Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục


Đối tượng nghiên cứu của CNXH khoa học



tải về 120.83 Kb.
trang5/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG
1. Đối tượng nghiên cứu của CNXH khoa học
CNXH khoa học trực tiếp nghiên cứu, luận chứng sứ mệnh lịch sử của GCCN, những điều kiện, những con đường để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. CNXH khoa học chỉ ra những luận cứ chính trị- xã hội chứng minh, khẳng định sự thay thế tất yếu của CNTB bằng của CNXH.
CNXH là khoa học chỉ ra con đường thực hiện bước chuyển biến từ CNTB lên CNXH bằng cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN đưới sự lãnh đạo của đội tiền phong là ĐCS.
Có thể khái quát, đối tượng của CNXH khoa học: là những qui luật, tính qui luật chính trị- xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là CNXH; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của GCCN và nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển biến từ CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
2. Phương pháp nghiên cứu của CNXH khoa học
Phương pháp luận chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin. Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, CNXH khoa học đặc biệt chú trọng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể và những phương pháp có tính liên ngành, tổng hợp:
Phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử
Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể là phương pháp có tính đặc thù của CNXH khoa học.
Phương pháp so sánh
Các phương pháp có tính liên ngành như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, sơ đồ hoá, mô hình hoá, v.v.
Ngoài ra, CNXH khoa học còn gắn bó trực tiếp với phương pháp tổng kết thực tiễn, để từ đó rút ra những vấn đề lý luận có tính qui luật của công cuộc xây dựng CNXH ở mỗi quốc gia cũng như của hệ thống XHCN.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXH khoa học
a. Về mặt lý luận
Trang bị những nhận thức chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học về quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến sự hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng xã hội, giải phóng con người...
Nghiên cứu, học tập CNXH khoa học góp phần định hướng chính trị - xã hội cho hoạt động thực tiễn của ĐCS, Nhà nước XHCN và nhân dân.
Có căn cứ nhận thức khoa học để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
b. Về mặt thực tiễn
Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cùng với thoái trào của hệ thống XHCN thế giới, lòng tin vào CNXH và CNXH khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có giảm sút.
Do đó, việc nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, lý luận chính trị - xã hội nói riêng và các khoa học khác... càng là vấn đề thực tiễn cơ bản và cấp thiết.
CNXH khoa học góp phần quan trọng việc giáo dục niềm tin khoa học cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng XHCN và con đường đi lên CNXH. Niềm tin khoa học là sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm, ý chí và quyết tâm trở thành động lực tinh thần hướng con người đến hoạt động thực tiễn một cách chủ động, tự giác, sáng tạo và cách mạng.
CÂU HỎI KẾT CHƯƠNG
Theo bạn, CNXH có thành công ở VN hay không? Vì sao? (nêu 1 lý lẽ bạn cho là thuyết phục nhất 4 dòng A4/size 13-14)


Chương 2

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương