Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục



tải về 120.83 Kb.
trang13/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG
2. Đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH
Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền TBCN và TBCN sang xã hội XHCN. Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của CNTB và những yếu tố mới mang tính chất XHCN của CNXH mới phát sinh chưa phải là CNXH đã phát triển trên cơ sở của chính nó.
Về nội dung, thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội TBCN trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất- kỹ thuật và đời sống tinh thần của CNXH.
a. Trên lĩnh vực kinh tế. Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
b. Trên lĩnh vực chính trị
GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không có giai cấp đối kháng, tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới.
c.Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
Tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản.
d.Trên lĩnh vực xã hội
Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
III. QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN (quá độ gián tiếp)
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn đan xen, có những đặc trưng cơ bản:
- Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nữa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại.
- Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt.
- Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH.
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học, phản ánh đúng qui luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam.
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và bộ máy nhà nước TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ.
Tư tưởng này cần được hiểu đầy đủ với những nội dung sau đây:
Thứ nhất, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường cách mạng tất yếu khách quan.
Thứ hai, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN (hệ thống NN TBCN).
Thứ ba, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới CNTB.
Thứ tư, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài đòi hỏi phái có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân.

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương