Dịch vụ gia tăng trên nền gsm


Mô hình hoạt động của MMS



tải về 0.62 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.62 Mb.
#20366
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21

Mô hình hoạt động của MMS




      1. MMS Environment

MMS Environment (MMSE)là một tập hợp các thành phần liên quan với dịch vụ MMS dưới sự điều khiển của một nhà cung cấp (nhà cung cấp dịch vụ MMS, nhà cung cấp mạng di động) có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đến các thuê bao MMS. MMSE bao gồm thiết bị di động, trung tâm tin nhắn và các loại giao tiếp.


Hình 4.1. Mô hình hoạt động của MMS


      1. MMS Client

MMS Client là một phần mềm ứng dụng được tích hợp cùng với thiết bị di động cầm tay cho phép biên soạn, xem, gửi, nhận tin nhắn đa phương tiện và quản lý các báo cáo. Trong sự trao đổi tin nhắn đa phương tiện, MMS Client nào tạo ra tin nhắn được biết đến như là một originator MMS client (thiết bị gửi tin) còn MMS Client nào mà nhận tin nhắn đó thì được gọi là recipient MMS client(thiết bị nhận tin).

MMS Client bao gồm các chức năng sau :

- Quản lý tin nhắn, thông báo và các báo cáo.

- Phần mềm soạn tin nhắn.

- Phần mềm xem tin nhắn.

- Hộp thư tin nhắn đa phương tiện(MMBox) chứa các dữ liệu người dùng.

- Cấu hình cho người sử dụng và các cài đặt kết nối.



      1. MMS Center

MMS Center (MMSC) là một trung tâm tin nhắn đa phương tiện. MMSC bao gồm một MMS relay và một MMS server. MMS relay chịu trách nhiệm về đường đi của tin nhắn không chỉ trong mà còn cả bên ngoài MMS Environment. Trong khi đó MMS server có trách nhiệm lưu trữ tạm thời những tin nhắn và đợi người nhận từ phía MMS Client.

MMSC tích hợp sẵn khả năng chuyển mã, chức năng hỗ trợ người dùng và các cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ những cấu hình của người dùng. Tuy nhiên những chức năng này cũng có thể được thực hiện bởi những thành phần chuyên dụng được thực hiện bên ngoài MMSC.

Để sử dụng được MMS, người sử dụng cần đăng kí dịch vụ MMS với nhà cung cấp. Trung tâm MMS sẽ lưu giữ tất cả cấu hình của người sử dụng dịch vụ MMS.

MMSC còn được biết đến với các tên gọi khác là MMS Proxy/Relay (theo chuẩn WAP/OMA) hay MMS Relay/Server (theo chuẩn 3GPP).


Hình 4.2. Mô hình hoạt động của MMS Center

      1. MMS Interfaces

Các giao tiếp của mô hình MMS:

- MM1 Interface: giao tiếp MM1 là một giao tiếp chìa khóa trong môi trường MMS. Nó cho phép những sự tương tác giữa các MMS Client ở bên trong thiết bị di động và MMSC. 3GPP đã định nghĩa những chức năng cần thiết cho giao diện này.

- MM2 Interface: giao tiếp MM2 nằm giữa MMS server và MMS relay. Hầu hết những giải pháp thương mại đưa ra một sự kết hợp giữa relay và server trong hình dạng của một trung tâm MMS. Do đó giao tiếp giữa hai thành phần được phát triển trong một sở hữu hình thức.

- MM3 Interface: giao tiếp giữa trung tâm MMS và một server bên ngoài như email server chẳng hạn. Giao tiếp này thông qua môi trường internet để kết nối với server bên ngoài.

- MM4 Interface: giao tiếp nối hai trung tâm MMS với nhau. Giao tiếp này cần thiết cho việc trao đổi tin nhắn đa phương tiện giữa các môi trường MMS riêng biệt (như giữa hai mạng di động khác nhau).

- MM5 Interface: giao tiếp cho phép tác động qua lại giữa trung tâm MMS và các thành phần mạng khác như bộ ghi định vị thường trú HLR hoặc một DNS.

- MM6 Interface: giao tiếp cho phép tương tác giữa trung tâm MMS và cơ sở dữ liệu người dùng.

- MM7 Interface: iao tiếp giữa trung tâm MMS và các ứng dụng VAS (dịch vụ giá trị gia tăng) bên ngoài. Giao tiếp này cho phép một ứng dụng VAS gửi những yêu cầu dịch vụ từ trung tâm MMS.

- MM8 Interface: giao tiếp giữ trung tâm MMS và một hệ thống thanh toán trả sau.

- MM9 Interface: giao tiếp giữa trung tâm MMS và hệ thống trả trước trực tuyến.

- MM10 Interface: giao tiếp cho phép tương tác giữa trung tâm MMS và một Messaging Service Control Function (MSCF).

- Standard Transcoding Interface (STI): cho phép tuơng tác giữa trung tâm MMS và bộ chuyển mã phương tiện truyền thông.

    1. Các dịch vụ của MMS




      1. Gửi tin nhắn

Một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất mà MMS đưa ra đó là chức năng gửi tin nhắn đa phương tiện. Trong trường hợp gửi tin nhắn qua lại giữa hai người, việc gửi tin nhắn sẽ bao gồm các bước sau:

- Người sử dụng soạn một tin nhắn đa phương tiện bằng trình biên soạn có sẵn trong điện thoại. Người soạn ra tin nhắn có thể tạo thêm hoặc xoá bớt các trang tin và cũng có thể thêm hoặc bớt các đối tượng ra khỏi trang tin nhắn của mình. Tin nhắn có thể có file đính kèm.

- Người dùng chỉ định cho điện thoại gửi tin nhắn đến một hay nhiều người nhận. Theo sự chỉ định của người dùng, MMS Client khởi tạo (phần mềm quản lý MMS được xây dựng bên trong điện thoại) chuyển tin nhắn đến Trung tâm MMS (MMSC) của môi trường MMS (MMSE) mà người sử dụng đang dùng. Thao tác này được gọi là sự chấp nhận tin nhắn gửi. Trong trường hợp này, MMSC được biết đến như là một MMSC khởi tạo.

- MMSC khởi tạo sẽ thực hiện việc kiểm tra (định dạng tin nhắn có chính xác hay không, còn đủ tiền để thực hiện tin nhắn này không…). Sau đó MMSC khởi tạo sẽ chuyển tin nhắn tới MMSC nhận. Nếu tin nhắn được gửi đến nhiều địa chỉ khác nhau thì sẽ có nhiều MMSC nhận tương ứng trong quá trình gửi tin(chỉ những người nhận là những thuê bao từ môi trường MMS khác với MMS khởi tạo).

- Trong lúc nhận tin nhắn, MMSC nhận chịu trách nhiệm gửi tin nhắn đó đến cho MMS Client nhận.

- Một vài thiết bị MMS không hỗ trợ việc gửi tin nhắn đa phương tiện. mà chỉ có thể nhận tin nhắn.

      1. Nhận tin nhắn

Quá trình nhận tin nhắn bao gồm chuyển tin từ trung tâm MMS nhận xuống bộ nhớ của điện thoại. Có hai kiểu nhận tin được thiết kế: nhận tin trực tiếp và nhận tin chậm.

Người sử dụng có thể cấu hình điện thoại để thực hiện việc nhận tin trực tiếp hoặc nhận tin chậm. Hình dưới mô tả việc cấu hình cho điện thoại.

Lưu ý tin nhắn nhận được và lưu trong điện thoại có thể chứa những đối tượng giải trí mà không thể chỉnh sửa hay phân phối lại(theo đúng bản quyền của nhà cung cấp nội dung). Trong trường hợp này, điện thoại có thể cấm sự phân phối lại những đối tượng đã được bảo vệ trong tin nhắn đa phương tiện.



        1. Nhận tin nhắn trực tiếp

Đây là kiểu cài đặt mặc định trên điện thoại, với kiểu cài đặt này tin nhắn sẽ được chuyển đi ngay lập tức và được gửi đến máy người nhận. Tuy nhiên tin nhắn đa phương tiện thi lớn hơn rất nhiều so với tin nhắn SMS. Do đó, việc gửi tin nhắn không thông qua bộ lọc sẽ làm đầy bộ nhớ điện thoại rất nhanh. Một hạn chế nữa của việc nhận tin nhắn trực tiếp là nó sẽ không ngăn chặn được thư rác (những thư không cần thiết). Để đối phó với những vấn đề đó, tin nhắn chậm được sử dụng.



        1. Nhận tin chậm

Tin nhắn chậm bao gồm hai bước sau :

- Trong lúc nhận tin nhắn đa phương tiện, MMSC của người nhận lưu trữ tin nhắn tạm thời và xây dựng một thông báo ngắn gọn. Thông báo chứa thông tin đặc trưng bao bì tin nhắn và nội dung bên trong nó (tiêu đề, kích thước tin…). Thông báo này sẽ được gửi đến cho người nhận.

- Với thông báo ở trên, người nhận biết được tin nhắn đang trạng thái chờ nhận. Tin nhắn chậm thuận lợi ở chỗ người nhận có thể sắp xếp được tin nhắn lưu vào máy hoặc có thể từ chối không nhận nếu như tin nhắn đó quá lớn hoặc có nội dung không phù hợp.



      1. Tin nhắn báo cáo

Có 2 loại tin nhắn báo cáo :

- Delivery Reports: tin nhắn được tạo ra bởi trung tâm MMS của người nhận. Tin nhắn này xuất hiện khi tin nhắn đã được nhận thành công bởi người nhận, thời gian hiệu lực của tin nhắn đã hết, tin nhắn bị từ chối bởi người nhận, tin nhắn được chuyển tiếp từ người nhận… Khi đó báo cáo sẽ thông báo rõ thời gian những sự kiện đó xảy ra.

- Read Reports: tin nhắn này cũng được tạo ra từ trung tâm nhận. Báo cáo này xuất hiện khi người nhận đã đọc tin nhắn, người nhận đã xoá tin nhắn mà không đọc. Tin nhắn cũng báo cáo thời gian xảy ra các sự kiện đó.



      1. Các kiểu địa chỉ gửi

Có 3 kiểu địa chỉ cho việc gửi và nhận tin nhắn :



  • Số điện thoại: +84909123456. Kiểu này thông dụng nhất. Lưu ý phải có mã cùng cho từng nhà cung cấp khác nhau.

  • Địa chỉ email: nvh@yahoo.com . Địa chỉ email của người nhận.

  • Đoạn mã ngắn: đây là kiểu số của các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng như 8221, 191.



      1. Cài đặt điện thoại sử dụng dịch vụ MMS

Để điện thoại có thể sử dụng được dịch vụ tin nhắn MMS cần phải thiết lập cấu hình cho điện thoại. Vào phần cài đặt trong phần tin nhắn MMS và điền đầy đủ các thông số sau :

- Địa chỉ trung tâm tin nhắn MMS: địa chỉ phải có dạng URI như sau: http://mms.tennhacungcap.com.

- Cấu hình WAP gateway: bao gồm địa chỉ WAP gateway, cổng truy xuất vào, loại dịch vụ, chứng thực.

- Bearer access parameter: kiểu dữ liệu truy xuất, có thể là GSM hoặc GPRS.

Hình 4.3. Cài đặt điện thoại sử dụng dịch vụ MMS

Tại Việt Nam muốn sử dụng được dịch vụ MMS, trước tiên phải cài đặt GPRS sau đó thiết lập các thông số để có thể sử dụng được dịch vụ MMS. Hiện nay các mạng di động GSM như Vinaphone, Mobifone và Viettel đều hỗ trợ dịch vụ GPRS/MMS trên các thiết bị có hỗ trợ. Có thể tham khảo cấu hình cài đặt MMS tại phần phụ lục bên dưới.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương