Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


So sánh thành phần dinh dưỡng lá cây M. oleifera với một số cây thức ăn gia súc họ đậu



tải về 2.44 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

3.2. So sánh thành phần dinh dưỡng lá cây M. oleifera với một số cây thức ăn gia súc họ đậu

Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng của lá cây M. oleifera và một số cây thức ăn gia súc họ đậu
(tính theo % vật chất khô)


Chỉ tiêu

Protein thô

(%)


Lipit thô

(%)


Xơ thô

(%)


KTS

(%)


Canxi

(%)


Phôt pho

(%)


Thân lá cỏ Stylo khô

16,30  0,03

2,10  0,04

25,40  0,04

6,40  0,02

0,11 0,04

0,30 0,003

Thân lá đậu tương khô

13,80  0,02

2,30  0,02

27,30  0,03

5,70  0,09

-

-

Cọng lá keo dậu khô

26,54  0,01

6,58  0,02

16,08  0,02

7,34  0,05

1,68  0,01

0,35  0,004

M. oleifera khô

21,29 1,34

6,79  0,97

15,46  0,71

9,66  0,56

2,87  0,35

0,42  0,05

Hàm lượng protein cao nhất ở cọng lá keo dậu khô (26,54%) sau đó là lá M. oleifera khô (21,19%), thân lá cỏ Stylo khô (16,3%), và thấp là thân lá đậu tuơng khô (13,8%). Hàm lượng xơ cao nhất ở thân lá đậu tương khô (27,3%), thấp nhất là lá M. oleifera khô (15,49%). Với hàm lượng xơ cao như vậy, các loại thức ăn khô này chỉ thích hợp làm thức ăn cho loài nhai lại. Hàm lượng lipit cao nhất ở lá M. oleifera khô (6,79%) và thấp nhất ở trong cỏ Stylo khô (2,1%). Các hàm lượng lipit này hoàn toàn phù hợp với tiêu hoá của các loài động vật đặc biệt là loài nhai lại. Khoáng tổng số cao nhất ở lá M. oleifera (9,66%) và thấp nhất ở thân lá đậu tương khô (5,7%). Nhìn chung, các hàm lượng khoáng tổng số này là khá cao so với các loại thức ăn xanh khác. Hàm lượng canxi cao nhất ở lá M. oleifera khô (2,87%), thấp nhất ở cỏ Stylo khô (0,11%). Hàm lượng photpho cao nhất ở M. oleifera (0,42%), thấp nhất ở cỏ Stylo khô (0,3%). Tỷ lệ Ca/P ở lá M. oleifera khô cũng là 6,8/1 là phù hợp cho động vật nhai lại đặc biệt trong giai đoạn tiết sữa.

IV. KẾT LUẬN

Cây M. oleifera gieo trồng thử tại Trường Đại học Nông nghiệp I có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng vật chất khô trung bình là 19,46%; hàm lượng protein thô, xơ thô, NDF và ADF tính theo vật chất khô tương ứng là 21,42; 15,27; 39,35 và 22,81%, tỷ lệ Ca/P là 6,8/1. Sau khi gieo trồng cây M. oleifera 9 tháng, có thể bắt đầu thu lá làm thức ăn cho loài nhai lại.

So sánh với thân lá một số cây họ đậu đã được gieo trồng tại Việt Nam, lá cây M. oleifera khô có thành phần dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein cao hơn cỏ Stylo khô, thân lá đậu tượng khô. So với cọng lá keo dậu khô, tuy hàm lượng protein của lá cây M. oleifera khô thấp hơn, nhưng lại có hàm lượng xơ thô thấp hơn và tỷ lệ Ca/P cân đối hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Akinbamijo Yemi, Nouala S., Saecker J., Adesina M.A., Ellen Hoffmann, Stefan Muetzel, Fuglie L., Klaus Becker. Prospects of Moringa oleifera as a Feed Resource in the West African mixed farming system, 2003 (htpp://www.tropentag.de)

Anwar F, Latif S, Ashraf M, Gilani AH (2007). Moringa oleifera: a food plant with multiple medicinal uses. Phytotherapy research, 2007 Jan;21(1):17-25

Association of Official Analytical Chemists (AOAC) (1990). Official Methods of analysis, 15th edition AOAC - Washington D.C.

Bonkoungou E.G, Production et commercialisation des feuilles de Moringa en Afrique Occidentale, Etude de cas au Niger, Octobre 2001.

Đặng Thúy Nhung (2007). Ảnh hưởng của khoảng cách gieo trồng và phân bón đến sinh trưởng của cây Moringa Oleifera. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Tập V, số 4/2007, Trang 22-26.

Pousset Jean-Louis (2004). Moringa Oleifera: Plante Africaine utile pour le développement, 8 mars 2004. (http://www.essentialdrugs.org/emed/archive/200403/msg00023.php)

Saint-Sauveur, A. and G.Hartout (2001). Moringa culture and economy in Niger. In: Fuglie, L(ed), 2001. The miracle Tree: the multiple attributes of Moringa. CTA, Wageningen / CWS, Dakar.



c¸c yÕu tè ¶nh h­ëng ®Õn t×nh h×nh nhiÔm giun s¸n trªn ®µn lîn
t¹i mét sè ®Þa ph­¬ng vïng ®ång b»ng s«ng hång

Several factors influencing worm infection in pigs in some localities in the Red River Delta

Trần Văn Quyên*, Lại Thị Cúc*, Nguyễn Văn Thọ*

SUMMARY


To determine factors influencing worm infection in pigs in some localities in the Red River Delta. An investigation was undertaken in the communities of Tan Chi (Tien Du - Bac Ninh), Quang Trung (Kien Xuong - Thai Binh), Hai Chau (Hai Hau – Nam Dinh). Fuileborn method was used to test pig feces samples. Results showed that housing facilities and feed used in those localities were not hygienic. Consequently the incidence of pigs infected with worms were quite high (Tan Chi 80,4%, Quang Trung 64,0%, Hai Chau 60%). Some factors causing high incidences of worm infection in pigs were feces kept on farm, rough floors, wet floors, use of polluted water to wash vegetables and clean farms, irregular drenching of worms for pigs.

Key words: Pigs, housing facilities, feed, worms.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay chăn nuôi lợn vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và kinh tế của gia đình nói riêng, tuy nhiên chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn nhất là dịch bệnh. Ngoài các bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi thì bệnh do giun sán trên đàn lợn cũng gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi lợn vì giun sán làm giảm sự tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, giảm sức đề kháng nên dễ mắc các bệnh khác.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn: Bùi Lập nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên lợn ở miền Bắc Việt Nam (1965), Phạm Văn Khuê nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (1982) v.v.. Nhưng các tác giả trên chỉ nghiên cứu tỷ lệ nhiễm chung trong sự tác động của đồng thời nhiều yếu tố, mà chưa nghiên cứu riêng lẻ từng yếu tố tác động đến tỷ lệ nhiễm giun sán trên đàn lợn.

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun sán trên lợn, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố chuồng trại, thức ăn đến tình hình giun sán trên đàn lợn ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là lợn đang được nuôi tại các hộ gia đình của 3 xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nơi chăn nuôi lợn rất phát triển là xã Tân Chi huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, xã Quang Trung huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, xã Hải Châu huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm: 2006 và 2007.

Các mẫu nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên tại các hộ chăn nuôi đại diện và đồng đều ở các xóm trong các xã trên bằng phương pháp trực tiếp theo dõi quan sát ghi chép và hỏi chủ chăn nuôi về chuồng trại, tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi.

Các mẫu phân được lấy trực tiếp từ lợn tại các hộ điều tra; Mẫu phân lợn được xét nghiệm tại bộ môn Ký sinh trùng- Kiểm nghiệm thú sản- Vệ sinh thú y Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội bằng phương pháp dội rửa nhiều lần và phương pháp Fuileborn. Các số liệu được tính tỷ lệ % theo phương pháp thường quy, sau đó phân tích và so sánh sự liên quan giữa vệ sinh chuồng trại, sử dụng thức ăn với tình hình nhiễm giun sán.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khảo sát thực trạng chuồng nuôi lợn


Bảng 1. Thực trạng chuồng nuôi lợn ở một số địa phương

Địa phương

Xã Tân Chi
(n=51)

Xã Quang Trung
(n=125)

Xã Hải Châu
(n=45)

Chỉ tiêu theo dõi

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Chuồng sạch

Chuồng bẩn

Hố phân ở ngoài chuồng

Hố phân ở trong chuồng

Nền chuồng khô ráo

Nền chuồng ẩm ướt

Nền chuồng bằng phẳng

Nền chuồng lồi lõm



26

25

36



15

27

24



32

19


50,9

49,1


70,6

29,4


52,9

47,1


62,7

37,3


68

57

74



51

97

28



106

19


54,4

45,6


59,2

40,8


77,6

22,4


84,8

15,2


25

20

32



13

21

24



35

10


55,5

44,4


71,1

28,9


46,7

53,3


77,8

22,2




Tại các xã điều tra, những xã có phong trào chăn nuôi lợn có truyền thống của vùng đồng bằng sông Hồng, chuồng trại vẫn chưa đảm bảo vệ sinh thú y. Chuồng bẩn chiếm từ 44,4- 49,1%, hố phân để ở trong chuồng chiếm từ 28,9-40,8%, nền chuồng còn luôn ẩm ướt chiếm từ 22,4-53,3%, nền chuồng lồi lõm chưa bằng phẳng chiếm từ 15,2- 37,3% (Bảng 1). Từ các yếu tố trên tạo điều kiện rất thuận lợi cho trứng giun sán tồn tại, phát triển và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể lợn.

3.2. Khảo sát thức ăn dùng cho chăn nuôi lợn

Bảng 2. Thực trạng thức ăn dùng cho chăn nuôi lợn

Địa phương

Xã Tân Chi
(n=51)

Xã Quang Trung
(n=125)

Xã Hải Châu
(n=45)

Chỉ tiêu theo dõi

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Thức ăn nấu chín

Còn cho ăn rau sống

Thức ăn được tự túc

Thức ăn còn phải mua

Dùng nước ao cho ăn

Dùng nước giếng cho ăn

Có tẩy giun sán

Không tẩy giun sán



49

2

28



23

7

44



43

8


96,1

3,9


54,9

45,1


13,7

86,3


83,3

16,7


73

52

90



35

17

108



80

45


58,4

41,6


72,0

28,0


13,6

86,4


64,0

36,0


33

12

25



20

20

25



38

7


73,3

26,7


55,6

44,4


44,4

55,6


84,4

15,6




Số liệu thu được cho thấy: Các hộ còn dùng rau xanh cho lợn ăn sống chiếm tỷ lệ từ 3,9-41,6%, Thức ăn xanh chưa hoàn toàn tự túc được mà phải mua từ nhiều nguồn khác nhau chiếm từ 28,0- 45,1%, còn từ 13,6- 44,4% số hộ chăn nuôi dùng nước ao để rửa rau xanh và vệ sinh chuồng trại, còn từ 15,6-36,0% số hộ chăn nuôi chưa bao giờ tẩy giun sán cho đàn lợn (Bảng 2). Các yếu tố trên tạo điều kiện cho trứng và ấu trùng giun sán từ ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể lợn làm cho lợn mắc bệnh giun sán.

3.3. Tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn

Bảng 3. Tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợ­n

Địa phương

Xã Tân Chi
(n=51)

Xã Quang Trung (n=125)

Xã Hải Châu
(n=45)

Chỉ tiêu theo dõi

Số mẫu nhiễm

Tỷ lệ (%)

Số mẫu nhiễm

Tỷ lệ (%)

Số mẫu nhiễm

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ nhiễm chung

Nhiễm Sán lá (Trematoda)

Nhiễm Giun tròn (Nematoda)

Nhiễm Ascaris suum

Nhiễm Trichocephalus sp

Nhiễm Oesophagostomum sp



41

11

37



19

5

22



80,4

21,6


72,5

37,3


9,8

43,1


80

40

52



28

12

21



64,0

32,0


41,6

22,4


9,6

16,8


27

8

24



15

4

11



60,0

17,7


53,3

33,3


8,9

24,4




Do chuồng trại và thức ăn trong chăn nuôi lợn chưa thật đảm bảo vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán còn khá cao ở các địa điểm điều tra (Bảng 3). Tỷ lệ nhiễm chung từ 60-80,4%. Đây là một nguyên nhân làm cho lợn còi cọc chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, giảm sức đề kháng nên dễ mắc các bệnh khác. Tỷ lệ này so sánh với kết quả của các tác giả nghiên cứu trước đây vẫn chưa được giảm.

Tỷ lệ nhiễm sán lá (Trematoda) mà chủ yếu là sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) nếu so với nghiên cứu của Phạm Văn Khuê (1982): lợn vùng đồng bằng sông Hồng nhiễm 53,6% thì nay đã giảm chỉ còn từ 17,7-32%. Vì đây là loài nhiễm gián tiếp qua vật chủ trung gian là ốc nước ngọt và lợn ăn phải nang kén bám ở các cây rau thuỷ sinh, các địa điểm nghiên cứu thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trước đây chủ yếu cho lợn ăn sống các loại thuỷ sinh, nay thức ăn tổng hợp đang được người chăn nuôi sử dụng ngày càng nhiều hơn nên tỷ lệ mắc sán lá ruột giảm đi. Nhưng tỷ lệ nhiễm giun tròn (Nematoda) vẫn còn cao từ 41,6-72,5%, riêng giun đũa lợn nhiễm 22,4-37,3%. Nếu so với nghiên cứu của Phạm Văn Khuê (1982) cho biết lợn nhiễm giun đũa 33,3 - 40,5% thì tỷ lệ nhiễm giun đũa nay chưa giảm, vì đây là các giun nhiễm trực tiếp không qua vật chủ trung gian, điều đó chứng tỏ công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn nước uống chưa được cải thiện nên mầm bệnh giun tròn vẫn tồn tại ở chuồng trại và môi trường xung quanh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể lợn.

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn

Từ các số liệu thu được ở trên, phân tích sự liên quan giữa điều kiện vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn nước uống đến tỷ lệ nhiễm giun sán của lợn (Bảng 4) đã cho thấy có sự liên quan giữa vệ sinh chuồng trại và thức ăn với tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn. Những hộ chăn nuôi có chuồng trại và thức ăn không hợp vệ sinh thì lợn đều có tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn ở các hộ chăn nuôi khác.

Lợn ở chuồng bẩn nhiễm giun sán 100% trong khi ở chuồng sạch nhiễm 61,5% (xã Tân Chi). Chuồng bẩn tạo điều kiện cho trứng giun sán đặc biệt là trứng giun tròn phát triển trực tiếp thành trứng có ấu trùng gây nhiễm hoặc ấu trùng gây nhiễm tồn tại lâu dài và xâm nhập vào cơ thể lợn. Tác giả Lê Mạnh Dũng, Vũ Trọng Bình (1999) nghiên cứu trên đàn lợn tại Nam Sách (Hải Dương) cho biết lợn ở chuồng trại bẩn thì mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn (9,51) so với ở chuồng sạch (3,3%). Lợn ở chuồng bẩn, tỷ lệ mắc giun sán cao hơn (8,42%) so với chuồng sạch (31,58%).

Nếu hố phân ở trong chuồng, lợn nhiễm giun sán 76,9% trong khi hố phân ở ngoài chuồng thì lợn chỉ nhiễm 53,1% (xã Hải Châu) vì phân lợn chứa nhiều trứng giun sán được tồn tại lâu dài trong chuồng gần gũi với lợn.

Lợn ở nền chuồng ẩm ướt nhiễm giun sán 70,8% trong khi ở nền chuồng khô ráo thì lợn nhiễm 47,6% (xã Hải Châu). Nền chuồng ẩm ướt là điều kiện cho trứng giun sán nhanh chóng nở thành ấu trùng gây nhiễm.

Lợn ở nền chuồng lồi lõm, gồ ghề, tỷ lệ nhiễm giun sán 78,9% trong khi ở nền chuồng bằng phẳng lợn chỉ nhiễm 61,3% (xã Quang Trung). Nền chuồng không bằng phẳng rất khó khăn cho việc vệ sinh tiêu độc, quét dọn hàng ngày, khó loại trừ triệt để mầm bệnh ở chuồng trại.



Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun sán ở lợn

Chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ nhiễm giun sán của lợn (%)

Xã Tân Chi

Xã Quang Trung

Xã Hải Châu

Chuồng sạch

Chuồng bẩn

Hố phân ở ngoài chuồng

Hố phân ở trong chuồng

Nền chuồng khô ráo

Nền chuồng luôn ẩm ướt

Nền chuồng bằng phẳng

Nền chuồng lồi lõm, gồ ghề

Thức ăn xanh được nấu chín

Thức ăn xanh cho ăn sống

Thức ăn xanh được tự túc

Thức ăn xanh phải mua từ chợ

Dùng nước giếng cho ăn

Dùng nước ao cho ăn

Lợn được tẩy giun sán định kỳ

Lợn không được tẩy giun sán



61,5

100,0


77,8

86,7


70,4

91,7


75,0

89,5


79,6

100,0


78,5

82,6


79,5

85,7


76,7

100,0


58,0

70,2


60,8

68,6


61,8

71,4


61,3

78,9


58,9

71,2


58,9

71,1


47,2

70,8


62,5

66.7


56,0

65,0


53,1

76,9


47,6

70,8


57,1

70,0


54,5

75,0


60,0

60,0


52,0

70,0


55,3

85,7




Lợn ăn rau sống nhiễm giun sán 75% trong khi cho ăn chín chỉ nhiễm 54,5% (xã Hải Châu), vì trong rau sống có chứa nhiều mầm bệnh giun sán và xâm nhập vào cơ thể lợn. Về vấn đề này tác giả Phạm Văn Khuê (1982) đã cho biết lợn ăn sống thì nhiễm sán lá ruột lợn cao gấp 3-7 lần so với lợn được ăn chín.

Nếu dùng nước ao để cho lợn ăn và vệ sinh chuồng trại thì lợn nhiễm giun sán là 70,8% trong khi dùng nước giếng khoan có tỷ lệ lợn nhiễm là 47,2% (xã Quang Trung). Những hộ chăn nuôi thường xuyên tẩy giun sán cho lợn thì lợn chỉ nhiễm 76,7% trong khi lợn ở các hộ khác nhiễm 100% (xã Tân Chi); do lợn không được tẩy giun sán thì hàng ngày trứng giun sán được thải ra theo phân, làm ô nhiễm chuồng trại và môi trường xung quanh.

Tuy nhiên sự nhiễm giun sán của lợn phụ thuộc vào tổng hợp nhiều yếu tố nên người chăn nuôi cần cố gắng hạn chế các yếu tố nói trên để không cho mầm bệnh giun sán tồn tại ở chuồng trại, môi trường xung quanh và xâm nhập vào cơ thể lợn.

4. KẾT LUẬN

Mặc dù vùng đồng bằng sông Hồng là nơi có truyền thống chăn nuôi lợn lâu đời nhưng còn rất nhiều hộ chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh thú y về chuồng trại và thức ăn cho lợn. Chính do các yếu tố không hợp vệ sinh đó làm cho đàn lợn hiện tại nhiễm giun sán với tỷ lệ cao làm giảm khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, giảm sức đề kháng nên dễ mắc các bệnh khác, từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Do vậy, cần làm tốt hơn nữa công tác khuyến nông để người chăn nuôi được phổ biến và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Lê Mạnh Dũng, Vũ Trọng Bình (1999). Bước đầu thí nghiệm phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch bệnh của gia súc, gia cầm trong điều kiện chăn nuôi hộ gia đình. Báo cáo chương trình lưu vực Sông Hồng. Tài liệu hội nghị.

Phạm Văn Khuê (1982). Giun sán ký sinh ở lợn vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, tháng 11, năm 1982.

Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục (1996). Giáo trình ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 63-66, 121-125.

Bùi Lập (1965). Về giun sán ở lợn miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.



¶nh h­ëng cña mét sè yÕu tè ®Õn viÖc sö dông r¬m vµ th©n c©y ng« lµm thøc ¨n cho tr©u bß t¹i c¸c tØnh phÝa b¾c

Factors affecting utilization of rice straw and maize stover as feeds for buffaloes
and cattle in North Vietnam


Bùi Quang Tuấn*, Nguyễn Xuân Trạch*, Đỗ Đức Lực*

SUMMARY


A survey was carried out in 4 ecological zones (Northeastern, Northwest, the Red river delta and North central coast) of Vietnam to examine influence of ecological zone, education level, extension activity, household economy and herd size on utilization of rice straw and maize stover as feeds for buffaloes and cattle. A total of 720 households, of which 497 raised buffaloes and cattle, were interviewed. Results showed that the proportion of household using rice straw and maize stover as feed was significantly different among ecological zones and education levels. All of the studied factors, except the economic level, significantly influenced the utilization of rice straw and maize stover as feeds for buffaloes and cattle.

Keywords: Rice straw, maize stover, feed, cattle, buffaloes, North Vietnam.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các tỉnh miền Bắc nước ta có nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú, khối lượng lớn: hàng triệu tấn rơm, thân cây ngô già sau thu bắp, ngọn lá mía, dây khoai lang... Nguồn phụ phẩm này chỉ có sẵn trong thời gian ngắn theo mùa vụ, tuy nhiên người chăn nuôi chỉ sử dụng một phần rất nhỏ làm thức ăn cho gia súc nhai lại, phần còn lại chủ yếu đốt bỏ hoặc để lãng phí ngoài đồng.

Mặc dù các công trình nghiên cứu về phụ phẩm nông nghiệp có nhiều nhưng lại phân tán, giới hạn phạm vi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các trạm trại thí nghiệm, không giải quyết trọn vẹn vấn đề nên rất ít được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào khía cạnh phương pháp và kỹ thuật, thiếu hẳn phần nghiên cứu các yếu tố kinh tế-xã hội. Chính vì vậy mà đến nay, hầu hết các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ công bố kết quả nghiên cứu.

Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng rơm và thân cây ngô (phụ phẩm nông nghiệp) làm thức ăn chăn nuôi cho trâu bò, giúp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ về chế biến, dự trữ và sử dụng các nguồn phụ phẩm trên.

2. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vùng điều tra và phương pháp chọn mẫu

Điều tra được tiến hành trên 4 vùng sinh thái đại diện cho khu vực phía Bắc Việt Nam, bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc Trung Bộ. Trong từng khu vực sinh thái chọn một tỉnh đại diện, một huyện đại diện cho tỉnh và chọn 3 xã trong huyện có mức độ chăn nuôi gia súc đại diện cho vùng.



Chọn và phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ đối với mỗi xã theo nguyên tắc chọn mẫu phân tầng đảm bảo các hộ phỏng vấn đều có đại diện của tất cả các thôn trong xã. Mỗi vùng sinh thái đã tiến hành phỏng vấn 180 hộ theo phiếu điều tra lập sẵn. Toàn bộ có 720 hộ được điều tra phỏng vấn đại diện cho 4 vùng sinh thái.

Vùng Tây Bắc đã chọn 3 xã nghiên cứu (Chiềng Mai, Chiềng Mung và Nà Ớt) thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La; vùng Đông Bắc gồm 3 xã (Nhã Nam, Tân Trung và Cao Xá) huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang; vùng đồng bằng sông Hồng gồm 3 xã (Đồng Tháp, Song Phượng và vùng ven thị trấn Phùng) thuộc huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây; khu vực Bắc Trung Bộ gồm 3 xã (Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Tân) thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

Hai loại phụ phẩm chính được sử dụng là rơm và thân cây ngô sau thu hoạch bắp. Khối lượng một số loại phụ phẩm nông nghiệp được ước tính dựa theo diện tích gieo trồng, hoặc dựa theo chính phẩm (Vũ Duy Giảng và Tôn Thất Sơn, 1999; Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, 2001). Cụ thể: tỷ lệ thóc/rơm khô là 1/0,8; 1 ha trồng ngô cho 15 tấn thân cây ngô sau thu bắp; 1 ha trồng lạc cho 8,5 tấn dây lá lạc.

2.2. Phân tích số liệu

Đối với từng hộ phỏng vấn, đã hoàn thành bộ câu hỏi điều tra. Số liệu điều tra được xử lý sơ bộ bằng phần mềm MS Excel 2003. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến tỷ lệ số hộ sử dụng rơm và thân cây ngô làm thức ăn chăn nuôi bằng phép thử ², phép thử chính xác của Fisher và ảnh hưởng đến tỷ lệ các phụ phẩm này được sử dụng bằng phân tích phương sai, so sánh cặp bằng phép thử Tukey (phần mềm SAS 8.1).

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN



3.1. Ảnh hưởng của vùng sinh thái

Từ 720 hộ điều tra có 497 hộ chăn nuôi trâu bò chiếm 69,02%. Tỷ lệ số hộ sử dụng phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi ở các vùng sinh thái có sự sai khác (P < 0,001). Việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tất cả các hộ điều tra chăn nuôi trâu bò thuộc vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ đã sử dụng rơm và thân cây ngô làm thức ăn chăn nuôi, tiếp đến là Tây Bắc 129 hộ (89,23%) và thấp nhất là đồng bằng sông Hồng 64 hộ (86,49%).

Tỷ lệ rơm và thân cây ngô được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ở các vùng sinh thái có sự sai khác rõ rệt (P < 0,001). Ở vùng Đông Bắc, rơm được sử dụng với tỷ lệ cao nhất (98,53%) và thấp nhất ở vùng Bắc Trung Bộ; đối với thân cây ngô tương ứng là 72,78% (Tây Bắc) và 17,80% (Bắc Trung Bộ). Bắc Trung Bộ là địa bàn sử dụng rơm và thân cây ngô với tỷ lệ thấp nhất vì các loại phụ phẩm này thường được dùng làm chất đốt hoặc bỏ đi. Rơm được sử dụng hiệu quả nhất ở vùng Đông Bắc còn thân cây ngô được sử dụng hiệu quả nhất ở vùng Tây Bắc (Bảng 1).


Bảng 1. Ảnh hưởng của vùng sinh thái đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp1

Vùng sinh thái

Số hộ chăn nuôi

Hộ sử dụng phụ phẩm

(Tỷ lệ%)


Tỷ lệ rơm được
sử dụng (%)

Tỷ lệ thân cây ngô được sử dụng (%)

Tây Bắc

155

129













(89,23)

(71,36a)

(72,78a)

Đông Bắc

113

113













(100,00)

(98,53b)

(21,80b)

ĐBSH

74

64













(86,49)

(41,37c)

(46,88c)

Bắc Trung Bộ

155

155













(100,00)

(32,31d)

(17,80d)

Tổng số

497

461







1: Trong cùng một cột, các giá trị không có chữ cái chung nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.2. Ảnh hưởng của trình độ học vấn

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ở các trình độ học vấn có sự sai khác (P <0,001). Tỷ lệ số hộ sử dụng phụ phẩm ở trình độ trung học cơ sở và phổ thông trung học cao hơn so với ở trình độ tiểu học (Bảng 2).

Các hộ có trình độ học vấn cao hơn đã sử dụng rơm và thân cây ngô hiệu quả hơn. Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm cao nhất là ở các hộ có trình độ trung học phổ thông và tỷ lệ này có sự sai khác so với hai trình độ khác (P < 0,05). Khi người chăn nuôi có trình độ học vấn cao hơn, họ đã biết cách sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp tốt hơn.


Bảng 2. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp1

Trình độ học vấn

Số hộ chăn nuôi

Hộ sử dụng phụ phẩm

(Tỷ lệ%)


Tỷ lệ rơm được sử dụng (%)

Tỷ lệ thân cây ngô được sử dụng (%)

Tiểu học

119

96













(80,67)

(49,14a)

(20,92a)

Trung học cơ sở

272

264













(97,06)

(52,96a)

(24,32a)

Trung học phổ thông

106

101

98

76







(95,28)

(68,13b)

(29,68b)

Tổng số

497

461

450

349

1: Trong cùng một cột, các giá trị không có chữ cái chung nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.3. Ảnh hưởng của công tác tập huấn và hoạt động của các dự án liên quan

Trong 497 hộ điều tra chăn nuôi trâu bò chỉ có 46 hộ (9,26%) đã tham gia công tác tập huấn hoặc các dự án liên quan. Tuy nhiên công tác tập huấn hoặc tham gia các dự án liên quan đã không làm thay đổi tỷ lệ số hộ sử dụng phụ phẩm (P > 0,05), nhưng các hộ tham gia tập huấn có xu hướng tận dụng phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi cao hơn. Ở các hộ đã tham gia tập huấn, tỷ lệ thân cây ngô được sử dụng cao hơn so với các hộ chưa được tham gia tập huấn (P < 0,05). Công việc tập huấn bước đầu đã giúp được người chăn nuôi sử dụng phụ phẩm tốt hơn. Tỷ lệ sử dụng đối với rơm là 54,59-59,76 và 24,10-31,21 đối với thân cây ngô (Bảng 3). Kết quả này phù hợp với công bố của Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Xuân Trạch (2003) khi nghiên cứu việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tại tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm Kim Đăng và Bùi Quang Tuấn (2004) cũng cho rằng người tập huấn đã không am hiểu tình hình thực tế địa bàn, thiếu bước điều tra ban đầu nên đã dẫn đến tình trạng số hộ chăn nuôi áp dụng chưa đạt hiệu quả.



Bảng 3. Ảnh hưởng của tập huấn/dự án đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp1

Tập huấn / hoạt động

Số hộ chăn nuôi

Hộ sử dụng phụ phẩm

(Tỷ lệ%)


Tỷ lệ rơm được sử dụng (%)2

Tỷ lệ thân cây ngô được sử dụng (%)3

Chưa tham gia

451

416













(92,24)

(54,59a)

(24,10a)

Đã tham gia

46

45













(97,83)

(59,76a)

(31,21b)

Tổng số

497

461







1: Trong cùng một cột, các giá trị không có chữ cái chung nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.4. Ảnh hưởng của mức kinh tế

Trong số 497 hộ chăn nuôi trâu bò, số hộ nghèo chỉ chiếm 5,84% (29 hộ). Với mức kinh tế trung bình trở lên, tỷ lệ số hộ sử dụng phụ phẩm là 93,16% cao hơn ở mức kinh tế nghèo (86,21%), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù các hộ có mức kinh tế khác nhau nhưng tỷ lệ rơm và thân cây ngô được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi như nhau (P > 0,05). Tỷ lệ rơm và thân cây ngô được sử dụng lần lượt là 55,03-55,86% và 24,23-24,90% (Bảng 4).


Bảng 4. Ảnh hưởng của mức kinh tế đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp1

Mức kinh tế

Số hộ chăn nuôi

Hộ sử dụng phụ phẩm

(Tỷ lệ%)


Tỷ lệ rơm được sử dụng (%)

Tỷ lệ thân cây ngô được sử dụng (%)

Nghèo

29

25













(86,21)

(55,86a)

(24,23a)

Trung bình trở lên

468

436













(93,16)

(55,03a)

(24,90a)

Tổng số

497

461







1: Trong cùng một cột, các giá trị không có chữ cái chung nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.5. Ảnh hưởng của quy mô đàn

Số hộ chăn nuôi trâu bò được chia thành 3 nhóm với các quy mô khác nhau: 1-2 con/ hộ, 3-4 con/hộ và các hộ nuôi từ 5 con/hộ trở lên. Quy mô chăn nuôi chủ yếu ở các nông hộ là từ 1-2 con (361 hộ) chiếm 72,64%, tiếp đến là quy mô 3-4 con chiếm 21,33% (106 hộ) và thấp nhất là ở quy mô từ 5 con trở lên chiếm 6,04% (30 hộ). Phần lớn các hộ chăn nuôi trâu bò không phải kinh doanh mà chủ yếu tận dụng công lao động nhàn rỗi vào những ngày nông nhàn, tận dụng sức kéo.

Tỷ lệ chăn nuôi động vật nhai lại ở các quy mô rất khác nhau, song tỷ lệ số hộ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi không có sự sai khác (P > 0,05). Nhưng ở các quy mô khác nhau việc sử dụng rơm và thân cây ngô có sự khác nhau (P < 0,05). Đối với rơm và thân cây ngô, các hộ chăn nuôi với quy mô lớn hơn đã tận dụng nguồn phụ phẩm này tốt hơn. Ở các hộ có quy mô chăn nuôi từ 5 con trở lên đã tận dụng thân cây ngô làm thức ăn rất hiệu quả (53,23%).


Bảng 5. Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp1

Quy mô chăn nuôi

(con/hộ)



Số hộ chăn nuôi

Hộ sử dụng phụ phẩm

(Tỷ lệ%)


Tỷ lệ rơm được sử dụng (%)

Tỷ lệ thân cây ngô được sử dụng (%)

1 - 2

361

336













(93,07)

(52,36a)

(22,78a)

3 - 4

106

97













(91,51)

(62,68b)

(30,57b)

 5

30

28













(96,88)

(63,77b)

(53,23c)

Tổng số

497

461







1: Trong cùng một cột, các giá trị không có chữ cái chung nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Các yếu tố vùng sinh thái, trình độ học vấn, tập huấn và quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sử dụng rơm và thân cây ngô làm thức ăn chăn nuôi. Riêng mức kinh tế không có ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng những phụ phẩm này

Để nâng cao việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cần tổ chức các lớp tập huấn phù hợp với trình độ học vấn, quy mô chăn nuôi, điều kiện nông hộ của từng vùng và mở rộng quy mô chăn nuôi động vật nhai lại ở các nông hộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch (2003). Tình hình chăn nuôi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng trâu bò tại huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Tạp chí KHKTNN, trường ĐHNN I, tập I, số 4/2003, tr. 303-308

Phạm Kim Đăng, Bùi Quang Tuấn (2004). Tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Tây. Tạp chí KHKTNN, trường ĐHNN I, tập II, số 2/2004, tr. 116-121.

Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001). Kết quả nghiên cứu chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam cho trâu bò. Hội thảo dinh dưỡng gia súc nhai lại. Hà Nội 9-10/1/2001, tr. 31-41.

Vũ Duy Giảng, Tôn Thất Sơn (1999). Điều tra nguồn phụ phẩm của một số giống lúa và ngô làm thức ăn cho trâu bò. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa CNTY (1996-1998). NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1999, tr. 42-46.



gi¸ trÞ thøc ¨n ch¨n nu«i cña mét sè gièng cao l­¬ng trong mïa ®«ng t¹i gia l©m, hµ néi

Nutritive values of some sorghum varieties grown in winter in Gia Lam district of Hanoi

Bùi Quang Tuấn*, Nguyễn Xuân Trạch*, Phạm Văn Cường**

SUMMARY


An experiment was carried out on an experimental field of Hanoi University of Agriculture to determine nutritive values of some selected sorghum varieties grown during the winter period of the year. Results showed that all the selected sorghum varieties were tolerant to drought and low temperature condition of winter and gave very high green biomass yield (97.99-133.99 tons/ha/3 cuts). In addition, the sorghum varieties also gave relatively high seed yield (1.05-2.43 tons/ha) which can be used as animal feed or human food. The chemical composition of the sorghum varieties was characterized by low crude protein content (10.08-11.39%) and high crude fiber (27.03-28.67%). The investigated sorghums contained a noticeable amount of HCN (17.8-20.8 mg/kg) which is harmfull to animal health. Among the investigated varieties sorghum S4 (Ban Pho-Tun Chua, Cao Bang) and sorghum S5 (M90386, imported from India) gave the highest green and seed yield (125.66 &133.99 tons of green biomass/ha/3 cuts, and 2.12 &2.43 tons of seeds/ha, respectively).


tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương