Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục



tải về 120.83 Kb.
trang2/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG

S
Cổ điển: đạt được sự chuẩn mực, điển hình, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển tiếp theo; cơ sở cho sự đánh giá, so sánh
au thế kỷ ánh sáng, đến đầu thế kỷ XIX,
trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Học thuyết Tiến hóa; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Học thuyết tế bào. Những phát minh này là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập CNXH khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị- xã hội đương thời.


Tiền đề tư tưởng lý luận
Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có triết học cổ điển Đức; kinh tế chính trị học cổ điển Anh; chủ nghĩa không tưởng phê phán Pháp.
Những tư tưởng XHCN không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất định:1) Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN đầy bất công, xung đột, của cải khánh kiệt, đạo đức đảo lộn, tội ác gia tăng; 2) đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai; 3) trong chừng mực, đã thức tỉnh GCCN và người lao động.
Tuy nhiên, những tư tưởng XHCN không tưởng phê phán, không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của xã hội; không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản; không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội; không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản; không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản; không tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới. Song, những giá trị khoa học, cống hiến của các nhà tư tưởng đã tạo ra tiền đề tư tưởng- lý luận, để C.Mác và Ph.Ănghen kế thừa, xây dựng và phát triển CNXH khoa học.
2. Vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen
Bằng trí tuệ uyên bác và sự dấn thấn trong phong trào đấu tranh của GCCN và nhân dân lao động C. Mác và Ph. Angghen đã tiếp thu các giá trị của nền triết học cổ điển, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và kho tàng tri thức của nhân loại, hai ông đã xây dựng nên lý luận về CNXH khoa học.
a. Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị
Thoạt đầu, khi bước vào hoạt động khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen chịu ảnh hưởng của quan điểm triết học duy tâm của Hêghen và triết học duy vật của Phoiơbắc. Với triết học của V.Ph.Hêghen, tuy mang quan điểm duy tâm, nhưng chứa đựng hạt nhân hợp lý của phép biện chứng; còn đối với triết học của L.Phoiơbắc, tuy mang nặng quan điểm siêu hình, song nội dung lại thấm nhuần quan niệm duy vật. C.Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa hạt nhân hợp lý, cải tạo và loại bỏ cải vỏ thần bí duy tâm, siêu hình để xây dựng nên lý thuyết mới chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Với C.Mác, thông qua tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu (1844)”, đã thể hiện rõ sự chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa .
Đối với Ph.Ăngghen, với tác phẩm “Tình cảnh nước Anh”; “Lược khảo khoa kinh tế - chính trị” đã thể hiện rõ sự chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa .
b. Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử - phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen là sự khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi của CNXH đều tất yếu như nhau.
Học thuyết về giá trị thặng dư
Học thuyết về giá trị thặng dư khẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của CNTB và sự ra đời tất yếu của CNXH.
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN
Giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dựng thành công CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Học thuyết này luận chứng và khẳng định về phương diện chính trị- xã hội sự diệt vong của CNTB và sự thắng lợi tất yếu của CNXH.
c. Tuyên ngôn của ĐCS đánh dấu sự ra đời của cnxh khoa học
Tuyên ngôn của ĐCS là tác phẩm kinh điển chủ yếu của CNXH khoa học. Tuyên ngôn của ĐCS còn là cương lĩnh chính trị, là kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Chính Tuyên ngôn của ĐCS đã nêu và phân tích một cách có hệ thống lịch sử và lô gic hoàn chỉnh về những vấn đề cơ bản nhất, đầy đủ, xúc tích và chặt chẽ nhất thâu tóm hầu như toàn bộ những luận điểm của CNXH khoa học; tiêu biểu và nổi bật là những luận điểm:
- GCCN không thể tự giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng xã hội ra khỏi tình trạng phân chia giai cấp, áp bức, bóc lột và đấu tranh giai cấp. Giai cấp vô sản phải tổ chức ra chính đảng của mình.
- Sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi của CNXH là tất yếu như nhau.
- GCCN, do có địa vị kinh tế - xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu CNTB, đồng thời là lực lượng tiên phong trong quá trình xây dựng CNXH, chủ nghĩa cộng sản.
- Những người cộng sản trong cuộc đấu tranh chống CNTB, cần thiết phải thiết lập sự liên minh với các lực lượng dân chủ; phải tiến hành cách mạng không ngừng nhưng phải có chiến lược, sách lược khôn khéo và kiên quyết.
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA CNXH KHOA HỌC

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương