BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang3/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49

Điều 41-2

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 1 Công báo ngày 24 tháng 6

năm 1999)

(Luật số 2001-1062 ngày 15 tháng 11 năm 2001 Điều 54 Công báo ngày 16

tháng 11 năm 2001)

(Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 36 Công báo ngày 10

tháng 9 năm 2002)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 69, 70 Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 8 I Công báo ngày 27

tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005 Điều 36 I Công báo ngày 13

tháng 12 năm 2005)

(Luật số 2006-399 ngày 01 tháng 4 năm 2006 Điều 12 II Công báo ngày 05

tháng 4 năm 2006)

Trước khi truy tố, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thể đề nghị, trực tiếp hoặc thông qua một người được uỷ quyền, tạm đình chỉ có điều kiện việc truy tố một người đã thành niên thừa nhận đã thực hiện bất kì tội phạm ít nghiêm trọng hoặc các tội phạm ít nghiêm trọng nào có hình phạt chính là phạt tiền hoặc phạt tù không quá 5 năm, cũng như, nếu phù hợp, bất kì tội vi cảnh hoặc các tội vi cảnh liên quan nào, bao gồm một hoặc nhiều các lệnh sau:

1) việc trả một khoản tiền phạt để dàn xếp cho Ngân khố quốc gia. Số tiền, không được vượt quá 3.750 Euro hoặc một nửa số tiền phạt tối đa của tội phạm, được ấn định phù hợp với mức độ trầm trọng của các tình tiết cũng như thu nhập và chi phí của người này. Có thể trả dần phù hợp với một lịch trả tiền do công tố viên trưởng cấp sơ thẩm ấn định trong thời hạn không quá một năm;

2) việc giao nộp cho Quốc gia này đồ vật được sử dụng hoặc có ý định thực hiện tội phạm, hoặc là sản phẩm của tội phạm;

3) việc giao nộp phương tiện, để có thể bị tạm giữ, trong thời hạn tối đa 6 tháng;

4) việc giao nộp bằng lái xe của người phạm tội cho văn phòng thư kí của toà án quận trong thời hạn tối đa 6 tháng;

5) việc giao nộp giấy phép đi săn của người phạm tội cho văn phòng thư kí của toà án quận trong thời hạn tối đa 6 tháng;

6) lao động công ích tối đa 6 giờ, trong thời hạn tối đa 6 tháng;

7) hoàn thành khoá đào tạo tối đa ba tháng hoặc kinh nghiệm làm việc với một tổ chức hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ý tế, xã hội hoặc chuyên ngành khác, trong thời hạn không quá 18 tháng;

8) cấm việc ký séc ngoài những gì cho phép người nhận độc quyền rút tiền từ người kí hoặc séc được chứng nhận, và cấm sử dụng thẻ thanh toán, tối đa 6 tháng;

9) cấm xuất hiện tại nơi hoặc các nơi thực hiện tội phạm, và do công tố viên trưởng cấp sơ thẩm chỉ định, tối đa 6 tháng, trừ nơi cư trú của người này;

10) cấm gặp gỡ hoặc đón tiếp nạn nhân hoặc các nạn nhân của tội phạm, do công tố viên trưởng chỉ định, hoặc liên hệ với họ, trong thời hạn không quá 6 tháng;

11) cấm gặp gỡ hoặc đón tiếp đồng phạm hoặc đồng bọn, do công tố viên trưởng cấp sơ thẩm chỉ định, hoặc liên hệ với họ, tối đa 6 tháng;

12) cấm rời lãnh thổ quốc gia, và giao nộp hộ chiếu tối đa 6 tháng;

13) hoàn thành, với chi phí do người này tự trả nếu phù hợp, một khoá học về quyền và nghĩa vụ của công dân;

14) trong trường hợp một tội phạm được thực hiện với vợ/chồng, người cùng chung sống hoặc đối tác trong một thoả ước đoàn kết dân sự, hoặc đối với con cái của người này hoặc con cái của vợ/chồng, người cùng chung sống hoặc đối tác trong một thoả ước đoàn kết dân sự, yêu cầu là người phạm tội cư trú ngoài nơi ở hoặc nơi cư trú của cặp vợ/chồng này và, nếu phù hợp, yêu cầu là người này không xuất hiện tại nơi ở hoặc nơi cư trú này hoặc khu vực lân cận, cũng như, nếu cần, là người này phải điều trị tâm thần, sức khoẻ hoặc xã hội; các quy định tại đoạn 14 cũng được áp dụng khi tội phạm được thực hiện bởi bất kì vợ/chồng cũ, người cùng chung sống hoặc đối tác trong một thoả ước đoàn kết dân sự, nơi ở nói trên của nạn nhân.

Khi nạn nhân được xác định, và trừ khi người phạm tội chứng minh được là thiệt hại đã được đền bù, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm phải đề nghị với người phạm tội là người này đền bù thiệt hại do tội phạm của mình gây ra trong thời hạn không quá 6 tháng. Người này thông báo cho nạn nhân đề nghị này.

Đề nghị của công tố viên trưởng cấp sơ thẩm đối với việc tạm đình chỉ có điều kiện có thể cho người phạm tội biết thông qua sỹ quan cảnh sát tư pháp. Điều này được thực hiện dưới hình thức quyết định bằng văn bản có chữ ký của công tố viên, ghi rõ bản chất và định lượng của các biện pháp được đề nghị và xác nhận trong hồ sơ.

Việc tạm đình chỉ có điều kiện có thể được đề nghị tại một trung tâm công cộng để được tư vấn pháp lý.

Người được đề nghị tạm đinh chỉ có điều kiện được thông báo là có thể được trợ giúp bởi một luật sư trước khi đồng ý với đề nghị của công tố viên trưởng cấp sơ thẩm. Việc đồng ý được ghi vào hồ sơ chính thức. Bản sao hồ sơ chính thức được đưa cho người này.

Khi người phạm tội đồng ý với các biện pháp được đề nghị, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm chuyển cho Chánh toà án quận đơn xin phê chuẩn việc tạm đình chỉ có điều kiện. Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm thông báo cho người phạm tội về điều này và, khi cần, nạn nhân. Chánh toà án quận có thể xem xét người phạm tội và việc tạm đình chỉ, các biện pháp được quyết định có hiệu lực ngay; nếu không, đề nghị là vô hiệu. Quyết định của Chánh toà án quận, được thông báo cho người phạm tội và, khi cần, nạn nhân, không được phép kháng cáo.

Khi người này không chấp nhận việc tạm đình chỉ có điều kiện hoặc khi, sau khi đồng ý, người này không thực hiện đầy đủ các biện pháp được quyết định, hoặc khi việc phê chuẩn được yêu cầu bởi đoạn trên không được đưa ra, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm quyết định hành động kế tiếp trong vụ án. Trong trường hợp truy tố và kết án, phải ghi lại, khi phù hợp, công việc đã hoàn thành và số tiền đã được người phạm tội chi trả.

Các hành động liên quan đến việc ban hành hoặc thi hành việc tạm đình chỉ có điều kiện có hiệu lực tạm đình chỉ thời hạn quy định cho việc truy tố.

Thực hiện việc tạm đình chỉ có điều kiện loại trừ việc truy tố. Tuy nhiên, nó không phủ định quyền của bên dân sự được ban hành lệnh triệu tập trước toà án cải tạo theo các điều kiện quy định tại Bộ luật này. Toà án, gồm duy nhất một thẩm phán thực hành các quyền được Chánh án trao, chỉ phán quyết các khía cạnh dân sự của vụ án, bằng việc thẩm tra hồ sơ, được đưa ra thảo luận.

Trong trường hợp người có trách nhiệm được lệnh trả tiền đền bù thiệt hại cho nạn nhân, thì nạn nhân, sau khi xem phán quyết hợp thức hoá quyết định, được quyền yêu cầu khôi phục các khoản tiền này, theo thủ tục đối với các lệnh trả tiền, phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự mới.

Bất kì việc tạm đình chỉ có điều kiện nào đã được tiến hành được ghi vào giấy chứng nhận số 1 của hồ sơ hình sự của người phạm tội.

Các quy định của điều này không áp dụng cho người chưa thành niên dưới 18 tuổi, cũng như vụ án có các tội phạm liên quan đến báo chí, các tội tự sát không tự nguyện hoặc các tội phạm chính trị.

Chánh án toà án quận có thể chỉ định, nhằm tập hợp đầy đủ cấu thành tội phạm, bất kì thẩm phán nào của toà án cũng như bất kì thẩm phán cấp cơ sở nào hoạt động trong khu vực của toà án.

Các điều kiện cho việc áp dụng điều này được ấn định bằng một Nghị định của Chính phủ.
Điều 41-3

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 1 Công báo ngày 24 tháng 6

năm 1999)

(Pháp lệnh số 2000-916 ngày 19 tháng 9 năm 2000 Điều 3 Công báo ngày 22 tháng 9 năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002)

(Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 36 Công báo ngày 10

tháng 9 năm 2002)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 71II Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 8 II Công báo ngày 27

tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

Tạm đình chỉ có điều kiện cũng áp dụng cho các tội vi cảnh.

Bằng lái xe và giấy phép đi săn có thể chỉ bị tạm đình chỉ trong 3 tháng, lao động công ích có thể không quá 30 giờ trong thời hạn tối đa 3 tháng, và thời hạn cấm phát hành séc có thể không quá 3 tháng. Các biện pháp quy định tại các khoản từ 9 đến 12 điều 41-2 không được áp dụng. Biện pháp quy định tại khoản 6 điều trên không áp dụng cho các tội vi cảnh mức từ một đến bốn. Điều tương tự cũng áp dụng cho các biện pháp quy định tại các khoản từ 2 đến 5 và 8 của điều này, trừ khi tội vi cảnh bị xử phạt bởi các hình phạt phụ quy định tại các khoản từ 1 đến 5 điều 131-16 Bộ luật Hình sự.

Việc áp dụng biện pháp hợp thức hoá việc dàn xếp, tuỳ thuộc vào bản chất của tội vi cảnh, được đưa ra trước thẩm phán của toà án cảnh sát hoặc trước thẩm phán toà án cấp cơ sở, trừ khi thẩm phán cấp cơ sở được chánh án toà án chỉ định để hợp thức hoá toàn bộ việc tạm đình chỉ có điều kiện liên quan đến các tội vi cảnh.

GHI CHÚ: Luật số 2005-47, điều 11: Các quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi công bố. Tuy nhiên, bất kì vụ án nào được toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở thụ lý hợp pháp trước ngày này thuộc quyền tài phán của những toà án này.
Điều 41-4

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 1 Công báo ngày 24 tháng 6

năm 1999)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 126I Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

Khi không có toà án nào thụ lý, hoặc toà án liên quan sử dụng hết quyền tài phán mà không quyết định việc trả lại tài sản, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm hoặc công tố viên trưởng cấp phúc thẩm có thẩm quyền quyết định, bằng văn bản của mình hoặc theo đơn, về việc trả lại tài sản không bị tranh chấp nghiêm trọng về quyền sở hữu.

Không có việc trả lại tài sản khi tài sản chắc chắn gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản hoặc khi một quy định cụ thể việc tiêu huỷ các đồ vật bị tạm giữ tư pháp. Quyết định không trả lại tài sản tiến hành dựa trên một trong những căn cứ hoặc vì bất kì lý do nào khác, cho dù bằng văn bản của chính những cơ quan này, do công tố viên trưởng cấp sơ thẩm hoặc công tố viên, có thể bị khiếu nại trong vòng một tháng kể từ khi được thông báo bằng một đơn do người liên quan nộp cho toà án cải tạo hoặc bộ phận kháng cáo hình sự, phán quyết ngay tại phòng.

Khi việc trả lại đồ vật không được yêu cầu hoặc quyết định trong vòng 6 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vấn đề, hoặc từ quyết định mà toà án cuối cùng thụ lý đã loại bỏ quyền tài phán, các đồ vật không được trả lại trở thành tài sản quốc gia, theo các quyền của bên thứ ba. Điều tương tự là trường hợp khi chủ sở hữu, hoặc khi người mà việc trả lại tài sản được cho phép, không nhận tài sản trong vòng 2 tháng kể từ khi được tống đạt thông báo tại nơi ở để đến nhận tài sản. Các đồ vật có thể được trả lại có thể gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản khác trở thành tài sản quốc gia, theo các quyền của bên thứ ba, khi quyết định không trả lại tài sản không còn được phép kháng cáo, hoặc khi phán quyết hoặc quyết định từ chối việc trả lại tài sản có hiệu lực cuối cùng.


Điều 42

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm, khi thi hành nhiệm vụ, có quyền trực tiếp yêu cầu sự trợ giúp của lực lượng công quyền.


Điều 43

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 125 Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005 Điều 36II Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thẩm quyền là người ở nơi thực hiện tội phạm, người có quyền tài phán ở nơi cư trú của một trong những người bị nghi nghờ là đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm, và người có quyền tài phán ở nơi một trong những người này bị bắt, cho dù việc bắt này được dựa trên các căn cứ khác, và người có quyền tài phán nơi tạm giam những người nói trên, cho dù việc bắt này dựa trên những căn cứ khác.

Khi công tố viên trưởng cấp sơ thẩm nhận được các tình tiết cho thấy sự dính líu (cả với tư cách là thủ phạm hoặc nạn nhân) của một thẩm phán toà án cảnh sát, một luật sư, công chức hoặc cán bộ cấp bộ, thành viên của hiến binh quốc gia, công chức trong lực lượng cảnh sát, hải quan hoặc trại giam hoặc bất kì ai khác giữ quyền lực công hoặc thực hiện một nhiệm vụ dịch vụ công, người có liên hệ thường xuyên, do trách nhiệm hoặc vị trí của người này, với thẩm phán hoặc các cán bộ thuộc toà án, công tố viên trưởng cấp phúc thẩm có thể bằng văn bản của chính mình, hoặc bằng lệnh của công tố viên trưởng cấp sơ thẩm và theo yêu cầu của bên liên quan, chuyển giao tố tụng cho công tố viên trưởng cấp sơ thẩm tại toà án sơ thẩm gần nhất trong phạm vi khu vực toà án phúc thẩm. Toà án này theo đó có thẩm quyền lãnh thổ giải quyết vụ án, không ảnh hưởng đến các quy định tại các điều 52, 382 và 522. Phán quyết của công tố viên trưởng cấp phúc thẩm cấu thành biện pháp hành chính tư pháp không được phép kháng cáo.
Điều 44

(Pháp lệnh số 58-1296 ngày 23 tháng 12 năm 1958 Điều 1 Công báo ngày 24

tháng 12 năm 1958 có hiệu lực từ 02 tháng 3 năm 1959)

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 9 IV Công báo ngày 27 tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thẩm quyền đối với các công tố viên làm việc tại các toà án cảnh sát và toà án cấp cơ sở trong phạm vi khu vực tài phán. Người này có thể thông báo cho họ về các tội vi cảnh mà mình biết và chỉ thị cho họ truy tố. Người này cũng có thể, nếu phù hợp, yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra tư pháp.

GHI CHÚ: Luật số 2005-47, điều 11: Các quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi công bố. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền tài phán của các toà án này.

Điều 45

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 9 V, VI Công báo ngày 27

tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm bên cạnh toà án quận đại diện truy tố trước toà án cảnh sát đối với các tội vi cảnh thuộc loại 5. Nếu thấy phù hợp người này cũng có thể đại diện trước toà án cảnh sát và toà án cấp cơ sở bất kì vấn đề nào thay thế cho cảnh sát trưởng thường xuyên thực hiện những chức năng này.

Tuy nhiên, trong trường hợp các tội phạm rừng thuộc thẩm quyền của toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở, trách nhiệm của công tố viên được thực hiện bởi một kỹ sư quản lý lâm nghiệp và thuỷ lợi, hoặc bởi quận trưởng hoặc nhân viên kỹ thuật, người được chỉ định bởi cơ quan quản lý rừng và thuỷ lợi.

GHI CHÚ: Luật số 2005-47, điều 11: Các quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi công bố. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền tài phán của các toà án này.


Điều 46

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 9 V, VI Công báo ngày 27

tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

Khi cảnh sát trưởng không thể tham dự, công tố viên trưởng cấp phúc thẩm chỉ định trong thời hạn một năm một hoặc nhiều người thay thế được chọn trong số các cảnh sát trưởng, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc công an cư trú trong quyền tài phán theo lãnh thổ của toà án quận.

Trong các trường hợp ngoại lệ và khi tuyệt đối cần thiết cho việc tổ chức xét hỏi, thẩm phán của toà án đối với các tội vi cảnh có thể đề nghị thị trưởng nơi có địa điểm của toà án cấp cơ sở, hoặc một trong những cấp phó của người này, thực hiện trách nhiệm của công tố viên.

GHI CHÚ: Luật số 2005-47, điều 11: Các quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi công bố. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền tài phán của các toà án này.


Điều 47

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 9 V, VIII Công báo ngày 27

tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

Nếu có nhiều cảnh sát trưởng nơi có trụ sở của toà án cấp cơ sở, công tố viên chỉ định người thực hiện trách nhiệm của công tố viên.

GHI CHÚ: Luật số 2005-47, điều 11: Các quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi công bố. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền tài phán của các toà án này.
Điều 48

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 8 I Công báo ngày 27

tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 9 V, VIII Công báo ngày 27

tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

Nếu không có cảnh sát trưởng tại nơi có trụ sở của toà án cấp cơ sở, công tố viên trưởng cấp phúc thẩm chỉ định để thực hiện trách nhiệm của công tố viên một cảnh sát trưởng, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc công an cư trú trong phạm vi quyền tài phán theo lãnh thổ của toà án quận hoặc, nếu không thực hiện điều này, thuộc phạm vi này của một toà án quận kế bên có địa điểm tại quận đó.

GHI CHÚ: Luật số 2005-47, điều 11: Các quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi công bố. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền tài phán của các toà án này.
MỤC V

VĂN PHÒNG CỤC MÁY TÍNH QUỐC GIA VỀ TỐ TỤNG TƯ PHÁP

Điều 48-1


Điều 48-1

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 75 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Cục máy tính quốc gia về tố tụng tư pháp là một hệ thống máy vi tính đặt dưới thẩm quyền của một thẩm phán hoặc công tố viên, và bao gồm toàn bộ thông tin được đăng ký liên quan đến các khiếu nại và tố cáo do công tố viên trưởng cấp sơ thẩm và thẩm phán điều tra tiếp nhận và hành động đáp lại, và được thiết kế để làm thuận lợi việc quản lý và tiến hành tố tụng tư pháp bởi toà án có thẩm quyền, thông tin cho nạn nhân và kiến thức trao đổi giữa các toà án tiến hành tố tụng liên quan đến cùng các cáo buộc hoặc cá nhân, và cụ thể là tránh việc truy tố trùng lặp nhiều lần.

Hệ thống này cũng nhằm khai thác thông tin được thu thập nhằm mục đích nghiên cứu số liệu thống kê.

Cụ thể là, dữ liệu được đăng ký tại cục máy tính quốc gia về tố tụng tư pháp gồm:

1) ngày, địa điểm và tiêu chuẩn pháp lý của các tình tiết;

2) họ và tên, ngày và nơi sinh hoặc tên cơ quan công tác của những người dính líu, nếu biết;

3) thông tin liên quan đến các quyết định về việc truy tố, tiến trình điều tra, tố tụng để ra phán quyết, và các điều kiện thực thi hình phạt;

4) thông tin liên quan đến địa vị pháp lý, trong tiến trình tố tụng, của người dính líu, bị truy tố hoặc kết án.

Thông tin có trong cục máy tính quốc gia về tố tụng tư pháp được bảo quản trong thời hạn 10 năm từ lần sửa đổi cuối cùng được ghi lại, hoặc, là thời hạn quy định cho việc truy tố nếu thời hạn này dài hơn hoặc, khi có việc kết tội, khi hết thời hạn quy định cho việc thi hành án.

Phụ thuộc vụ án, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm, thẩm phán điều tra, thẩm phán toà án vị thành niên, thẩm phán thi hành án, hoặc thư kí toà án hoặc những người đủ tiêu chuẩn khác hỗ trợ những thẩm phán này tại toà án có thẩm quyền theo lãnh thổ có trách nhiệm ghi lại thông tin liên quan đến tố tụng do mỗi cơ quan tiến hành.

Thông tin này được trực tiếp gửi đến công tố viên trưởng cấp sơ thẩm, thẩm phán điều tra, thẩm phán toà án vị thành niên và thẩm phán thi hành án của tất cả các toà án, cũng như thư ký hoặc người khác đủ tiêu chuẩn trợ giúp những thẩm phán này, hoàn toàn vì mục đích giải quyết tội phạm hoặc các tiến hành tố tụng.

Cũng trực tiếp gửi đến công tố viên trưởng cấp sơ thẩm và thẩm phán điều tra của quyền tài phán đề cập tại các điều 704, 706-2, 706-17, 706-75, 706-107 và 706-108 giải quyết toàn bộ các thủ tục tố tụng thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ mở rộng của họ.

Cũng trực tiếp chuyển đến công tố viên trưởng cấp phúc thẩm để xử lý tố tụng mà toà án phúc thẩm thụ lý theo điều 35 và 37.

Trừ trường hợp dữ liệu không mang tính cá nhân được khai thác vì các mục đích thống kê hoặc thông tin liên quan đến điều 11-1, thông tin có trong cục máy tính quốc gia về tố tụng tư pháp chỉ được chuyển đến các cơ quan tư pháp. Khi điều này liên quan đến một cuộc điều tra đang tiến hành theo các quy định tại điều 11.

Nghị định của Chính phủ, dựa trên ý kiến của Uỷ ban Quốc gia về Bảo vệ Dữ liệu, quyết định các điều kiện áp dụng điều này và cụ thể là các điều kiện theo đó những người liên quan có thể thực hiện các quyền của mình được tiếp cận.

Chương III

DỰ THẨM
Điều 49.

Thẩm phán điều tra chịu trách nhiệm tiến hành điều tra theo quy định tại Chương I, Thiên III.

Thẩm phán điều tra không thể tham gia xét xử các vụ án hình sự mà mình đã điều tra với tư cách thẩm phán điều tra; nếu tham gia, bản án sẽ vô hiệu
Điều 50.

Thẩm phán điều tra được chỉ định trong số các thẩm phán của Tòa án, theo các thể thức phân công thẩm phán xét xử.

Trong trường hợp cần thiết, một thẩm phán khác có thể được cử tạm thời làm thẩm phán điều tra theo những thể thức tương tự cùng với thẩm phán điều tra đã được cử theo quy định của khoản 1 điều này.

Tại quyết định phân công thẩm phán, Chánh án thứ nhất cũng có thể quyết định giao cho thẩm phán ấy tạm thời làm thẩm phán điều tra theo đúng các quy định trên đây.

Nếu thẩm phán điều tra vắng mặt, bị ốm hoặc vì lý do khác không đảm đương được công việc thẩm phán điều tra, Tòa sơ thẩm theo thẩm quyền rộng cử một trong số các thẩm phán của Tòa án thay thế.
Điều 51

Thẩm phán điều tra chỉ có thể bắt đầu tiến hành điều tra sau khi có văn bản yêu cầu của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc có đơn yêu cầu khởi tố và xin đứng nguyên đơn dân sự của người bị hại theo quy định tại các điều 80 và 86.

Trong trường hợp phạm trọng tội hoặc phạm pháp quả tang, thẩm phán điều tra thực hiện các quyền theo quy định tại Điều 72.

Trong khi thi hành nhiệm vụ, Thẩm phán điều tra có quyền trực tiếp sự trợ giúp của cơ quan công quyền.


Điều 52

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 111 II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Thẩm phán điều tra có thẩm quyền là thẩm phán điều tra nơi xảy ra tội phạm, nơi cư trú của một tỏng những người bị tình nghi đã tham gia thực hiện tội phạm hay nơi một trong những người này bị bắt, ngay cả khi họ bị bắt vì một nguyên nhân khác, và thẩm phán điều tra nơi một trong những người này bị tạm giam, cho dù việc tạm giam này là vì một lý do khác.


Điều 53

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 11 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 111 II Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trọng tội hoặc tội ít nhiêm trọng đang được thực hiện hoặc với mới được thực hiện là tội nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng quả tang. Cũng coi là trọng tội hoặc tội ít nghiêm trọng quả tang, nếu ngay sau khi hành vi phạm tội xảy ra, người bị tình nghi còn đang bị quần chúng tri hô và đuổi theo hoặc bị bắt trong khi mang tang vật hoặc những dấu vết cho phép suy đoán họ đã tham gia thực hiện tội nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng.

Sau khi khám phá một tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng quả tang, việc điều tra được tiến hành theo chỉ đạo của công tố viên trưởng cấp sơ thảm theo các điều kiện quy định tại Chương này có thể kéo dài trong 8 ngày không gián đoạn.

Khi các hoạt động điều tra cần thiết cho việc khám phá sự thật liên quan đến một tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng bị xử phạt bằng một hình phạt ít nhất 5 năm tù không thể bị trì hoãn, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thể quyết định kéo dài việc điều tra, theo các điều kiện tương tự, tối đa là 8 ngày.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương