Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH



tải về 120.83 Kb.
trang11/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sinh viên nắm được những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH, thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng sáng tạo của ĐCS Việt Nam vào điều kiện cụ thể Việt Nam.
2. Về kỹ năng: Sinh viên bước đầu biết vận dụng những tri thức có được vào phân tích những vấn đề cơ bản về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.
3. Về tư tưởng: sinh viên khẳng định niềm tin vào chế độ XHCN, luôn tin và ủng hộ đường lối đổi mới theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam.
B. NỘI DUNG
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CNXH (Socialism) được hiểu theo 04 nghĩa:1) Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công, chống các giai cấp thống trị; 2) Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công; 3) Là một khoa học - CNXH khoa học về sứ mệnh lịch sử của GCCN; 4) Là một chế độ xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.
1. CNXH, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra tính tất yếu của sự ra đời sự thay thế hình thái kinh tế- xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên.
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản, được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua CNTB phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ CNTB lên CNXH. Thứ hai, đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển, giữa CNTB và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản.
2. Điều kiện ra đời CNXH
Chủ nghĩa cộng sản hình thành từ CNTB, phát triển lên từ CNTB là kết quả tác động của GCCN hiện đại.
a. Điều kiện kinh tế
Trong xã hội TBCN, lực lượng sản xuất càng mang tính xã hội hóa cao, thì càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN. Quan hệ sản xuất ngày càng trở nên lỗi thời, xiềng xích của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN đối với tư liệu sản xuất trở thành mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa GCCN hiện đại với giai cấp tư sản lỗi thời.
b. Điều kiện chính trị - xã hội
Cuộc đấu tranh giữa GCCN và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt và có tính chính trị rõ nét.
Hơn nữa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp cơ khí là sự trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của GCCN. Sự trưởng thành vượt bậc và thực sự của GCCN được đánh dấu bằng sự ra đời của ĐCS.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành thực sự của GCCN là tiền đề, điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, do khác về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước đó, nên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ được hình thành thông qua cách mạng vô sản, thực hiện bước quá độ từ CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
Do tính sâu sắc và triệt để của nó, cách mạng vô sản chỉ có thể thành công, hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể được thiết lập và phát triển trên cơ sở của chính nó. Đó là những cơ sở về KT, CT, VH, tư tưởng….

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương