Dac San Giao Si Viet Nam


Xuất Hành, kinh nghiệm về một Thiên Chúa giải phóng (Xh 3,7-10)



tải về 0.95 Mb.
trang21/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.95 Mb.
#38374
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   49
4. Xuất Hành, kinh nghiệm về một Thiên Chúa giải phóng (Xh 3,7-10)

Để giải thoát Ít-ra-en ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập, Thiên Chúa tìm chọn một người và Mô-sê đã để mình bị “dụ” bởi quang cảnh ngoạn mục và hùng vĩ của bụi gai bốc cháy. Người nói với ông Mô-sê là Người đã thấy, đã nghe và đã biết các nỗi khổ của con cái Ít-ra-en (Xh 3,7. 9). “Thấy”, “nghe” và “biết” liên quan đến thị giác, thính giác và trí thức – theo kiểu nói nhân hình hoá – là cả con người của Thiên Chúa từ giác quan đến tri thức đều hướng về con cái Ít-ra-en. Người thấu suốt nỗi cơ cực tủi nhục của họ. Trong đoạn Xh 3,7-10, từ Ai-cập, được nhắc lại nhiều lần, xuất hiện như một nơi làm chết nghẹt sự sống của con cái Ít-ra-en, là mảnh đất nô lệ đối với dân Người. Nhất quyết là họ sẽ phải được đưa ra khỏi mảnh đất chết chóc này. Thiên Chúa là Người giải thoát họ chứ không ai khác, Người sẽ “xuống” để đưa họ ra khỏi Ai-cập. Những người khác, Mô-sê hoặc Giô-suê – người sẽ dẫn dân qua sông Gio-đan và vào Đất Hứa, chỉ là những người thừa hành lệnh của Thiên Chúa. Niềm tin Ít-ra-en là thế, không ai ngoài Thiên Chúa và chỉ mình Người là Đấng cứu độ duy nhất. Cũng vậy, thời lưu đày Ba-by-lon, khi Ky-rô vua Ba-tư, người đã chấm dứt năm mươi năm lưu đày của người Do-thái và cho dân này hồi hương, thì đối với Ít-ra-en, đó là sự can thiệp của Thiên Chúa (Tv 126 ; Is 43,1-7), còn Ky-rô là khí cụ của Thiên Chúa, là người Thiên Chúa xức dầu (Is 45,1-7). Chính Thiên Chúa là Đấng giải phóng Ít-ra-en khỏi tay người Ai-cập. Thế nhưng đưa khỏi Ai-cập chưa phải là đích điểm của công cuộc giải phóng mà Thiên Chúa thực hiện cho con cái Ít-ra-en. Mục đích của Xuất Hành là để đưa Dân vào Đất Hứa, đất chảy tràn sữa, là xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri... (Xh 3,8).

Có lẽ độc giả sẽ thắc mắc, làm sao Thiên Chúa lại có thể lấy đất của các dân nước khác để ban cho dân Người làm sản nghiệp riêng ! Nó cùng một dạng với câu hỏi làm sao vì tội của Pha-ra-ô mà Thiên Chúa nhân lành lại có thể giết các con đầu lòng Ai-cập, và cùng với những câu hỏi tương tự khác. Thú thật khó có thể tìm thấy cách giải thích làm thoả mãn não trạng của chúng ta thời nay, nhưng đó là đề tài hấp dẫn. Chúng ta sẽ bàn đến vào một dịp khác. Bây giờ chúng ta cùng suy nghĩ về tiếng than van của con cái Ít-ra-en thấu đến Thiên Chúa. Trong khi Đnl 26,1-11 nói rõ là họ kêu cầu với Thiên Chúa : “Người Ai-cập đã ngược đã, hành hạ chúng tôi và đặt ách nô lệ trên vai chúng tôi. Bấy giờ chúng tôi đã kêu lên cùng Đức Chúa...” (Đnl 26,6-7), thì Xh 2,23-24 cũng như Xh 3,7-10 không nói rõ là con cái Ít-ra-en kêu lên cùng Thiên Chúa mà chỉ nói là tiếng ta thán và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van. Như vậy tiếng kêu than của người đau khổ, dù không kêu lên Thiên Chúa, thì Thiên Chúa vẫn coi như là lời cầu xin chăng ? Thật ra điều này không lạ lẫm gì trong Kinh Thánh, sách Sáng thế đã ghi lại vài sự kiện tương tự, chẳng hạn tiếng khóc trong sa mạc của bé Ít-ma-ên khát sữa khi Xa-ra mẹ nó tuyệt vọng nhìn bầu da cạn nước. Thiên sứ đã hiện ra nói với Xa-ra : “Đừng sợ, Thiên Chúa đã nghe thấy tiếng đứa trẻ, ở chỗ nó nằm” (St 21,17). Cũng vậy, St 4, 1-16 thuật lại cái chết đầu tiên của nhân loại chính là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, trong đó A-ben bị anh mình là Ca-in sát hại. Bản văn không hề nói gì về tiếng kêu cầu của A-ben, nhưng máu của A-ben lại là tiếng kêu báo oán. Thiên Chúa nói với Ca-in : “Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta”. Tiếng máu đang kêu, nghĩa là tiếng máu của A-ben cứ kêu cho đến khi Thiên Chúa đoái nghe và đi tìm Ca-in để tính sổ với ông về chuyện này.

Có thể nói, mọi tiếng kêu than của những kẻ khốn cùng tuyệt vọng, những giọt nước mắt vì bạo lực, vì bất công của mọi thời và từ mọi nơi, đều trở thành lời cầu nguyện vọng lên Thiên Chúa. Cho dù họ có ý thức đó là lời cầu xin cùng Thiên Chúa hay không, thì Thiên Chúa vẫn lưu tâm đến tiếng kêu than của họ. Vì rằng Thiên Chúa là người Cha nhân hậu, mà người Cha thì nhạy bén với tiếng thét thống khổ của con mình ngay cả khi đó chưa phải là lời ngỏ trực tiếp với Người. Tiếng kêu than của con cái Ít-ra-en ngụ cư bên Ai-cập cũng như tiếng thở dài của những người di dân cùng khổ hiện nay, tất cả đều trở thành tiếng kêu cầu cùng Thiên Chúa, và Người đang nghe họ và sẽ đích thân ra tay giải thoát họ.


 



tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương