BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 69


Điều 17. Phúc tra nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh



tải về 2.27 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.27 Mb.
#19963
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Điều 17. Phúc tra nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh


1. Phúc tra nghiệm thu: Là kiểm tra lại kết quả nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh. Phúc tra nghiệm thu do Người quyết định đầu tư thực hiện đối với Chủ đầu tư; Thành phần phúc tra nghiệm thu do người quyết định đầu tư quyết định (bao gồm đại diện: Cấp quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, người thực hiện, đại diện chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm địa bàn); Phúc tra nghiệm thu thực hiện sau khi hoàn thành nghiệm thu kết thúc dự án hoặc nghiệm thu hàng năm đối với dự án lâm sinh; Việc phúc tra nghiệm thu được tiến hành chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi có báo cáo kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư.

2. Hồ sơ phúc tra nghiệm thu

a) Dự án phát triển lâm nghiệp(dự án ô), hoặc quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của địa phương đã được phê duyệt;

b) Dự án lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Hồ sơ nghiệm thu hàng năm giữa Chủ đầu tư và bên nhận khoán (đối với dự án thực hiện trên 01 năm);

d) Biên bản nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh của Chủ đầu tư;

đ) Báo cáo kết quả thực hiện dự án lâm sinh của Chủ đầu tư.

4. Phương pháp phúc tra nghiệm thu

Việc phúc tra nghiệm thu được thực hiện theo phương pháp rút ngẫu nhiên tối thiểu 5% số lô đã thực hiện để kiểm tra.

5. Nội dung:

a) Kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích từng lô rừng đã rút mẫu, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng đo đạc trực tiếp với thiết bị GPS cầm tay, sai số định vị ≤ ± 5m.

b) Nội dung và phương pháp phúc tra nghiệm thu chất lượng thực hiện như đối với nghiệm thu kết thúc dự án.

6. Kết quả phúc tra nghiệm thu được lập thành biên bản (theo mẫu qui định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 18. Đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh:


Cơ sở đào tạo là các Trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành lâm nghiệp và các trường dạy nghề có chuyên ngành lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc các tổ chức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ) tổ chức đào tạo và cấp chứng nhận đào tạo hành nghề tư vấn lập dự án lâm sinh.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Khen thưởng, kỷ luật


1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh và các Chủ đầu tư dự án lâm sinh có tỷ lệ rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng cao (> 90% đối với rừng trồng trên cạn hoặc >60 % đối với rừng trồng trên đất ngập mặn) được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh hoặc Chủ đầu tư dự án lâm sinh (đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước) có tỷ lệ rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng thấp (<70% đối với rừng trồng trên cạn hoặc <50 % đối với rừng trồng trên đất ngập mặn) phải kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật.


Điều 20. Tổ chức thực hiện


1. Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các cấp, các ngành thuộc địa phương thực hiện tốt Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 /11/ 2010 của Thủ tướng Chính phủ và các qui định hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này tại đơn vị.

4. Chủ đầu tư thực hiện Giám sát và đánh giá đầu tư công trình lâm sinh: theo qui định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 /12 /2009 của Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư.


Điều 21. Hiệu lực thi hành


1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, giải quyết./.




Nơi nhận:

- Văn phòng TW Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Lãnh đạo Bộ;

- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Lưu: VT, PTR, TCLN.


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(đã ký)


Hứa Đức Nhị

Phụ lục: 1

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH DỰ ÁN LÂM SINH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 69 /2011/TT-BNNPTNT

ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Thuyết minh các dự án lâm sinh theo đề cương chung như sau:



1. Tên dự án: Xác định rõ loại dự án lâm sinh là trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, cải tạo rừng … hay chuyên hóa kinh doanh rừng giống.

2. Xuất xứ hình thành Dự án: Nêu rõ Dự án lâm sinh là một bộ phận của dự án phát triển lâm nghiệp đã được phê duyệt (ngày tháng năm, cấp phê duyệt Dự án phát triển lâm nghiệp có quy mô như thế nào? (diện tích theo nội dung hoạt động: trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng ….) để khẳng định dự án lâm sinh là một phần của nội dung dự án phát triển lâm nghiệp đã được phê duyệt,

3. Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của dự án lâm sinh: xây dựng dựng vì mục đích phòng hộ, đặc dụng, sản xuất hay kinh doanh rừng giống

4. Địa điểm đầu tư: Xác định rõ theo địa danh: tỉnh, huyện, xã, Xác định rõ theo hệ thống đơn vị tiểu khu, khoảnh

5. Chủ quản đầu tư (cấp quyết định đầu tư).

6. Chủ đầu tư, chủ khu đất, chủ khu rừng: Cần phân biệt rõ chủ đầu tư (theo dự án phát triển lâm nghiệp đã được phê duyệt, nếu chủ đầu tư giao đất khoán rừng cho hộ gia đình và cộng đồng thì chủ khu đất, khu rừng thuộc hộ gia đình hoặc cộng đồng.

7. Cơ sở pháp lý và tài liệu sử dụng liên quan: Nêu rõ những loại tài liệu liên quan trực tiếp đến dự án lâm sinh bao gồm:

- Quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đã được phê duyệt;

- Dự án phát triển lâm nghiệp đã và đang triển khai thực hiện (nếu có);

- Thông tư thực hiện Quyết định 73 của Chính phủ.



8. Điều kiện tự nhiên:

a) Vị trí địa lý: vị trí trên bản đồ lâm nghiệp (khu đất thuộc tiểu khu, khoảnh, lô rừng nào).

b) Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì

- Đối với dự án trồng rừng xác định rõ: độ dốc, độ cao tuyệt đối, loại đất, đá mẹ, thành phần cơ giới, tầng dày, đá nổi, kết von, thảm thực bì: Loại cỏ, thành phần cây bụi chủ yếu, độ cao …

- Đối với dự án nuôi dưỡng rừng:

+ Rừng tự nhiên: Xác định các nhân tố: Tổ thành theo loài cây, phân bố N-D, chiều cao trung bình, đường kính trung bình, tầng thứ, mật độ, tình hình sinh trưởng trưởng tầng cây gỗ, tình hình dây leo và thực vật ngoại tầng, khả năng tái sinh tự nhiên, sự chèn ép không gian sống của tầng cây gỗ.

+ Rừng trồng xác định các nhân tố: Mật độ, chiều cao trung bình, sự chèn ép không gian sống …

- Làm giàu rừng xác định các nhân tổ đặc trưng của đối tượng cần làm giàu như: trạng thái rừng, mật độ tầng cây gỗ, tổ thành tầng cây gỗ, khả năng tái sinh tự nhiên …..

- Cải tạo rừng xác định các nhân tổ đặc trưng của đối tượng cần cải tạo như: trạng thái rừng, mật độ tầng cây gỗ, tổ thành tầng cây gỗ …..

- Rừng chuyển hóa kinh doanh giống xác định số lượng cây cần giữ để kinh doanh giống, phân bố N-D của những loài cần kinh doanh giống ….

c) Tình hình khí hậu, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác trong vùng: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tác nghiệp trong dự án lâm sinh như: những tháng để trồng rừng, tháng tiến hành nuôi dưỡng rừng ….

9. Điều kiện về kinh tế, xã hội chỉ những nét cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động tác nghiệp của dự án thí dụ: Rừng đã giao, khoán cho hộ gia đình và cộng đồng, lao động tại địa phương có đủ việc làm hay không? Nhân lực thực thi dự án là ai (chủ đầu tư, lao động tại địa phương hay hợp đồng lao động từ nơi khác đến.

10. Nội dung thiết kế kỹ thuật; Nêu tóm tắt nội dung kỹ thuật của dự án: Loài cây trồng gì, thời gian sử lý thực bì, thời gian trồng, trồng dặm, thời gian chặt nuôi dưỡng …

11. Thời gian thực hiện dự án: Có thời gian khởi công và hoàn thành cụ thể. Nếu dự án kéo dài nhiều năm xác định nội dung hoạt động từng năm. Nếu dự án thực hiện một năm chi tiết các hoạt động theo tháng.

12. Các yêu cầu về vốn đầu tư, nguồn vốn, nhân lực thực hiện.

12.1. Tính toán nhu cầu vốn đầu tư: Việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư được tiến hành theo đơn vị ha/lô trong dự án lâm sinh. Những lô có điều kiện tương tự nhau được gộp chung thành nhóm. Nhu cầu vốn cho từng dự án được tính chi phí trực tiếp cho từng lô, sau khi nhân với diện tích sẽ tổng hợp và tính các chi phí cần thiết khác cho toàn dự án.



Stt

Hạng mục chi phí

Ghi chú

1

Chi phí trực tiếp




1.1

Chi phí nhân công




1.1.1

Xử lý thực bì




1.1.2

Đào hố

UBND tỉnh quyết định mật độ trồng rừng theo tiêu chuẩn kỹ thuật

1.1.3

Vận chuyển cây con thủ công




1.1.4

Phát đường ranh cản lửa




1.1.5

Trồng dặm




1.2

Chí phí máy




1.2.1

Đào hố bằng máy




1.2.2

Vận chuyển cây con bằng cơ giới




1.2.3

Ủi đường ranh cản lửa




1.3

Chi phí vật tư




1.3.1

Cây giống

UBND tỉnh quyết định giá trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và mặt bằng giá tại địa phương

1.3.2

Phân bón




1.3.3

Thuốc bảo vệ thực vật




2

Chi phí chung 5% x (1)




3

Thu nhập chịu thuế tính trước 5,5 x (1+2)




4

Thuế giá trị gia tăng = 5% x (1+2+3)




5

Chi phí thiết bị




6

Chi phí quản lý dự án 2,125% x (1+2+3+4)




7

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 7,875% x (1+2+3+4)




8

Chi phí khác




9

Chi phí dự phòng = 10% x (1+2+3)







TỔNG CHI PHÍ DỰ ÁN




a. Chi phí trực tiếp:

+ Chi phí nhân công: Được tính toán trên cơ sở định mức (do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định) cho từng nội dung hoạt động nhân với đơn giá nhân công của địa phương tại thời điểm lập dự toán. Trường hợp nội dung đó chưa có trong định mức thì chủ dự án trình UBND tỉnh ban hành định mức thực tế đó để áp dụng trong quá trình xây dựng dự toán

+ Chí phí máy: căn cứ nội dung kỹ thuật xây dựng dự án xác định loại thiết bị, số ca máy và chi phí một ca máy trong quá trình tác nghiệp để xác định chi phí máy cần thiết.

+ Chi phí vật tư: Căn cứ vào định mức, xác định các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống cần thiết cho hoạt động lâm sinh của dự án.

b. Chi phí chung: Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp. Theo Thông tư 04/2010/BXD của Bộ Xây dựng ngày 26 tháng 5 năm 2010 (tại bảng 3.8) thì tỷ lệ này xác định là 5% chi phí trực tiếp.

c. Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình được tính bằng 5,5 % của chi phí trực tiếp và chi phí chung theo Thông tư 04/2010/BXD của Bộ Xây dựng ngày 26 tháng 5 năm 2010 (tại bảng 3.8).

d. Chi phí quản lý dự án là nguồn kinh phí cần thiết cho chủ đầu tư để quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng. Định mức chi phí quản lý dự án được xác định theo bảng số 1 của Quyết định 957/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 29 tháng 9 năm 2009. Tỷ lệ chi phí quản lý dự án là 2,125% của chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.

e. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Khảo sát hiện trường, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán, thẩm tra hiện trường dự án, thẩm tra thiết kế, dự toán, lập hồ sơ thầu, giám sát thi công, đo đạc nghiệm thu hoàn công. Theo Thông tư số 04/2010/BXD của Bộ Xây dựng thì tỷ lệ được ước tính cho chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác từ 10%-15% tổng chi phí xây dựng và thiết bị của dự án. Định mức áp dụng là 10% sau khi trừ đi chi phí quản lý dự án là 2,125%, phần còn lại phân bổ chi các hoạt động khác của chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

f. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.

g. Thuế giá trị gia tăng đầu ra (tính bằng 5,0% của chi phí trực tiếp và chi phí chung).

h. Chi phí khác bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí rà phá bom mìn (nếu có) ...

i. Chi phí dự phòng 10% (gồm dự phòng: khối lượng 5% và biến động giá 5%) của các mục a+b+c+d.

12.2. Nguồn vốn đầu tư: Xác định vốn đầu tư theo nguồn vốn:

- Vốn Nhà nước;

- Vốn doanh nghiệp;

- Vốn vay ngân hàng;

- Vốn liên doanh, liên kết;

- Vốn do người dân đóng góp.

12.3. Tiến độ giải ngân

Stt

Nguồn vốn

Tổng nhu cầu

Năm 1

Năm 2

….

Năm kết thúc




Tổng nhu cầu vốn



















Vốn Nhà nước



















Vốn doanh nghiệp



















Vốn vay ngân hàng



















Vốn liên doanh, liên kết



















Vốn do người dân đóng góp
















Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n

tải về 2.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương