Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục


DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XHCN



tải về 120.83 Kb.
trang15/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sinh viên nắm được bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN nói chung, ở Việt Nam nói riêng.
2. Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng lý luận về dân chủ XHCN và nhà nước XHCN vào việc phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan, trước hết là trong công việc, nhiệm vụ của cá nhân.
3. Về tư tưởng: Sinh viên khẳng định bản chất tiến bộ của nền dân chủ XHCN, nhà nước XHCN; có thái độ phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận tính chất tiến bộ của nền dân chủ XHCN, nhà nước XHCN nói chung, ở Việt Nam nói riêng.
B. NỘI DUNG
I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XHCN
1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
a. Quan niệm về dân chủ
Dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
Dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước.
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng (1) Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung. Và, khi coi dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ. (2) Khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Dân chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị. Dân chủ trong hai lĩnh vực này quy định và quyết định dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa – tinh thần, tư tưởng. Không chỉ thế, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị còn thể hiện trực tiếp quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền) của người dân.
T ừ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.
b. Sự ra đời, phát triển của dân chủ
N
DC ở trạng thái tự nhiên
hu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc. Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua “Đại hội nhân dân”.

Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp ra đời đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời. Về thực chất, dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của “dân” mà thôi.
Chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. Sự thống trị của giai cấp trong thời kỳ này được khoác lên chiếc áo thần bí của thế lực siêu nhiên. Do đó, ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã không có bước tiến đáng kể nào.
Cuối thế kỷ XIV - đầu XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.
Khi cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ XHCN) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân.
Như vậy, với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ. Nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ TBCN; nền dân chủ XHCN, gắn với chế độ XHCN. Tuy nhiên, muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự hay không phải xem trong nhà nước ấy dân là ai và bản chất của chế độ xã hội ấy như thế nào?

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương