KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 7.28 Mb.
trang8/101
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích7.28 Mb.
#2002
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   101

Trả lời: Tại công văn số 2874/BVHTTDL ngày 25/8/2014

Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 23/10/2002 về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể đăng cai Đại hội thể dục thể thao Châu Á và các giải thể thao quốc tế khác…”, của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020: “Tích cực chuẩn bị lực lượng vận động viên và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á…”, của Chính phủ tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW: Xây dựng kế hoạch phát triển lực lượng vận động viên trọng điểm; …tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng tổ chức Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019”, theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì xây dựng và triển khai Đề án đăng cai Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam (ASIAD 18), cụ thể như sau:

1) Ngày 31/3/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Tờ trình số 67/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt chủ chương tham gia vận động giành quyền đăng cai tổ chức ASIAD 18 và Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016 (ABG5). Sau khi được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đồng ý chủ trương vận động đăng cai ASIAD 18 và ABG52 (Công văn số 3401/VPCP-KGVX ngày 21/5/2010 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi văn bản đề xuất lựa chọn thành phố đăng cai tới Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Căn cứ ý kiến trả lời của UBND thành phố Hà Nội về việc đồng ý đăng cai ASIAD 18 (Công văn số 9245/UBND-VHKG ngày 15/11/2010 của UBND thành phố Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành xây dựng Đề án vận động đăng cai ASIAD 18, tổ chức xin ý kiến góp ý của 05 Bộ, 14 địa phương3 có liên quan và hoàn chỉnh Đề án.

- Ngày 29/6/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động đăng cai ASIAD 18 kèm theo Đề án, dự thảo Quyết định (Tờ trình số 125/TTr-BVHTTDL).

- Ngày 28/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vận động đăng cai ASIAD 18. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành hoàn thiện hồ sơ vận động đăng cai gửi Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) gồm thư cam kết của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thư cam kết của UBND thành phố Hà Nội, Ủy ban Olympic Việt Nam.

- Ngày 09/10/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự Phiên họp Đại hội đồng lần thứ 31 của OCA tại Macao, Trung Quốc (Công văn số 3519/BVHTTDL-HTQT) để trực tiếp gặp gỡ, làm việc và vận động các quốc gia thành viên OCA ủng hộ Việt Nam đăng cai ASIAD 18.

Ngày 02/11/2012, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 8816/VPCP-QHQT thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự Phiên họp Đại hội đồng lần thứ 31 của OCA để thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu tại Công văn số 3519/BVHTTDL-HTQT ngày 09/10/2012.

- Ngày 8/11/2012, tại Phiên họp toàn thể Đại hội đồng OCA lần thứ 31 tổ chức tại Macao, Trung Quốc, các quốc gia thành viên của OCA đã bỏ phiếu quyết định trao quyền đăng cai ASIAD 18 cho thành phố Hà Nội, Việt Nam. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan kết quả vận động đăng cai ASIAD 18 (Báo cáo số 233/BC-BVHTTDL ngày 19/11/2012).

- Ngày 14/12/2012, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 10285/VPCP-QHQT gửi các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Ủy ban Olympic Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội thông báo về kết quả vận động đăng cai ASIAD 18.

2) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân (Công văn số 10285/VPCP-QHQT ngày 14/12/2012 của Văn phòng Chính phủ) giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức ASIAD 18, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành xây dựng Đề án, tổ chức xin ý kiến 08 Bộ, 03 địa phương4 có liên quan và hoàn thiện Đề án.

- Ngày 30/8/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức ASIAD 18 kèm theo Đề án, dự thảo Quyết định, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương đối với dự thảo Đề án (Tờ trình số 195/TTr-BVHTTDL và Báo cáo số 196/BC-BVHTTDL).

- Ngày 11/11/2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện Đề án ASIAD 18 (Công văn số 9544/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ).

- Ngày 16/12/2013, sau khi hoàn thiện Đề án theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức ASIAD 18 (Công văn số 4587/BVHTTDL-TCTDTT).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc: “Đánh giá sát yêu cầu dự toán tổng kinh phí chuẩn bị và tổ chức Đại hội trên nguyên tắc tận dụng tối đa những công trình hiện có, làm rõ những công trình nào Nhà nước phải đầu tư thêm, những công trình nào có thể huy động vốn từ nguồn xã hội hóa” tại Thông báo số 31/TB-VPCP ngày 22/01/2014 của Văn phòng Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Công văn số 1297/VPCP-KGVX ngày 27/02/2014 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức ASIAD 18 và báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vào các ngày 24 và 29 tháng 3 năm 2014.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 126/TB-VPCP ngày 25/3/2014 của Văn phòng Chính phủ và kết luận cuộc họp ngày 29/3/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành rà soát toàn bộ kinh phí tổ chức ASIAD 18 tại Việt Nam (Công văn số 356/TCTDTT-TC ngày 29/3/2014) và gửi các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 17/4/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo về việc đăng cai tổ chức ASIAD 18.

Tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã có chủ trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao khu vực, quốc tế, trong đó có ASIAD vào thời điểm thích hợp nhằm góp phần phát triển thể dục thể thao và kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành vận động và được chấp nhận đăng cai tổ chức ASSIAD 18 tại Hà Nội... Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta còn có nhiều khó khăn. Ngân sách nhà nước (cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) rất hạn hẹp và phải tập trung ưu tiên đầu tư cho nhiều nhiệm vụ hết sức cấp thiết khác... Qua cân nhắc các mặt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp”.

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23-24/4/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đoàn công tác liên ngành do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam dẫn đầu sang Kuwait tiến hành đàm phán với Hội đồng Olympic Châu Á về việc xin rút, không đăng cai ASIAD 18 và sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp. Hội đồng Olympic Châu Á đã đồng ý với đề nghị rút đăng cai ASIAD 18 của Việt Nam, coi đây là quyết định chung của cả hai bên và không đưa ra hình phạt nào đối với việc thôi không đăng cai tổ chức ASIAD 18.



Như vậy, với cương vị và trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng tập thể Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan hoàn thành nhiệm vụ vận động đăng cai cũng như xin rút, không đăng cai ASIAD 18 tại Việt Nam đạt kết quả theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tuân thủ đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định của Hội đồng Olympic Châu Á.

3. Cử tri các tỉnh An Giang, Cà Mau, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xử lý những vấn đề thuộc ngành mình phụ trách trong thời gian vừa qua đã bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa có sự thống nhất trong lãnh đạo Bộ về triển khai thực hiện Đề án cải cách giáo dục.

Trả lời: Tại công văn số 4367/BGDĐT-VP ngày 18/8/2014

  1. Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Triển khai Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với lĩnh vực giáo dục phổ thông, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động thực hiện 02 nhóm công việc lớn: Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo chương trình hiện hành; Tố chúc nghiên cứu, xây dựng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Cụ thể như sau:

  1. Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, bước đầu đã đạt được kết quả:

  • Chủ động rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, loại bỏ những phần trùng lặp, hàn lâm, xa rời thực tế; những nội dung chưa cần thiết và không phù họp với trình độ, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; Giao quyền, hướng dẫn cho nhà trường và giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn địa phương.

  • Đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường thông qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, công tác dự giờ, rút kinh nghiệm và xây dựng chương trình giáo dục của nhà trường; tổ chức giao lưu giáo viên dạy giỏi, thi dạy các chủ đề tích hợp; phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử, Hội Nhà văn, Hội Toán học, Hội Vật lý, các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh; Chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học, theo đó, tất cả các trường học ở những nơi có điện đã được kết nối Internet và trong giai đoạn 2014-2016 sẽ tiếp tục nâng cấp đường truyền bằng cáp quang. Thông qua mạng Internet, giáo viên, học sinh trên cả nước, đặc biệt là ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận, chia sẻ kiến thức và nội dung bổ ích, các bài giảng hay của các giáo viên trên khắp mọi miền đất nước.

  • Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh theo hướng: Giảm dần yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra đề thi theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng sáng tạo, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thực tiễn, thời sự của đất nước để học sinh trình bày ý kiến cá nhân trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học, qua đó đánh giá đúng chât lượng học tập và năng lực của học sinh; tham gia các chương trình đánh giá quốc tế về kết quả học tập của học sinh (PISA và PASEC) và đạt được kết quả rât khả quan5; tách bạch việc đánh giá chất lượng giáo dục với kết quả thi của cá nhân từng học sinh nhằm khắc phục căn bản bệnh thành tích, tạo động lực thường xuyên đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh và điều chỉnh chính sách giáo dục.

Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông: Học sinh thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do học sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ; phối hợp sử dụng kết quả học tập lớp 12 với kết quả thi 4 môn để xét công nhận tốt nghiệp với trọng số 50% + 50%; đề thi tăng cường sử dụng các câu hỏi mở, yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp để trả lời, môn Ngữ văn có phần đọc hiểu và làm văn, môn Ngoại ngữ có phần thi viết và trắc nghiệm.

Với những đổi mới như trên, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 đã nhận được những phản hồi, đánh giá tích cực từ giáo viên, học sinh và xã hội: về cơ bản chấm dứt tình trạng đem tài liệu vào phòng thi; Việc giảm số môn thi, được tự chọn môn thi cùng với những đổi mới trong cách ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực, tăng yêu cầu vận dụng kiến thức gắn với các vấn đề thực tiễn, tạo điều kiện để học sinh thể hiện tình cảm, tư duy riêng đã tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và làm bài thi; Việc sử dụng kết quả học tập lớp 12 để tính điểm công nhận tốt nghiệp có tác động tích cực đến việc dạy và học ở lớp 12, khắc phục được tình trạng học đối phó, học lệch.



  • Đổi mới công tác tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia, lựa chọn học sinh giỏi dự thi quốc tế: Tách công tác quản lý nhà nước khỏi hoạt động ra đề thi, chấm thi và tuyển chọn học sinh giỏi; Các đội tuyển học sinh Việt Nam tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2014 các môn tiếp tục đạt thành tích xuất sắc6.

  • Mở rộng thí điểm áp dụng có chọn lọc một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một số nước trên thế giới phù hợp với Việt Nam: Triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột”7 ở 350 trường tiểu học của 63 tỉnh/thành phố và 120 trường THCS của 12 tỉnh/thành phố; Triển khai dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) với định hướng lấy người học làm trung tâm ở 63 tỉnh/thành phố với 1.447 trường tiểu học tham gia. Đang chuẩn bị để triển khai thí điểm mô hình VNEN cấp THCS trong năm học 2014-2015; Triển khai rộng rãi chương trình tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục ở 34 tỉnh với 183.412 học sinh của 2.392 trường tiểu học tham gia. Năm học 2014-2015 đã có thêm 5 tỉnh đăng ký tham gia chương trình này. Việc áp dụng chương trình này cho thấy năng lực tiếng Việt của học sinh tăng lên, học sinh biết chữ nhanh, viết đúng chính tả, không tái mù chữ sau kỳ nghỉ hè và năm học sau.

  1. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng chưcmg trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới

  • Tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới.

  • Tổ chức nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông, các mô hình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của một số nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới để học hỏi những tinh hoa và tiếp thu một cách phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

  • Nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên phổ thông của một số nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới nhằm áp dụng vào các trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

  • Tổ chức tập huấn cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về thiết kế Chương ữình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực với sự giúp đỡ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế.

  • Giao trách nhiệm cho các trường phạm trọng điểm tích cực tham gia vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới.

  • Nghiên cứu, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức xây dựng, thẩm định, triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

  • Hoàn thiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội.

  • Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực; Nghiên cứu đề xuất với Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo, với Thủ tướng Chính phủ về phương án tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa theo hướng: Nhà nước tập trung nghiên cứu, biến soạn và ban hành chương trình chuấn, trên cơ sở đó huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc biên soạn sách giáo khoa (gồm sách in và sách điện tử) để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định và lựa chọn sử dụng.

  1. Liên quan đến việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 27 ngày 14/4/2014 Tờ trình về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để xem xét, cho ý kiến hoàn thiện trước khi trình Quốc hội ban hành nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thảo luận tại phiên họp, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu kinh phí khái toán để thực hiện việc này khoảng trên 34.000 tỷ đồng, làm xôn xao dư luận. Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được báo cáo làm rõ như sau:

Vào thời điểm diễn ra phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đang công tác ở nước ngoài trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á, không kịp về để tham dự cuộc họp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo và được Chủ tịch Quốc hội cho phép Bộ trưởng vắng mặt, cử một đồng chí Thứ trưởng báo cáo thay.

Hồ sơ do Chính phủ xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 3 nội dung: (i) Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; (ii) Tiến độ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; (iii) Tổ chức thực hiện chương trình đổi mới. Trong hồ sơ trình không nêu kinh phí để thực hiện đề án. Sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, kinh phí của Đề án sẽ được xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành (tưong tự như nội dung chuân bị để Chính phủ trình Quốc hội khóa X ban hành Nghị quyết số 40/2000/QH10 về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông).

Trong quá trình thảo luận tại phiên họp, khi được hỏi về kinh phí thực hiện Đề án, đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra con số khái toán là khoảng trên 34.000 tỷ đồng. Đây không phải là số liệu chính thức mà là số liệu được tổng hp t kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau, tính toán để triển khai các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, trong đó có việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Đây là phát ngôn sơ xuất, rất đáng tiếc. Để xảy ra sai sót, trách nhiệm thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ đã nhận trách nhiệm này trước Chính phủ và nhân dân.



Thực hiện Kết luận của Chủ tịch Quốc hội tại phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 75/2014/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương hoàn thiện Đề án Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sắp tới.

4. Cử tri các tỉnh Quảng Ngãi, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Thuận, Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tăng cường cải cách trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, cần chỉ đạo việc thống nhất đầu mối; liên kết giữa các cơ quan để ban hành văn bản liên tịch; cần khảo sát kỹ, tổ chức nghiên cứu nhiều đối tượng chịu sự tác động, đánh giá tác động, hiệu ứng xã hội của chính sách, chủ động ban hành chính sách kịp thời,… để hạn chế tối đa số lượng văn bản hướng dẫn thi hành và hạn chế việc sửa đổi, bổ sung văn bản, tạo điều kiện cho cơ quan thực thi áp dụng thống nhất, người dân dễ tiếp cận chính sách, đảm bảo chính sách được thực thi thống nhất, kịp thời và hiệu quả.

Cử tri các tỉnh Hà Nam, Bến Tre kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chuẩn bị tốt hơn các dự án luật, tránh tình trạng phải điều chỉnh nhiều lần; khắc phục tình trạng chậm ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn để đưa luật, pháp lệnh vào cuộc sống.

Trả lời: Tại công văn số 3803/BTP-VP ngày 06/9/2014

Về việc bảo đảm tiến độ, chất lượng chuẩn bị các dự án luật, hạn chế tối đa số lượng văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao chất lượng, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; sớm sửa đổi Luật ban hành VBQPPL, trong đó quy định rõ về thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết

Trong những năm qua, công tác xây dựng VBQPPL được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu và đã được các Bộ, cơ quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, các Bộ, cơ quan đã tập trung soạn thảo đúng tiến độ, trình Quốc hội, UBTVQH thông qua 10/11 luật8; cho ý kiến 13/16 dự án luật9. Các Bộ, cơ quan đã chủ động, tích cực trong việc soạn thảo, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, từng bước hạn chế việc điều chỉnh chương trình. Trong quá trình xây dựng các luật, pháp lệnh, các cơ quan chủ trì soạn thảo đã chú trọng đến việc đánh giá tác động của chính sách; thực hiện cơ chế huy động sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp và nhân dân, nhất là đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh có chuyển biến tích cực. Công tác thẩm định VBQPPL của Bộ Tư pháp đã có nhiều đổi mới trong quy trình, cách thức thẩm định, đã tạo được chuyển biến tích cực về chất lượng thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng ban hành VBQPPL, đồng thời hạn chế việc các luật, pháp lệnh giao Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành.

Tuy nhiên, đúng như ý kiến của các cử tri nêu, trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta còn có một số bất cập, hạn chế, trong đó nổi lên như: (1) việc xây dựng các luật, pháp lệnh vẫn còn chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng dẫn đến phải điều chỉnh chương trình; số lượng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn nhiều; (2) việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn chậm, chưa bảo đảm yêu cầu triển khai thi hành luật, pháp lệnh; văn bản quy định chi tiết được ban hành không bảo đảm tính kịp thời có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh còn diễn ra phổ biến. (3) Còn tình trạng một số văn bản chưa bảo đảm chất lượng, có nội dung thiếu tính khả thi, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do:

Về khách quan:

- Hàng năm, số lượng luật, pháp lệnh mà Quốc hội giao Chính phủ chủ trì soạn thảo là tương đối lớn, khoảng 90% tổng số các dự án luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Nhiều Bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo cùng lúc 2 - 3 dự án luật để trình Quốc hội trong một kỳ họp, tạo ra sức ép công việc rất lớn. Bên cạnh đó, một số Bộ, cơ quan ngang Bộ vừa phải chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, vừa phải soạn thảo một số lượng lớn văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh.

- Nội dung quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh nhiều, thường là các vấn đề mới, phức tạp, có trường hợp còn thiếu sự định hướng về chính sách, có nhiều ý kiến khác nhau, dẫn đến việc kéo dài thời gian soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết. Bên cạnh đó, một số luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình nhưng có nội dung giao cho Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chi tiết nên trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết các cơ quan của Chính phủ còn lúng túng, bị động.

- Nhiều quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, không còn phù hợp như quy định về lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL; việc xác định thời điểm có hiệu lực của VBQPPL còn máy móc, chưa phù hợp với thực tiễn.



Về chủ quan:

- Lãnh đạo một số Bộ, ngành chưa thực sự quyết liệt trong việc chỉ đạo công tác xây dựng VBQPPL nói chung và văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh nói riêng. Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng, thẩm định VBQPPL cũng chưa chặt chẽ, hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL ở Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành còn thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, trong khi số lượng văn bản ban hành nhiều dẫn đến quá tải. Quy trình xây dựng VBQPPL, nhất là khâu dự báo, đánh giá tác động kinh tế - xã hội và lấy ý kiến tham vấn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chưa được tuân thủ nghiêm.

Với trách nhiệm là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật nói chung, Bộ Tư pháp thấy rằng, để xảy ra tình trạng như cử tri phản ánh là có phần trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Để khắc phục các bất cập, vướng mắc nêu trên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:



­- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết này.

­- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL. Bổ sung hợp lý số lượng cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL; tăng cường tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực phân tích, xây dựng chính sách pháp luật và kỹ năng soạn thảo, thẩm định văn bản pháp luật cho những người làm công tác xây dựng pháp luật, bao gồm cả cán bộ, công chức pháp chế các Bộ, Ngành.

- Có biện pháp thu hút sự tham gia của nhân dân, huy động trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, sự phản biện từ các tổ chức xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng… vào quá trình xây dựng, thẩm định; cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, Ngành và giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, thẩm định VBQPPL.

- Về lâu dài, để nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định VBQPPL một cách căn cơ hơn, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Luật ban hành VBQPPL (hợp nhất), với định hướng làm cho quy trình xây dựng pháp luật dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn; quy định rõ việc văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết hoạc hiệu lực của điều, khoản, điểm được quy định chi tiết. Đồng thời, nghiên cứu làm rõ hơn thẩm quyền giải thích pháp luật của các chủ thể ban hành VBQPPL; bổ sung vai trò của Hội đồng thẩm phán TANDTC trong việc tổng kết xét xử giám đốc thẩm để áp dụng thống nhất pháp luật (án lệ), qua đó sẽ góp phần hạn chế ban hành thông tư, thông tư liên tịch quá nhiều như hiện nay. Dự án Luật này đã được Chính phủ thông qua, trình UBTVQH và dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014).

6. Cử tri tỉnh Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét thông qua các dự án luật và các quy định pháp luật phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi) lần này để Hiến pháp sớm đi vào thực tế đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân thực hiện tốt nghĩa vụ "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" của mình, góp phần ổn định và phát triển đất nước.



tải về 7.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   101




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương