Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


Hình 2. Kết cấu VA của các tác nhân trong kênh phân phối vải tươi



tải về 2.44 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Hình 2. Kết cấu VA của các tác nhân trong kênh phân phối vải tươi



* Vải khô

- Năm 2004



VA1(1.005.800đ) VA2(1.059.000đ)

- Năm 2006

VA1(5.846.900đ) VA2(4.299.600đ)



Không giống kênh phân phối vải tươi, tổng VA tạo ra ở kênh phân phối vải khô ở năm mất mùa của các tác nhân cao gấp 4,9 lần so với năm được mùa. Hơn thế, kết cấu VA của các tác nhân trong kênh hàng này có sự hoán đổi vị trí đóng góp chính. Cụ thể: năm được mùa, đóng góp VA cho kênh hàng của tác nhân thu gom chiếm ưu thế, nhưng năm mất mùa, ưu thế lại thuộc về hộ sản xuất kiêm sấy. Có thể thấy rõ sự thay đổi này qua hình 3.





Hình 3. Kết cấu VA của các tác nhân trong kênh phân phối vải khô

3.4. Thách thức đối với hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng vải Thanh Hà

Mặc dù ngành hàng vải Thanh Hà có nhiều loại tác nhân tham gia nhưng hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả, các hoạt động đều mang tính tự phát, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Vào chính vụ thu hoạch vải, các hộ sản xuất đều bị thu gom ép giá.

Sản phẩm tiêu thụ dưới dạng vải tươi là chủ yếu, chưa có biện pháp bảo quản vải tươi hữu hiệu để có thể kéo dài tuổi thọ của quả vải tươi trong điều kiện thường trong thời gian dài (quả vải sau khi hái 1ngày có thể héo và thâm quả). Tỷ lệ đóng hộp thấp, tuy tỷ lệ sấy khô chiếm tới 30% tổng sản lượng vải tươi nhưng vẫn được coi là giải pháp tình thế khi vải tươi không tiêu thụ được vì người sản xuất thích bán ở dạng tươi hơn. Vải xuất khẩu vẫn chủ yếu là qua chế biến (vải đóng hộp dạng cùi, nước vải lên men, cùi vải đông lạnh). Tình trạng mất mùa được giá, được mùa mất giá ảnh hưởng rất lớn tới các tác nhân sản xuất cũng như thu gom.

Từ năm 2004, vải Thanh Hà đã có thương hiệu nhưng trên thị trường nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết (nhãn mác, logo giới thiệu sản phẩm). Việc tham gia các hiệp hội của các tác nhân trong ngành hàng vải còn kém hiệu quả và rất thiếu thông tin cũng như các cơ hội tiếp cận thị trường lớn (các thị trường ngoài nước).

4. KẾT LUẬN

Hệ thống các tác nhân tham gia ngành hàng vải Thanh Hà khá đa dạng nhưng sự vận hành của nó phụ thuộc chủ yếu vào 5 tác nhân chính: tác nhân sản xuất, tác nhân kiêm 1 (sản xuất kiêm sấy), tác nhân kiêm 2 (thu gom kiêm sấy), tác nhân thu gom và tác nhân chế biến (cơ sở chế biến vải đóng hộp).

Sự tham gia của các tác nhân vào kênh phân phối vải tươi và vải khô cũng như sự đóng góp giá trị gia tăng của những tác nhân này vào mỗi kênh hàng không giống nhau. Kênh phân phối vải tươi có 3 tác nhân chính: hộ sản xuất, hộ thu gom và các cơ sở chế biến. Giá trị gia tăng không có sự thay đổi lớn giữa năm được mùa và năm mất mùa và chủ yếu tập trung vào các cơ sở chế biến chiếm tới 59% sau đó đến hộ sản xuất 39% và thấp nhất là hộ thu gom 2%. Kênh phân phối vải khô chỉ có 2 tác nhân chính: các hộ sản xuất kiêm sấy và hộ thu gom. Giá trị gia tăng có sự khác nhau rõ rệt giữa năm được mùa và năm mất mùa. Năm được mùa, giá trị gia tăng của hộ sản xuất kiêm sấy là 57%, hộ thu gom 43%. Trái lại năm mất mùa giá trị này chỉ là 44% với hộ sản xuất kiêm sấy và 56% với các hộ thu gom.

Một số thách thức đặt ra cho ngành hàng vải Thanh Hà đó là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tác nhân. Tác nhân chế biến vải đóng hộp tạo ra giá trị gia tăng lớn song tỷ trọng vải tươi được đưa vào chế biến còn rất thấp (3-5% tổng sản lượng). Vải khô xuất khẩu chủ yếu theo con đường tiểu ngạch nên dễ bị tư thương xuất khẩu ép giá. Ứng dụng các tiên bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũng như chế biến còn hạn chế.

Để thúc đẩy ngành hàng vải Thanh Hà hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau:

- Khuyến khích người sản xuất áp dụng các TBKHKT nhằm tăng năng suất và hạn chế sự tác động của thời tiết cũng như có thể giãn vụ thu hoạch để nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Khuyến khích người sản xuất tham gia các hiệp hội để sản xuất ra vải chất lượng cao và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu vải Thanh Hà (đã có chứng nhận) trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng để khẳng định chất lượng cũng như giới thiệu tiêu chuẩn sản phẩm đến người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DAVIS J.H., GOLDBERT R.A. (1957). A concept of Agribusiness. Boston (USA): Harvard University, p 136.

Niên giám thống kê huyện Thanh Hà (2005).

Ph.Lebailly và cộng sự, 2002, Phương pháp nghiên cứu ngành hàng, Tạp chí Kết quả nghiên cứu Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp, số 2/2002, Tr 9, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Phạm Vân Đình (1999). Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

SCHAFFER J.D (1973). On the concept of subsector studies. Am. J. Afr. Econ.55, p 333-335.

Trần Thế Tục (2004) Hỏi đáp về nhãn -vải, Tr 61, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.


ĐÍNH CHÍNH

Bài: Ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến chất lượng và thời gian bảo quản chanh



Trang 72, hình 1a và hình 1b sửa lại như sau:






Hình 1a. Biến đổi chỉ số L trên vỏ quả chanh
ở các công thức bảo quản


Hình 1b. Biến đổi chỉ số b trên vỏ quả chanh
ở các công thức bảo quản


ĐÍNH CHÍNH

Bài: Ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến chất lượng và thời gian bảo quản chanh



Trang 72, hình 1a và hình 1b sửa lại như sau:






Hình 1a. Biến đổi chỉ số L trên vỏ quả chanh
ở các công thức bảo quản


Hình 1b. Biến đổi chỉ số b trên vỏ quả chanh
ở các công thức bảo quản




Hình 1a. Biến đổi chỉ số L trên vỏ quả chanh ở các công thức bảo quản

Hình 1b. Biến đổi chỉ số b trên vỏ quả chanh ở các công thức bảo quản






tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương