Dac San Giao Si Viet Nam


Xuất hành, biến cố in dấu trên cả dân tộc



tải về 0.95 Mb.
trang19/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.95 Mb.
#38374
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   49
1. Xuất hành, biến cố in dấu trên cả dân tộc

Hằng năm, con cái Ít-ra-en hành hương lên Đền Thờ Giê-ru-sa-lem vào ba dịp lễ lớn theo luật định. Một trong ba lễ đó là lễ Vượt Qua, kỉ niệm biến cố Xuất Hành, một biến cố nằm trên một bình diện riêng, khác hẳn với các biến cố khác : biến cố thành lập dân Chúa. Lễ này được cử hành long trọng với nghi thức giết Chiên Vượt Qua để mừng kính Đức Chúa, Đấng đã đưa họ ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập (Xh 23,17 ; Đnl 16,16). Với biến cố trọng đại này, Ít-ra-en có kinh nghiệm về Thiên Chúa mà cha ông họ thờ, Thiên Chúa của các tổ phụ, là Đấng giải phóng, đã can thiệp vào lịch sử Ít-ra-en, và cũng chính là Đấng tạo dựng nên đất trời (x. Tv 136).

Thế mà, xét về mặt sử tính, các nhà phê bình lịch sử đã có lý khi đặt vần đề : Xuất hành thực sự đã xảy ra thế nào ? Vì rằng một số đoạn trong sách Xuất hành mô tả cuộc ra khỏi Ai-cập như một cuộc trục xuất, một số đoạn khác lại coi đó là một cuộc trốn chạy. Và các nhà chuyên môn nghĩ có lẽ có hai cuộc Xuất Hành mà sau đó Ít-ra-en đã hoà lẫn làm một trong ký ức của dân tộc. Việc qua Biển Đỏ cũng có hai truyền thống khác nhau, một truyền thống nói về việc “chẻ đôi” lòng biển, trong khi đó truyền thồng khác lại nói là gió làm cạn khô nước biển. Cũng vậy, núi thánh được nói đến trong sách Xuất hành được coi là núi Xi-nai, cũng được gọi là Khô-rếp. Còn việc xác định núi này ở đâu thì lại có nhiều giả thiết khác nhau... Những ghi nhận trên của các nhà chuyên môn có thể làm chúng ta bối rối vì quá ít điều chắc chắn...

Tuy nhiên một điều rất thật, đó là Xuất Hành đã in dấu đậm nét trong ký ức con cái Ít-ra-en và được thể hiện một cách cụ thể qua đời sống đức tin của cả dân tộc. Không những không mặc cảm cũng chẳng che giấu quá khứ đầy tủi nhục với thân phận nô lệ của mình, Ít-ra-en còn truyền lại cho nhau, thế hệ này đến thế kia, về xuất thân của dân tộc mình là một ngoại kiều cư ngụ bên Ai-cập, bị ngược đãi ức hiếp. Chẳng hạn Đnl 26,1-11 là một bằng chứng. Đây là một đoạn nói về nghi thức dâng của lễ đầu mùa với lời nguyện rất hay, thường được gọi là lời tuyên tín của Ít-ra-en, theo đó con cái Ít-ra-en được dạy để thưa với Thiên Chúa như sau : “Ông tổ tôi là người A-ram phiêu bạt, đã xuống Ai-cập và trú ngụ tại đó ... Người Ai-cập đã ngược đãi, hành hạ chúng tôi. Bấy giờ chúng tôi đã kêu cầu lên cùng Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông chúng tôi ; Người đã nghe tiếng chúng tôi...”. Sở dĩ con cái Ít-ra-en không mặc cảm về quá khứ tủi nhục của thời nô lệ của mình là vì kinh nghiệm nô lệ của họ gắn liền với kinh nghiệm về một Thiên Chúa tình yêu đầy quyền năng đã ra tay giải thoát dân Người.

2. Từ tha phương đến vong thân (Xh 1)

Vì một nạn đói lớn hoành hành, con cái Ít-ra-en bỏ đất Ca-na-an đến định cư tại Ai-cập. Dưới bóng của Giu-se, đang làm tể tướng triều đình Pha-ra-ô lúc bấy giờ, con cái Ít-ra-en mãn nguyện với cuộc di dân này, họ có cuộc sống sung túc, bình an. Nhưng tình thế thay đổi khôn lường sau khi Giu-se, người bảo trợ của họ, qua đời ; lại nữa, một vua mới lên ngôi trị vì Ai-cập. Vua này không “biết” đến Giu-se, nghĩa là không nhớ gì đến công lao cũng chẳng biết ơn về những gì mà ông Giu-se đã làm cho Ai-cập (Xh 1,6-8). Từ đây Ít-ra-en nếm chịu sự cay đắng của thân phận nô lệ tôi đòi. Sách Xuất hành ghi lại như sau : “Người Ai-cập cưỡng bức con cái Ít-ra-en lao động cực nhọc. Chúng làm cho đời sống họ ra cay đắng vì phải lao động cực nhọc : phải trộn hồ làm gạch, phải làm đủ thứ công việc đồng áng ; tóm lại, tất cả những việc lao động cực nhọc, chúng đều cưỡng bách họ làm” (Xh 1,13-14). Nguyên do mà Pha-ra-ô tìm cách hành hạ con cái Ít-ra-en là vì ông cảm thấy bị de doạ trước sự hùng mạnh đông đúc của con cái Ít-ra-en. Bản văn lặp lại nhiều lần các từ như “đông đúc”, “hùng mạnh”, “lan tràn” nhằm nhấn mạnh đến sự lớn mạnh của con cái Ít-ra-en. Thật nghịch lí, Pha-ra-ô càng tìm cách hành hạ, thì Ít-ra-en càng trở nên đông đúc.

Sự lớn mạnh này của Ít-ra-en gợi nhớ lời hứa của Thiên Chúa với tổ phụ Áp-ra-ham là làm cho dòng dõi ông nên đông đúc như sao trời cát biển (St 15,5). Tuy nhiên lời hứa của Thiên Chúa mới thành tựu một phần. Vì rằng Thiên Chúa không chỉ hứa ban cho Áp-ra-ham có dòng dõi đông đúc mà còn hứa ban đất Ca-na-an làm sản nghiệp riêng (St 15,18-20). Nay lời hứa về dân đã thành tựu, nhưng mảnh đất bao khát khao mong chờ thì vẫn còn trong lời hứa. Đây là vấn đề : vì phải sống trên xứ sở của người khác chứ không phải trên đất của mình, Ít-ra-en chỉ là kẻ ngoại kiều, sống phận “di dân”. Họ bị ức hiếp, ngược đãi, chịu làm thân tôi mọi. Từ di dân, họ trở thành nô lệ, từ tha phương trở thành vong thân.



tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương