

10

1989

41

41

7

11

1990

41

41

7

11

1991

41

40

7

12

1992

40

40

8

12

1993

40

40

8

12

1994

40

40

8

12

1995

39

39

9

13

1996

39

39

9

13

1997

39

39

9

13

1998

39

39

9

13

1999

39

39

9

13

2000

39

39

9

13

Nguồn: ước tính của tác giả.

Ghi chú: Tỉ trọng của các yếu tố đầu vào dùng để tính chỉ số Divisia cho yếu tố đầu vào tổng thể được ước tính dựa trên nghiên cứu của Tổ chức Năng suất châu Á, năm 1987 và nghiên cứu của FAO về "Phân tích chính sách nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường", năm 1994

Trong phân tích này các yếu tố từng phần như đất đai, lao động, sức kéo, máy bơm, phân vô cơ được sử dụng để xác định yếu tố tổng thể trong sản xuất lúa gạo;

2. Cách tính hệ số đo khả năng cạnh tranh về giá

Hệ số đo khả năng cạnh tranh về giá của mặt hàng gạo (CR) được tính dựa trên sự so sánh giữa giá gạo bán buôn nội địa của Việt Nam (PVN) với giá gạo bán buôn nội địa của Thái Lan (PTL), tất cả đều được tính bằng USD, có thể được diễn đạt bằng công thức sau:


CR = PTL/PVN (1)
Hệ số CR càng lớn thì sản phẩm càng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới và sự ra đời của các sản phẩm thay thế thường có thể làm suy giảm khả năng cạnh tranh của ngành hàng tương ứng của một nước. Chính sách tỉ giá hối đoái (ER) cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh. Việc đánh giá quá cao đồng tiền trong nước sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước, và ngược lại.
Từ phương trình (1), có thể suy ra hệ số đo khả năng cạnh tranh về giá như sau:

CR = (PTL/NERTL)/(PVN/NERVN) (2)

Lấy logarit cả 2 vế của phương trình (2) ta được:

Ln (CR) = ln (PTL) - ln (NERTL) - ln (PVN) + ln (NERVN) (3)

Căn cứ vào tính chất đạo hàm của logarit, từ phương trình (3) có thể rút ra công thức sau:

Nếu gọi CR là tỉ lệ biến đổi của hệ số CR, tức là CR = (CR,t - CR,t-1)/CR,t-1 thì phương trình (3) có thể viết lại thành phương trình sau:

CR = PTL - NERTL - PVN + NERVN (4)

Hay


(CR,t - CR,t-1)/CR,t-1 = PTL - NERTL - PVN + NERVN (5)

Từ phương trình (5) chỉ số khả năng cạnh tranh về giá có thể được tính theo công thức sau:



CR,t = CR,t-1*(1 + PTL - NERTL - PVN + NERVN) (6)

(Ký hiệu  biểu thị tỉ lệ biến đổi của một chỉ tiêu tương ứng từ năm t-1 đến năm t.)
Các phương trình nêu trên được dùng để tách sự biến đổi (tăng hay giảm) khả năng cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam thành các yếu tố hợp thành sau: (1) do thay đổi về giá gạo bán buôn nội địa ở Việt Nam; (2) do thay đổi về tỉ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam; (3) do thay đổi về giá gạo bán buôn nội địa của Thái Lan; (4) do thay đổi về tỉ giá hối đoái danh nghĩa của Thai Lan.
Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương