Luận văn thạc sỹ y họC


Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ sản phụ bị VGVR chuyển dạ đẻ với các tác giả khác



tải về 0.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang29/44
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2022
Kích0.61 Mb.
#53151
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   44
nghien cuuu vien gan b san phu(FILEminimizer)

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ sản phụ bị VGVR chuyển dạ đẻ với các tác giả khác 
Tác giả 
Địa điểm 
nghiên cứu 
Tỷ lệ bị viêm gan 
virus ở các sản phụ 
chuyển dạ đẻ (%) 
Nowell ML và C.S (1999) [45] 
Anh 
0,3 – 17% 
Ward. C và C.S (2000) [71] 
Luân đôn 0,6% 
Drobenine và C.S (2000) [43] Moldova 
2,3 
– 
3% 
Vũ Thị Thu Huyền (2000) [13] 
BVPSTƯ 0,15% 
Nguyễn Dư Dậu (2006) 
BVPSTƯ 0,13% 
Nguyễn Văn Hiền (2011) 
BVPSTƯ 0,16% 
Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của các tác giả ở nước ngoài 
và cao hơn không đáng kể với nghiên cứu của Vũ Thị Thu Huyền và 
Nguyễn Dư Dậu. 
Thực tế, số sản phụ VGVR B chuyển dạ đẻ có thể cao hơn vì có không 
ít các sản phụ chuyển dạ đẻ bị VGVR B mà không được phát hiện và không 
được chuyển lên tuyến trên điều trị. 


59
Mặt khác tác giả Nguyễn Dư Dậu nghiên cứu giai đoạn 10 năm trước 
đó, và có thể lúc đó sản phụ nhiễm VGVR B trong chuyển dạ chưa được phát 
hiện tốt và xử trí kịp thời như giai đoạn chúng tôi nghiên cứu. [35] 
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Tường Vân (1996), tỷ lệ HBsAg(+) ở các 
thai phụ ở Hà Nội là 13,03% [32]. Đinh Thị Bình (2000) là 10,6% [4]. 
Tỷ lệ sản phụ được chuyển viện để điều trị tích cực sau khi đẻ ngày 
càng tăng, tỷ lệ chung trong 5 năm nghiên cứu là 27,3%.Và lý do chuyển viện 
của các sản phụ này thì 58,3% là do trước chuyển dạ đã được điều trị ở 
VYHLSCBNĐQG, sau khi ổn định về mặt sản khoa được chuyển trở lại để 
điều trị tiếp.(Biểu đồ 3.1 và bảng 3.2). Điều này cho phép khẳng định rằng sự 
phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa thầy thuốc sản khoa và thầy thuốc truyền 
nhiễm, trong việc xử trí viêm gan virus B ở phụ nữ mang thai. 
Nhờ có sự hỗ trợ về chuyên môn này mà các trường hợp sản phụ mắc 
VGVR B trước khi chuyển dạ đã được điều trị ổn định về triệu chứng lâm 
sàng, xét nghiệm. Khi chuyển dạ đẻ tại BVPSTW, không có sản phụ nào có 
biến chứng hôn mê và tử vong do VGVR B. Nhưng sau khi ổn đinh về mặt 
sản khoa, có một số sản phụ cần tiếp tục được điều trị tích cực thì được 
chuyển VYHLSNĐQG. Nhóm sản phụ này được chuyển viện với lý do chiếm 
tỷ lệ cao nhất là do hội chứng suy tế bào gan 58,3%, ngoài ra còn do hội 
chứng huỷ hoại tế bào gan 22,2%, vì các triệu chứng như gan to gan teo và 
lách teo là 8,4%.(Bảng 3.2). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các sản phụ bị VGVR B chuyển dạ đẻ 
thuộc nhóm tuổi trẻ từ 20 – 34 tuổi chiếm đa số (90,4%) Điều này phù hợp vì 
đây là độ tuổi sinh đẻ. (Biểu đồ 3.2). 
Số sản phụ dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ không đáng kể (chiếm 2,6%),sản 
phụ trên 40 tuổi chỉ chiếm 0,7%.


60
Phân bố tuổi của các sản phụ như vậy là phù hợp khi so sánh với kết 
quả nghiên cứu của các tác giả trong nước khác. 
Về số lần đẻ, các sản phụ đẻ con so gặp nhiều nhất (60,5%), đẻ con dạ 
(31,6%). Số sản phụ đẻ con lần 3 gặp ít nhất (7,9%). (Biểu đồ 3.3). 

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương