Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ



tải về 1.42 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.42 Mb.
#2162
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chỉ dẫn kỹ thuật:


Dưới đây chỉ là những CHỈ DẪN KỸ THUẬT chung nhất - bao gồm nhưng không giới hạn như sau.

Trên cơ sở này, cùng với hệ thống Tiêu chuẩn hiện hành trên lãnh thổ Việt Nam, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nhà thầu phải thiết lập một biện pháp tổ chức kỹ thuật thi công chi tiết cũng như một quy trình Bảo đảm chất lượng cho từng công việc cụ thể của Gói thầu. Nó phải được ký tên, đóng dấu hợp pháp của Nhà thầu và sẽ được kiểm soát trong suốt quá trình thi công, nếu có bất cứ một điều chỉnh thay đổi nào đều phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và bên Giám sát.

16.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu:


Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu cho gói thầu bao gồm, nhưng không giới hạn như sau:

YÊU CẦU VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG; PCCC; MÔI TRƯỜNG

  1. TCVN 2287 - 1978: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Quy định cơ bản

  2. TCVN 2288 - 1978: Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất

  3. TCVN 290 - 1978: Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn

  4. TCVN 2291 - 1978: Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại

  5. TCVN 2293 - 1978: Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.

  6. TCVN 4086 - 1985: An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung

  7. TCVN 3146 - 1986: Công tác hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn

  8. TCVN 3254 - 1989: An toàn cháy. Yêu cầu chung

  9. TCVN 5308 - 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

  10. TCVN 5738 - 1993: Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật

  11. TCVN 5296 - 1995: Chất lượng nước. Quy tắc bảo vệ nguồn nước mặt khỏi bị ô nhiễm

  12. TCVN 5525 - 1995: Chất lượng nước. Yêu cầu chung về bảo vệ nước ngầm

  13. TCVN 5942 - 1995: Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước mặt.


YÊU CẦU VỀ QUY PHẠM THI CÔNG, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH

  1. TCVN 4055 - 1985: Tổ chức thi công và nghiệm thu. Các yêu cầu

  2. TCVN 4085 - 1985: Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

  3. TCVN 4087 - 1985: Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung.

  4. TCVN 4091 - 1985: Nghiệm thu các công trình xây dựng

  5. TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình

  6. TCXDVN 303:2006 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu.

  7. TCXDVN 296-2004: Dàn giáo, các yêu cầu về an toàn.

  8. TCXDVN 303-2004: Công tác láng và lát, TCTC và NT.

  9. TCXDVN 303-2006: Công tác hoàn thiện trong xây dựng.

  10. TCVN 4447 - 1987: Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu

  11. TCXDVN 390-2007: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và nghiệm thu

  12. TCVN 4459 - 1988: Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng.

  13. TCVN 4516 - 1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

  14. TCVN 4519 - 1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

  15. TCVN 5576 - 1991: Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật.

  16. TCVN 5639 - 1991: Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản

  17. TCVN 5640 - 1991: Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.

  18. TCVN 5674 - 1992: Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu

  19. TCVN 5718 - 1993: Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm.

  20. TCVN 4453 - 1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

  21. TCXDVN 374 - 2006: Hỗn hợp bê tông trộn sẳn - các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

  22. TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông

  23. TCXDVN 274:2006 Hỗn hợp bê tông trộn sẳn - các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu.

  24. TCXD 0079 - 1980: Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng

  25. TCXD 0159 - 1986: Trát đá trang trí. Thi công và nghiệm thu.

  26. TCXD 0065 - 1989: Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng.

  27. TCXD 0170 - 1989: Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật.

  28. TCXDVN 363:2006 Kế cấu bê tông cốt thép - đánh giá độ bền của các bộ phận chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh.

  29. TCXD 3931-1985: Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong thiết kế xây dựng. Thuật ngữ và định nghĩa

  30. TCXDVN 33:2006 Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.

  31. TCVN 4038 - 1985: Thoát nước. Thuật ngữ và định nghĩa

  32. TCVN 4119 - 1985: Địa chất thủy văn. Thuật ngữ và định nghĩa

  33. TCVN 5303 - 1990 :An toàn cháy. Thuật ngữ và định nghĩa

  34. TCVN 5814 - 1994: Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ và định nghĩa

  35. TCXD 191 - 1996: Bê tông và vật liệu làm bê tông. Thuật ngữ và định nghĩa

  36. TCVN 5593 - 1991: Công trình xây dựng dân dụng. Sai số hình học cho phép

  37. TCVN 2683 - 1991: Đất xây dựng. Phương pháp lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu thí nghiệm.

  38. TCVN 5960 - 1995: Đất xây dựng, lấy mẫu, yêu cầu chung

  39. TCVN 81 - 1981: Nước dùng trong xây dựng. Chất lượng nước, các phương pháp phân tích hoá học thành phần.

  40. Tiêu chuẩn TCXD 51-1984-Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần- Hệ thống kỹ thuật cho nhà ở và công trình công cộng

  41. 22 TCN 332-06 Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

  42. 22 TCN 333-06 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

  43. TCVN 5297-1995: Chất lượng đất, lấy mẫu, yêu cầu chung

  44. TCVN 399-85: Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông cốt thép

  45. TCVN 3994-85: Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông cốt thép. Phân loại môi trường xâm thực.

  46. TCVN 337-86: Cát xây dựng

  47. 22TCN 202 - 89: Quy trình sử dụng chất phụ gia tăng dẻo cho bê tông xi măng.

  48. TCN 60-84: Quy trình thí nghiệm bê tông xi măng

  49. TCVN 5029-85: Xi măng

  50. TCVN 4787-89: Ximăng.

  51. TCVN 5724-93 : Điều kiện kỹ thuật tối thiểu thi công và nghiệm thu kết cấu BTvà BTCT

  52. TCVN 4453-95 : Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép toàn khối

  53. TCVN 1771-86: Cốt liệu cho bê tông

  54. TCVN 1770-86: Cát xây dựng

  55. TCVN 4506-87: Nước cho bê tông và vữa xây dựng-yêu cầu kỹ thuật

  56. TCXD 170: 1989 Kết cấu thép, Gia công lắp ráp và nghiệm thu- Yêu cầu kỹ thuật

  57. TCVN 197: 1985 Kim loại, phương pháp thử kéo

  58. TCVN 198 : 1985 Kim loại, phương pháp thử uốn

  59. TCVN 256 : 1983 Kim loại, phương pháp thử độ cứng Brinen

  60. TCVN 257 : 1985 Kim loại, phương pháp thử độ cứng Rocven

  61. TCVN 258 : 1985 Kim loại, phương pháp thử độ cứng Vicken

  62. TCVN 312 : 1984 Kim loại, phương pháp thử uốn và dập ở nhiệt độ thường

  63. TCVN 1691 : 1975 Mối hàn hồ quan điện - kích thước cơ bản

  64. TC5556:1991 Thiết bị điện hạ áp, yêu cầu cung về bảo vệ chống điện giật

  65. TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất nối không các thiết bị đường dây

  66. TCVN 4086:1995 An toàn điện trong xây dựng

  67. TCVN 27:1991 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

  68. TCVN 25:1991 Đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng

  69. TCVN 7447.4-42:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà, bảo vệ an toàn, bảo vệ chống quá dòng

  70. TCVN 7447.4-43:2006 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà, bảo vệ an toàn, bảo vệ chống các ảnh hưởng nhiệt

  71. TCVN 7442.5-53:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện

  72. TCVN 7447.5-54:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết

  73. TCVN 7447.5-55:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, các thiết bị khác.

  74. TCXDVN 394:2007 Quy định về việc thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng

  75. 11 TCN 19:2006 Quy phạm trang bị điện

  76. TCVN 6188-2-1-2003 Ổ cắm và phích cắm dùng trong gia đình và mục đích tương tự

  77. TCXD 319:2004 Nối đất thiết bị trong công trình xây dựng và công nghiệp

  78. TCVN 6073: 1995 Sản phẩm sứ vệ sinh, yêu cầu kỹ thuật

  79. TCVN 5502: 1991 Nước sinh hoạt - Yêu cầu kỹ thuật

  80. TCVN 5576: 1991 Hệ thống cấp nước - Quy phạm quản lý kỹ thuật

  81. TCVN 5760: 1993 Hệ thống chửa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế và lắp đặt sử dụng

  82. TCVN 5673: 1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp thoát nước bên trong. Hồ sơ bản vẽ thi công

  83. TCXDVN 286:2003 Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

  84. TCVN 5760:1993 Hệ thống chửa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế và lắp đặt sử dụng

  85. TCN 68-120:1998 Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện. Yêu cầu kỹ thuật.

  86. TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật.

  87. TCVN 303-2006: Công Tác hoàn thiện XD. Quy phạm thi công và nghiệm thu

  88. TCVN 46-2007: Chống sét cho công trình xây dựng.

Các tiêu chuẩn khác có liên quan đang được sử dụng, các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

16.2 Bản vẽ thi công:


Nhà thầu sẽ phải nộp các bản vẽ thi công (nếu có yêu cầu) trên cơ sở bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt không chậm hơn 02 tuẩn trước khi khởi công phần việc công trình. Trong khi chuẩn bị bản vẽ thi công, Nhà thầu không được làm thay đổi thiết kế đã được phê duyệt, trừ những trường hợp đặc biệt. Bản vẽ thi công được nộp với số lượng 1 bản gốc và 4 bản sao. Sau khi chấp thuận, Chủ đầu tư; Bên Giám sát sẽ giữ lại bộ bản gốc và chuyển 02 bộ bản sao lại cho Nhà thầu.

16.3 Bản vẽ hoàn công:


Nhà thầu phải chuẩn bị các bản vẽ hoàn công đối với các hạng mục công việc đã được hoàn thành. Những bản vẽ này có thể được chuẩn bị từ những bản vẽ thi công kết hợp với những thay đổi được phép đã thực hiện trong quá trình thi công, trên cơ sở đúng hiện trạng thi công. Hình thức của bản vẽ hoàn công theo các quy định hiện hành.

Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được chứng chỉ nghiệm thu, Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư, bên Giám sát một bộ gốc và 04 bộ sao các bản vẽ hoàn công mà bản vẽ này là bản vẽ đúng nhất và cập nhật mới nhất về công trình đã thi công trong thực tế.


16.4 Cao trình và mốc cao trình:


Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thi công các công trình theo đúng các số liệu về cao trình. Mốc cao trình và các điểm tham chiếu khác tại vùng xung quanh công trường nếu không được miêu tả trong bản vẽ, thì Nhà thầu trình bổ sung các số liệu thích hợp khác lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát trước khi thi công công trình.

Nhà thầu phải bảo quản hồ sơ ghi chép cao độ của tất cả các mốc cao trình và phải trao một bản sao các hồ sơ cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Những số liệu làm cao trình cho công trường phải là các số liệu được bên thuê sử dụng, số liệu đó phải liên quan đến cao độ của các mốc cao trình và phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận.


16.5 Công tác đất:


Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4447-1987 Công tác đất, quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCXDVN 371-2006 Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng.

Phần chỉ dẫn này nêu rõ các yêu cầu về các hoạt động liên quan đến hoặc bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các công việc sau:

- Dọn sạch khu vực công trường.

- Đào xúc.

- Lấp đất, đắp đất.

- Đào hố móng; hoàn thiện.



16.5.1 Báo cáo phương pháp và các công tác chuẩn bị khác liên quan:

Các phương pháp sử dụng máy móc phục vụ thi công sẽ sử dụng và quy trình hoạt động dự định cho công việc của nhà thầu phải được đệ trình lên Bên Gíam sát trong bản“ giải pháp thi công“ như đã được đề cập. Trong khi chưa nhận được bản phê duyệt hoặc ý kiến chính thức của Chủ đầu tư, Bên Giám sát thì Nhà thầu không được phép đưa bất kỳ máy móc nào vào công trường để tiến hành công việc.

Công tác chuẩn bị phải tiến hành theo những quy định của quy phạm tổ chức thi công và tối thiểu là theo những yêu cầu dưới đây.

A.Giải phóng mặt bằng

1.1 Khi cấp đất xây dựng công trình phải tính cả những diện tích bãi lấy đất, bãi trữ đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống và đường dây điện và mặt bằng bể lắng nếu thi công bằng cơ giới thuỷ lực.

1.2 Trong phạm vi công trình trong giới hạn đất xây dựng nếu có những cây có ảnh hưởng đến an toàn của công trình và gây khó khăn cho thi công thì đều phải chặt hoặc dời đi nơi khác. Phải di chuyển các loại công trình, mồ mả, nhà cửa v.v...ra khỏi khu vực xây dựng công trình.

B. Công tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm


    1. Trước khi đào đất hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, hồ, cống, rãnh vv...) ngăn không cho chảy vào hố móng công trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch vv... tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất công trình.

    2. Khi đào hố móng nằm dưới mặt nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố chí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng.

Khi mực nước ngầm cao và lưulượng nước ngầm quá ớn phải hạ mực nước ngầm mới bảo đảm thi công bình thường thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹn địa chất mặt móng.

    1. Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hoà nước, còn phải chú ý đến mức lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiện tượng mao dẫn. Chiều dầy lớp đất ướt phía trên mực nước ngầm cho trong bảng1.

    2. Khi đào hố móng nằm dưới mặt nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố chí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng.

Khi mực nước ngầm cao và lưu lượng nước ngầm quá lớn phải hạ mực nước ngầm mới bảo đảm thi công bình thường thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹ địa chất mặt móng.

Tất cả hệ thống tiêu nước trong thời gian thi công công trình phải được bảo quản tốt đảm bảo hoạt động bình thường.



C. Định vị, dựng khuôn công trình

3.1 Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim. Sau khi bàn giao, đơn vị thi công phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là ở những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp vv... những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.

3.3 Phải sử dụng máy trắc đạt để định vị công trình và phải có bộ phận trắc đạt công trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim cọc mốc công trình trong quá trình thi công.

16.5.2 Cao độ đất đào và cao độ đất đắp:

Trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đào xúc, đắp đất hay lấp đất, Nhà thầu phải khảo sát hiện trường đào xúc, đắp hay san lấp theo yêu cầu về phương pháp và phạm vi công việc. Các yêu cầu, biên bản về khảo sát sẽ phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát và Nhà thầu ký vào như là biên bản chính thức.

Biên bản này không được thay thế trừ khi các sửa đổi được Chủ đầu tư và Bên Giám sát và Nhà thầu ký xác nhận.

16.5.3 Các yêu cầu về thi công:

Nhà thầu chỉ tiến hành đào sau khi khu vực được dọn sạch theo đúng yêu cầu hoặc chi định của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Đáy và mái dốc của công trình đào khi đổ bê tông phải thực hiện chính xác theo kích thước trên bản vẽ hay yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư và Bên Giám sát, bề mặt hố móng phải được tưới ẩm bằng nước, lăn đầm bằng dụng cụ thích hợp đảm bảo cho nền là chắc. Nếu tại bất cứ điểm nào cho thấy nền đất tự nhiên bị ngắt quãng trong quá trình đào hố móng, phải tiến hành đầm, hoặc phải bỏ vật liệu đó đi thay thế bằng loại vật liệu thích hợp hay bê tông theo yêu cầu cụ thể và chính thức.

Trong trường hợp do địa chất tự nhiên của đất hoặc vì quy trình đào, mà Nhà thầu phải cung cấp cọc cừ, cột chống để chống đỡ công trình đào. Nhà thầu sẽ phải đệ trình một thiết kế, cung cấp, định vị và dỡ bỏ tất cả các cọc cừ, cột chống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thi công.


16.6 Công tác vữa xây dựng:


Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng, yêu cầu kỹ thuật

TCVN 3121-1:2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất

TCVN 3121-1: 2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: Lấy mẫu và chuẩn bị thử

Vữa cát xi măng phải bao gồm xi măng và cát theo quy định, tỷ lệ thành phần các vật liệu này được quyết định trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và thiết kế cấp phối vật liệu của thí nghiệm tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn

Hỗn hợp vữa thử phải được chuẩn bị và kiểm tra bởi Nhà thầu trước sự chứng kiến và của bên Giám sát sau khi đã hoàn thành việc kiểm tra sơ bộ thành phần hỗn hợp. Hỗn hợp thử phải được trộn trong cùng thời gian và xử lý bằng cùng những phương tiện mà Nhà thầu đề nghị sử dụng trong suốt thời gian thi công công trình

Phải làm ba mẻ vữa riêng biệt, mỗi mẻ phải gồm không dưới 0,5 m3 vữa, 06 khối lập phương 150mm sẽ được làm từ mỗi mẻ vữa. Ba khối phải được kiểm tra sau 7 ngày và ba khối còn lại kiểm tra sau 28 ngày. Nếu bất kỳ một khối lập phương nào trong các mẻ vữa không đủ tiêu chuẩn theo quy đinh, hỗn hợp phải được tính toán lại

Nếu phải tính toán lại hỗn hợp vữa, việc làm vữa và kiểm tra vữa phải được làm nhiều lần cho tới khi hỗn hợp thử đáp ứng những yêu cầu nói trên.

Nhà thầu phải giữ biên bản chi tiết của mỗi lần đúc và mối quan hệ với các khối kiểm tra, nếu các khối kiểm tra không đạt yêu cầu về độ bền theo quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra và thay đổi những vấn đề chi tiết trong hỗn hợp và cần có sự chấp thuận của bên Giám sát trược khi tiếp tục diễn ra các công việc đúc.

    1. 16.7 Công tác bê tông:


Kết cấu bê tông là bất kỳ loại bê tông nào được sử dụng trong xây dựng bê tông cốt thép, Bê tông phi kết cấu bao gồm các loại nguyên liệu phù hợp với Các tiêu chuẩn hiện hành nhưng không có bất kỳ đòi hỏi nào về độ cứng vững và được sử dụng chỉ để lấp các khoảng trống với các mục đích tương tự ở nơi chịu lực không đáng kể.

Một bề mặt hình thành là một bề mặt được đổ khuôn bằng cốp pha.

Một bề mặt tự do là một bề mặt ngang hoặc gần ngang được tạo nên bằng cách gạt bằng bay hay bằng một loại gạt nào đó cho đến mức cần thiết và hoàn thành như đòi hỏi.

Tỷ lệ nước\xi măng là tỉ lệ giữa khối lượng của nước trong hỗn hợp bị tách ra bởi khối lượng của xi măng trong hỗn hợp. Nước là nước trong hỗn hợp bao gồm cả nước mà hỗn hợp hấp thụ.



16.7.1 Điều khoản quy định chung:

Nhà thầu sẽ đưa ra những nhóm chung, sự sắp xếp và mức độ của các loại bề mặt và kết cấu khác nhau và thiết lập các độ cao và mặt cắt để chỉ ra các đường bao và cao độ cho công việc xây dựng. Tất cả các cao độ và mặt cắt sẽ được bảo vệ một cách có hiệu quả cho đến tận khi công trình hoàn thành.

Các nguyên vật liệu, tỷ lệ hỗn hợp, vận chuyển, đầm nén, bảo dưỡng và kiểm tra bê tông sẽ phải phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tương đương.

Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát chi tiết đầy đủ của các nguyên liệu mà Nhà thầu dự định sử dụng để làm bê tông. Sẽ không có bê tông nào được đưa vào trong công trình cho đến khi Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận các nguyên vật liệu mà sẽ làm bê tông. Các nguyên liệu đã được chấp thuận sau đó sẽ không bị thay đổi hoặc thay thế bằng các nguyên liệu khác mà không có sự đồng ý của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.



16.7.2 Tổ chức sản xuất bê tông tại hiện trường:

Ngay khi bắt đầu thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát để thông qua bản kê khai các chi tiết yêu cầu của đặc tính kỹ thuật này, đề nghị của Nhà thầu tổ chức các công việc sản xuất bê tông tại hiện trường.

Bản kê phương pháp này bao gồm những mục sau đây:

1. Kế hoạch dự định

2. Vị trí và sơ đồ của thiết bị sản xuất thi công

3. Phương pháp tổ chức thiết bị sản xuất bê tông như đã đề nghị

4. Quy trình kiểm tra chất lượng bê tông và các nguyên vật liệu để sản xuất bê tông

5. Vận chuyển và đổ bê tông

6. Chi tiết cốp pha bao gồm thời gian và quy trình gia cố tạm thời xà, tấm bê tông

7. Bảo vệ và bảo dưỡng bê tông



16.7.3 Hỗn hợp bê tông đã được chuẩn bị sẵn:

Bê tông của một nhà sản xuất duy nhất về hỗn hợp bê tông đã được chuẩn bị sẵn có thể được sử dụng cho công trường với sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Sự chấp thuận này chưa được thực hiện khi mà Chủ đầu tư và Bên Giám sát nhận thấy rằng công tác tổ chức, kiểm tra sản xuất và vận chuyển hỗn hợp bê tông được chuẩn bị sẵn chưa theo đúng yêu cầu của đặc tính kỹ thuật theo các Tiêu chuẩn tham chiếu hiện hành.



16.7.4 Vấn đề về xi măng:

Xi măng sẽ phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành

Xi măng phải mịn và không vón cục, xi măng sẽ được cung cấp trong các bao có niêm phong không bị rách vỡ của nhà sản xuất. Tất cả xi măng sử dụng để đổ bê tông sẽ phải cùng một loại và phải được sản xuất tại cùng một nhà máy

Xi măng chứa từ những bao rách không được sử dụng vào công trình

Nhà thầu sẽ cung cấp kho chứa có đủ công suất trên công trường để đảm bảo rằng chương trình công việc dự đoán trước sẽ không bị gián đoạn vi thiếu xi măng, loại trừ các nhân tố ngoài khả năng kiểm soát của Nhà thầu như vận chuyển, điều kiện thời tiết, ngày nghỉ và sự hư hỏng.

Xi măng lưu giữ lâu hơn một tháng trên công trường hoặc đã vượt quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất sẽ được kiểm tra lại trong phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ một đợt kiểm tra cho 20 tấn, và theo định kỳ hàng tháng.

Xi măng không đảm bảo quy định sẽ không được sử dụng cho công trình và phải vận chuyển ra khỏi công trình ngay tức khắc.

Nhà thầu sẽ giữ các báo cáo đầy đủ thông tin về sản xuất, giao hàng, kiểm tra và tác dụng của xi măng sử dụng trong công trình và sẽ cung cấp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát mỗi bên 02 bản coppy.



16.7.5 Vấn đề về đá cho bê tông:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 1771 - 86: Cốt liệu cho bê tông

Đá cho bê tông phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 1771 - 86 hoặc tương đương.

16.7.5.1 Kiểm tra đá:

Nhà thầu sẽ giao cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát các mẫu chứa ít hơn 50 kg các loại đá mà Nhà thầu dự định sẽ sử dụng trong công trình và sẽ cung cấp thêm các mẫu khi Chủ đầu tư và Bên Giám sát đòi hỏi. Mỗi mẫu sẽ có mác rõ ràng để chỉ ra nguồn gốc và sẽ có kèm các thông tin ở TCVN 1771 - 86 hoặc tương đương

Sự kiểm tra đá để xác định tính phù hợp của đá với các qui định sẽ do Nhà thầu tiến hành trong một phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Nếu các nguyên liệu kiểm tra không đáp ứng được, các cuộc kiểm tra thêm sẽ được tiến hành với sự có mặt của Nhà thầu và Bên Giám sát (có thể sẽ có cả sự hiện diện của Chủ đầu tư nếu cần thiết) và việc đồng ý các nguyên vật liệu sẽ được dựa trên các cuộc kiểm tra này.

Nếu lúc nào đó có sự thay đổi cơ bản về cơ học hoặc hoá học về bản chất của đá thô hoặc đá mịn xảy ra, hoặc sử dụng một nguồn đá mới, Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể yêu cầu là một số hoặc tất cả các cuộc kiểm tra phải làm lại.

Nhà thầu sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra thường ngày để xác định độ phù hợp với quy định trong suốt thời gian mà bê tông được sản xuất cho công trình.

16.7.5.2 Bảo quản đá:

Đá sẽ được giao đến tận công trường trong phương tiện xe sạch và phù hợp. Các loại đá khác nhau hoặc có kích cỡ khác nhau sẽ không được chở trên cùng một xe. Mỗi loại đá hoặc kích cỡ sẽ được chứa trong thùng riêng biệt hoặc ngăn riêng biệt có nền đảm bảo đá không bị làm bẩn. Cần phải có những bức tường ngăn giữa các thùng đựng đá sao cho bảo đảm không bị lẫn lộn các loại đá hoặc lẫn các kích cỡ khác nhau.

16.7.5.3 Kiểm tra sơ bộ cốt liệu:

Nhà thầu phải nộp cho bên Giám sát các mẫu cốt liệu mịn và thô được đề xuất sử dụng cho công trình. Việc lấy mẫu và kiểm tra phải được tiến hành theo đúng các phương pháp được quy định ở TCVN 1771 - 86. Các mẫu phải có kích cỡ đầy đủ để tiến hành các kiểm tra sơ bộ được quy định cụ thể mà bên Giám sát có thể yêu cầu ngoài việc kiểm tra theo quy định và phải cung cấp 50 kg mẫu dùng cho những mục đích so sánh, các mẫu sau đó phải được Nhà thầu kiểm tra trước sự chứng kiến của bên Giám sát theo đúng những quy định đã được yêu cầu.

Khi nguồn cốt liệu bị thay đổi theo đề nghị của Nhà thầu và với sự chấp thuận của Chủ đầu tư và bên Giám sát tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện công trình, tất cả công việc lấy mẫu và kiểm tra như đã được mô tả sẽ phải được tiến hành lại và Nhà thầu chịu các phí tổn liên quan.

Sau khi có sự chấp thuận của một loại cốt liệu, bên Giám sát phải lưu lại một mẫu có trọng lượng ít nhất 50kg của cốt liệu đó để làm tiêu chuẩn so sánh cho tất cả các mẫu trong tương lai.



16.7.6 Vấn đề về nước cho bê tông và vữa xây dựng:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4506 - 87

TCVN 302: 2004 Nước trộn bê tông và vữa- Yêu cầu kỹ thuật; hoặc tương đương.

Nước sử dụng với mọi mục đích trong suốt công trình phải là nước ăn, sạch, ngọt và không có các cặn, các chất hữu cơ, kiềm, muối hoặc các tạp chất khác ở lượng không cho phép và tuân thủ những yêu cầu của TCVN 4506 - 87&TCVN 302: 2004

Nước sử dụng để trộn bê tông và vữa, rửa các cốt liệu bê tông và bảo dưỡng bê tông phải được lấy từ một nguồn đã được chấp thuận và phải không được chứa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến cốt thép, thời gian đông kết, độ bền hay tuổi thọ của bê tông hoặc gây ảnh hưởng nào đó dẫn đến thay đổi màu hoặc những biểu hiện khác thường trên bề mặt bê tông khi đã đông cứng.

Các mẫu nước kiểm tra phải được giao, chấp thuận trước khi thi công công trình, khi nước không đủ yêu cầu, Nhà thầu phải xử lý nước hoặc phải lựa chọn nguồn nước khác cho phù hợp.



16.7.7 Vấn đề về chất phụ gia:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4453-87, TCVN 4453-95 và TCXDVN 325:2004 Phụ gia hóa học cho bê tông, hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương

Việc sử dụng chất phụ gia trong bê tông sẽ có thể được đòi hỏi trong Hợp đồng để đưa ra các thành phần đặc biệt vào trong bê tông hoặc có thể theo gợi ý của Nhà thầu để làm cho phù hợp và được Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận, chất phụ gia sẽ phù hợp với TCVN 4453-87 và TCVN 4453-95; TCXDVN 325:2004 hoặc tương đương.

Trong tất cả các trường hợp, Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát đầy đủ các chi tiết về phụ gia mà Nhà thầu dự định sử dụng và cách Nhà thầu dự định đưa vào trong hỗn hợp, ít nhất 28 ngày trước khi bắt đầu thực hiện các kết cấu đặc biệt mà Nhà thầu định sử dụng các loại phụ gia này trong đó.

Các thông tin sẽ bao gồm:

+ Liều lượng

+ Tên hoá học của các nguyên liệu chính trong phụ gia

+ Thời điểm trộn phụ gia vào hỗn hợp vữa(bê tông).



16.7.8 Vấn đề mẫu thử bê tông công tác thiết kế cấp phối vật liệu cho bê tông:

Tiêu chuẩn tham chiếu: 22TCN 60-84; TCVN 4453-1995, hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương

Với mỗi lần trộn bê tông, có mặt của bên Giám sát và Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ chuẩn bị ba mẻ bê tông sử dụng các nguyên liệu đã được đồng ý sử dụng trong công trình và máy trộn mà Nhà thầu dự định sử dụng trong công trình

Sáu khối bê tông mẫu hình lập phương kích thước 150mm sẽ được lấy từ một mẻ trộn, việc làm, bảo dưỡng và kiểm tra tất cả các khối sẽ theo như yêu cầu của 22TCN 60-84,TCVN 4453-1995

Ba khối từ mỗi mẻ sẽ được kiểm tra cho cường độ nén trong 7 ngày và ba khối còn lại trong 28 ngày

Nếu kết quả không đạt theo yêu cầu thì cấp phối vật liệu của bê tông sẽ phải được điều chỉnh lại cho phù hợp

Nếu sau này cần thiết để tăng tiến độ thi công sẽ cho phép sử dụng phụ gia hoặc chất phụ thêm dẻo cho từng trường hợp cụ thể và tuân theo những điều khoản đã nêu ở trên.

Dựa trên kết quả kiểm tra và các loại thử nghiệm, Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát đầy đủ các chi tiết về dự định của Nhà thầu về thiết kế bê tông, bao gồm cả loại và nguồn của mỗi loại nguyên vật liệu, thành phần dự định của mỗi loại và kết quả của kiểm tra trong khi thử nghiệm.



16.7.9 Vấn đề mẫu thử bê tông (khối lập phương 150mm):

Tiêu chuẩn tham chiếu: 22TCN 60-84;TCVN 4453-1995, hoặc tương đương

Với mỗi loại bê tông được sản xuất ở mỗi mẻ để sử dụng cho công trình, mẫu bê tông sẽ được lấy ở thời điểm trộn theo yêu cầu của Bên Giám sát cùng sự có mặt của bên Giám sát và Nhà thầu, tất cả theo thủ tục đã được mô tả theo 22 TCN 60-84; TCVN 4453-1995.

Độ sụt của bê tông sẽ được tiến hành xác định tại thời điểm lấy mẫu.

Các mẫu sẽ được lấy dựa trên cơ sở là một tổ hợp cho mỗi mẻ bê tông 20m3 nhưng trong bất cứ trường hợp đơn lẻ nào không quá một mẫu một ngày hoặc một mẫu cho một lần rót bê tông.

Năm khối 150mm sẽ được đúc cho mỗi tổ hợp mẫu, việc bảo dưỡng kiểm tra theo 22 TCN 60-84; TCVN 4453-1995

Hai khối sẽ được kiểm tra trong 7 ngày, và hai khối trong 28 ngày, một mẫu để lưu; thời điểm ép mẫu bắt buộc phải có sự chứng kiến của bên Giám sát và đại diện Chủ đầu tư.

16.7.10 Vấn đề trộn bê tông:

Trước khi bất kỳ máy móc nào được dùng cho việc đổ, trộn, vận chuyển, đầm nén và hoàn thành bê tông được đặt hoặc chuyển đến công trường, Nhà thầu sẽ nộp cho Bên Giám sát danh sách của tất cả các máy móc mà Nhà thầu dự định sử dụng và sự sắp xếp mà Nhà thầu dự định.

Mỗi máy trộn sẽ được kiểm tra trước khi được sử dụng để trộn bê tông cho công trình.

Tất cả việc trộn bê tông sẽ dưới sự kiểm tra của một giám sát viên có kinh nghiệm (của Nhà thầu và của Bên Giám sát)

Các thiết bị đo trọng lượng và định lượng sẽ được bảo dưỡng trong tình trạng tốt, sự chính xác của chúng sẽ được duy trì trong sai số nêu trong tiêu chuẩn 22 TCN 60-84; TCVN 4453-1995 và kiểm tra độ chính xác của trọng lượng và định lượng ít nhất 30 ngày một lần.

Công suất thùng của máy trộn sẽ không được vượt quá chỉ tiêu quy định. Tốc độ và thời gian trộn sẽ do Nhà thầu đề xuất.

Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể yêu cầu kiểm tra khi nghi ngờ tính chính xác của việc trộn của Nhà thầu.

16.7.12 Đổ bê tông:

Trước khi bắt đầu đổ bê tông, Nhà thầu sẽ nộp một bản “Báo cáo phương pháp“ đổ bê tông để Bên Giám sát và Chủ đầu tư phê duyệt, trong đó phải chỉ ra các chi tiết của thiết bị nhà thầu dự định dùng và các thủ tục và quy trình của hoạt động Nhà thầu dự định cho công việc

Trước khi đổ bê tông tiếp, các mặt của bê tông trước đó sẽ phải sạch, cứng và chắc chắn, nhưng sẽ không có nước thừa trên bề mặt.

16.7.12.1 Chu trình đổ:

Bê tông sau khi trộn được đổ càng sớm càng tốt vào vị trí cuối cùng của nó. Nó sẽ được đổ sao cho tránh được sự di chuyển vị trí của cốt thép, hoặc các phần công việc khác nằm trong bê tông.

Tất cả bê tông trong một mẻ hoặc một lần đổ sẽ được đổ trong một lần liên tục. Nó sẽ được đổ cẩn thận xung quanh tất cả các phần đặt trong bê tông để nhằm tránh không bị nứt hoặc rỗ

Tất cả công việc chuẩn bị sẽ được hoàn thành trước khi bắt đầu đổ bê tông và vì vậy, việc đổ bê tông sẽ không bị gián đoạn trước khi trở nên cứng. Không có bất cứ loại bê tông nào đã bị cứng cục bộ trong quá trình chuyển tiếp được sử dụng trong công trình và việc vận chuyển bê tông từ máy trộn đến điểm đổ sẽ phải phù hợp với yêu cầu này.

Bê tông sẽ không được đổ trong lúc trời mưa lớn, hoặc kéo dài. Các phương tiện sẽ được cung cấp để làm sạch nước mưa trên bề mặt bê tông đã đổ. Bê tông sẽ không được đổ trong vùng nước đọng đó, phần bê tông huỷ bỏ sẽ được vận chuyển đến nơi đúng quy định.

Sẽ không bao giờ được cho thêm nước vào trong hỗn hợp bê tông vì bất cứ lý do gì trong quá trình vận chuyển từ nơi trộn bê tông hoặc trong quá trình đổ bê tông vào vị trí.

16.7.12.2 Gián đoạn trong khi đổ bê tông:

Nếu như việc đổ bê tông bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì và thời gian của sự gián đoạn không thể đoán trước được hoặc có thể sẽ kéo dài, trước khi việc đổ được tiến hành lại sau khi bị gián đoạn, Nhà thầu sẽ phải làm sạch bề mặt mà bê tông có thể được đổ vào, bê tông mới đổ vào phải hợp lý và đầm chặt vào bê tông hiện có để loại tất cả sự phân tầng trong bê tông.

Thời gian ngừng cho phép khi đổ bê tông không có chất phụ gia được lấy theo Bảng 18 TCVN 4453:1995; Nếu thời gian vượt quá thời gian quy định trong Bảng 18 thì phải xử lý bề mặt bê tông trước khi đổ bê tông mới vào.

16.7.12.3 Đầm bê tông:

Bê tông sẽ được đầm nén hoàn toàn trong cả khoảng lớp đổ. Nó sẽ được đổ vào cốp pha và xung quanh cốt thép và các thành phần khác, mà không được làm vị trí của chúng bị dịch chuyển.

Bê tông sẽ được đầm nén với sự trợ giúp của máy đầm dùi và đầm bàn (theo từng loại cụ thể), trừ khi Bên giám sát và Chủ đầu tư đồng ý phương pháp khác.

Việc đầm nén sẽ liên tục cho đến khi bê tông không còn co ngót nữa, một lớp vữa mỏng đã xuất hiện trên bề mặt và không còn thấy bong bóng khí trong bê tông. Máy đầm không bao giờ được sử dụng để dịch chuyển bê tông và sẽ được rút ra từ từ để ngăn ngừa khoảng rỗng bên trong bê tông. Việc đầm rung sẽ không được làm dịch chuyển vị trí của cốt thép và các thành phần khác được lắp đặt định vị trong bê tông.

16.7.12.4 Vấn đề bảo dưỡng bê tông:

Bê tông sẽ được bảo dưỡng trong suốt giai đoạn đầu khi bắt đầu đông cứng tránh mất nước và ảnh hưởng của nhiệt độ gây ra nứt. Phương pháp bảo dưỡng sẽ không tạo ra hư hỏng thuộc bất cứ hình thức nào cho bê tông.

Việc bảo dưỡng sẽ phải đủ thời gian như quy định để đạt được các mục tiêu trên, nhưng trong bất cứ trường hợp nào phải không ít hơn 7 ngày hoặc đến tận khi bê tông đã được xây phủ

Quy trình bảo dưỡng sẽ bắt đầu ngay khi bê tông đã đủ rắn để không bị ảnh hưởng bởi quá trình này, và trong trường hợp diện tích lớn hoặc rót liên tục, thì việc bảo dưỡng sẽ bắt đầu đối với phần đã hoàn thành trước khi các phần khác được hoàn thành.

Chi tiết dự định của nhà thầu cho việc bảo dưỡng bê tông sẽ được nộp cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi bắt đầu đổ bê tông công trình 01 ngày.

16.7.12.5 Vấn đề bảo đảm giữ độ ẩm bê tông:

Các bề mặt bê tông đã hoàn thành có thể sẽ phải được bảo dưỡng bằng cách giữ lại cốp pha ở nguyên vị trí trong giai đoạn yêu cầu và luôn giữ cho cốp pha được ướt.

Nếu Chủ đầu tư và Bên Giám sát yêu cầu riêng thi Nhà thầu sẽ thêm vào việc bảo dưỡng như trên, cung cấp một phương tiện phù hợp cho việc che ánh nắng trực tiếp từ mặt trời vào bề mặt bê tông trong ít nhất bốn (04) ngày trong giai đoạn đầu bảo dưỡng

16.7.12.6 Vấn đề bảo vệ bê tông:

Bê tông mới đổ sẽ được bảo vệ khỏi mưa và các dòng nước chảy trên bể mặt cho đến tận khi nó đã đủ cứng không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này.

Không cho phép đi lại trên bề mặt bê tông cho đến tận khi bê tông đã đủ cứng để có thể đi lại trên đó theo quy định.

Bê tông đổ tại các vị trí của công trình không được chịu tải cho đến tận khi nó đạt được cường độ trung bình tối thiểu như đã được quy định trong các Tiêu chuẩn hiện hành.

16.7.12.7 Vấn đề chống thấm:

Chống thấm sẽ được làm bằng nguyên vật liệu và mẫu như đã được chỉ ra trong bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Không một nguyên liệu chống thấm nào được đưa vào công trường cho đến tận khi Nhà thầu đã nộp đầy đủ chi tiết về nguyên vật liệu mà Nhà thầu định sử dụng, và tất cả những nguyên vật liệu này đã được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý .

16.7.12.8 Bản ghi lại việc đổ bê tông:

Bản báo cáo, theo mẫu đã được trình Chủ đầu tư và Bên Giám sát từ phía Nhà thầu, Nhà thầu giữ về các chi tiết của mỗi lần rót bê tông đổ trong công trình. Tất cả những báo cáo này sẽ bao gồm loại bê tông, vị trí đổ, ngày đổ, nhiệt độ xung quanh và nhiệt độ bề mặt bê tông ở thời điểm đó (nhiệt độ không khi ngoài trời), lượng nước trong hỗn hợp bê tông, chi tiết của hỗn hợp, số mẻ, kết quả của các cuộc kiểm tra đã tiến hành, vị trí của khối kiểm tra và chi tiết của các lỗi đã lấy ra.

Nhà thầu cung cấp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát 04 (bốn) bản coppy các báo cáo này mỗi tuần, báo cáo các công việc đã tiến hành trong tuần trước đó. Và thêm vào đó, Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát biểu đồ thống kê của cường độ khối 28 ngày,... và các thông tin khác về bê tông đã đổ trong tuần nếu như có yêu cầu của Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

16.8 Công tác cốt thép trong bê tông:


16.8.1 Điều khoản chung:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Thép tròn cán nóng phù hợp với TCVN 1651-2008 hoặc tương đương

Dây thép các bon thấp kéo nguội dùng là cốt thép trong bê tông TCVN 3101-1979 hoặc tương đương

TCVN 197:2002 Kim loại; Phương pháp thử kéo

TCVN 198:1985 Kim loại; Phương pháp thử uốn

TCXD 227:1999 Cốt thép trong bê tông. Hàn hồ quang

TCVN 3993:1993 Que hàn điện dùng cho thép các bon và hợp kim thấp. Phương pháp thử;

Tất cả các loại chủng loại thép, yêu cầu nhà thầu thi công phải lấy mẫu tại hiện trường để thí nghiệm kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng:


  • Mẫu thép kiểm tra phải đưa đến các cơ sở kiểm định xây dựng (phòng thí nghiệm hợp chuẩn: dấu LAS-XD) được chấp thuận.

  • Số lượng mẫu thử là 3 mẫu/01 lô hàng, một cỡ đường kính thép. Khối lượng của mỗi lô ≤20 tấn, nếu khối lượng ít hơn vẫn lấy 03 mẫu.

  • Kết quả thí nghiệm cho biết: Đường kính thực của các mẫu thép, đỗ dãn dài tương đối của thép, góc uốn nguội (theo đường kính trục uốn), giới hạn chảy dẻo và cường độ cực hạn của thép.

  • Trường hợp đường kính thực tế của mẫu thép so với đường kính yêu cầu thiếu hụt trên 2%, thì chủ đầu tư phải yêu cầu tư vấn xem xét, kiểm tra khả năng chịu lực của từng kết cấu để có biện pháp xử lý, bổ sung cho đáp ứng.

Dây thép buộc cốt thép phải là dây thép mịn luyện loại tốt nhất, đường kính xấp xỉ 1.6mm

Tất cả các cốt thép sử dụng cho công trình sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm hợp chuẩn, phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, và phải nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát mỗi bên 02 bản coppy của mỗi giấy chứng nhận kiểm tra, tần số kiểm tra sẽ thực hiện như trong Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Ngoài những các yêu cầu kiểm tra như trên đã đề cập, Nhà thầu phải tiến hành các cuộc kiểm tra phụ do Chủ đầu tư và Bên Giám sát thông báo và hướng dẫn.

Bất cứ cốt thép nào không phù hợp sẽ được vận chuyển ra khỏi công trường.



16.8.2 Bảo quản cốt thép:

Cốt thép sẽ được lưu giữ trong ngăn hoặc những giá bằng gỗ trên một giá cứng không thấm nước, nó sẽ tránh được bẩn và vẫn giữ được thẳng

Cốt thép phải được lưu giữ và bảo vệ khỏi thời tiết tránh bị ăn mòn và rỗ mặt

Tất cả cốt thép đã bị xói mòn hoặc bị rỗ đến một mức nào đó mà theo ý kiến của Chủ đầu tư và Bên giám sát, mà ảnh hưởng đến chất lượng thép sẽ được đưa ra khỏi công trường.



16.8.3 Uốn cốt thép:

Nhà thầu sẽ chuẩn bị và nộp cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư danh mục thép thanh mà Nhà thầu dự định sử dụng trong công trường phù hợp với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt và chỉ ra các chi tiết cắt và uốn của cốt thép.

Nhà thầu sẽ cắt và uốn cốt thép với hướng dẫn trong TCVN 4453-1995 hoặc tương đương. Uốn thanh bằng phương pháp uốn nguội lực uốn thấp và đều. Các móc hay góc uốn phải theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam.

16.8.4 Đặt cốt thép:

Cốt thép sẽ được đặt một cách an toàn vào vị trí với sai số cho phép trong bất cứ hướng nào song song với mặt bê tông và sai số ở mức cho phép ở phương vuông góc với mặt bê tông, với điều kiện rằng mặt phủ sẽ không bị giảm xuống dưới mức tối thiểu theo quy định.

Trừ phi được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý cho làm khác, tất cả các thanh giao nhau sẽ được buộc vào nhau bằng dây thép luyện mền như đã nói ở trên.

Các khối đệm sẽ được sử dụng để đảm bảo tầng phủ được duy trì trên cốt thép. Các khối sẽ càng nhỏ càng tốt và phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý về hình dạng. Chúng sẽ được làm bằng vữa trộn từ tỷ lệ 1/2 xi măng và cát. Các dây buộc trong khối để buộc vào cốt thép phải là dây buộc sử dụng cho buộc cốt thép. Khối đệm này sẽ có cường độ nén giống như bê tông và tỉ lệ ngấm nước sẽ không cao hơn của bê tông đặc.

Loại đệm khác có thể sẽ được sử dụng nếu được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Bên Giám sát

Cốt thép phải được cột vững chãi để nó không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông. Những thứ định vị trong cốt pha phải tránh khỏi chỗ mà bê tông đang đổ sẽ chiếm. Cốt thép phẳng phải có giàn đỡ đủ giúp các hoạt động đổ bê tông và sẽ không được bỏ ra ngoài trong suốt quá trình đổ bê tông

Cốt thép trong trường hợp sử dụng liên kết hàn, phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Quy trình hàn phải tuân thủ theo TCVN 4453-1995 hoặc tương đương

Nhà thầu phải đảm bảo rằng tất cả các cốt thép để chờ trong công trình sẽ không bị biến dạng, thay đổi hay gặp các hư hại khác.

Trước khi đổ bê tông trong bất kỳ phần nào của công trình mà có cả cốt thép trong đó, cốt thép phải được làm sạch và không có tạp chất kể cả bê tông có thể còn dính lại từ lần đổ trước.

16.8.5 Lớp che phủ cốt thép:

Bê tông che phủ cốt thép sẽ tương đương hoặc lớn hơn lớp che phủ trong bản vẽ theo mức độ được cho phép

Khi lớp che phủ nhỏ hơn quy định, hạng mục công việc này sẽ được sửa chữa hoặc loại bỏ theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

16.9 Công tác cốp pha cho bê tông:


Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4453-95, hoặc tương đương

16.9.1 Điều khoản chung:

Nhà thầu sẽ chỉ ra cao độ và mặt cắt cho công việc xây dựng, tất cả các cao độ và mặt cắt sẽ được bảo vệ đến tận khi công trình đã hoàn thành

Cốp pha sẽ được dựng chắc chắn để chịu được tải trọng bên trên chúng được tạo ra bởi bê tông tươi, các thiết bị rung, ... và các trọng lực khác đặt trên trong quá trình chế tạo bê tông trên công trường.

16.9.2 Cốp pha và ván khuôn:

Nhà thầu sẽ nộp các bản vẽ chi tiết của cốp pha với đẩy đủ những tính toán theo quy định cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát phê duyệt

Những phần chống đỡ trên mặt đất sẽ được lắp đặt chắc chắn trên bệ được thiết kế để tránh lún, các mố nối trong cốp pha cho các bề mặt trần sẽ liền nhau hoặc tạo nên một kiểu liên tục

Tất cả các mối nối trong cốp pha bao gồm cả cốp pha cho các mối nối xây dựng sẽ kín không cho đá và xi măng lọt ra ngoài. Khi cốt thép đi qua cốp pha, cốp pha phải được làm kín tại các vị trí đó

Cốp pha phải được thiết kế sao cho có thể dịch chuyển ra khỏi nơi làm việc dễ dàng mà không làm hại đến bề mặt bê tông, nó cũng có các phần cho sửa chữa nhỏ về vị trí, nếu thấy cần thiết, để đảm bảo vị trí chính xác của các bề mặt bê tông. Việc di chuyển vị trí của cốp pha và lún vì trọng lực của bê tông tươi cũng sẽ được cho phép nơi cần thiết.

Cốp pha sẽ không được sử dụng lại sau khi đã bị khuyết tật mà có thể làm hư hại đến bề mặt của bê tông.

Các phần bê tông đúc sẵn định ra cho công trình, hoặc do Nhà thầu dự định và được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý, sẽ được làm theo mức độ chính xác theo quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam tham chiếu.

16.9.3 Chuẩn bị Cốp pha và ván khuôn:

Trước khi đổ bê tông vào vị trí cốp pha, cốp pha phải được làm sạch và được quét một lớp chống dính. Lớp này sẽ hoặc là một loại dầu phù hợp trộn với dung dịch ướt, nhũ tương nước trong dầu hoặc là dầu nhớt chứa các dung dịch hoá học. Nhà thầu sẽ không sử dụng nhũ tương dầu trong nước hoặc bất kỳ chất chống dính nào gây ra nhuộm màu hoặc phai màu của bê tông, các hố khí trên bề mặt bê tông hoặc làm chậm quá trình hình thành bê tông.

Trong trường hợp cần thiết phải cố định cốt thép trước khi đặt cốp pha, sẽ tiến hành việc chuẩn bị bề mặt của cốp pha trước khi đưa chúng vào vị trí. Nhà thầu sẽ không được phép để cốt thép bị làm bẩn bởi chất chống dính của cốp pha.

Trước khi đổ bê tông, tất cả các bụi bặm, mảnh vỡ xây dựng và các tạp chất khác sẽ được mang ra ngoài khu vực đổ

Trước khi đổ bê tông, tất cả các nêm và các phương tiện gá khác sẽ giữ cốp pha không di chuyển trong quá trình đổ và Nhà thầu sẽ luôn theo dõi cốp pha trong quá trình đổ để đảm bảo rằng không có sự di chuyển nào.

16.9.4 Tháo dỡ cốp pha và ván khuôn:

Cốp pha sẽ được tháo dỡ cẩn thận mà không làm ảnh hưởng tới bê tông. Sẽ không tháo dỡ cốp pha nào cho đến khi mà bê tông đã có đủ cường độ để chịu được mọi ảnh hưởng có thể xảy ra.

Cốp pha có thể được tháo dỡ khỏi các bề mặt khi bê tông đã đạt được cường độ theo quy định, với điều kiện cường độ đạt được được xác định bằng cách làm các thử nghiệm trên các khối mẫu thử nghiệm và bảo dưỡng trong cùng một điều kiện như bê tông trên công trường

Sự phù hợp với yêu cầu sẽ không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà thầu phải hoãn việc tháo dỡ cốp pha đến tận khi việc tháo dỡ có thể được hoàn thành mà không làm ảnh hưởng tới bê tông



16.9.5 Sửa chữa các mặt không đạt yêu cầu:

Nếu trong quá trình tháo dỡ cốp pha thấy bề mặt bê tông có lỗi hoặc không đạt yêu cầu, Nhà thầu sẽ không được sửa lỗi đó trước khi Bên Giám sát kiểm tra và nhận được thông báo hướng dẫn từ Bên Giám sát và Chủ đầu từ

Tại những vùng rỗ tổ ong mà Bên Giám sát và Chủ đầu tư đồng ý có thể được sửa chữa phải đục đến phần bê tông chắc chắn hoặc quá hơn 75mm. Trong trường hợp khu vực bê tông cốt thép phải đục tới sau cốt thép 25mm hoặc quá hơn 75mm, các lỗ đục phải có cạnh vuông góc với bề mặt bê tông. Sau khi làm sạch bằng nước, một lớp xi măng mỏng lỏng sẽ được quét lên mặt bê tông trong các lỗ và sau đó nó sẽ được đổ ngay lập tức bằng bê tông cùng loại nhưng với đá có kích thước nhỏ hơn 20mm, sẽ được đổ đến điểm của cạnh trên cùng của lỗ. Sau bảy ngày, bê tông trên miệng lỗ sẽ được đục bỏ và mặt sẽ trở nên bằng phẳng

Sửa chữa các khuyết tật bê tông đã hoàn thành trong các kết cấu có nước sẽ chỉ được tiến hành với sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

Những hiện tượng không bình thường của bề mặt ngoài hạn chế của sai số trong TCVN 4453-87 sẽ được làm lại bằng phẳng theo cách và mức độ do bên giám sát và chủ đầu tư hướng dẫn.

Những khiếm khuyết khác ngoài những điều đã nói ở trên sẽ được xử lý theo hướng dẫn của Bên Giám sát.


16.10 Công tác xây, trát, hoàn thiện:


Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4085-1985: Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

TCVN 4459-1987: Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng

TCVN 303- 2006: Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu

TCVN 4516- 1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu

Hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương



16.10.1 Công tác xây:

16.10.1.1 Công tác chuẩn bị:

Sau khi mặt bằng chuẩn bị xong, Nhà thầu phải tiến hành xác định tim, trục công trình, tim móng, đường mép hố móng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt

Công tác xác định các mốc cao độ, trục nhà và công trình phải được kiểm tra, nghiệm thu và lập thành biên bản, sau khi được bàn giao, Nhà thầu phải có trách nhiệm bảo vệ theo quy định trong suốt thời gian thi công công trình.

Thành và đáy hố móng phải được kiểm tra và bảo vệ, nước, rác và các vật thể lạ khác phải được dọn sạch. Khi đất đáy móng có những biểu hiện khác thường, Nhà thầu phải lập phương án xử lý, và cần phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát trước khi triển khai thi công.

16.10.1.2 Các vật liệu

+ Cát dùng cho vữa xây, trát phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN 1770-1975: Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật

Kích thước lớn nhất của hạt cát không được vượt quá yêu cầu sau:

- 2.5mm đối với khối xây bằng gạch và đá đẽo

- 5mm đối với khối xây đá hộc

Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây trát, chỉ dùng một loại cát tại những mỏ đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

+ Xi măng dùng cho công trình phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước về xi măng. Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây trát, chỉ dùng một loại xi măng thống nhất đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

+ Gạch, đá: Các loại gạch đá cung cấp cho công trình phải là loại đã được chấp thuận, có giấy chứng nhận về quy cách và chất lượng do bộ phận KCS của nơi sản xuất cấp

Quy cách gạch đá sử dụng cho công trình phải tuân theo những quy định hiện hành của nhà nước.

Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây, chỉ dùng một loại gạch (đá) thống nhất đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

Mọi sự sai khác về vật liệu không đáp ứng yêu cầu phải được di chuyển ra khỏi công trình.

16.10.1.3 Vữa xây dựng:

Vữa dùng trong khối xây, tô, trát phải có mác và các chỉ tiêu kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế và yêu cầu của TCVN 4085-1985 cũng như các quy định trong Tiêu chuẩn “Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng“. Tỷ lệ các thành phần nguyên vật liệu trong vữa phải được thiết kế cấp phối vật liệu từ một phòng thí nghiệm hợp chuẩn.

Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút

Thời gian trộn vữa bằng tay kể từ lúc bắt đầu trộn không được nhỏ hơn 3 phút

Trong quá trình trộn vữa bằng máy hoặc bằng tay, không được đổ thêm bất cứ vật liệu nào khác vào trong cối vữa.

16.10.1.4 Dàn giáo ván khuôn:

Nhà thầu phải trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát một hồ sơ thiết kế hệ thống dàn giáo và ván khuôn cho công tác xây, trát. Thời điểm trình phải trước khi thực hiện công tác xây ít nhất là 07 ngày, và chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Công tác ván khuôn và dàn giáo trong thi công công tác xây, trát phải được thực hiện theo quy định của các quy phạm nhà nước hiện hành về ván khuôn dàn giáo.

Không được dùng các loại dàn giáo chống, dựa vào tường đang xây, không bắt ván lên tường mới xây, dàn giáo phải cách tường đang xây ít nhất là 0.05m.

Các loại dàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững, chịu được tác động do con người, do đặt vật liệu và do di chuyển các thùng vữa trên dàn giáo khi xây trát. Dàn giáo phải không được gây trở ngại cho quá trình thi công xây dựng, tháo lắp phải dễ dàng.

Trong trường hợp sử dụng dàn giáo định hình, Nhà thầu phải cung cấp cho Bên Giám sát mọi thông tin liên quan đến tính năng sử dụng cũng như thao tác lắp đặt trong quá trình sử dụng.

Mọi sự thay đổi khác về dàn giáo, ván khuôn, cần phải có được sự đồng ý chấp thuận của Bên Giám sát trước khi sử dụng.

16.10.1.5 Khối xây đá hộc và khối xây gạch

Trong suốt quá trình thi công các kết cấu gạch đá, không được tự ý thay đổi thiết kế. Nếu có phát hiện sai sót trong thiết kế hoặc gặp những hiện tượng bất thường khác phải báo cáo với Bên Giám sát, cơ quan thiết kế để kịp thời giải quyết.



Xây đá hộc: Trong mỗi hàng đá xây đều phải có các hòn đá câu chặt, tạo hệ giằng theo các yêu cầu sau đây:

+ Trên mỗi mét vuông bề mặt đứng của tường phải có ít nhất một hòn đá câu dài 0.4m

+ Khi xây tường đá dày không lớn hơn 0.4m phải đặt mỗi mét vuông 03 hòn đá câu suốt cả chân tường.

+ Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu tường với nhau. Không được xây theo kiểu dựng bia trong các khối xây móng, tường, cột, trụ. Phải chèn đệm chặt các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ, không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây. Không được đặt đá trực tiếp tiếp xúc với nhau mà không đệm vữa.



16.10.2 Công tác hoàn thiện:

Thi công công tác hoàn thiện công trình, ngoài việc tuân thủ theo những quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5674-1992 và TCXDVN 303:2004, cần phải tuân theo những quy định về an toàn lao động, về phòng cháy chữa cháy cũng như những tiêu chuẩn khác liên quan đã được Nhà nước ban hành

Đối với những kết cấu chế tạo và gia công sẵn ở nhà máy, công tác hoàn thiện được thực hiện ngày trong quá trình chế tạo và phải tuân thủ theo những quy định riêng.

Nhà thầu sẽ phải thiết lập một quy trình thực hiện công tác hoàn thiện cho từng hạng mục công việc riêng của toàn bộ gói thầu và một quy trình thực hiện hoàn thiện tổng thể công trình (nếu như trong thiết kế đã không nêu cụ thể). Quy trình này phải được trình và chấp thuận từ bên Giám sát và Chủ đầu tư. Trong quy trình này cần thiết phải nêu cụ thể từng công việc của công tác hoàn thiện và những sai số cho phép có thể chấp thuận được.



16.11. Lắp đặt hệ thống kỹ thuật:

16.11.1 Lắp đặt hệ thống điện:

- Lắp đặt điện phải tuân theo tiêu chuẩn TCXDVN 394-2007 và theo các yêu cầu của Thiết kế công trình. Việc lắp đặt hệ thống điện nội thất phải đảm bảo an toàn cho con người, không bị nguy hiểm do tiếp xúc với những bộ phận mạng điện của thiết bị dùng điện trong khi vận hành bình thường và ngăn ngừa các bộ phận kim loại bình thường không mang điện của thiết bị dùng điện, hoặc các bộ phận của công trình chạm vỏ khi sự cố.

- Bảo đảm trang thiết bị làm việc an toàn trong môi trường đã định, không sinh ra tia lửa điện trong môi trường có nguy cơ cháy nổ. Bảo đảm khả năng tách rời về điện với hệ thống điện. Tại đầu vào phải có thiết bị cắt điện chung để bảo vệ cho hệ thống điện bên ngoài khi có sự cố. Các thiết bị bảo vệ được chọn sao cho chúng có tác động theo phân cấp có chọn lọc.

16.11.2.Lắp đặt hệ thống nước:

- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4519-88 và các chỉ dẫn trong hồ sơ thiết kế được duyệt. Đường ống trong hệ thống cấp nước phải không làm nhiễm độc nhiễm bẩn nước cấp, được lắp đặt chắc chắn, không bị rò rỉ, không gây ồn rung khi vận hành, không để hiện tượng nước chảy ngược, khi đường ống bị giảm áp và mất nước.

- Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước, không bị rò tắc và dễ thông tắc sửa chữa, không bốc mùi hồi ra môi trường xung quanh, không có nguy cơ bị vỡ dập đường ống, vận hành xử lý nước thải được thuận lợi và đảm bảo an toàn lao động.

16.11.3. Lắp đặt chống sét công trình:

- Lắp đặt chống sét cho công trình tuân theo tiêu chuẩn TCVN 46-2007.

- Cọc và dây tiếp địa không được sơn. Cọc được đóng ngập sâu dưới mặt đất theo thiết kế.

- Dây tiếp địa phải được hàn chắc chắn vào cọc tiếp địa, sau khi hàn phải kiểm tra múi hàn trước khi lấp đất.

- Cọc đỡ dây thu dẫn sét chôn chắc chắn vào tường , sau khi hàn xong sơn chống gỉ cho dây thu và dẫn sét bằng 2 lớp sơn dẫn điện.

- Cọc tiếp địa , dây dẫn giữa các cọc tiếp địa phải thi công theo thiết kế.

- Sau khi lắp đặt hệ thống thu sét xong phải nối ngay với hệ thống tiếp đất. Phải nghiệm thu từng thành phần công việc trước khi lấp đất.

16.12. Biện pháp phòng, chống cháy, nổ:

- Tuân thủ theo TCVN 3085-85. Thực hiện chế độ bảo quản vật tư, máy, thiết bị theo đúng quy định đề phòng chống cháy nổ. Hệ thống điện của công trường từ trạm biến thế đến các khu vực dùng điện thường xuyên được kiểm tra nếu có nghi vấn về lường dây không an toàn sẽ được sữa chữa ngay.

- Phải đảm bảo giao thông nội bộ thông thoáng bố trí một cổng ra vào tạo điều kiện thuận lợi cho xe chữa cháy tiếp cận công trình, kho, xưởng. Cần dự trữ thường xuyên một bể nước có dung tích 25m3 phòng khi chí tình huống xấu xảy ra. Trang bị một số bình bọt để ứng cứu nhanh trường hợp cháy nhỏ.

- Phương tiện thông tin liên lạc cần được đặt tại ban chỉ huy công trường phục vụ cho việc sản xuất và liên lạc với các cơ quan chức năng khi có tình huống xấu xảy ra.

- Khi xảy ra hỏa hoạn chỉ huy công trường phải gọi điện báo ngay cho lực lượng chữa cháy, chỉ huy cán bộ phụ trách điện cắt cầu giao tổng, sơ tán vật tư, máy, huy động lực lượng công nhân trên công trường cứu chữa.

- Xây dựng nội quy an toàn về sử dụng, vận hành máy, thiết bị. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ tại công trình, bố trí tổ bảo vệ công trường và lực lượng ứng cứu khẩn cấp khi có hỏa hoạn.



16.13. Công tác vệ sinh môi trường:

- Tuân thủ theo TCVN 4086-95. Phế thải công trình được vận chuyển từ trên cao xuống phải qua hệ thống ống thu phế thải, và được tập kết vào nơi quy định trước khi vận chuyển ra ngoài.

- Phải tổ chức vệ sinh mặt bằng thi công, khu lán trại, sân bãi, khu vực đường thi công thường xuyên. Thiết lập hệ thống che chắn bụi công trình bằng bạt che. Xe chở vật liệu đến công trường đều phải có bạt chắn bụi. Các bãi vật liệu rời như cát, đá đều phải có bạt nhựa bao phủ.

- Cần bố trí một khu vệ sinh riêng cho công nhân ở trong khu vực thi công, có bể tự hoại và bố trí tổ lao động vệ sinh thường xuyên để tránh gây ô nhiễm cho xung quanh. Tuyệt đối cấm đốt các phế thải trong công trường.

- Các thiết bị thi công đưa đến công trường được kiểm tra, chạy thử là những thiết bị trong thời hạn sử dụng hạn chế tiếng ồn.

- Thi công đến tầng nào, quây dàn giáo xung quanh, ngoài dáo quây bạt che chắn bụi. Khi hoàn thiện ngoài, tiến hành từ trên xuống, làm đến lâu rút giáo dần đến đó.



16.14. Công tác an toàn lao động:

16.14.1. Đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân:

- 100% cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong khu vực thi công phải được đào tạo cơ bản về an toàn lao động và kiểm tra về trình độ, ý thức giữ gìn an toàn lao động cho mình và cho xung quanh.

- 100% máy móc, phương tiện, thiết bị thi công đưa vào sử dụng đều phải kiểm tra đảm bảo an toàn thiết bị.

- 100% cán bộ công nhân viên được kiểm tra sức khỏe tay nghề, để phân công nhiệm vụ phù hợp với từng loại công việc.

- Tổ chức an toàn cho từng công tác, bộ phận và phổ biến an toàn cho từng công tác đó theo quy định về an toàn lao động của Nhà nước:

+ An toàn trong di chuyển, đi lại, vận chuyển ngang.

+ An toàn vận chuyển lên cao.

+ An toàn thi công trên cao, thi công lắp ghép, và thi công nhiều tầng nhiều lớp với các công tác cụ thể.

+ An toàn điện máy.

-Giới hạn phạm vi hoạt động và các khu vực làm việc của công nhân, của tổ sản xuất, phải có biển báo. Cấm những người không có nhiệm vụ vào khu vực đang được giới hạn để đảm bảo an toàn (trạm biến thế, cầu dao điện...) Kho bãi, nhà xưởng phải bố trí hợp lí, chú ý đến kỹ thuật an toàn, phòng cháy.

- Sau khi tháo dỡ các kết cấu phụ bằng gỗ như ván khuôn, đà giáo thì các cọc chống, ván gỗ, xà gỗ phải được sạch đinh xếp thành đống gọn theo từng chủng loại, không vứt bừa bãi.

- Đối với dàn giáo khi lắp dựng xong, cán bộ kỹ thuật phải tiến hành kiểm tra ra trước khi cho sử dụng. Phải kiểm tra dàn giáo trước khi sử dụng lại.

- Công nhân làm việc trên dàn giáo phải đeo giây an toàn, đội mũ cứng.

- Tháo dỡ dàn giáo phải có chỉ dẫn của cán bộ kĩ thuật, trước khi dỡ sàn phải dọn sạch vật liệu, dụng cụ trên mặt sàn. Các tấm sàn, khung giáo khi dỡ không được phép lao từ trên cao xuống.



16.14.2. Đối với CBCNV và ngoài khu vực thi công:

Các cổng ra vào công trường phải đặt biển báo, bố trí các đèn bảo vệ tại cổng và các góc khu vực thi công. Nghiêm cấm ném các vật nặng từ trên tầng thi công xuống. Khi bảo dưỡng bê tông lưu ý luồng nước bơm tránh ảnh hưởng đến người khác.



16.14.3. Đối với công việc thi công, xây trát:

- Trước khi xây tường phải xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường đã xây trước cũng như tình trạng của đà giáo và giá đỡ, đồng thời kiểm tra lại việc xắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàng công tác theo sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật hoặc đội trưởng.

- Khi xây tới độ cao cách mặt sàn 1,5m phải bắc đà giáo hoặc giá đỡ theo quy định trong TCVN 5308-91. Cấm không được:

+ Đứng trên mặt tường để xây.

+ Đứng trên mái để xây.

+ Dựa thang vào tường mới xây để lên xuống.

-Trát bên trong và bên ngoài nhà cũng như các bộ phận chi tiết kết cấu khác của công trình, phải dùng đà giáo hoặc giá đỡ theo quy định trong TCVN 5308-91. Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao không quá 5m phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ hoặc công cụ cải tiến. Khi đưa vữa lên sàn công tác ở độ cao lớn hơn hoặc bằng 5m phải dùng máy nâng hoặc phương tiện vận chuyển khác. Không vẫy tay đưa các thùng, xô đựng vữa lên mặt sàn công tác cao quá 2m.

- Thùng, xô đựng cũng như các dụng cụ đồ nghề khác phải để ở vị trí chắc chắn để tránh, rơi, trượt, đổ. Khi ngừng làm việc phải thu dọn vật liệu đồ nghề vào một chỗ. Sau mỗi ca phải rửa sạch độ bám dính và các dụng cụ đồ nghề.

16.14.4. Đối với việc điều khiển vận hành máy móc, thiết bị:

- Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn của xe, máy, thiết bị, dàn giáo và trang bị phòng hộ lao động, đảm bảo an toàn mới tổ chức thi công. Khi thi công về ban đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng. Đối với công nhân xây dựng không chuyên về điện phải được phổ biến để có một số hiểu biết an toàn về điện.

- Nơi có biển báo nguy hiểm nếu có việc cần phải tuân theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Trong quá trình thi công người sử dụng các loại máy móc được phổ biến đầy đủ các quy định về an toàn theo luật hiện hành.

8. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu:


Каталог: UploadFiles -> DauThau
DauThau -> HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 07: Toàn bộ phần chi phí xây lắp công trình
DauThau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
UploadFiles -> THÔng báo về nội dung Hội nghị liên tịch chuẩn bị Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân huyện khóa VI, sáu tháng đầu năm 2016
DauThau -> Ban đẦu tư VÀ XÂy dựng hồ SƠ MỜi thầu xây lắP
DauThau -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầu tên gói thầu: 03: Toàn bộ Phần xây lắp của dự án
DauThau -> HỒ SƠ MỜi thầu công trìNH: kiên cố HÓa kênh mưƠng htx1, htx2 XÃ thủy thanh
DauThau -> HỒ SƠ MỜi sơ tuyển tên gói thầu số 1: Thiết bị mn trong nhà. Tên dự toán : thiết bị phục vụ DẠy học mầm non
DauThau -> Ban đẦu tư VÀ XÂy dựng hồ SƠ MỜi thầu xây lắP

tải về 1.42 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương