BỘ TƯ LỆnh vùng 5 HẢi quân lịch sử VÙng 5 HẢi quâN (1975 – 2015)


Kết quả Vùng 5 Hải quân giúp Bạn từ tháng 5 năm 1979 đến hết tháng 11 năm 1982 về các mặt đạt được như sau



tải về 1.28 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.28 Mb.
#24070
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
Kết quả Vùng 5 Hải quân giúp Bạn từ tháng 5 năm 1979 đến hết tháng 11 năm 1982 về các mặt đạt được như sau:

  1. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh:

1, Bộ đội chủ lực, xây dựng 3 tiểu đoàn gồm Tiểu đoàn bộ binh 12A thành lập năm 1979, đến 13 tháng 3 năm 1982 bàn giao tiểu đoàn này đi Kô công chiến đấu ở tuyến 1, quân số: 151 người, trong đó có 3 cán bộ tiểu đoàn, 11 cán bộ đại đội, 15 cán bộ trung đội và 3 trợ lý tiểu đoàn; Tiểu đoàn 12 B huấn luyện tân binh, có 148 người; Tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, quân số: 159 người, vũ khí: 12 khẩu cao xạ 37 ly, 7 xe kéo pháo, khí tài: 8 máy 2w, P109 và 1 máy thu phát 102.

Xây dựng Thành đội Công pông xom gồm Ban chỉ huy thành đội và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, quân số có 121 người ( trong đó đội công tác trực thuộc Thành đội có 33 người).

2, Dân quân du kích: giúp thành lập 19 đội du kích của 4 tiểu khu và 15 xã thuộc thành phố Kông pông xom.. Đội du kích đông nhất là xã Đánh cá, 22 người.

3, Lực lượng Vùng 5 giúp bạn: Gồm Thành đội, 15 đồng (7 đồng chí cán bộ quân sự, 6 đồng chí cán bộ chính trị, 11 đồng chí cán bộ hành chính,1 đồng chí phiên dịch (trong số này có 3 đồng chí của Đoàn chuyên gia 478); Tiểu đoàn bộ binh 574, có 219 đồng chí cán bộ, chiến sĩ ( 27 cán bộ; 8 phái viên đội công tác).



II.Cùng với chuyên gia Nhà nước giúp Bạn xây dựng đảng, xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, cơ quan, xí nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của thành phố Kông pông xom:

+ Xây dựng củng cố chính quyền 15 xã ; 4 tiểu khu, 58 phun, xây dựng củng cố 546 tổ đoàn kết sản xuất nông, ngư nhiệp; 18 cơ quan địa phương, 10 cơ quan Trung ương; 13 xí nghiệp địa phương, 5 xí nghiệp Trung ương.

+ Dân số sản xuất nông ngư nghiệp: 33 700 người, phi nông nghiệp: 18 300 người. Cán bộ ủy ban xã có 103 người (16 nữ); phụ trách phun: 159 người, không có nữ; tổ đoàn kết: 819 người, (có 270 nữ).

+ Hội viên các đoàn thể : nghiệp đoàn 2843 hội viên trên 3825 người; Phụ nữ: 2178 hội viên trên 25190 người; Thanh nên có 3 870 hội viên trên 9600 người. Hội thanh niên, phụ nữ có ở khắp các xã và tiểu khu.

+ Xây dựng Đảng và tổ nòng cốt: có 11 chi bộ ( quân đội: 2 ; công an: 3 , Cảng: 3; các cơ quan thành phố: 3)

+ Xây dựng tổ nòng cốt: 16 tổ nòng cốt, 97 tổ viên( các ngành của tỉnh có 8 tổ, 53 tổ viên; các ngành của huyện: 2 tổ, 15 tổ viên; 7 xã có 2 tổ,10 tổ viên; 3 xí nghiệp có 1 tổ, 7 tổ viên; bộ đội địa phương có 3 tổ, 12 tổ viên.



III. Giúp chăm lo xây dựng ổn định đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục cho nhân dân:

+ Khai hoang phục hóa: 12 402 ha

+ Khôi phục hệ thống y tế các cấp, xây dựng 4 trạm xá xã, 1 bệnh viện thành phố; khám bệnh phát thuộc cho hàng vạn lượt người và điều trị hàng nghìn lượt người

+ Phát triển giáo dục: 32 trường cấp I, 10400 học sinh; mở 25 lớp bổ túc văn hóa, 364 học viên


Trước đó, ngày 20 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định sát nhập Trung đoàn 953 vào Lữ đoàn 101 lấy phiên hiệu Lữ đoàn 101. Biên chế Lữ đoàn 101 lúc này có: Tiểu đoàn 572, Tiểu đoàn 573 làm nhiệm vụ ở Cam pu chia; Tiểu đoàn 571, Tiểu đoàn 575 và Tiểu đoàn 564; Tiểu đoàn 566 sẽ sâp nhập với Tiểu đoàn 22, lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 22.

Lực lượng của Vùng 5 tiếp tục ở lại Cam pu chia làm nhiệm vụ giúp Bạn gồm, cơ quan vùng bộ Vùng 5; Tiểu đoàn 572, tiểu đoàn 573 và Sở chỉ huy phía trước của Lữ đoàn 101; lực lượng tàu Lữ đoàn 127.

Lực lượng rút về Phú Quốc làm nhiệm vụ xây dựng và phòng thủ gồm, Sở chỉ huy cơ bản của lữ đoàn 101, Tiểu đoàn 571, Tiểu đoàn 575 , Tiểu đoàn pháo binh cao xạ 22 của Lữ đoàn 101.

Từ sáng ngày 1 tháng 12 năm 1982, các đơn vị về nước bắt đầu triển khai thứ tự xuống tàu hành quân trở về Phú Quốc. Đây là đợt rút quân về nước đầu tiên của Hải quân tình nguyện việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam puchia.21

Những tháng đầu năm 1983, tình hình trên vùng biển Tây nam nói chung và vùng biển Cam pu chia nói riêng, các loại tàu thuyền hoạt động ngày càng nhiều, hoạt động dưới nhiều hình thức phức tạp hơn trước. Đáng chú ý là các loại tàu chiến Thái Lan thường xuyên tuần tiễu dọc theo tuyến hải biên Cam pu chia – Thái Lan. Ngoài việc tăng cường tuần tiễu trên tuyến giáp ranh, tàu chiến Thái Lan từ 2 đến 3 chiếc luân phiên tuần tiễu ở khu vực đảo Mát và đảo Kô kút nhằm làm chỗ dựa cho các loại tàu thuyền đánh cá của Thái Lan sang khu biển Cam pu chia hoạt động trái phép; đồng thời cũng để hỗ trợ cho bọn phản động nội địa Cam pu chia hoạt động, hòng gây sức ép về quân sự đối với các lực lượng Cam pu chia ở tuyến ven biển sát biên giới lục địa.

Trên nội địa và các đảo Cam pu chia, địch hoạt động táo bạo, trắng trợn hơn, tăng cường gài mìn, phá giao thông, tổ chức lực lượng trinh sát điều tra những nơi trọng yếu. Đặc biệt chúng tìm mọi cách bu bám khu vực cảng Rean khi tàu Liên xô đưa lực lượng vào giúp Bạn. Một số đảo đông dân, ngoài làm ăn bất chính, quấy nhiễu, bọn phản động tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt, phá hoại về kinh tế, quân sự, tuyên truyền kích động, gây chia rẽ trong lực lượng vũ trang, mua chuộc dụ dỗ phàn tử xấu.

Sang năm 1983, nhiệm vụ đảm nhiệm giúp Bạn toàn diện trên đất liền Cam pu chia của Vùng đã được bàn giao một phần cho đơn vị thuộc Quân khu 9, nên Vùng 5 có điều kiện tập trung khả năng nâng cao chất lượng bộ đội để tiến hành phòng thủ các đảo và bảo vệ vùng biển. Song, vừa phải làm nhiệm vụ trên đất nước mình, vừa phải làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Bạn, cho nên nhiệm vụ của Vùng 5 Hải quân vẫn rất nặng nề, còn đầy khó khăn, gian khổ và phức tạp.

Ngày 1 tháng 2 năm 1983, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh giao nhiệm vụ quân sự cho Vùng 5 Hải quân, nhấn mạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, phải hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng của Quân khu 9, bộ đội biên phòng, phối thuộc của Quân chủng và kết hợp với Bạn để quản lý, bảo vệ vùng biển phụ trách, trọng điểm là khu vực Thổ Chu, Phú Quốc và khu vực vào cảng Rean, cảng Kông pông som. Tăng cường khả năng phòng thủ các đảo và các vùng biển; xây dựng và bổ sung các kế hoạch phòng thủ. Những đơn vị làm nhiệm vụ ở Cam pu chia, thường xuyên tổ chức lực lượng tiến hành tuần tiễu, truy quét bảo vệ khu vực trú quân, luôn có ý thức cảnh giác sẵn sàng chiến ðấu cao, không ðể bị tập kích bất ngờ, bảo ðảm an toàn lực lýợng ta, trong chiến ðấu ðạt hiệu suất chiến ðấu cao.

Tư lệnh nêu rõ công tác quan hệ quốc tế, ngoài nhiệm vụ giúp bạn Cam pu chia quản lý bảo vệ vùng biển, bảo vệ căn cứ, cần phải tích cực giúp Bạn xây dựng lực lượng Hải quân cả về huấn luyện, tổ chức hoạt động và bảo đảm kỹ thuật.

Quán triệt mệnh lệnh quân sự của Tư lệnh Hải quân, chỉ thị nhiệm vụ chiến đấu của Tư lệnh mặt trận 719 giao cho, Đảng ủy và Bộ Tư lệnhVùng 5 xác định, tổ chức bảo vệ vững chắc khu vực căn cứ Ream, cảng Kông pông som, các đảo gần bờ, xa bờ và kiểm tra chặt chẽ khu vực biển gần bờ, đường vào cảng Rean, cảng Kông pông som là trọng tâm của nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; coi đây vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài của vùng. Căn cứ vào tình hình và khả năng trang bị hiện có, từng bước tổ chức lực lượng, kết hợp giữa lực lượng phòng thủ trên các đảo và lực lượng tàu mặt nước hoạt động kiểm soát tiến hành ngăn chặn các loại tàu thuyền xâm nhập trái phép và làm ăn phi pháp trên các vùng biển và vịnh; phải chủ động có kế hoạch cụ thể cho từng đảo, từng khu vực biển với dự kiến các tình huống có thể xảy ra, đề phòng những biến động bất ngờ. Trong công tác giúp bạn,tập trung mọi khả năng giúp bạn xây dựng lực lượng hải quân và căn cứ Hải quân Ream.

Thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới,đầu năm 1983, Vùng 5 tiếp tục triển khai nhiệm vụ truy quét theo kế hoạch hoạt động mùa khô năm 1982 - 1983. Dưới sự chỉ huy của Vùng, hai tiểu đoàn 572, 573 thường xuyên sử dụng lực lượng nhỏ từ 20 đến 25 phần trăm quân số, truy quét, phục kích ngoài địa hình, bám nắm địch ở những nơi trọng yếu, những tuyến giáp ranh giữa hai đơn vị với địa bàn của Đoàn 950. Trong từng đợt hoạt động, căn cứ vào tình hình địch, Vùng kết hợp với Bạn và Đoàn 950 mở rộng phạm vi truy quét, trinh sát để nắm và phát hiện địch trụ bám địa hình hoạt động phá hoại, hỗ trợ cho Bạn phát động quần chúng nắm tình hình, bắt bọn cài cắm, bọn hoạt động ngầm, trọng tâm là khu vực cảng Ream và các đảo gần bờ, gần vịnh Kông pông som.

Cụ thể là từ tháng 1 đến tháng cuối tháng 5 năm 1983, Tiểu đoàn 573 tổ chức 13 đợt truy quét. Các đợt truy quét này tập trung chủ yếu ở đông và đông bắc Ream, trong đó thực hiện 2 lần cấp đại đội, 65 lần cấp trung đội, 245 lần cấp tiểu đội; phục kích 35 lần cấp tiểu đội; 132 lần hoạt động dưới hình thức tổ nhóm và 209 lần hoạt động tuần tra bảo vệ giao thông. Kết quả các đợt hoạt động, chỉ phát hiện dấu vết và một số nơi có mìn địch gài lại. Ta tổ chức tháo gỡ và phục kích đón lỏng nhưng không gặp địch.

Phối hợp với truy quét trong nội địa, trên tuyến đảo, Tiểu đoàn 572 sử dụng lực lượng từ 6 đến 25 đồng chí tổ chức 15 lần lùng sục, tuần tra tìm dấu vết khả nghi ở các đảo Kô rông, Kô rông Sa lem, Kô ma nô. Đại đội 3, Tiểu đoàn 564 tổ chức lùng sục, truy quét bắc đảo Phú Dự. Kết quả, ta không gặp địch hoặc phát hiện dấu vết.

Về hoạt động trên biển, 6 tháng đầu năm 1983, Vùng tận dụng mọi phương tiện hiện có tập trung kiểm soát, quản lý vùng biển các tuyến Phú Quốc – Thổ Chu – Kô tang – Kông pông som. Trong từng thời gian của các tháng, Vùng tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng ra đa, tàu thuyền vận tải, tàu chiến đấu, lực lượng đảo hợp đồng với Trung đoàn 18 bộ đội biên phòng, Hải đoàn 133, Cục Kinh tế và Bạn tiến hành xua đuổi, kiểm tra các tàu thuyền làm ăn bất chính, buôn bán, vây bắt các tàu nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển đánh bắt hải sản. Đồng thời, duy trì lực lượng tàu thường xuyên tuần tiễu, neo phục trên 2 khu vực trọng điểm Phú Quốc và Kông pông som, nhằm ngăn chặn âm mưu tập kích, phục kích, gây rối trên biển, bảo vệ tàu thuyền nước ngoài ra vào cảng Kông pông som và cảng Rean, bảo vệ các hoạt động làm ăn của nhân dân trên biển. Kết quả, Vùng thực hiện 15 lần chiếc tàu tuần tiễu kết hợp làm nhiệm vụ tiếp tế cho đảo, đi trên 1000 hải lý, xua đuổi hàng trăm tàu thuyền Thái Lan xâm phạm lãnh hải và kiểm tra nhiều tàu thuyền nghi làm ăn phi pháp trên biển; Vùng tham gia cùng bộ đội Biên phòng và bộ đội Cam pu chia bắt 22 tàu cá Thái Lan xâm phạm vùng biển Tây Nam; Lữ đoàn 127 trực tiếp bắt 1 tàu, kết hợp cùng các đảo bắt 8 vụ vượt biên, có 241 người giao cho địa phương…

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ,năm 1983, Vùng 5 tiến hànhmột bước chấn chỉnh các đầu mối đơn vị, củng cố các lực lượng cả về số lượng, chất lượng, cả ở phía trước và phía sau theo hướng giảm quân số để nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1983, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra các quyết chuyển Trạm sửa chữa 58 thuộc Lữ đoàn 127 về trực thuộc Phòng Kỹ thuật Vùng; giải thể Đại đội 5 xây dựng cơ bản thuộc Phòng Hậu Cần; chuyển nguyên canh quân số, trang bị Đại đội 82 pháo 85 mi li mét thuộc Tiểu đoàn pháo binh 22, Lữ 101 về trực thuộc Lữ đoàn 127.

Ngày 25 tháng 5 năm 1983, thừa lệnh Tư lệnh Hải quân, Chỉ huy trưởng Vùng 5 ra quyết định giải thể Tiểu đoàn bộ binh 564, Tiểu đoàn pháo binh 22, thuộc Lữ đoàn 101. Số chiến sĩ nhập ngũ từ năm 1979 về trước của hai đơn vị này, được giải quyết theo chế độ ra quân, số chiến sĩ còn lại tập trung ưu tiên bổ sung cho Tiểu đoàn 572, Tiểu đoàn 573; đồng thời chuyển đại đội 3 bộ binh của Tiểu đoàn 564 và Đại đội 7 pháo cao xạ của Tiểu đoàn 22 về thuộc Tiểu đoàn 573.

Để bảo đảm cho hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ khu vực căn cứ Ream, cảng Kông pông som, ngày 30 tháng 5 năm 1983, thừa lệnh Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân, Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân ra quyết định lâm thời thành lập Căn cứ Rean trực thuộc Vùng 5 Hải quân.

Tổ chức biên chế Căn cứ Rean được xác định, có khối cơ quan gồm các ban Tham mưu, Chính trị, Hậu cần; khối đơn vị trực thuộc gồm có 4 tiểu đoàn hỗn hợp và các đại đội công binh, thông tin, trinh sát, vận tải, quân y trực thuộc.

Ngày 14 tháng 6 năm 1983, Vùng 5 Hải quân công bố thực hiện Quyết định số 101/QĐ –QP ngày 22 tháng 1 năm 1983 của Bộ trưởng Quốc phòng về giải thể Lữ đoàn 101 thuộc Vùng 5 Hải quân. Vùng quyết định chuyển Tiểu đoàn 572, Tiểu đoàn 573 và các đại đội phục vụ trực thuộc gồm đại đội 19 công binh, đại đội 20 thông tin, đại đội 21 trinh sát, đại đội 22 vận tải, đại đội 23 quân y về trực thuộc Căn cứ Rean; Chuyển Tiểu đoàn 571, Tiểu đoàn 575 về trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5.

Từ 7 tháng 6 đến 30 tháng 7 năm 1983, Căn cứ Rean hoàn thành việc tiếp nhận và kiện toàn các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần và 2 tiểu đoàn cùng 5 đại đội trực thuộc của Lữ đoàn 101 đã giải thể chuyển về, khẩn trương bắt tay vào triển khai các nhiệm vụ.

Sau khi hoàn thành một bước chấn chỉnh, điều chuyển các lực lượng của Vùng, ngày 10 tháng 7 năm 1983, tại Sở chỉ huy ở Kông pông xom, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 thông qua điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ khu biển và các hải đảo Cam pu chia.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình vùng biển, đảo của Cam pu chia; nhiệm vụ và khả năng hiện có của Vùng, Kế hoạch phòng thủ nêu rõ, về bố trí và sử dụng lực lượng như sau:

+ Ở trên bờ, khu vực Rean gồm có: Căn cứ bộ Rean và 1 tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp – Tiểu đoàn 573; 1 đại đội pháo 37 ly – Đại đội 7 pháo 37 ly đứng chân trên khu vực cảng Ream. Cơ quan căn cứ và các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực đứng chân và cầu cảng, giúp Bạn xây dựng Căn cứ hải quân về các mặt của lực lượng hải quân Cam pu chia.

+ Trên tuyến đảo: Tiểu đoàn bộ binh 571 bố trí phòng thủ 2 đảo Phú Dự và Hòn nước; Tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp 572 bố trí phòng thủ 3 đảo Kôrông, Kô rông Sa lem và Kôma nô;Tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp 562 và 1 đại đội ra đa bố trí phòng thủ đảo Kôtang; Tiểu đoàn bộ binh hỗn hợp 563 bố trí phòng thủ đảo Pô lô vai ( Hòn Ông và Hòn Bà); 2 đại đội pháo 105 ly, bố trí 1 đại đội ở đảo Hòn Dừa, 1 đại đội ở đảo Kôrông Sa lem;1 đại đội ra đa bố trí ở đảo Kô công.

Nhiệm vụ của các tiểu đoàn bố trí trên các đảo là tổ chức lực lượng tiến hành phòng ngự vững chắc, độc lập tác chiến bảo vệ đảo, không để bị địch đánh bất ngờ, tập kích đánh chiếm đảo hoặc địch lợi dụng thâm nhập vào đảo làm nơi ẩn náu thâm nhập vào đất liền (nội địa). Riêng Tiểu đoàn 571 ở đảo Phú Dự và Tiểu đoàn 573 ở Căn cứ Rean, ngoài nhiệm vụ phòng thủ đảo và bờ, còn phải chuẩn bị lực lượng cơ động, lúc cần thiết theo lệnh của Vùng trực tiếp chi viện cho các đảo phía trước. Các đại đội pháo ở đảo Dừa, đảo Kôrông Sa lem, ngoài nhiệm vụ chủ yếu là dùng hỏa lực bảo vệ các cửa ra vào cảng Kông pông som, phải tổ chức chiến đấu phòng thủ khu vực đứng chân.

+ Lực lượng tàu chiến đấu các loại, có 2 hải đội thuộc Lữ đoàn 127 neo đậu ở cảng Kông pông som hoặc cảng Rean.

Về tổ chức hoạt động phòng thủ trên khu biển và trên hải đảo Cam pu chia như sau:

+ Trên bờ và trên hải đảo, phải thường xuyên tỏ chức trinh sát, tăng cường tuần tra, canh gác ngày cũng như đêm. Dùng lực lượng nhỏ, lẻ luân phiên truy quét, phục kích, không để địch bu bám. Những nới có dân, cùng với địa phương phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh, không để bọn địch lợi dụng móc nối, lôi kéo, lừa bịp dân; nắm chắc địch, chủ động đánh địch khi chúng chưa kịp hành động.

+ Trên biển, các tàu thuyền mặt nước tổ chức luân phiên nhau tuần tiễu định kỳ, không định kỳ trên các khu biển trọng điểm gồm:

Tuyến tuần tiễu gần bờ: Tuyến 1, từ đông, đông nam đảo Kô rông Sa lem đến đông nam, nam đảo Dừa cách bờ 10 đến 15 hải lý; Tuyến 2, từ phía tây nam đảo Sa mát đến tây nam đảo Kô rông Sa lem cách bờ 6 đến 8 hải lý; Tuyến 3, từ tây nam đảo Kô rông đến tây nam đảo Sa mát, cách bờ từ 7 đến 10 hải lý.

Tuyến tuần tiễu xa bờ: Tuyến 1, từ tây nam đảo Kô công đến tây nam đảo Sa mát, cách bờ từ 20 đến 27 hải lý; Tuyến 2, từ tây Hòn Đá nổi đến tây đảo Ka pơ rin, cách bờ từ 20 đến 25 hải lý; Tuyến 3, từ tây đảo Kô tang, cách đảo 20 đến 25 hải lý( từ vị trí Vĩ độ bắc:10độ, 1 phút, 48 giây; Kinh độ đông: 102 độ, 50 phút,6 giây đến vị trị tọa độ Vĩ độbắc: 10độ,16 phút; Kinh độ đông: 102 độ 45 phút, 36 giây): Tuyến 4, từ tây nam cảng Reean đến Kông pông som, cách bờ 25 đến 30 hải lý.

Về tổ chức chỉ huy, Sở chỉ huy cơ bản của Vùng 5 Hải quân đặt ở Kông pông xom, Sở chỉ huy dự bị đặt ở cao điểm 211, Ream.Sở chỉ huy phía sau đặt ở Phú Quốc.

Về bảo đảm quan sát và trinh sát, ngoài 3 trạm ra đa đặt các đảo tuyến xa bờ: Thổ Chu, Kô tang, Kô công, trên các đảo đều có tổ chức trạm quan sát mắt, từ 1 đến 2 vị trí trên mỗi đảo bằng khí tài TZK. Ngoài các đài quan sát cố định trên đảo, trên bờ, còn kết hợp với các loại tàu hoạt động trên biển để tiến hành quan sát, trinh sát.

Về bảo đảm kỹ thuật cho tàu chiến đấu và tàu vận tải, xe máy, phấn đấu hệ số kỹ thuật đạt 70 đến 80 phần trăm. Cụ thể, duy trì sử dụng thường xuyên: 4 – 5 tàu PGM; 5 - 6 tàu PCF; 2 tàu vận tải 50 tấn; 7-8 tàu LCM8; 2 tàu LCU; 4 - 5 tàu gỗ có lắp súng và 9 - 10 chiếc xe ô tô.

Về công tác hậu cần, bảo đảm lượng dự trữ lương thực, thực phẩm thường xuyên trên đảo là 4 tháng; trên đất liền là 3 tháng; trên tàu từ 10 đến 12 ngày.

Trên cơ sở điều chỉnh kế hoạch phòng thủ, Vùng tiếp tục tiến hành bổ sung lượng dự trữ cho sẵn sàng chiến đấu, bổ sung quân số cho các đơn vị phía trước và các đảo, củng cố tổ chức chỉ huy Căn cứ Rean và các cấp tiểu đoàn, đaị đội.

Cùng với tập trung cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, Vùng triển khai thực hiện huấn luyện theo nội dung, thời gian qui định của trên và kết hợp với hoạt động chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu để nâng cao trình độ chiến đấu. Đặc biệt trong tháng 4 năm 1983, chấp hành mệnh lệnh của trên, toàn Vùng thực hiện “tháng điều lệnh” đều khắp từ cơ quan đến các đơn vị, kết hợp việc rèn luyện chấp hành kỷ luật với huấn luyện kỹ, chiến thuật, huấn luyện chiến sĩ mới, đã làm cho tình hình vi phạm kỷ luật trong các đơn vị có chuyển biến tích cực.

Để đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất làm kinh tế, từng bước khắc phục khó khăn, góp phần cải thiện nâng cao đời sống của bộ đội, đầu năm 1983, Đảng ủy Vùng ra nghị quyết chuyên đề về công tác tăng gia sản xuất làm kinh tế, nêu rõ phương hướng và các biện pháp tiến hành. Trong năm 1983, các đơn vị tích cực chuẩn bị vốn, mua sắm dụng cụ triển khai một bước làm kinh tế, mở mang trồng rau màu, trồng đào lộn hột, trồng hồ tiêu; tổ chức chăn nuôi, đánh cá, khai thác gỗ, kết hợp vận chuyển hai chiều; khẩn trương triển khai bộ phận sản xuất nước mắn và xưởng gỗ của Vùng.

Trong công tác bảo đảm hậu cần, Vùng động viên các đơn vị cùng với vùng chủ động khắc phục khó khăn, hỗ trợ giải quyết bảo đảm đời sống của bộ đội. Năm 1983, một số đảo: Thổ Chu, Pô lô vai, Kô tang nêu cao tinh thần tự lực tự cường, khai thác khả năng điều kiện tự nhiên tại chỗ, phát triển tăng gia sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản, củng cố doanh trại, đã làm cho đời sống của bộ đội được cải thiện một phần. Song, hầu hết các đơn vị trên bờ và đảo Phú Quốc chủ yếu dựa vào nguồn bảo đảm của trên, luôn luôn bị thiếu, chất lượng kém, không kịp thời, nên đời sống của bộ đội rất kham khổ, đặc biệt là Tiểu đoàn 573 và Căn cứ Rean đứng chân trên địa bàn phức tạp, xa hậu cứ. Việc khôi phục ăn ở, giải quyết nguồn nước sạch ăn uống, sinh hoạt cho cơ quan Vùng và các đơn vị sau khi rút về Phú Quốc đến thời điểm cuối năm 1983 còn rất lúng túng, doanh trại chưa làm được nhà cửa; nơi ăn nghỉ, điều trị của Đội điều trị 78 cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công tác khám, cấp cứu, điều trị thương binh, bệnh binh.

Năm 1984, Vùng 5 tiếp tục chấn chỉnh, củng cố nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng, tập trung cho nhiệm vụ trọng tâm quản lý, bảo vệ vùng biển Tây Nam, vùng biển Cam pu chia, các mục tiêu quan trọng và giúp Bạn xây dựng lực lượng Hải quân.

Để phối hợp với hoạt động chiến đấu của các mặt trận 479, 579 và mặt trận 979 trên hướng tây, tây bắc và tây nam chiến trường Cam pu chia, đầu năm 1984, Bộ Tư lệnh 719, Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho Vùng 5 Hải quân mở đợt hoạt động tập trung vây bắt tàu cá hoạt động trái phép trên các khu biển Cam pu chia, cách đảo, cách bờ từ 12 đến 15 hải lý trở vào, xua đuổi và giải tán chợ trời trên biển; kiên quyết tiêu diệt, vây bắt các tàu thuyền gián điệp, biệt kích, tàu thuyền chở hàng hóa, vũ khí xâm nhập vào bờ biển tiếp tế cho bọn phản động, bọn tàn quân nằm trong đất liền. ( Kế hoạch H3-84).

Tham gia Kế hoạch H3- 84, ngoài 3 tàu PGM của Vùng là lực lượng tại chỗ, Vùng 5 còn được tăng cường phối thuộc 1 phi đội máy bay vũ trang của quân chủng Không quân; biên đội tàu săn ngầm 2 tàu 201M của Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân; 2 tàu cao tốc của Hải đoàn 18 bộ đội Biên phòng; 4 tàu cá 400CV của Hải đoàn 128, Hải đoàn 133, Cục xây dựng Kinh tế Hải quân.

Từ cuối tháng 3 sang đầu tháng 4 năm 1984, dưới sự chỉ huy của Sở chỉ huy Vùng 5, các trạm ra đa và trạm quan sát mắt trên các đảo xa bờ và gần bờ liên tục quan sát nắm chắc hoạt động của các loại tàu thuyền trên các khu biển, thông báo kịp thời cho Sở chỉ huy lựa chọn đúng thời cơ xuất kích và kiên quyết chỉ huy truy kích, phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia. Kết quả, ta vây bắt được 12 tàu cá Thái Lan hoạt động trái phép với 218 người và bắt 1 tàu vượt biên có 13 người, vượt chỉ tiêu đề ra 2 tàu.

Tháng 5 và tháng 6 năm 1984, ta tiếp tục thực hiện đợt 2 theo kế hoạch, vây bắt được 6 tàu cá Thái Lan xâm phạm. Các tháng quí 3 năm 1984, Vùng tổ chức đợt 3 vây bắt tàu cá, đồng thời kết hợp tuần tiễu không định kỳ trên các tuyến Kô tang – Pô lô vai; Pô lô vai – Thổ Chu – Hòn Chuối và tuyến ven bờ Rean – vịnh Kông pông som; Rean - Kôkông. Đợt này ta bắt 10 tàu Cam pu chia thuộc loại nghi ngờ hoạt động buôn bán, móc nối tiếp tế cho địch.

Kết thúc Kế hoạch H3- 84, ta bắt 28 tàu, có 18 tàu cá Thái Lan và 10 tàu của Cam pu chia, đã hỗ trợ và phối hợp kịp thời với các hoạt động tấn công truy kích địch của các mặt trận trên chiến trường nội địa Cam pu chia. Sau các đợt hoạt động này, tàu cá nước ngoài hoạt động phi pháp trên các khu biển Cam pu chia giảm dần, hạn chế được sự lợi dụng xâm nhập vào nội địa bằng đường biển của địch.

Tham gia chiến dịch vây bắt tàu cá xâm phạm đợt này, Hải đội 512, lữ đoàn 127, Vùng 5 có nhiều tiến bộ trong sẵn sàng chiến đấu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Điển hình là tàu HQ 232, bất cứ trong điều kiện nào khi có lệnh, chỉ sau 15 đến 20 phút là tàu có thể xuất phát được ngay và hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Tiểu đoàn ra đa 551 luôn chủ động tích cực khắc phục tình trạng máy móc kém chất lượng, chú trọng huấn luyện nâng cao trình độ của chiến sĩ chắc thủ và của cán bộ các trạm; duy trì thường xuyên 75 phần trăm số trạm hoạt động, kết hợp tốt giữa quan sát khí tài điện tử với quan sát mắt, nhiều trạm phát hiện mục tiêu chính xác cả ban ngày và ban đêm. Tiêu biểu là trạm ra đa 605, 615; trạm quan sát mắt của tiểu đoàn 563, tiểu đoàn 562; đài quan sát ở đảo Kô rông Sa lem, ở cao điểm 108…

Cùng với tăng cường quản lý kiểm soát mặt biển, trong nội địa và các đảo năm 1984, Vùng chỉ đạo Căn cứ Rean, Tiểu đoàn 573, thường xuyên sử dụng 15phần trăm quân số liên tục lùng sục, phục kích trên địa bàn phụ trách, không để địch ém sát trinh sát, tập kích. Vùng hiệp đồng với Đoàn quân sự 950 tổ chức lực lượng hoạt động dài ngày xa vị trí đứng chân như tây cửa sông Túc Sáp, bắc đảo Phú Dự và dùng lực lượng trinh sát hoạt động kiểm tra các đảo không có lực lượng chốt giữ ở nam cảng Rean như Hòn Nước, Kôrau, Kôxa môn… và ở tây cảng Kông pông som như đảo Kô cang, Kô rung, Kôen…Kết quả trong năm này, ta tiến hành 750 lần truy quét từ cấp từ tổ đến cấp tiểu đội, trung đội; 149 lần hoạt động xa địa hình cấp trung đội và đại đội, diệt được 1 tên địch, bắt 2 tên; ta không bị thương vong, kiểm soát được địa hình và hạn chế được hoạt động của địch.

Năm 1984, Vùng tiếp tục có bước điều chỉnh sắp xếp lại một số lực lượng, đơn vị cho phù hợp với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ thực tế của Vùng và của từng đơn vị.

Tháng 2 năm 1984, Vùng điều chuyển Tiểu đoàn 572 bảo vệ đảo thuộc Căn cứ Rean ( mật danh là Căn cứ 505) về trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng.

Trong tháng 4 năm 1984, Vùng ra các quyết định, điều chuyển Tiểu đoàn ra đa 551 từ trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng 5 về trực thuộc Phòng Tham mưu; điều động Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 571 về trực thuộc Tiểu đoàn 561 đảo Thổ Chu; chuyển Đội 567 rèn luyện kỷ luật trực thuộc Chỉ huy trưởng Vùng 5 thành Đội sản xuất làm kinh tế trực thuộc Phòng Hậu cần; thành lập Trạm sửa chữa trực thuộc Lữ đoàn 127; giải thể Hải đội 513 và bệnh xá thuộc Lữ đoàn 127; giải thể Ban Ra đa thuộc Phòng Tham mưu; giải thể Tiểu đoàn bộ Thông tin, quân số bổ sung cho Đại đội 2, Đại đội 3 chuyển về trực thuộc Phòng Tham mưu.

Ngày 20 tháng 6 năm 1984, Chỉ huy trưởng Vùng ra quyết định giải thể Tiểu đoàn 571, chuyển 1 đại đội bộ binh tăng cường cho Tiểu đoàn 561, các đại đội giải thể còn lại lấy quân số bổ sung cho Căn cứ Rean - 505 và một số đơn vị khác của Vùng.

Trên cơ sở chấn chỉnh lực lượng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch phòng thủ, các phương án chiến đấu của các đơn vị đảo, trong năm 1984, Vùng tập trung tu sửa, xây dựng gia cố các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Trong điều kiện ở đảo, ở địa bàn rừng núi, các đơn vị đã cố gắng tận dụng nguyên liệu tại chỗ để thiết chế các công trình công sự bằng gỗ, đất ngày thêm vững chắc.Năm 1984, Vùng đã hoàn thành cơ bản hệ thống trận địa trên các đảo và Căn cứ Rean. Hệ thống đường cơ động trên các đảo Thổ Chu, Pô lô vai, Kô tang, có thể đảm bảo cơ động đánh địch cả ngày lẫn đêm một cách dễ dàng, thuận tiện. Các Tiểu đoàn 561, Đại đội 3, thuộc Tiểu đoàn 572, Đại đội 5 thuộc Tiểu đoàn 573 đã thiết bị hoàn chỉnh hệ thống hàng rào kẽm gai và mìn chống bộ binh ở các điểm tựa của đảo Thổ Chu, Kô ma nô, điểm tựa phòng ngự căn cứ Ream. Trong năm này, Vùng tiếp tục sửa chữa gia cố 3 cảng dã chiến bằng gỗ và bê tông ở đảo Kô tang, Pô lô vai và đảo Kô rông, để phục vụ cho chiến đấu và các hoạt động trước mắt.

Công tác hậu cần của Vùng năm 1984, ngành doanh trại đã xây dựng mới 1173 mét vuông nhà ở, nhà bếp, hội trường và sửa chữa hàng trăm gian nhà khác phục vụ bộ đội ( nhà cấp 4); tích cực khai thác gỗ đóng bàn, ghế, tủ bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị.

Công tác tăng gia sản xuất, năm 1984 thu hoạch 57 000 lít nước mắm, gần 5 tạ tiêu, 16 911 ki lô gam thịt heo và gia cầm, 28 467 ki lô gam cá, 32 159 ki lô gam rau xanh, 8 587 ki lô gam sắn khoai.

Các tiểu đoàn 561, 562, 563 là những đơn vị có phong trào tăng gia sản xuất phát triển và phong trào văn nghệ quần chúng khá sôi nổi, anh em tự chế tạo ra các loại nhạc cụ và tự biên tự diễn nhiều tiết mục văn nghệ động viên tinh thần thi đua của đơn vị, đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội thường xuyên được cải thiện, sức khỏe chiến đấu được củng cố, anh em phấn khởi hăng hái công tác.

Về công tác giúp Bạn, ngày 14 tháng 12 năm 1983, Bộ trưởng Quốc phòng Cam pu chia gửi thư đề nghị Bộ Quốc phòng Việt Nam giúp đỡ xây dựng lực lượng Hải quân Cam pu chia.

Đáp ứng yêu cầu của Bạn ngay cuối năm 1983, Bộ Tổng Tham mưu giao cho Quân chủng Hải quân nhiệm vụ: “1, Giúp Bạn và cùng Bạn kiểm soát quản lý vùng biển của bạn. Trọng điểm là làm chủ vịnh Kông pông som, chống mọi hoạt động xâm nhập biệt kích, gián điệp, phá hoại kinh tế, các cuộc tiếp tế đường biển; ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép, chuẩn bị giúp Bạn ban hành qui chế vùng biển Cam pu chia. 2, Phòng thủ các đảo Kô rông, Kô tang, Pô lô vai của bạn và các đảo khác. 3,Giúp Bạn xây dựng từng bước những đơn vị hải quân trên biển, hải thuyền trên sông. Trước mắt xây dựng 2 tiểu đoàn tàu tuần tiễu trên biển, 1 tiểu đoàn tàu tuần tiễu trên sông – biển Hồ…”+(Kế hoạch giúp Bạn xây dựng 1 số đơn vị hải quân để tuần tiễu, kiểm soát vùng biển Cam pu chia, hồ sơ lưu trữ của QCHQ)

Ngày 8 tháng 1 năm 1984, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định số 134/QP-QĐ thành lập Căn cứ Rean - 505 trực thuộc Vùng 5 Hải quân, tương đương cấp trung đoàn làm nhiệm vụ giúp Bạn xây dựng lực lượng Hải quân Cam pu chia, trên nguyên tắc hiệp định lấy khung Hải quân Việt Nam làm nòng cốt, từng bước xây dựng lực lượng hải quân Bạn trưởng thành đảm nhiệm được nhiệm vụ, ta rút dần lực lượng ta về nước.

Căn cứ vào mệnh lệnh, quyết định của trên, đầu năm 1984, Bộ Tư lệnh Hải quân thông qua Kế hoạchgiúp Bạn xây dựng một số đơn vị hải quân để tuần tiễu, kiểm soát vùng biển Cam pu chia, trong đó xác định quan điểm và cách giải quyết cụ thể là: 2 năm 1984, 1985 xây dựng giúp Bạn 2 tiểu đoàn tàu tuần tiễu trên biển để kiểm soát, bảo vệ vùng biển, hải đảo, bảo vệ quyền làm chủ về tài nguyên trên biển của bạn; xây dựng 1 tiểu đoàn ca nô, xuồng máy vũ trang để cùng với lục quân truy quét kiểm soát Biển Hồ. Các đơn vị này là những phân đội nhỏ, nhưng hoạt động có hiệu lực, đủ sức chống lại các cuộc xâm nhập, phá hoại nhỏ lẻ có tính độc lập.22

Bộ Tư lệnh nêu rõ, vì hiện nay và trong một thời gian dài nữa, Hải quân Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển, hải đảo Cam pu chia, nên khi xây dựng các đơn vị tàu cho bạn sẽ hoạt động thì phải bảo đảm sự tập trung thống nhất chỉ huy và sử dụng lực lượng rất chặt chẽ cho cả ta và Bạn vào một đầu mối chỉ huy chung là Vùng 5 Hải quân.Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho Vùng 5 Hải quân làm đại diện cho Quân chủng Hải quân trực tiếp giúp đỡ Bạn về tổ chức xây dựng lực lượng và chỉ huy thống nhất các hoạt động trên biển.

Bộ Tư lệnh nhấn mạnh, phải cố gắng giúp Bạn xây dựng đơn vị hải quân đầu tiên có chất lượng và tương đối vững chắc.Cho nên vấn đề kèm cặp giúp bạn là rất quan trọng.Đối với lực lượng tàu trên biển, khi học tập tại bến thì bố trí kèm cặp giúp Bạn, ta 1, bạn 1.Nhưng khi đi biển, ta 3, bạn 1.Đối với lực lượng tàu trong sông thì biên chế chủ yếu là người của Bạn, ta làm chuyên gia cấp tiểu đoàn, đại đội. Đối với đội ngũ chuyên gia, Hải quân Việt Nam chọn cán bộ có chất lượng, năng lực đi làm chuyên gia và kiện toàn tổ chức chuyên gia từ trên xuống dưới, chủ yếu chuyên gia về xây dựng, kỹ thuật, quân sự, chính trị. Số chuyên gia này tổ chức thành một đoàn công tác trực thuộc chỉ huy Vùng 5 Hải quân quản lý, chỉ đạo công tác.

Chấp hành chỉ thị của Quân chủng Hải quân, những tháng đầu năm 1984 Vùng 5 khẩn trương triển khai xây dựng kiện toàn khung cơ quan và đơn vị của Căn cứ 505 trên cơ sở chấn chỉnh tổ chức biên chế của Căn cứ Ream tạm thời trước đó (năm 1983) và để tập trung cho nhiệm vụ giúp Bạn, Vùng chuyển Tiểu đoàn 572 phòng thủ đảo về trực thuộc Vùng, đồng thời điều động bổ sung một số cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị khác về Căn cứ. Thời gian này Vùng tích cực làm việc bàn bạc thống nhất với Bộ Quốc phòng Bạn, với Đoàn chuyên gia 480 về các mặt tổ chức và kế hoạch từng bước tiến hành xây dựng lực lượng hải quân Cam pu chia. Căn cứ vào ý định của trên và của Bộ Quốc phòng Bạn, ta bước đầu xây dựng xong dự thảo về tổ chức biên chế cán bộ, nhân viên và trang bị cho 2 tiểu đoàn tàu mặt nước, 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, 1 tiểu đoàn pháo 130 ly và 1 tiểu đoàn ra đa.

Trong quí 1 năm 1984, Căn cứ 505 chủ động tổ chức bố trí các bộ phận tập trung giúp khung Tiểu đoàn tàu 88 của Bạn mới thành lập ổn định nơi ăn ở, làm 4 nhà ở, mỗi nhà 60 mét vuông, đồng thời tổ chức cho cán bộ, nhân viên học tập một số nội dung kỹ chiến thuật bộ binh, để có thể tiến hành tác chiến tại chỗ bảo vệ đơn vị và bảo vệ Căn cứ.

Trên cơ sở tổ chức biên chế, Vùng 5 chỉ đạo việc tổ chức lực lượng tiếp nhận phương tiện, vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật viện trợ của Liên xô theo kế hoạch đã xác định. Trong quí 2, ta cùng bạn tổ chức khung tiếp nhận xong 3 tàu tuần tiễu theo kế hoạch và ngay sau đó bắt tay vào thực hiện chương trình huấn luyện K1, đến cuối tháng 6 năm 1984 chuyển sang chương trình huấn luyện K2 và thực hành thực tế hoạt động chiến đấu.

Trong quí 3 năm 1984, Vùng tiếp tục xin chuyên gia cán bộ thuyền, chuyên gia nghiệp vụ trên tàu đủ cho Tiêủ đoàn tàu 88 và một số chuyên gia của Tiểu đoàn ca nô 87 ở Nông pênh, chuyên gia đại đội pháo 130 ly đồng thời tổ chức lực lượng tiếp nhận tàu và vũ khí theo kế hoạch.

Các tháng cuối năm 1984, ta giúp Bạn hoàn thành tiếp nhận 1 tàu; 8 khẩu pháo 130 ly, 300 viên đạn đưa vào huấn luyện; xắp sếp hệ chuyên gia cấp tiểu đoàn và cán bộ thuyền trưởng để tập trung giúp Tiểu đòan 88 huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Tháng 11 năm 1984, Tiểu đoàn tàu 88 hoàn thành chương trình huấn luyện K1 và K2. Kiểm tra lý thuyết 3 tàu, có 2 tàu đạt giỏi, 1 tàu đạt yêu cầu; kiểm tra bắn đạn thật pháo 76, 2 mi li mét, pháo 25 mi li mét và đặt mìn, có 1 tàu đạt giỏi, 2 tàu đạt khá. Tháng 12 năm 1984, Tiểu đoàn tàu 88 chuyển sang tổ chức huấn luyện chương trình K3 và tập tiếp cận mục tiêu trên biển cho 2 tàu. Qua đánh giá kết quả huấn luyện cho thấy, các tàu này có thể độc lập tổ chức đi hoạt động tuần tiễu trong phạm khu biển nhất định.

Cũng trong năm này, ta giúp Bạn tổ chức xong việc thành lập khung Căn cứ Rean của Hải quân Cam pu chia với đầy đủ cán bộ chỉ huy và cơ quan giúp việc.

Như vậy, sau 1 năm nỗ lực khẩn trương giúp Bạn xây dựng các đơn vị hải quân đầu tiên của Cam pu chia, ta đã xây dựng được mối quan hệ tổ chức chỉ huy giữa ta và bạn, cũng như mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa ta và bạn ngày càng gắn bó. Lực lượng Hải quân Cam pu chia có Cục Hải quân, Căn cứ Hải quân Rean, 3 tiểu đoàn tàu trên biển, trên sông hồ và các đơn vị phục vụ bước đầu được xây dựng và định hình; cán bộ, thủy thủ hải quân Cam pu chia được dìu dắt, kèm cặp huấn luyện, từng bước làm chủ phương tiện, vũ khí, trang bị kỹ thuật và thông thạo chiến thuật. 23

Trong năm 1984, theo chỉ đạo Đảng ủy Quân chủng, Vùng 5 triển khai thực hiện cơ chế lãnh đạo mới của Đảng đối với quân đội và chế độ một người chỉ huy trong quân đội theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, đầu tháng 5, Đảng ủy Vùng 5 tuyên bố tự giải thể và thành lập Hội đồng chính trị Vùng 5, làm chức năng giúp Hội đồng quân sự Vùng về các mặt công tác đảng, công tác chính trị trong lãnh đạo, chỉ huy Vùng 5 thực hiện nhiệm vụ.

Về nhân sự Vùng 5, tháng 3 năm 1984, đồng chí Đại tá Bùi Lê Tuấn, Chỉ huy trưởng Vùng 5 nghỉ hưu theo chế độ, đồng chí Đại tá, Nguyễn Huy Lý, Tham mưu trưởng, Phó chỉ huy trưởng Vùng được trên bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Vùng 5.

Sang năm 1985, để tiếp tục phối hợp với chiến dịch đánh địch mùa khô 1984-1985 của các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và Bạn trên dọc tuyến biên giới Cam pu chia – Thái Lan, đầu tháng 11 năm 1984, Bộ Tư lệnh 719, Bộ Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh giao cho Cụm lực lượng số 5 Hải quân thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, vây quét tàu thuyền xâm phạm trái phép, bảo vệ vùng biển Tây nam và vùng biển Cam pu chia, mùa khô 1984, 1985 do Chỉ huy trưởng Vùng 5 trực tiếp chỉ huy.

Cụm lực lượng số 5 lúc này gồm có các đơn vị:

+ Vùng 5 hải quân: Lữ đoàn 127 có 3 tàu và lực lượng của Bạn: Tiểu đoàn 88, (Căn cứ Rean) có 3 tàu tuần tiễu.

+ Lực lượng phối thuộc Vùng 5: Lữ đoàn 171,(Vùng 4 Hải quân), có 3 tàu ( 2 tàu 159A,1 tàu pháo); Hải đoàn 129 (Cục Kinh tế) có 2 tàu cá; Hải đoàn 133 (Cục Kinh tế) có 6 tàu cá.

+ Lực lượng tăng cường: Hải đoàn 18 bộ đội Biên phòng có 3 tàu tuần tiễu.

Số lượng tàu sử dụng trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ truy quét và tuần tiễu là 20 tàu các loại.

Quán triệt mệnh lệnh của trên, Vùng 5 xác định quyết tâm chiến đấu là: tích cực chủ động khắc phục mọi hạn chế trước mắt, tổ chức tốt quan sát, trinh sát và nắm chắc tình hình, chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu không bỏ lỡ thời cơ; mưu trí sáng tạo, bí mật bất ngờ, vận dụng mọi thủ đoạn chiến thuật thích hợp; phấn đấu đợt hoạt động này vây bắt được từ 20 đến 30 tàu nước ngoài xâm phạm trái phép.

Về khu vực hoạt động vây bắt tàu cá xâm phạm trái phép,Vùng xác định 4 khu vực cụ thể như sau:

+ Khu vực 1, là tuyến ven bờ biển Cam pu chia, từ nam đảo Kô công kéo xuống nam Hòn Nước, cách bờ, cách đảo từ 10 đến 12 hải lý.

+ Khu vực 2, từ đảo Hòn Nước đến đảo Kaprin kéo dài đến đông nam đảo Pôlô vai 25 hải lý, kéo đến mũi An Thới ( đảo Phú Quốc).

+ Khu vực 3, từ An Thới đến đảo Pô lô vai qua đông nam đảo Thổ Chu 13 hải lý về đến đảo Nam Du.

+ Khu vực 4, từ đảo Thổ Chu kéo đến đảo Hòn Khoai.

Trong đó, Khu vực 1 là trọng điểm theo dõi, phục kích, bắt sống hoặc tiêu diệt các phương tiện xâm phạm đưa người, vũ khí vào nội địa. Khu vực 2, 3, 4 là trọng điểm vây bắt tàu thuyền đánh cá nước ngoài xâm phạm vào nội thủy nước ta và Bạn.

Thực hiện kế hoạch, từ 28 tháng 12 năm 1984 đến 14 tháng 4 năm 1985, dưới sự chỉ huy của Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân, các lực lượng hải quân tham gia phối hợp tiến hành 3 đợt vây bắt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Tây Nam và vùng biển Cam phu chia, bắt 25 tàu cá Thái Lan. Trong đó, đêm ngày 8 và sáng ngày 9 tháng 1 năm 1985, vây bắt tàu cá Thái Lan đang đánh bắt hải sản trái phép tại vùng nước lịch sử và nội thủy của tỉnh Kiên Giang ở tọa độ( 09độ, 1 phút Vĩ độ Bắc – 103 độ, 1 phút Kinh độ Đông), cách đông bắc đảo Thổ Chu 8 đến 10 hải lý. Ta dùng loa kêu gọi tàu cá Thái Lan có khoảng 30 chiếc, dừng lại để kiểm tra, nhưng các tàu này vẫn cố tình chạy trốn. Ta buộc nổ súng cảnh cáo, chúng mới dừng. Ta bắt giữ 11 tàu cùng với 228 ngư phủ, quốc tịch Thái Lan. Các tàu và người bị bắt, sau đó được bàn giao cho tỉnh Kiên Giang theo qui định của pháp luật.

Trong hoạt động mùa khô 1984, 1985, cùng với các đợt vây bắt tập trung tàu cá Thái Lan vào đánh bắt trộm hải sản, các biên đội tàu thường xuyên hoạt động tuần tiễu trên các tuyến gần bờ và xa bờ, kiểm tra 109 lần chiếc tàu khả nghi hoạt động phi pháp, bắt giữ 5 tàu buôn lậu của Cam pu chia (ở chợ trời trên biển) và 1 tàu vượt biên. 5 tàu buôn lậu này ta bàn giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Kông pông xom; 1 tàu vượt biên cùng với người bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc. Trong mùa khô này tàu của Cụm lực lượng số 5 Hải quân hoạt động, hành trình 20 000 hải lý an toàn, tiêu thụ hết 2000 viên đạn đại liên, 12,7mili mét và 37mi li mét.

Sau các đợt vây bắt này, hoạt động xâm nhập của các loại tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển Tây nam và khu vực biển Kông pông som giảm rõ rệt, chúng chủ yếu hoạt động ở ngoài đường cơ sở. Riêng khu vực biển phía tây đảo Kô công và phía tây bán đảo Tha ma xô thuộc vùng biển tỉnh Kô công số lượng tàu cá Thái Lan xâm nhập không giảm mà ngày càng tăng so với trước, đặt ra cho Vùng cần có biện pháp hiệu quả hơn để quản lý tốt vùng biển này.

Trên đất liền, trong năm 1985, các đơn vị trên bờ, đảo, nhất là Căn cứ Rean, Tiểu đoàn 573, liên tục tổ chức lực lượng nhỏ từ tổ đến trung đội tiến hành truy quét, lùng sục, kiểm tra và tổ chức phục kích những nơi trọng điểm địch có thể xâm nhập, kể cả các đảo không có lực lượng ta chốt giữ. Kết quả, không phát hiện được địch xâm nhập, ta quản lý và kiểm soát được mọi tình hình ở các khu vực này.

Sau một thời gian toàn quân thực hiện “cơ chế 07” đã bộc lộ những hạn chế về vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội, ngày 4 tháng 7 năm 1985, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 27, tiếp tục kiện toàn cơ chế lãnh đạo mới của Đảng đối với quân đội, để thực sự bảo đảm Đảng lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt” đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, hệ thống tổ chức đảng ủy cấp trên cơ sở trở lên trong Đảng bộ Quân đội được tái thành lập. Ngày 4 tháng 11 năm 1985, Đảng ủy Quân chủng ra quyết định thành lập Đảng ủy Vùng 5 Hải quân và chỉ định 8 đồng chí vào Đảng ủy Vùng 5, gồm: Đồng chí Trần Khoái, Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nguyễn Huy Lý, Phó Bí thư; đồng chí Trịnh Khắc Thuyết, Ủy viên Thường vụ; đồng chí Lê Nam Tiến, Đảng ủy viên; đồng chí Trần Sĩ Kịch, Đảng ủy viên; đồng chí Trương Đăng Thái, Đảng ủy viên; đồng chí Nguyễn Văn Lai, Đảng ủy viên; đồng chí Lưu Văn Khảm, Đảng ủy viên.

Ngày 27 tháng 11 năm 1985, tại Sở chỉ huy Vùng 5, Bộ Tư lệnh Hải quân phê chuẩn Kế hoạch hoạt động mùa khô 1985, 1986 của Vùng 5 Hải quân, đồng chí Phó Tư lệnh, Chuẩn đô đốc Hoàng Hữu Thái đã cho ý kiến nhấn mạnh một số vấn đề: Về địch, phần biên giới nội địa Cam pu chia – Thái Lan, sau chiến dịch mùa khô 1984, 1985, ta và bạn đã tổ chức các điểm chốt dọc biên giới chặt chẽ. Do đó, địch cũng hạn chế xâm nhập và tiếp tế vũ khí, lương thực cho bọn tàn quân trong nội địa. Vì vậy, chỉ còn phía biển, từ đảo Kô công dọc bờ biển đến đảo Sa mứt, các cửa vào vịnh Kông pông som là địch có khả năng tăng cường xâm nhập, tiếp tế vũ khí, khí tài, lương thực cho bọn tàn quân trong nội địa. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng cho tàu thuyền trà trộn xâm nhập, đánh bắt hải sản kết hợp trinh sát, họp chợ trời gây rối loạn trật tự an ninh trên biển, hoạt động chiến tranh tâm lý, chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Nếu ta sơ hở mất cảnh giác, cũng không loại trừ khả năng địch có thể tập kích phá hoại hay đổ bộ lên các đảo làm bàn đạp xâm nhập vào đất liền.

Dù tình hình trên biển diễn biến thế nào, chúng ta cũng phải tích cực chủ động tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tiễu, cảnh giới, quản lý vững chắc vùng biển của ta và của bạn. Trước mắt đợt 1, tập trung hoạt động ở Khu vực 1, tiến hành trong tháng 12 năm 1985, bằng tất cả tàu của Lữ đoàn 127 và Căn cứ Rean -505, tổ chức hoạt động tập trung chủ yếu là khu vực ven bờ từ Kông pông som –Kô rông Sa lem – Kô rông – Sa mứt lên Kô công. Tiếp theo là đợt 2 và 3.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Hải quân vàkế hoạch hoạt động đề ra, từ ngày 8 tháng 12 năm 1985 đến 14 tháng 4 năm 1986, trên khu vực 1, tuyến ven bờ từ Kô công đến Căm pốt, Vùng 5 sử dụng lực lượng tàu của Lữ đoàn 127 và Căn cứ Rean ( Bạn) hoạt động liên tục, thường xuyên dưới các hình thức vừa tuần tiễu, vừa thả trôi, phục kích hoặc dùng tàu gỗ giả dạng đánh cá để quan sát nắm tình hình, bất ngờ kiểm tra các tàu thuyền khả nghi. Trong đó, có 4 đợt Vùng sử dụng các biên đội tàu từ 2 đến 4 chiếc hoạt động tập trung, đó là đợt 1, từ 8 tháng 12 đến 25 tháng 12 năm 1985; đợt 2, từ 14 đến 18 tháng 1 năm 1986; đợt 3, từ 18 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 1986; đợt 4, từ 8 đến 14 tháng 4 năm 1986. Tổng số tàu hoạt động 121 lần chiếc, đi 8312 hải lý ( tàu của ta hoạt động 75 lần chiếc, đi 6711 hải lý; tàu của bạn hoạt động 46 lần chiếc, đi 1740 hải lý)

Kết quả, ta bắt 1 thuyền địch, có 2 tên, giao cho Bộ Quốc phòng Bạn; Bắt 8 tàu Cam pu chia, có 25 người vì buôn bán trái phép, giấy tờ không hợp lệ, trang bị súng phi pháp, thu 20 súng AK và CKC, toàn bộ số tàu và người này ta bàn giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Kông pông xom, còn súng thì Căn cứ Rean của bạn giữ chờ lệnh xử lý; Bắt 6 tàu cá Thái Lan với 116 ngư phủ, thu 2 bộ ra đa, ta giao 2 tàu và người cho thành phố Kông pông xom, còn 4 tàu và 2 bộ ra đa theo lệnh của Bộ Quốc phòng Cam pu chia bàn giao cho Căn cứ Rean của bạn giữ lại sử dụng; Bắt 2 tàu vượt biên Việt Nam có 37 người, bàn giao cho địa phương.

Trên khu vực 2, 3, vùng biển từ Phú Quốc đến đảo Pô lô vai, Kô tang, Thổ Chu, tàu của Lữ đoàn 127 xuất phát từ Phú Quốc hoặc từ Kông pông som, thường xuyên không định kỳ vừa làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa tiếp tế cho các đảo, đưa đón cán bộ, chiến sĩ, vừa tổ chức tuần tiễu xua đuổi các tốp tàu cá Thái Lan vào sâu nội thủy, đồng thời quan sát phát hiện và vây bắt tàu giả dạng đánh cá để thông tin, tiếp tế vũ khí xâm nhập vào nội địa Cam pu chia và Việt Nam. 6 tháng đầu năm 1986 ta thực hiện được 8 chuyến hoạt động trên khu vực này.

Trên bờ, 6 tháng đấu năm 1986, Vùng 5 thường xuyên sử dụng lực lượng từ 10 đến 15 phần trăm quân số của tiểu đoàn 573 và Căn cứ 505 phối hợp với đơn vị Bạn truy quét, lùng sục, tuần tra, phục kích, có 3 lần gặp địch ở bắc cảng Rean, nổ súng nhưng không tiêu diệt được địch. .

Cuối tháng 6 năm 1986, theo sự phân công và chỉ đạo của Ban chỉ huy thống nhất thành phố Kông pông som, Vùng 5 Hải quân chủ trì tổ chức thành công Hội nghị hiệp đồng chiến đấu bảo vệ cảng Kông pông som của Cụm lực lượng 2. Hôi nghị đã thống nhất được các phương án phối hợp chiến đấu bảo vệ cảng Kông pông som giữa cơ quan Sở chỉ huy Vùng 5 với các lực lượng thuộc Cụm 2 trong các tình huống bạo loạn, tập kích của bọn phản động và địch.24Những tháng cuối năm 1986, Vùng 5 duy trì tổ chức các đợt hoạt động tập trung, mỗi đợt từ 3 đến 5 tàu, nhưng chủ yếu là tàu gỗ kết hợp với các đơn vị phòng thủ trên bờ và trên đảo tiến hành đồng loạt các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, tuần tiễu, truy quét trên toàn bộ tuyến ven bờ biển từ đảo Kô công đến quần đảo Kô sa mít; từ cảng Kông pông som đến đảo Phú Dự và trong khu vực vịnh Kông pông som. Trong các đợt hoạt động này đều có lực lượng tàu đánh cá vũ trang của Công an vũ trang và Thành đội Kông pông som tham gia. Kết quả, ta kiểm tra bắt giữ hàng chục tàu của nước ngoài và của Cam pu chia làm ăn phi pháp, kiểm soát quản lý ngày càng chặt chẽ các khu vực biển gần bờ của Bạn.

Tổng cộng cả năm 1986, Vùng 5 sử dụng 18 tàu trên tổng số 31 tàu các loại, với 224 lần chiếc tàu hoạt động, đi 15 946 hải lý, kiểm tra, xua đuổi hàng trăm lần chiếc tàu thuyền xâm phạm vùng biển, bắt giữ 48 tàu thuyền các loại (1 thuyền gỗ và 2 tên địch, 7 tàu đánh cá Thái Lan; 7 tàu vượt biên cả việt Nam và Cam pu chia với 183 người; 4 xuồng chèo tay; 5 thuyền gỗ khả nghi và 24 tàu cá Cam pu chia buôn bán phi pháp). Trên đất liền và đảo, ta tổ chức truy quét, lùng sục hàng trăm lần từ cấp tổ đến cấp đại đội.

Về tổn thất của ta, năm 1986 ở Căn cứ 505 bị 2 lần địch phục kích xe vận tải chở bộ đội đang trên đường đi làm nhiệm vụ, làm hy sinh 7 đồng chí, bị thương 10 đồng chí, bị hỏng 2 xe vận tải.

Về công tác giúp Bạn, ngày 27 tháng 9 năm năm 1985, Ban Cán sự Bộ Tư lệnh 719 ra Nghị quyết 229A về đẩy mạnh nhiệm vụ giúp Bạn, nhấn mạnh, trên cơ sở thế và lực cách mạng Cam pu chia đã chuyển sang một bước mới, cần tập trung sự nỗ lực của ta và bạn cao hơn nữa, giúp bạn và cùng bạn quyết tâm thực hiện 3 mục tiêu chiến lược 25 với chất lượng cao hơn trong thời gian đã định, làm cho Bạn đủ mạnh, tự đảm đương được cuộc đấu tranh với địch, bảo vệ thành quả cách mạng. Năm 1986 có ý nghĩa rất to lớn, đòi hỏi chất lượng giúp bạn của ta phải tốt hơn và sự nỗ lực rất cao của bạn nhất là về ý chí bảo vệ Tổ quốc và bản chất Quân đội nhân dân cách mạng Cam pu chia.

Đầu tháng 12 năm 1985, họp quán triệt và triển khai Nghị quyết 229 của Ban Cán sự Bộ Tư lệnh 719, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng 5 xác định, phải tập trung vào thực hiện 3 mục tiêu chiến lược, trong đó mục tiêu quyết định nhất là giúp bạn mạnh lên về các mặt, để bạn có đủ điều kiện tự đảm đương việc bảo vệ vùng biển, hải đảo và căn cứ của bạn. Trong năm 1986, về mặt hoạt động chiến đấu, Bạn phải từng bước triển khai kế hoạch chống xâm nhập bằng đường biển.Phấn đấu đến cuối năm 1986, bạn đủ khả năng đảm nhiệm được việc bảo vệ phần lớn vùng biển của Bạn.

Đảng ủy và Chỉ huy Vùng nêu rõ, về xây dựng nâng cao chất lượng, phải giúp bạn xây dựng toàn diện, nhưng đặc biệt chú trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cụ thể là, mặt tổ chức biên chế, trên cơ sở lực lượng và phương tiện của bạn đã có, cần tiếp tục củng cố và ổn định về mặt tổ chức, từ cơ cấu chỉ huy, lãnh đạo đến các bộ phận cơ quan và đơn vị cơ sở, từng tàu, từng phân đội. Hướng cho Bạn hiểu được và làm được về chức trách nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của từng người, từng cấp, từng bộ phận. Căn cứ vào đó để thực hiện nhiệm vụ và xây dựng nề nếp. Để giúp bạn về mặt tổ chức hiệu quả hơn, ta cần có sự phân công cho từng người, từng bộ phận chuyên trách trực tiếp làm chuyên gia cho Bạn.

Trong xây dựng về mặt chính trị tư tưởng, việc trước tiên và là khâu then chốt nhất phải giúp bạn hiểu cho được chức trách nhiệm vụ, trách nhiệm và phẩm chất cách mạng và bản chất của quân đội nhân dân. Trên cơ sở nhận thức về quan điểm lập trường, để phân biệt rõ bạn, thù, biết vì dân mà chiến đấu, biết tôn trọng nhân dân, tôn trọng chính quyền, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, đặc biệt là nghĩa tình sâu năng đối với Việt Nam, mà trực tiếp là quân tình nguyện và chuyên gia Việt nam. Giúp bạn tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng và xây dựng cơ sở đảng từng bước vững chắc, từng tàu, từng bộ phận đều có đảng viên, hoặc tổ đảng, từng tiểu đoàn có chi bộ, trong công tác lãnh đạo của Đảng phải hướng cho bạn nâng được chất lượng về khả năng chỉ huy, quản lý, nuôi dưỡng và huấn luyện bộ đội. Về huấn luyện, các tàu và pháo, bạn mới nhận năm 1985, sau khi chuyên gia Liên xô đã huấn luyện xong cho bạn bước cơ bản, ta sẽ tiếp tục huấn luyện theo chương trình và nội dung của ta. Các tàu huấn luyện xong năm 1985, tiếp tục huấn luyện cơ bản ngành, đơn tàu, kết hợp huấn luyện biên đội 2 tàu; vừa huấn luyện vừa kết hợp hoạt động chiến đấu và luân phiên đi sửa chữa ở các xưởng. Năm 1986, ta sẽ tiếp tục tổ chức giúp bạn tiếp nhận phương tiện, vật tư viện trợ của Liên Xô; thành lập các đơn vị mới; đồng thời có kế hoạch đề nghị với bạn tiếp tục cho các tàu đi sửa chữa, bảo quản định kỳ và giải quyết khâu nhiên liệu dự trữ chiến đấu và lượng tiêu thụ hoạt động thường xuyên bảo đảm cho huấn luyện và hoạt động chiến đấu. Trong công tác bảo đảm, giúp bạn có kế hoạch cải thiện từng bước về đời sống; có kế hoạch chỉ tiêu tăng gia sản xuất cho từng người, từng bộ phận. Tổ chức và củng cố lại nề nếp, quản lý ăn uống để bảo đảm quyền lợi và tiêu chuẩn cho cán bộ, chiến sĩ ngày càng tốt hơn.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch công tác giúp Bạn đã đề ra, ngay đầu năm 1986, Vùng tổ chức quán triệt Nghị quyết 229A của Ban Cán sự 719 từ cơ quan đến các đơn vị, nhằm xây dựng, củng cố quan điểm, thái độ và trách nhiệm giúp Bạn cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia. Đảng ủy Căn cứ 505 ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác giúp Bạn, triển khai các kế hoạch, biện pháp để thực hiện từng bước theo ý định của trên.

Trong quí 1 năm 1986, Vùng chỉ đạo Căn cứ 505 cử hẳn một bộ chỉ huy và cơ quan căn cứ cùng bộ phận chuyên gia chuyên trách công tác giúp bạn, cùng ăn, ở, sinh hoạt, làm việc với bạn theo từng cấp; đồng thời củng cố lại đội ngũ chuyên gia, giảm bớt số chuyên gia không đáp ứng được yêu cầu năng lực chuyên môn.

Về tiến hành các mặt công tác chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, ta giúp bạn tập trung giáo dục về bản chất, truyền thống quân đội cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế vô sản; tổ chức học tập nghiệp vụ công tác kiểm tra Đảng, nghiệp vụ công tác cán bộ; chức trách cán bộ chung, cán bộ chính trị, quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên quân đội đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc... Nhằm tạo khí thế thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, trong tháng 3 năm 1986, ta giúp bạn tổ chức tốt Lễ kết nghĩa giữa Căn cứ Rean với thành phố Kông pông xom.

Sáu tháng đầu năm 1986, ta tiếp tục kiện toàn các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, đến thời điểm này Đảng ủy Căn cứ Rean đã có 7 chi bộ đảng trực thuộc, với 53 đảng viên; tổ chức đoàn thanh niên có 223 đoàn viên.

Về xây dựng lực lượng, tháng 4 và tháng 5 năm 1986, ta giúp bạn tiếp nhận 2 tàu tuần tiễu trang bị cho Hải đội tàu 89 đưa vào huấn luyện, tổ chức thành lập Tiểu đoàn bộ binh 1 phòng thủ đảo. Như vậy, đến tháng 6 năm 1986, Hải quân Cam pu chia do Liên Xô viện trợ phương tiện, vũ khí, trang bị kỹ thuật và ta cùng giúp đỡ xây dựng đã cơ bản có các thành phần lực lượng trên bờ, dưới nước, phòng thủ đảo, gồm Hải đội tàu chiến đấu 88, Hải đội tàu chiến đấu 89; Tiểu đoàn 82 pháo cao xạ 37; Tiểu đoàn 4 pháo mặt đất 130 ly; Tiểu đoàn bộ binh 1 phòng thủ đảo với số lượng chuyên gia tương đối đầy đủ đến cấp đại đội và đang khẩn trương xây dựng lực lượng ra đa quan sát.

Về huấn luyện, ta giúp bạn làm tốt các kế hoạch huấn luyện cho các lực lượng trên bờ, dưới nước và tổ chức lễ ra quân huấn luyện vào ngày 1 tháng 3 năm 1986. Trong huấn luyện, tiếp tục thực hiện tốt phương châm kết hợp giữa học tập lý thuyết với thực hành, giữa huấn luyện với thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu của căn cứ và của đơn vị.

Trong tháng 3, ta đưa Tiểu đoàn 4 pháo 130ly của bạn về bố trí ở phía bắc, đông bắc Căn cứ để xây dựng doanh trại cố định làm nhiệm vụ vừa tham gia phòng thủ căn cứ, vừa tiến hành công tác huấn luyện.

Thực hiện kế hoạch truy quét tàu cá nước ngoài và tuần tiễu trên biển mùa khô 1985, 1986, Bạn sử dụng 1 đến 3 tàu tập trung hoạt động trên tuyến từ tây đảo Kô tang đến Kô rông và Kô sa mứt. Trong các hoạt động này, ta đều giúp đỡ bạn lập kế hoạch và chuyên gia ta trực tiếp hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm an toàn, chấp hành nghiêm đối sách, chính sách và kỷ luật công tác. Kết quả, bắt được 6 tàu cá Thái Lan xâm phạm trái phép và 9 tàu Cam pu chia làm ăn phi pháp, kiểm tra hàng chục lần chiếc tàu thuyền trên biển và xua đuổi nhiều tàu cá nước ngoài ra khỏi vùng biển nội thủy.

Trong quí 3 năm 1986, ta tổ chức thành công diễn tập hiệp đồng bảo vệ Căn cứ, có bắn đạn thật. Tham gia diễn tập có Căn cứ 505 và bạn, gồm các lực lượng tàu, phòng thủ và pháo cao xạ. Trên cơ sở kết quả diễn tập, ta tiếp tục điều chỉnh bổ sung các nội dung huấn luyện để đáp ứng yêu cầu cầu nâng cao chất lượng hiệp đồng chiến đấu của các lực lượng.

Về công tác bảo đảm kỹ thuật, năm 1986, ta giúp bạn hoàn thành sửa chữa 1 tàu 1206 ở nhà máy Ba Son và sửa chữa 2 tàu ở Xưởng X55 và đưa về cảng Renan an toàn. Đặc biệt trong năm này, Nhà máy Ba son sửa chữa khôi phục thành công một đốc nổi cho bạn, đã đưa 4 tàu lên đốc sửa chữa phần thân vỏ; đồng thời, khẩn trương đào tạo công nhân kỹ thuật, hướng dẫn khai thác sử dụng đốc nổi để phục vụ tốt cho công tác bảo đảm kỹ thuât của Căn cứ.

Về công tác hậu cần, ta tổ chức đưa Bạn đi tham quan các đơn vị điển hình của ta có phong trào tăng gia tự túc nuôi quân tốt, để bạn học tập, để từng bước giúp bạn tổ chức tốt đời sống cho bộ đội.

Sau hơn hai năm tích cực chủ động giúp Bạn, các lực lượng hải quân của Campu chia đã trưởng thành về mọi mặt, Bạn đã đảm nhiệm được từng bước công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và hoạt động chiến đấu bảo vệ vùng biển và hải đảo của bạn. Từ tháng 6 năm 1986, khung cơ quan Căn cứ 505 của ta chủ yếu bảo đảm cho lực lượng của ta, chỉ có một số cán bộ chủ trì, trợ lý chủ chốt làm nhiệm vụ giúp bạn. Xét thấy khung cơ quan Căn cứ 505 không phù hợp nữa, trên cơ sở đề nghị của quân chủng Hải quân, ngày 7 tháng 8 năm 1986, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định số 1083/QP- QĐ giải thể Căn cứ 505 Hải quân tổ chức thành Đoàn chuyên gia giúp Bạn tại Căn cứ Rean. Tiểu đoàn 573, 2 đại đội pháo 105 mi li mét, 37 mi li mét; 1 đại đội cảnh vệ chuyển về trực thuộc Vùng 5 Hải quân. Song, trên thực tế lúc này, tình hình nội địa, lực lượng bạn vẫn chưa ổn, khả năng tự đảm đương bảo vệ vòng ngoài Căn cứ Ream của bạn vẫn còn rất hạn chế. Cho nên, Đảng ủy và Chỉ huy Vùng chủ trương chưa triển khai ngay quyết định trên, đến khi nào Bạn đảm nhiệm được, ta sẽ thực hiện giải thể.

Để chuẩn bị cho việc từng bước bàn giao đảo cho Bạn quản lý bảo vệ, cuối năm 1986, Vùng 5 điều Đại đội 2, (ở đảo Kô công) và đại đội 7 ở đảo Kô rông thuộc Tiểu đoàn 572 về trực thuộc Vùng; chuyển tiểu đoàn bộ và Đại đội 1, Tiểu đoàn 572 từ Kô rông sang đảo Kô rông Sa lem để tiến tới bàn giao đảo Kô rông cho Tiểu đoàn bộ binh 1 của bạn.

Về công tác Đảng, thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, Đảng ủy Vùng tiếp tục được kiện toàn, ngày 1 tháng 2 năm 1986, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng ra quyết định chỉ định các đồng chí Cao Xuân Liễn, Phó lữ đoàn trưởng về chính trị 127, Cao Bá Thoại, Chỉ huy trưởng Căn cứ 505 vào Đảng ủy Vùng 5 Hải quân; chỉ định các đồng chí Lê Nam Tiến, Trần Sĩ Kịch là Đảng ủy viên vào Ban Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân.

Chấp hành chỉ thị của Đảng ủy Quân chủng, cuối tháng 8 năm 1986, Đảng ủy Vùng 5 tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ 4. Đại hội đã tiến hành thảo luận và thông qua dự thảo Báo cáo Chính trị, Bổ sung Điều lệ Đảng trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6; Đề án của Đảng ủy Quân chủng trình Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ 6; Đề án của Đảng ủy Vùng 5 và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ 6.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 Hải quân lần thứ IV đã xác định 4 phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1986 – 1990, đó là:

“1, Tập trung sức lãnh đạo của toàn Đảng bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo đảm có hiệu quả trên địa bàn được xác định; kiên quyết đánh bại mọi âm mưu hành động của địch trong khu vực đảm nhiệm; quản lý từng bước vững chắc vùng biển, mục tiêu được giao cả của ta và bạn.

2, Giúp bạn xây dựng lực lượng hải quân từng bước vững mạnh, trên cơ sở nắm vững 3 mục tiêu chiến lược, đưa công tác giúp bạn thực sự có hiệu quả, để bạn nhanh chóng đủ sức đảm đương thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng biển.

3, Tích cực xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng về mọi mặt, coi trọng công tác huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ chiến thuật theo hướng cơ bản, toàn diện, từng bước vững chắc.

4, Tích cực tăng gia sản xuất làm kinh tế với tinh thần tự lực tự cường, trên dưới cùng làm; trên cơ sở thế mạnh hiện có thực hiện tốt 2 khâu chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, bố trí người, đầu tư phương tiện, tiền vốn hợp lý…”26

Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng 5 lần thứ IV thành công tốt đẹp, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Vùng tiếp tục được củng cố và tăng cường, nhất là sự khởi sướng đổi mới tư duy trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta đã làm cho cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ có sự nhìn nhận mới về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cùng với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vùng lần thứ 4, năm 1987, Vùng 5 chủ trương huy động mọi khả năng hiện có của vùng, kết hợp với lực lượng hải quân Cam pu chia, lực lượng vũ trang Công pông xom và công an biên phòng phối hợp hoạt động quản lý, bảo vệ vùng biển, hải đảo Cam phu chia. Vùng xác định, lấy hoạt động thường xuyên là chủ yếu để kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền trên biển, trọng tâm là hoạt động tuyến ven bờ và các khu vực trọng điểm như bắc, nam đảo Kô kông, cửa vào vịnh Công pông som và khu vực sông Túc Sáp, bắc đảo Phú Dự.

Trong quí 1 năm 1987, trên vùng biển Cam pu chia, ta tập trung lực lượng cuả Lữ đoàn 127, Căn cứ Rêam kết hợp với tàu của Thành đội và công an thành phố Công pông xom tuần tiễu chốt chặt các khu ven bờ từ đảo Kô sa mứt đến bắc đảo Kô kông, vịnh Công pông som, Căn cứ Ream, đảo Phú Dự, cảng Công pông som, cảng dầu.

Ta mạnh dạn tổ chức đưa các tàu của bạn ra hoạt động tuyến xa bờ, đảo Kô tang, Pô lô vai. Kết quả, 3 lần tổ chức phối hợp, Căn cứ Ream bắt 5 tàu cá Thái Lan với 95 ngư phủ ở nam và tây bắc đảo Kô tang 8 đến 10 hải lý; bắt 9 tàu Cam pu chia buôn bán trái phép; bắt giữ 5 tàu thuyền vào các khu vực cấm, đồng thời kiểm tra hàng chục lần các tàu thuyền trên biển.

Cả năm 1987, ta và bạn sử dụng 118 lần chiếc tàu đi 12 020 hải lý, kiểm ta và xua đuổi hàng trăm lần tàu thuyên xâm phẩm khỏi vùng biển của Cam pu chia; bắt 19 tàu cá Thái Lan, 340 ngư phủ.

Ở vùng biển Việt Nam, các trạm ra đa của Vùng 5 quan sát theo dõi, dẫn dắt chỉ thị mục cho các biên đội tàu của Hải đoàn 18 bộ đội biên phòng tập trung tuần tiễu, kiểm tra khu vực tây nam đảo Phú Quốc 35 đến 40 hải lý bắt nhiều tàu cá nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép, xua đuổi hàng chục lần chiếc tàu xâm phạm lãnh hải.

Qua hoạt động thường xuyên của ta, tình hình an ninh trật tự trên các khu vực biển Vùng 5 phụ trách tiếp tục được củng cố tốt, các vụ trấn lột, cướp bóc trên biển giảm hẳn so với trước. Hoạt động tàu thuyền đánh cá của nhân dân hai nước từng bước được tổ chức có qui củ, số lượng ngày càng phát triển, phạm vi đánh bắt hải sản ngày càng được mở rộng.

Hoạt động trên bờ và đảo, năm 1987, ta thường xuyên sử dụng 15 phần trăm quân số của Căn cứ 505 và các đơn vị ở đảo thường xuyên liên tục truy quét, tuần tra, phục kích các khu vực trọng điểm địch có thể xâm nhập ở đông, bắc Ream, đảo Kô công, Kô rông, Kô rông Sa lem, bắc đảo Phú Dự, kiên quyết không để địch tập kích vào khu vực đóng quân, xâm nhập vào ven bờ biển, vào đảo. Kết quả, tiêu diệt 5 tên, thu 1 súng AK, bắt 3 tên nghi tiếp tế cho địch.

Năm 1987, Vùng tiếp tục tập trung vào xây dựng nâng cao chất lượng hải quân Bạn, chủ động tích cực triển khai các chương trình huấn luyện quân sự, chuyên môn hậu cần, kỹ thuật, chính trị, kèm cặp đưa bạn vào phối hợp các hoạt động thực tế trên hiện trường. Trong công tác chính trị, chú trọng xây dựng bản chất giai cấp công nhân, lấy xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là trung tâm; tiếp tục kiện toàn củng cố tổ chức cơ sở Đảng từ chi bộ đến đảng bộ Căn cứ, trọng tâm là các đảng bộ tiểu đoàn 1 phòng thủ đảo, tiểu đoàn 4 pháo binh, tiểu đoàn 88 tàu chiến đấu. Sáu tháng đầu năm 1987, trong phối hợp với ta tham gia tuần tiễu, quản lý, kiểm soát các vùng biển gần bờ và xa bờ, Bạn đã độc lập vây bắt, xử lý 11 tàu thuyền hoạt động trái phép, trong đó có 6 tàu cá Thái Lan và kiểm tra hàng chục lần chiếc tàu khác.

Đồng thời với công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, ta khẩn trương giúp bạn xây dựng các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, các đài ra đa, 3 cầu cảng gỗ sơ tán tàu và một bệnh xá.

Với sự nỗ lực tích cực giúp đỡ của Vùng 5, đến cuối năm 1987, lực lượng hải quân Cam pu chia thực sự đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Đầu tháng 10 năm 1987, Vùng 5 công bố thực hiện giải thể Căn cứ 505, bàn giao lại cho Đoàn chuyên gia, chuyển tiểu đoàn 573 về trực thuộc Vùng.

Để làm tốt nhiệm vụ chuyên gia giúp Bạn xây dựng lực lượng hải quân, ngày 24 tháng 10 năm 1987, Bộ Quốc phòng ra quyết định điều 18 cán bộ thuộc quân chủng Hải quân (chủ yếu là cán bộ của Vùng 5 Hải quân) về Đoàn chuyên gia 478, Bộ Quốc phòng nhận công tác theo các chức vụ, cương vị chuyên gia.27
Năm 1987, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam cùng với Bạn tiếp tục giành được những thắng lợi lớn trong thực hiện 3 mục tiêu chiến lược của nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Cam pu chia, tạo đà cho năm 1988 giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định. Ngày 16 tháng 10 năm 1987, Ban Cán sự, Bộ Tư lệnh 719, ra nghị quyết về phương hướng công tác năm 1988 của quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia quân sự Việt Nam trên chiến trường Cam pu chia, nhấn mạnh năm 1988 là năm phải tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ để Bạn vươn lên nắm chọn vẹn ngọn cờ độc lập dân tộc, tự đảm đương về cơ bản nhiệm vụ và vững vàng trong mọi tình huống; giúp Bạn và tạo điều kiện để Bạn tự đảm đương được nhiệm vụ trên cả hai mặt trận biên giới và nội địa; giúp Bạn tổ chức phòng thủ bờ biển, hải đảo bằng lực lượng địa phương và dân quân cùng phối hợp với Hải quân.

Nắm vững sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên, ngày 22 tháng 10 năm 1987, Đảng ủy và chỉ huy Vùng 5 Hải quân họp thống nhất nhận định, năm 1987, lực lượng của Bạn trên địa bàn đứng chân từng bước được củng cố, đã và đang độc lập hoạt động có hiệu quả. Căn cứ Hải quân Ream của bạn sau nhiều năm được Vùng xây dựng, giúp đỡ và chỉ đạo nay đã dần kiện toàn về tổ chức; khả năng phòng thủ trên bờ, trên đảo, xung quanh căn cứ, khả năng truy quét ngoài địa hình có thể bảo đảm nhiệm vụ tốt. Khả năng hoạt động của lực lượng hải quân trên biển có kết quả, có thể tổ chức biên đội tuần tiễu bảo vệ từng khu vực biển của mình; trình độ của cán bộ hải quân bạn ngày càng được nâng lên, đã có thể độc lập hoạt động trên biển gần.

Trên cơ sở nhận định tình hình, Đảng ủy và chỉ huy Vùng xác định kế hoạch hoạt động chiến đấu năm 1988 của Vùng 5 như sau:

Trên biển, tập trung hoạt động vào 2 khu vực lớn, khu vực 1 ở phía Bắc, là khu vực địch hoạt động, từ tây đảo Kô kông cách 11 hải lý kéo dài tới tây nam đảo Pô lô vai cách 15 hải lý đến mũi nam Hòn Nước về đến cửa sông Căm Pốt. Khu vực 2 ở phía Nam, là khu vực tàu cá nước ngoài thường xâm nhập đánh bắt trộm hải sản, từ mũi nam Hòn Nước đến tây nam đảo Thổ Chu 4 hải lý – nam Hòn Khoai – Nam Du đến nam đảo Phú quốc.

Trên đất liền, khu vực Ream và khu vực thành phố Kông pông xom đều là trọng điểm bảo vệ, song khu vực Ream là quan trọng hơn đối với nhiệm vụ của Vùng.

Về sử dụng lực lượng, khu vực 1, huy động toàn bộ số tàu tốt của Hải quân bạn cùng với 2 đến 3 tàu của Lữ đoàn 127 tổ chức luân phiên hoặc phối hợp hoạt động thường xuyên. Khu vực 2, sử dụng lực lượng còn lại của Lữ đoàn 127, từ 4 đến 5 tàu, có 2 tàu vận tải cao tốc luân phiên, thường xuyên tuần tiễu xua đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập, khi có thời cơ thì tổ chức các đợt vây bắt.

Các đơn vị bảo vệ đảo và căn cứ, thường xuyên tổ chức tốt hệ thống quan sát và trinh sát nắm địch, tổ chức định kỳ và không định kỳ truy quét, lùng sục, phục kích kiên quyết không để địch bu bám gần vị trí đứng chân, nắm chắc tình hình quyết không cho địch tập kích bất ngờ vào đơn vị, nắm chắc và tạo thời cơ tiêu diệt địch với hiệu quả cao nhất.

Về tổ chức chỉ huy, Sở Chỉ huy cơ bản của Vùng 5 đóng ở Kông pông xom trực tiếp và thống nhất chỉ huy toàn bộ các hoạt động ở khu vực 1, khu vực 2 và điều động lực lượng hoạt động đột xuất theo nhiệm vụ trên giao. Lực lượng hải quân ở Ream hoạt động trên khu vực 1, do Chỉ huy trưởng Căn cứ chỉ huy. Hải đội hỗn hợp của Lữ 127 ở Kông pông xom do đồng chí phó lữ đoàn trưởng, tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 chỉ huy. Ở khu vực 2, đồng chí lữ đoàn trưởng lữ đoàn 127 chỉ huy các lực lượng còn lại của lữ đoàn hoạt động ở đây.

Đảng ủy và chỉ huy Vùng nhấn mạnh chủ trương, năm 1988 phải mở rộng phạm vị hoạt động, phát huy hết khả năng lực lượng Hải quân Cam pu chia, nâng cao trình độ thực tế của cán bộ, chiến sĩ, quyết tâm từ năm 1989 đến 1990, hải quân Bạn có thể đủ sức tự đảm nhiệm toàn bộ nhiệm vụ trên vùng biển, đảo của Cam pu chia.

Những tháng mùa khô cuối năm 1987, đầu năm 1988, thời tiết trên địa bàn đứng chân của Vùng ở đất Bạn nắng mưa, độ ẩm lên xuống thất thường, bệnh sốt xuất huyết phát triển, hoành hành, bộ đội ta ốm đau nhiều, nhất là các đảo, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức chiến đấu của các đơn vị. Phương tiện tàu thuyền của ta và của bạn liên tục hư hỏng, nhiện liệu bảo đảm cho các hoạt động chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu thiếu trầm trọng, số lượng tàu thuyền hoạt động được không đáp ứng yêu cầu của kế hoạch đề ra. Tình hình kinh tế ở miền Bắc gặp khó khăn, một số vùng nhân dân thiếu đói nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm, hiệu xuất công tác của hầu hết cán bộ từ cơ quan đến đơn vị. Anh em cán bộ của Vùng đa phần quê hương ở miền Bắc, công tác ở cuối đất nước, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn không có điều kiện chăm sóc, giúp đỡ gia đình, vợ con trong lúc gặp hoàn cảnh kinh tế sa sút.

Sau khi giải thể Căn cứ 505, sang năm 1988, kể từ ngày 1 tháng 1 hải quân Bạn không thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Vùng 5 Hải quân, nhưng về mặt chiến đấu Vùng 5 vẫn phải tiếp tục đi sát theo dõi, vừa hiệp đồng chiến đấu, vừa giúp bạn xây dựng, tổ chức các lực lượng chiến đấu.

Thực hiện chỉ đạo của trên và kế hoạch hoạt động đề ra của vùng, trong quí 1 năm 1988, Vùng 5 tích cực giúp bạn làm kế hoạch và tổ chức các biên đội tàu tập trung hoạt động trên các khu vực biển Kô kông, Kô tang, trong vịnh Kông pông som có kết quả, bảo đảm an toàn; Tiếp tục giúp bạn triển khai các trận địa pháo 76,2 mi li mét phòng thủ đảo Kô rông28; bố trí lực lượng pháo 130 milimét ở hòn Tây Nam và pháo cao xạ 37 ly ở hòn Kô ta kiêu.

Tháng 4, tháng 5 năm 1988, Bạn nhận thêm 3 tàu chiến đấu 205.

Như vậy, đến tháng 5 năm 1988, Bạn đã có 14 tàu, trong đó có 12 tàu chiến đấu, 2 tàu đổ bộ K74. Với số lượng tàu này, Hải quân Bạn có đủ điều kiện và khả năng quản lý, bảo vệ vùng biển của Bạn. Đánh giá thực lực hải quân hiện có của Bạn và tình hình chung trên chiến trường, Vùng nhận thấy từ cuối năm 1988 có thể từng bước bàn giao vùng biển, tuyến đảo cho Hải quân Bạn quản lý và hoạt động bảo vệ vùng biển, hải đảo Cam pu chia.

Đi đôi với tập trung chỉ đạo giúp Bạn và phối hợp với bạn đẩy mạnh các hoạt quản lý bảo vệ vùng biển và hải đảo, 6 tháng đầu năm 1988, các đơn vị trên bờ và đảo của Vùng chủ động khắc phục khó khăn tổ chức các đợt truy quét, phục kích, trinh sát, kiểm tra, không để địch áp sát, thâm nhập địa bàn.

Trong lúc Vùng 5 đang dồn sức vào giúp lực lượng hải quân Cam pu chia trưởng thành, càng nhanh, càng tốt, để bạn có thể sớm độc lập đảm đương bảo vệ vùng biển, hải đảo của nước mình, thì ngày 31 tháng 1 năm 1988, Trung Quốc đưa lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa ngang nhiên chiếm đóng bãi đá ngầm Chữ Thập của Việt Nam. Sau họ đó ra sức xây dựng củng cố bãi đá ngầm Chữ thập thành căn cứ và tiếp tục dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm các bãi đá ngầm Châu Viên, Gơ Ven, Huy Gơ, Gạc Ma, Xu Bi. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu chiến của hải quân Trung Quốc nổ súng bắn vào các tàu vận tải HQ 604, HQ605 và HQ 505 của Hải quân ta khi đang làm nhiệm vụ tại các bãi đá ngầm Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin; pháo trên tàu chiến Trung quốc bắn thẳng vào đội hình công binh của ta đang triển khai xây dựng công trình trên bãi đá ngầm Gạc Ma, gây cho ta tổn thất lớn, 2 tàu bị chìm, 1 tàu bị cháy, 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và mất tích.

Trước các hành động xâm phạm chủ quyền vùng biển, quần đảo Trường Sa trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế của hải quân Trung Quốc, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương lãnh đạo tập trung cao nhất khả năng lực lượng của toàn Quân chủng vào cuộc đấu tranh bảo chủ quyền vùng biển, quần đảo Trường Sa, đồng thời đề xuất với Đảng, Chính phủ chỉ đạo việc huy động sức mạnh của cả nước vào chi viện xây dựng và bảo vệ chủ quyền Trường Sa, phát động phong trào “ Cả nước vì Trường Sa”.

Ngày 18 tháng 2 năm 1988, Tư lệnh Hải quân ra lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường cho các đơn vị Vùng 1, Vùng 3, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, Lữ đoàn 125 (bộ phận ở Hải Phòng); chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên cao cho các đơn vị Vùng 4, Lữ đoàn 125 ( bộ phận ở Sài Gòn), Lữ đoàn 162 của Vùng 3, Hải đội tàu tên lửa 131của Lữ đoàn 172.

Toàn Quân chủng bước vào chiến dịch đấu tranh bảo vệ chủ quyền mạng tên “CQ 88”.

Góp sức cùng với Quân chủng, đầu tháng 3 năm 1988, thực hiện mệnh lệnh của Tư lệnh Hải quân, Vùng 5 điều 30 chiến sĩ kỹ thuật và 2 tàu LCM8, HQ 462, HQ 463 và 1 tàu LCU, HQ 555 tăng cường cho Vùng 4 tham gia chiến dịch CQ 88 và ngày 9 tháng 4 năm 1988, chấp hành lệnh của Quân chủng, Vùng 5 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường. Các cơ quan, đơn vị của vùng ở trong nước thực hiện nghiêm các chế độ trực và bảo đảm sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

Trên chiến trường Cam pu chia, từ cuối năm 1987 đến tháng 5 năm 1988, Đảng và Nhà nước Cam pu chia có sự nỗ lực mới trong quyết tâm làm chủ đất nước, tích cực phát triển lực lượng vũ trang, đảm nhiệm thêm nhiều địa bàn. Hầu hết tuyến 1 trên biên giới do Bạn đảm đương.

Trước sự trưởng thành mạnh mẽ của cách mạng Cam pu chia, thực hiện thỏa thuận của hai Nhà nước Việt Nam và Cam pu chia, Bộ Quốc phòng quyết định rút quân tình nguyện đợt thứ 7 ở Cam pu chia về nước vào nửa năm cuối 1988. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chính trị to lớn của đại bộ phận các đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn của mình. Đợt rút quân lần này, quân số đông, nhiều phiên hiệu đơn vị, có cơ quan, đơn vị chiến đấu, các binh chủng kỹ thuật, trạm xưởng, các nhà trường, bệnh viện, kho tàng, trang bị kỹ thuật, vật tư, súng đạn…

Trong dịp này, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta đã gửi thư cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam ở Cam pu chia, động viên, biểu dương chiến công mới của quân đội ta trong nhiệm vụ giúp Bạn 10 năm qua, đồng thời cũng chỉ thị cho quân tình nguyện Việt Nam, các lực lượng giúp bạn, cũng như các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nỗ lực giúp cách mạng Cam pu chia trong thời điểm lịch sử để giành thắng lợi quyết định, trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia. Bộ Chính trị khảng định, “chúng ta đã giúp Bạn một cách vô tư, trong sáng, giúp toàn diện, từ việc nhỏ đến việc lớn. Hiệu quả giúp đỡ Bạn thể hiện ở chỗ ta đã đưa một dân tộc có nguy cơ bị diệt chủng vươn lên cuộc sống hồi sinh và phát triển một cách kỳ diệu” + Hồ sơ lưu trữ của Vùng 5 Hải quân

Thực hiện kế hoạch rút quân lần thứ 7, ngày 18 tháng 6 năm 1988, tại cuộc họp về Rút quân tình nguyện Hải quân ở Cam pu chia về nước trong năm 1988, có các đồng chí Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 719, Phó Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân và đồng chí Nuôn Sóc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân Cam pu chia, Bộ Tư lệnh Hải quân đề nghị Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng: Các chuyên gia Hải quân ở Cam pu chia rút hết về nước; các tàu của Hải quân Việt Nam hiện đang ở Cam pu chia rút về Phú Quốc, việc bảo vệ vùng biển giao lại cho Hải quân Cam pu chia; rút lực lượng bảo vệ một số đảo, bàn giao nhiệm vụ bảo vệ đảo cùng pháo 105, pháo 37 ly cho phía Cam pu chia…

Chấp hành mệnh lệnh của trên, ngày 22 tháng 7 năm 1988, Đại đội 2 bộ binh và Trạm ra đa 620 tiến hành bàn giao địa bàn đảo Kôkông cho Cục Hải quân Cam pu chia. Đến dự Lễ bàn giao, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam, có đồng chí Thiếu tướng Ba Khuê; đại diện Bộ Quốc phòng Cam pu chia, có đồng chí Nươn Sóc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam pu chia và đại diện Vùng 5 Hải quân. Bạn tiếp nhận đầy đủ địa bàn, khí tài, vật chất, trang bị kỹ thuật và nhanh chóng triển khai kế hoạch quan sát vùng biển và bảo vệ đảo.

Sau khi bàn giao địa bàn Kô kông cho Bạn, Đại đội 2 bộ binh được biên chế thành 3 trung đội hỗn hợp làm nhiệm vụ cơ động của Vùng; quân số chuyên môn kỹ thuật thuộc Trạm ra đa 620 và của Đại đội 2 bộ binh được điều động về các đơn vị.

Để phù hợp với nhiệm vụ trong tình hình mới, trong năm 1988, Vùng 5 giải thể các đơn vị, Đại đội 7 pháo cao xạ, Đại đội 10 pháo binh thuộc Tiểu đoàn 573; Đại đội 1 bộ binh, Đại đội 4 pháo binh thuộc Tiểu đoàn 561; Đại đội 7 bộ binh hỗn hợp thuộc Tiểu đoàn 562.

Chấp hành nghị quyết về tổ chức Đại hội Đảng bộ Vùng lần thứ 5 của Đảng ủy Vùng 5 Hải quân, từ ngày 2 đến 3 tháng 11 năm 1988, Đảng bộ Vùng 5 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ Vùng lần thứ 5, có 90 đại biểu tham dự. Đại hội đã xem xét thông qua Báo cáo chính trị của Đảng ủy Vùng nhiệm kỳ 1986, 1988; thảo luận và quyết nghị các chủ trương nhiệm vụ của Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 1988, 1991 và bầu Ban chấp hành mới.

Đánh giá về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 1986, 1988, Đại hội nhấn mạnh, nhiệm kỳ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân chủng, Ban Cán sự 719, sự giúp đỡ của đơn vị bạn và chính quyền địa phương, Đảng bộ Vùng 5 đã có nhiều biện pháp đúng đắn, kịp thời động viên được tinh thần tích cực của bộ đội, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên thống nhất ý chí và hành động, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển, địa bàn đảm nhiệm; xây dựng nâng cao chất lượng có nhiều tiến bộ; giúp bạn xây dựng lực lượng hải quân và hoạt động bảo vệ vùng biển, căn cứ ngày càng hiệu quả.

Về phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1988, 1991, Đại hội nêu rõ 3 chủ trương công tác lớn, đó là: “1, Đề cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, không để địch đánh bất ngờ; chủ động trước mọi âm mưu, thủ đoạn mới của địch, bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo, địa bàn phân công, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2, Nhanh chóng ổn định tổ chức các đơn vị cả ở phía trước và phía sau, chỉ huy và lãnh đạo, nâng cao chất lượng toàn diện cả quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và làm kinh tế; chấp hành nghiêm túc kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước, chấm dứt vụ việc nghiêm trọng xảy ra, hạn chế thấp nhất kỷ luật thông thường, xây dựng Vùng vững mạnh về mọi mặt. 3, Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, có sức chiến đấu cao, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình; Tăng cường đoàn kết giữ vững kỷ cương của Đảng; gắn chặt việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên với xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng” 29Ban chấp hành Đảng bộ Vùng 5 nhiệm kỳ 1988- 1991, bầu đồng chí Phó chỉ huy Chính trị Vùng, Đại tá Nguyễn Huy Thăng làm Bí thư Đảng ủy Vùng 5 Hải quân; đồng chí Chỉ huy trưởng Vùng, Đại tá Trịnh Khắc Thuyết làm Phó Bí thư Đảng ủy.

Đầu năm 1989, phần lớn vùng biển Cam pu chia, Vùng 5 giao cho hải quân Bạn quản lý, bảo vệ và tiến hành các hoạt động tuần tiễu, kiểm tra, kiểm soát. Lực lượng tàu của Vùng tổ chức các hoạt động trên biển, đảo vòng ngoài, từ Thổ Chu – đảo Pô lô vai – đảo Kô tang và khu biển giáp gianh Bắc đảo Phú Quốc.

Thời gian này, lực lượng tàu chiến đấu của vùng rất mỏng, có 3 tàu PGM nhưng chỉ có 1 tàu hoạt động được, khả năng hoạt động lại rất hạn chế, nên ta phải tổ chức cho các tàu vận tải đi làm nhiệm vụ quản lý vùng biển. Với những cố gắng khắc phục khó khăn, ta và Bạn vẫn giữ cơ bản được an ninh, trật tự vùng biển của bạn và vùng biển của ta, nắm được tình hình, ngăn chặn đáng kể tàu thuyền nước ngoài xâm nhập.

Ở khu vực Ream, Tiểu đoàn 573 hai lần phối hợp với Bạn truy quét toàn bộ bán đảo Ream, bảo vệ an toàn địa bàn đảm nhiệm.

Lực lượng đứng chân trên các đảo duy trì thường xuyên các hoạt động tuần tra, kiểm tra theo kế hoạch. Các đảo không có lực lượng đứng chân, như Kô kô, Kô kang, Hòn Én, Hòn Rung và Hòn Ruồi, hàng tháng Vùng vẫn thực hiện nghiêm kế koạch kiểm tra.

Đầu năm 1989, Vùng tiếp tục bàn giao các đảo cho Bạn theo kế hoạch. Ngày 19 tháng 3, Đại đội 3, Tiểu đoàn 572 bàn giao địa bàn đảo Kô ma nô cho Tiểu đoàn 3, Tỉnh đội Kô kông. Ngày 20 tháng 3, Đại đội 3, Tiểu đoàn 573 bàn giao địa bàn đảo Phú Dự cho tỉnh đội Căm Pốt; sau đó là Đại đội 1, Tiểu đoàn 572 bàn giao địa bàn đảo Kông rông Sa lem cho Cục Hải quân Cam pu chia.

Bàn giao xong 3 đảo cho Bạn, các đơn vị trên trở về Phú Quốc theo tàu vận tải của Lữ đoàn 127.

Thực hiện thỏa thuận của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Cam pu chia, ngày 24 tháng 5 năm 1989, Bộ Tổng Tham mưu, ra mệnh lệnh số 05/ML- TM về việc rút toàn bộ lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Cam pu chia về nước, trước ngày 25 tháng 9 năm 1989.

Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam rút về nước bằng cả 3 phương tiện đường bộ, đường thủy và đường không. Cụ thể là, về đường bộ, mặt trận 579 sẽ rút theo đường 19 về qua cửa khẩu Đức Cơ; mặt trận 479 sẽ rút đại bộ phận theo đường số 5, một bộ phận theo đường số 6 qua Nông pênh rồi qua đường số 1 về cửa khẩu Mộc Bài; mặt trận 779 theo đường số 7 Cam pu chia về qua cửa khẩu Sa Mát; mặt trận 979 sẽ theo đường số 5 qua Nông pênh, rồi theo đường số 2 Cam pu chia qua Ta keo về cửa khẩu Tịnh Biên, một bộ phận qua cửa khẩu Hà Tiên…Về đường thủy, các bộ phận nặng của mặt trận 479, mặt trận 779 rút theo đường sông Mê kông từ Công pông chàm qua Nông pênh rồi về nước theo sông Tiền. Bộ phận lực lượng thuộc mặt trận 979 sẽ theo đường sông Tông lê sáp, từ Pređam qua Nông pênh rồi về nước theo sông Hậu. Vùng 5 Hải quân sẽ rút về nước theo đường biển.Các bộ phận sở chỉ huy các mặt trận sẽ rút về nước bằng đường không.

Chấp hành mệnh của trên, Vùng 5 khẩn trương thống nhất với Bạn về kế hoạch bàn giao các đảo và các địa bàn đứng chân trên bờ; đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức rút quân về nước.

Ngày 24 tháng 6 năm 1989, tại đảo Kô tang, Trạm ra đa 615, Tiểu đoàn 551 bàn giao kho tàng, phương tiện, trang bị, khí tài cho đơn vị ra đa thuộc Cục Hải quân Cam pu chia; ngay sau đó, ngày 25 tháng 6, Tiểu đoàn 562 tiến hành bàn giao địa bàn đảo Kô tang cho Cục Hải quân Cam pu chia.

Tiếp đến, ngày 7 tháng 9 năm 1989, Tiểu đoàn 563 bàn giao địa bàn đảo Pô lô vai cho Tiểu đoàn 5, Quân đội Cam pu chia. Ngày 18 tháng 9 năm 1989, Tiểu đoàn 573 bàn giao địa bàn đứng chân ở Căn cứ Ream cho Cục Hải quân Cam pu chia và cuối cùng ngày 22 tháng 9 năm 1989, cơ quan Vùng 5 Hải quân tiến hành bàn giao nhà và khu vực chỉ huy, cảng quân sự của Vùng 5 Hải quân đang đứng chân tại thành phố Kông pông xom cho Cục Hải quân Cam pu chia.

Trước các ngày tổ chức bàn giao địa bàn cho Bạn, các đơn vị của vùng chấp hành nghiêm mệnh lệnh, kiên trì tổ chức các đợt truy quét, lùng sục địch, kiểm tra bảo đảm các địa bàn đứng chân an toàn, kiên quyết không để địch đánh phá các khu vực bàn giao.

Sau khi bàn giao xong địa bàn cho Bạn, các đơn vị ở đảo rút về Phú Quốc theo tàu của Lữ đoàn 127. Còn lực lượng trong đất liền gồm: toàn bộ các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật thuộc cơ quan vùng; đơn vị bảo đảm cho chỉ huy, đại đội cảnh vệ, Đại đội 2 bộ binh bảo vệ Sở chỉ huy, phân trạm ra đa, Đại đội 3 thông tin, trung đội trinh sát; Tiểu đoàn bộ binh 573trực thuộc Vùng; Sở chỉ huy nhẹ của Lữ đoàn 127 và phân đội tàu chiến đấu, phục vụ, Lữ đoàn 127 với quân số gần 700 cán bộ, chiến sĩ sẽ rút về Phú Quốc từ cảng Kông pông som vào ngày 23 tháng 9 năm 1989 theo tàu HQ 511, HQ501 của Quân chủng.

Trước khi rút toàn bộ lực lượng còn lại của vùng tại Cam pu chia về nước, ngày 22 tháng 9 năm 1989, Vùng 5 tổ chức các cuộc gặp gỡ với đại diện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Kong pông xom, các đoàn thể của thành phố, với Cục Hải quân Cam pu chia, Căn cứ Ream. Tại các cuộc gặp thắm tình đoàn kết hữu nghị này, Đại tá Trịnh Khắc Thuyết, Chỉ huy trưởng Vùng báo cáo quá trình Vùng 5 Hải quân làm nhiệm vụ quốc tế cùng với Bạn chiến đấu bảo vệ chính quyền địa phương, bảo vệ toàn bộ vùng biển, hải đảo Cam pu chia; giúp đỡ nhân dân bạn hồi sinh xây dựng cuộc sống mới, giúp bạn xây dựng lực lượng Hải quân Cam pu chia trong 10 năm qua, nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm và chân thành xin lỗi Bạn về các khuyết điểm, thiếu xót của cán bộ, chiến sĩ ta.

Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1989, Ủy ban nhân dân thành phố Kông pông xom tổ chức long trọng Lễ tiễn đưa bộ đội hải quân tình nguyện Việt Nam tại Cam pu chia về nước, có đại diện của Nhà nước Cam pu chia, Việt Nam; Khu vực 3 Cam pu chia và quan sát viên quốc tế đến dự và chứng kiến. Tại lễ mít tinh, đại diện Chính phủ Cam pu chia trao tặng Huân chương Ăng co, phần thưởng cao quí nhất của Nhà nước Cam phu chia cho Vùng 5 Hải quân Việt Nam; đại diện Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân Kông pông xom phát biểu đánh giá cao và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc những công lao to lớn và sự hy sinh cao cả, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của bộ đội Vùng 5 Hải quân đối với nhân dân Cam pu chia nói chung và địa phương nói riêng trong 10 năm qua.

Cuộc chia tay với bộ đội Vùng 5 Hải quân diễn ra vô cùng lưu luyến và xúc động. Gần một vạn người dân Kông pông xom, đủ các tầng lớp trong y phục đẹp nhất đứng hai bên đường từ trung tâm thành phố dẫn xuống cảng, tặng hoa, trao quà lưu niệm, vẫy chào thắm thiết bộ đội hải quân tình nguyện Việt Nam xuống tàu trở về Tổ quốc sau những năm tháng gian khổ, chiến đấu, hy sinh làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Tại xã An thới, huyện Phú Quốc, ngày 24 tháng 9 năm 1989, Ủy ban đón tiếp bộ đội Vùng 5 Hải quân trở về Tổ quốc của tỉnh Kiên Giang và của huyện Phú Quốc cùng các đoàn thể nhân dân trong tỉnh phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức trọng thể lễ mít tinh chào đón bộ đội Vùng 5 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế trở về Tổ quốc.

Đúng 8 giờ sáng ngày 24 tháng 9 năm 1989, trong không khí lắng đọng, trang nghiêm, Đại tá Trịnh Khắc Thuyết, Chỉ huy trưởng Vùng 5 Hải quân cùng tổ vệ binh dương cao quân kỳ Quyết chiến Quyết thắng đỏ thắm tung bay đi trước hàng quân, từ cầu cảng An Thới hùng dũng tiến vào lễ đài. Đón đoàn quân chiến thắng trở về có các đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; Đô đốc Giáp Văn Cương, Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh hải quân; Chuẩn đô đốc Lê Văn Xuân, Phó bí thư Đảng ủy, Phó tư lệnh Chính trị Hải quân cùng hàng ngàn đồng bào đại diện cho hơn một triệu nhân dân tỉnh Kiên Giang. Chỉ huy trưởng Vùng 5 báo cáo đồng chí Chủ tịch tỉnh Kiên Giang và Tư lệnh Hải quân, Vùng 5 Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc tế giúp bạn Cam pu chia mà Đảng, Nhà nước, nhân dân, Quân đội, và Quân chủng Hải quân giao cho, nay trở về Tổ quốc an toàn. Tay bắt mặt mừng, cuộc tiếp đón nồng đượm trong tình cảm thân thương trìu mến của đồng bào trên quê hương. Những giọt nước mắt lăn trên gò má các mẹ, các chị, các em, còn hàng trăm người con thân yêu của Tổ quốc ra đi mà mãi mãi không bao giờ trở về; có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ trên người mang đầy thương tật.



Ngày 24 tháng 9 năm 1989, ghi dấu kết thúc 10 năm (1979 – 1989) Vùng 5 liên tục chiến đấu tham gia chiến dịch Tây nam và gánh vác trách nhiệm nặng nề làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Cam pu chia, có thể nói đó là những năm tháng gian khổ nhưng hết sức vinh quang của bộ đội Vùng 5 Hải quân; là một mốc son trong lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam. Vùng 5 Hải quân đã góp phần cùng các lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hoàn thành thắng lợi trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế cao cả giúp bạn Cam pu chia.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương