BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang14/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   49

Điều 380-9

Kháng cáo được nộp trong vòng mười ngày kể từ khi tuyên án.

Tuy nhiên, thời hạn chỉ được tính từ khi thông báo phán quyết cho bất kì bên nào không có mặt hoặc được đại diện tại phiên xét xử khi ra phán quyết (điều này được giới hạn trong các vụ án khi bên hoặc đại diện không được thông báo về ngày sẽ ra phán quyết).
Điều 380-10

Khi một bên đã kháng cáo trong thời hạn nêu trên thì các bên kia có thêm năm ngày để nộp kháng cáo.


Điều 380-11

Bị cáo có thể rút lại kháng cáo vào bất kì thời điểm nào trước khi thẩm phán chủ toạ tiến hành thẩm vấn theo quy định tại điều 272.

Việc rút kháng cáo nào có hiệu lực làm vô hiệu các kháng cáo đi kèm của công tố viên cấp quận hoặc các bên khác.

Việc rút kháng cáo được ghi chú trong lệnh của chánh toà hình sự của Toà án Giám đốc thẩm, khi người này đã thụ lý phù hợp với điều 380-1 hoặc trong quyết định của chánh toà đại hình.

Việc vô hiệu hoá kháng cáo của bị cáo cũng xảy ra khi chánh toà đại hình chính thức thông báo là bị cáo đã trốn và không thể tìm thấy trước khi mở phiên xét xử, hoặc trong khi điều này đang xảy ra.
Điều 380-12

Thông báo kháng cáo phải được chuyển đến văn phòng toà đại hình đã ra phán quyết bị kháng cáo.

Thông báo này phải có chữ ký của thư kí và người làm đơn, luật sư, cán bộ pháp lý hoặc đại diện được uỷ quyền. Trong trường hợp sau, việc uỷ quyền được ghi trong phần phụ lục tài liệu do thư kí soạn thảo. Nếu người làm đơn không thể kí thì thư kí ghi lại điều này.

Thông báo này được sao chép vào cơ quan đăng kí được thành lập vì mục đích này, và bất kì ai có quyền được nhận bản sao.

Khi công tố viên trưởng kháng cáo và trụ sở toà đại hình không ở cùng địa điểm với trụ sở toà phúc thẩm thì thông báo kháng cáo có chữ kí của công tố viên trưởng được gửi ngay, bản gốc hoặc bản sao, cho văn phòng toà đại hình. Thông báo này được sao chép vào cơ quan đăng kí quy định tại đoạn trên, và được thêm vào cuối tài liệu do thư kí soạn thảo.
Điều 380-13

Nếu người nộp đơn đang ở trong trại giam thì kháng cáo có thể nộp bằng một tuyên bố với giám thị trại giam.

Giám thị kí tên, ghi ngày và chứng nhận vào tuyên bố này. Người làm đơn cũng kí tên vào đó. Nếu người này không thể kí thì giám thị chính thức ghi nhận điều này.

Tài liệu này được gửi ngay, bản gốc hoặc bản sao, cho văn phòng toà đại hình đã ban hành quyết định bị khiếu nại. Tài liệu này cũng được sao lưu vào cơ quan đăng kí quy định tại đoạn ba điều 380-12 và gắn vào cuối tài liệu do thư kí soạn thảo.

MỤC III

CHỈ ĐỊNH TOÀ ĐẠI HÌNH XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN CÓ KHÁNG CÁO

Các điều từ 380-14 đến 380-15


Điều 380-14

Cùng với việc nộp kháng cáo, công tố viên gửi ngay phán quyết bị khiếu nại cho văn phòng toà hình sự thuộc Toà phá án, cùng với các bình luận, quyết định bị khiếu nại và, nếu cần, hồ sơ vụ án.

Trong tháng sau khi nhận kháng cáo, toà hình sự chỉ định toà đại hình giải quyết kháng cáo, sau khi có bình luận bằng văn bản của công tố viên, các bên hoặc luật sư.

Sau đó tố tụng tiếp diễn như trường hợp kháng cáo giám đốc thẩm.

Bằng cách miễn trừ các quy định của đoạn hai điều 380-1, khi có kháng cáo một phán quyết của toà đại hình tại một trong các lãnh thổ bên ngoài nước Pháp, hoặc New Caledonia, French Polynesia hoặc các đảo Wallis và Fortuna, toà hình sự có thể chỉ định toà đại hình tương tự, bao gồm các thành viên khác nhau để giải quyết kháng cáo. Các quy định tại đoạn này cũng áp dụng trong các trường hợp khi phán quyết được tuyên bởi toà đại hình của Mayotte hoặc Saint-Pierre-et-Miquelon bị kháng cáo, chủ tịch toà đại hình giải quyết kháng cáo, và nếu cần các trợ lý thẩm phán tạo thành toà án được tiến hành bởi các cố vấn được chỉ định từ một danh sách cho từng năm, bởi chánh án đầu tiên của toà phúc thẩm Paris, hoặc, đối với toà đại hình của Mayotte, bởi chánh án đầu tiên của toà phúc thẩm Saint-Denis de Reunion.
Điều 380-15

Nếu toà hình sự của Toà án Giám đốc thẩm thấy rằng kháng cáo không được nộp trong thời hạn luật định hoặc kháng cáo quyết định không được phép kháng cáo thì tuyên bố là không có lý do chỉ định toà đại hình có trách nhiệm giải quyết kháng cáo.


THIÊN II

XÉT XỬ CÁC TỘI ÍT NGHIÊM TRỌNG

Các điều từ 381 đến 520-1


CHƯƠNG I

TOÀ ÁN CẢI TẠO

Các điều từ 381 đến 495-16

MỤC I


THẨM QUYỀN VÀ ĐƠN GỬI ĐẾN TOÀ ÁN CẢI TẠO

Các điều từ 381 đến 397-6

Đoạn 1


Những quy định chung

Các điều từ 381 đến 388-3


Điều 381

Toà án cải tạo giải quyết các tội ít nghiêm trọng.

Tội ít nghiêm trọng là các tội bị luật xử phạt tù thông thường hoặc phạt tiền 3.750 Euro hoặc nhiều hơn.
Điều 382

Toà án cải tạo có thẩm quyền là toà án nơi xảy ra tội phạm, hoặc nơi bị cáo cư trú hoặc bị bắt hoặc bị tạm giữ, cho dù việc bắt được thực hiện hoặc việc tạm giam xảy ra vì lý do khác.

Vì mục đích xét xử tội ít nghiêm trọng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình quy định tại điều 227-3 Bộ luật Hình sự, toà án nơi có nhà ở hoặc nơi cư trú của người phải thực hiện nghĩa vụ trợ cấp, đóng góp hoặc các nghĩa vụ khác liên quan đến điều này cũng có thẩm quyền xét xử.

Thẩm quyền của toà án cải tạo được mở rộng đến các tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh cùng với tội liên quan đến toà án tạo thành một thể thống nhất không thể chia tách; thẩm quyền này cũng bao gồm các tội vi cảnh và ít nghiêm trọng liên quan thuộc phạm vi ý nghĩa điều 203.


Điều 383

Tòa tiều hình có thẩm quyền xét xử cả bị cáo và người đồng phạm, tòng phạm.


Điều 384

Tòa án thụ lý theo quyết định khởi tố của Viện Công tố có thẩm quyền xem xét tất cả các điều kiện của bị cáo liên quan đến thủ tục tố tụng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác hoặc bị cáo viện dẫn quyền tài sản đối với bất động sản.


Điều 385

Toà án cải tạo có thẩm quyền quyết định đối với bất kì việc huỷ bỏ nào liên quan đến tố tụng do mình thụ lý, trừ khi tiến hành trên cơ sở lệnh phạt tù của thẩm phán điều tra hoặc phòng điều tra.

Tuy nhiên, khi lệnh hoặc phán quyết liên quan không được thông báo cho các bên biết theo các điều kiện quy định, phù hợp với vụ án, bởi đoạn bốn điều 183 hoặc điều 217, hoặc nếu lệnh không được làm phù hợp với các quy định của điều 184, toà án trả lại hồ sơ cho công tố viên để cho phép người này đảm nhận thêm một lần nữa thẩm quyền điều tra tư pháp nhằm chính thức hoá tố tụng.

Khi lệnh phạt tù của thẩm phán điều tra không phù hợp với các điều kiện quy định tại điều 175, thì các bên có quyền đề nghị huỷ bỏ thủ tục, bất chấp các quy định tại đoạn trên.

Khi vụ án được thụ lý không được thực hiện bởi thẩm quyền điều tra thì toà án giải quyết các phản đối việc huỷ bỏ các giai đoạn tố tụng trước đó.

Huỷ bỏ việc tống đạt chỉ có thể được quyết định theo các điều kiện quy định tại điều 565.

Trong mọi trường hợp các phản đối việc huỷ bỏ phải được tranh luận với bài bào chữa.
Điều 385-1

Trong các trường hợp quy định tại các điều 388-1 và 388-2, bất kì phản đối nào dựa trên căn cứ của việc huỷ bỏ hoặc bất kì điều khoản nào của hợp đồng bảo hiểm và nhằm miễn trừ tố tụng cho bên bảo hiểm phải được bên này trình bày trước bài bào chữa, với chế tài sớm kết thúc việc tranh luận này. Điều này chỉ được phép khi nó chắc chắn làm miễn trừ hoàn toàn nghĩa vụ của bên bảo hiểm đối với các bên thứ ba.

Bên bảo hiểm tham gia tố tung theo điều 388-2 và không can thiệp vào tố tụng hình sự được cho là đã từ bỏ quyền phản đối. Tuy nhiên, khi chứng minh được thiệt hại này không được chi trả bởi bên bảo hiệm bị cáo buộc thì bên này được toà án miễn tham gia tố tụng.
Điều 385-2

Liên quan đến việc kiện đòi dân sự, toà án, sau khi thông báo cho các bên trình bày các lập luận của mình, quyết định bằng một phán quyết duy nhất cả về việc phản đối việc không được chấp nhận và về tính chất của vụ án.


Điều 386

Mọi thủ tục khiếu nại về thủ tục tố tụng phải tiến hành trước khi bào chữa về nội dung.

Khiếu nại chỉ được chấp nhận nếu khiếu nại nhằm loại trừ tính tội phạm của hành bị bị truy tố.

Khiếu nại chỉ được chấp nhận nếu dựa trên những sự việc hoặc tư cách làm căn cứ cho việc bào chữa của bị cáo.

Nếu đơn khiếu nại được chấp nhận thì Tòa tiểu hình sẽ ấn định một thời hạn để bị cáo đưa đơn đến Tòa án có thẩm quyền. Nếu trong thời hạn ấy, bị cáo không đưa đơn khiếu nại và không chứng minh được đã đưa đơn khiếu nại thì sẽ mất quyền khiếu nại ấy.

Nếu đơn khiếu nại không được chấp nhận thì Tòa tiểu hình sẽ tiếp tục xét xử.


Điều 387

Nếu thụ lý nhiều vụ án có tình tiết liên quan với nhau, Tòa tiểu hình có thể, chủ động hoặc theo yêu cầu của Viện Công tố hay yêu cầu của đương sự, quyết định nhập vụ án.


Điều 388

(Luật số 86-466 ngày 10-6-1983) Đối với các vụ án vô ý làm chết người hoặc vô ý gây thương tích mà thuộc phạm vi bảo hiểm của người có trách nhiệm dân sự trong vụ án thì người chịu trách nhiệm dân sự phải cho biết rõ họ tên, địa chỉ của người bảo hiểm, số ký hiệu của hợp đồng bảo hiểm. Người bị hại cũng phải làm như thế, nếu thiệt hại họ phải chịu được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm. Những thông tin này được ghi vào biên bản lấy lời khai của vụ án.

Khi tiến hành truy tố tội phạm, những người bảo hiểm có quyền tham gia tố tụng và có thể được Tòa thẩm vấn dù là lần thứ nhất trong giai đoạn phúc thẩm; trong trường hợp đó, người bảo hiểm phải có luật sư đại diện bảo về quyền lợi.

Về việc tranh luận trước Tòa và kháng cáo, kháng nghị, các quy định áp dụng cho người có trách nhiệm dân sự và nguyên đơn dân sự cũng được áp dụng cho người bảo hiểm của bị cáo và nguyên đơn dân sự, với điều kiện phải tuân theo các quy định tại khoản trên và tại các Điều 385-1, khoản 2, Điều 388-2 và Điều 509, khoản 2.
Điều 388-2

(Luật số 83-608 ngày 8-7-1983) Chậm nhất là mười ngày trước ngày mở phiên tòa, người có lợi ích liên quan phải gửi giấy triệu tập đến người bảo hiểm thông qua thừa phát lại hoặc bằng thư bảo đảm có giấy nhạn, thông báo triệu tập phải ghi rõ nội dung của việc truy cứu trách nhiệm, căn cước của bị cáo, của nguyên đơn nhân sự, và nếu có, của người có trách nhiệm dân sự, số phiếu bảo hiểm, số tiênd đòi bồi thường, hoặc tính chất, mức độ thiệt hai, Tòa án xét xử, nới và ngày giờ xét xử.

Đoạn 2


Tình nguyện có mặt và giấy mời tham dự phiên toà

Các điều từ 389 đến 392-1


Điều 389

Giấy báo của Viện Công tố thay cho giấy triệu tập ra Tòa, nếu người nhận giấy báo đã tự nguyện ra Tòa.

Giấy báo ghi rõ tội danh bị truy tố và quy phạm pháp luật sẽ áp dụng.

Nếu bị cáo đang bị tạm giam thì bản án phải xác nhận sự đồng ý của bị cáo về việc xét xử mà không cần có giấy triệu tập ra Tòa trước khi xét xử.


Điều 390

Giấy mời tham dự phiên toà được chuyển giao phù hợp với thời hạn và thủ tục quy định tại các điều từ 550 trở về sau.

Giấy mời tham dự phiên toà thông báo cho bị cáo là họ phải có mặt tại phiên xét xử mang theo chứng cứ về thu nhập cũng như thông báo nộp thuế hoặc tài liệu miễn thuế, hoặc gửi những tài liệu này cho luật sư đại diện.
Điều 390-1

Lệnh triệu tập đến toà án được tống đạt cho bị cáo theo chỉ thị của công tố viên cấp quận và trong phạm vi thời hạn quy định tại điều 552, do thư kí toà án hoặc một nhân viên hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp ban hành, hoặc, nếu bị cáo bị tạm giam, do giám thi trại giam ban hành, có giá trị tương đương với một giấy mời cá nhân đến tham dự phiên toà.

Lệnh triệu tập nêu hành vi bị truy tố, đề cập quy định pháp luật trừng phạt hành vi này và toà án thụ lý vụ án, và địa điểm, ngày và giờ xét xử. Lệnh này cũng nêu là bị cáo có thể được luật sư trợ giúp. Lệnh này thông báo cho bị cáo là người này phải có mặt đem theo bằng chứng thu nhập cũng như thông báo nộp thuế hoặc tài liệu miễn thuế.

Điều này được chứng minh bởi một hồ sơ chính thức có chữ ký của bị cáo được nhận một bản sao.


Điều 391

Viện Công tố thông báo cho người có đơn khiếu nại biết ngày mở phiên tòa.


Điều 392

Trong trường hợp nguyên đơn dân sự trực tiếp triệu tập bị cáo ra Tòa hình sự thì nguyên đơn dân sự phải ghi trong giấy triệu tập nơi cư trú được chọn trong quản hạt của Tòa án thụ lý vụ việc, trừ trường hợp đang cư trú ở đó.


Điều 392-1

Khi vụ kiện của bên dân sự không được nhập vào vụ án của công tố viên thì toà án cải tạo quyết định số tiền phải trả cho toà án với dẫn chiếu đến thu nhập của bên dân sự, mà, trừ khi người này được hưởng trợ giúp pháp lý, phải gửi vào văn phòng toà án. Việc trả tiền cho toà án này đảm bảo cho việc chi trả bất kì khoản tiền phạt dân sự nào có thể được ấn định theo đoạn hai.

Khi toà án cải tạo, nhận được vụ án bằng một giấy mời trực tiếp từ bên dân sự, tuyên vô tội thì cũng có thể, trong một phán quyết tương tự, theo đề xuất của công tố viên cấp quận, phạt bên dân sự một khoản tiền phạt dân sự, với tổng số tiền không được vượt quá 15.000 Euro, nếu cho rằng giấy mời trực tiếp là không cần thiết hoặc chậm trễ. Đề xuất của công tố viên phải được đưa ra trước khi khép lại tố tụng, sau đề nghị của bên bào chữa, và bên dân sự hoặc luật sư phải có cơ hội để trả lời. Các quy định của đoạn này cũng áp dụng trước toà phúc thẩm, nơi toà cải tạo, ở cấp sơ thẩm, đã tuyên vô tội người bị truy tố và quyết định đối với đề xuất của công tố viên cấp quận có lợi cho bên dân sự bị phạt theo quy định tại đoạn này.
Đoạn 3

Triệu tập bằng báo cáo của cảnh sát và xét xử ngay

Các điều từ 393 đến 397-6


Điều 393

(Luật số 83-466 ngày 10-6-1983) Đối với các vụ án, sau khi kiểm tra căn cước của đương sự, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm báo cho người đó biết bị truy tố về những việc gì, lấy lời khai nếu người đó yêu cầu và sua đó, nếu thấy không cần yêu cầu thẩm phán điều tra điều tra, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm giải quyết theo quy định tại các Điều 394 đến 396.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm báo cho đương sự biết quyền được chọn “luật sư” hoặc xin chỉ định luật sư trợ giúp. Chủ nhiệm đoàn luật sư cũng phải được thông báo ngay về việc chọn luật sự hoặc xin chỉ định luật sư.

Luật sư có thể xem xét hồ sơ và tiếp xúc tự do với bị cáo.

Tất cả các thể thức trên đều phải ghi vào biên bản, nếu không sẽ bị vô hiệu.


Điều 393-1

Trong các trường hợp quy định tại điều 393, nạn nhân phải được thông báo ngày xét xử, bằng bất kì phương tiện nào sẵn có.


Điều 394

Công tố viên cấp quận có thể mời cá nhân được đưa đến trước mình có mặt tại toà án trong thời hạn không thể ít hơn mười ngày, trừ khi người liên quan từ bỏ thời hạn này với sự có mặt của luật sư, cũng không được muộn hơn hai tháng. Người này thông báo cho họ các tình tiết bị cáo buộc và địa điểm, ngày và giờ xét xử. Người này cũng thông báo cho bị cáo là họ phải có mặt đem theo bằng chứng thu nhập cũng như thông báo nộp thuế hoặc tài liệu miễn thuế. Thông báo này, được lưu trong hồ sơ chính thức cùng với bản sao được chuyển ngay cho bị cáo, có hiệu lực như một giấy mời cá nhân.

Luật sư được lựa chọn hoặc chủ tịch đoàn luật sư được thông báo, bằng bất kì phương tiện nào sẵn có và ngay lập tức, ngày và giờ xét xử. Thông báo này được lưu trong hồ sơ chính thức. Luật sư có thể vào bất kì thời điểm nào thẩm tra hồ sơ vụ án.

Nếu công tố viên cấp quận thấy cần phải áp dụng một hoặc nhiều biện pháp giám sát tư pháp để bị cáo có mặt tại toà án thì đưa người này đến trước thẩm phán giám sát và tự do tại văn phòng của người này cùng với thư kí làm trợ lí. Thẩm phán này có thể ra lệnh áp dụng biện pháp này với các điều kiện và theo các nguyên tắc quy định tại các điều 138 và 139, sau khi xét hỏi bị cáo, thông báo cho luật sư và xem xét các bình luận của người này. Quyết định này được thông báo miệng cho bị cáo và lưu vào hồ sơ chính thức, đồng thời chuyển ngay cho người này một bản sao.


Điều 395

Nếu thời hạn phạt tù tối đa theo luật không ít hơn hai năm, công tố viên cấp quận có thể, nếu thấy rằng các cáo buộc đã đầy đủ và hồ sơ đã sẵn sàng cho việc xét xử, đưa bị cáo đến ngay trước toà khi tin là các tình tiết của vụ án đòi hỏi phải xét xử ngay.

Trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng quả tang, nếu thời hạn phạt tù tối đa không ít hơn sáu tháng thì công tố viên cấp quận đưa bị cáo đến ngay trước toà khi tin là các tình tiết của vụ án đòi hỏi phải xét xử ngay.

Bị cáo bị tạm giữ khi có mặt tại toà án; và bị áp giải đến trước toà.


Điều 396

Trong trường hợp quy định tại điều trên, nếu toà án không thể họp vào cùng ngày và nếu các yếu tố của vụ án cho thấy cần áp dụng biện pháp tạm giam trước khi xét xử thì công tố viên cấp quận có thể đưa bị cáo đến trước thẩm phán giám sát và tự do để quyết định với sự trợ giúp của thư kí.

Sau khi tiến hành việc kiểm tra quy định tại đoạn sáu điều 41, trừ khi đã tiến hành rồi, thẩm phán giải quyết các đề xuất của công tố viên đối với việc tạm giam trước khi xét xử, sau khi đã lưu các bình luận của bị cáo và luật sư. Lệnh này không được phép kháng cáo.

Thẩm phán có thể tạm giam bị cáo trước khi xét xử cho đến khi người này có mặt tại toà. Lệnh áp dụng việc tạm giam được ban hành theo các nguyên tắc quy định tại đoạn một điều 137-3 và phải bao gồm một tuyên bố nêu các điểm theo luật và thực tế được xem xét để tạo thành cơ sở của quyết định, dẫn chiếu đến các quy định tại điểm 1, 2 và 3 điều 144. Quyết định này nêu các tình tiết bị cáo buộc và toà án thụ lý. Quyết định này được thông báo miệng cho bị cáo và lưu trong hồ sơ chính thức, và chuyển một bản sao ngay tới tận tay người này. Bị cáo phải có mặt trước toà án không muộn hơn ba ngày làm việc. Nếu không có mặt thì đương nhiên được trả tự do.

Nếu thẩm phán thấy rằng việc tạm giam trước khi xét xử là không cần thiết thì có thể áp dụng một hoặc nhiều nghĩa vụ giáp sát tư pháp đối với bị cáo, cho đến khi người này có măt trước toà. Công tố viên sau đó thông báo cho bên liên quan ngày và giờ xét xử, phù hợp với các quy định tại đoạn một điều 394.
Điều 397

(Luật số 83-466 ngày 10-6-1983) Nếu bị cáo bị được đưa ra trước Tòa tiểu hình xét xử theo quy định tại các Điều 395 và 396, khoản 3 thì Chánh án Tòa tiểu hình sẽ xác định căn cước của bị cáo sau khi thông báo cho luật sư của bị cáo. Chánh án thông báo cho bị cáo biết chỉ có thể bị xử ngay trong ngày nếu có sự dồng ý của bị cáo. Sự đồng ý này chỉ được chấp nhận trước sự chứng kiến của luật sư do bị cáo chọn hoặc, nếu người này không có mặt, thì phải có một luật sư do Chủ nhiệm đoàn luật sư chỉ định theo yêu cầu của bị cáo.

Nếu bị cáo đồng ý xử ngay lập tức thì phải ghi điều đó vào biên bản phiên tòa.


Điều 397-1

Nếu bị cáo không đồng ý được xét xử tại đó và vào thời điểm đó hoặc nếu vụ án tỏ ra chưa sẵn sàng cho việc xét xử, toà án lưu lại bình luận của các bên và luật sư và tạm hoãn vụ án đến phiên xét xử sau, phải diễn ra trong thời hạn ít hơn hai hoặc nhiều hơn sáu tuần, trừ khi bị cáo công khai từ bỏ quyền này.

Khi hình phạt phải chịu nhiều hơn bảy năm tù, bị cáo, sau khi được giải thích việc mở rộng quyền, có thể yêu cầu tạm hoãn vụ án cho đến khi tiến hành xét xử trong thời hạn không ít hơn hai hoặc nhiều hơn bốn tháng.

Trong các trường hợp quy định tại điều này, bị cáo hoặc luật sư có thể yêu cầu toà án ra lệnh tiến hành bất kì hoạt động điều tra nào thấy cần để phát hiện sự thật liên quan đến các tình tiết bị cáo buộc hoặc tính cách của người liên quan. Toà án từ chối yêu cầu này phải ra một quyết định có lý do.


Điều 397-3

Trong tất cả các trường hợp quy định tại đoạn này, toà án có thể áp dụng hoặc duy trì biện pháp giám sát tư pháp phù hợp với các quy định tại điều 141-1 Quyết định này có hiệu lực tạm thời.

Trong các trường hợp quy định tại các điều từ 395 trở về sau, toà án cũng có thể áp dụng hoặc duy trì việc tạm giam trước khi xét xử bị cáo bằng việc ra quyết định có lý do đặc biệt. Quyết định ra lệnh tạm giam được ban hành theo các nguyên tắc quy định tại các điều 135, 137-7, đoạn một, và 464-1, và có lý do là việc dẫn chiếu đến các quy định tại điểm 1, 2 và 3 điều 144. Lệnh này có hiệu lực tạm thời.

Khi bị cáo bị tạm giam trước khi xét xử, phán quyết căn cứ vào tính chất và nội dung vụ án phải được ban hành trong vòng hai tháng kể từ ngày trình diện đầu tiên của người này trước toà. Nếu quyết định căn cứ vào nội dung của vụ án không được ban hành khi kết thúc thời hạn này thì việc tạm giam trước khi xét xử chấm dứt. Bị cáo đương nhiên được trả tự do trừ khi bị tạm giam vì một lý do khác.

Khi các quy định tại đoạn hai điều 397-1 đã được áp dụng, thời hạn quy định tại đoạn trên được tăng lên bốn tháng.
Điều 397-4

Khi bị cáo bị kết án phạt tù giam ngay thì toà án thụ lý vụ án theo các điều 395 trở về sau có thể, không liên quan đến thời gian áp dụng hình phạt, ra lệnh dưới ánh sáng của các tình tiết của vụ án áp dụng hoặc tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam bằng việc ra một quyết định có lý do đặc biệt. Quy định tại các điều 148-2 và 471, đoạn hai, được áp dụng.

Toà phúc thẩm quyết định trong vòng bốn tháng kể từ khi bị cáo bị tạm giam có đơn kháng cáo quyết định căn cứ nội dụng của vụ án, nếu không thực hiện được điều này thì bị cáo đương nhiên được trả tự do trừ khi bị tạm giam vì một lý do khác.

Nếu toà án thấy cần ban hành một lệnh bắt thì áp dụng quy định tại điều 465 bất kể thời gian áp dụng hình phạt được ấn định là bao lâu.


Điều 397-5

(Luật số 83-466 ngày 10-6-1983) Trong trường hợp quy định tại đoạn này trái với các quy định của Điều 550 và các điều tiếp theo, có thể triệu tập những người làm chứng đến ngay lập tức bằng mọi phương tiện. Nếu được sỹ quan cảnh sát tư pháp hoặc nhân viên của lực lượng công quyền triệu tập bằng lời thì người làm chứng phải có mặt, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định tại các Điều 438 và 441.
Điều 397-6

(Luật số 83-466 ngày 10-6-1983) Các quy định của các Điều từ 393 đến 397-5 không được áp dụng với những người chưa thành niên, nhưng tội phạm về báo chí, tội phạm chính trị hoặc những tội phạm mà thủ tục truy tố được quy định trong một đạo luật riêng.

MỤC II


CẤU TẠO CỦA TOÀ ÁN VÀ TỔ CHỨC XÉT XỬ

Các điều từ 398 đến 399


Điều 398

Toà án cải tạo gồm một chánh án và hai thẩm phán khác.

Khi thấy rằng việc xét xử chắc chắn sẽ kéo dài thì chánh án toà án quận có thể quyết định là một hoặc hai thẩm phán bổ sung phải tham gia xét xử. Nếu một hoặc nhiều thẩm phán cấu thành toà án cải tạo không thể tiếp tục việc xét xử cho đến khi đọc phán quyết thì bị thay thế bởi một hoặc nhiều thẩm phán bổ sung trong lệnh bổ nhiệm họ đến toà án quận, bắt đầu từ thẩm phán có cấp bậc cao nhất và thời gian phục vụ lâu nhất.

Tuy nhiên, để xét xử các tội ít nghiêm trọng liệt kê tại điều 398-1 thì chỉ có một thẩm phán duy nhất thực hiện các quyền được trao cho chánh án.

Việc chỉ định các thẩm phán toà án cải tạo được mời đến để xét xử theo các điều kiện quy định tại đoạn 3 do chánh án toà án quận tiến hành phù hợp với các nguyên tắc áp dụng cho việc phân công các thẩm phán giữa các bộ phận khác nhau của toà án này; nếu cần, chánh án toà án cải tạo phân công các vụ án giữa các thẩm phán.

Các quyết định quy định tại điều này là các biện pháp hành chính không bị kháng cáo.


Điều 398-1

Các tội sau được xét xử theo các điều kiện quy định tại đoạn ba điều 398:

1º các tội ít nghiệm trong quy định tại các điều 66 và 69 của nghị định ngày 30 tháng 10 năm 1935 hợp nhất luật liên quan đến séc và thẻ tín dụng;

2º các tội ít nghiêm trong quy định tại Bộ luật Giao thông và, khi thực hiện trong khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông, các tội quy định tại các điều 222-19-1, 222-20-1, 223-1 và 434-10 Bộ luật Hình sự;

3º các tội ít nghiêm trọng phát sinh từ các quy định liên quan đến giao thông đường bộ;

4º các tội ít nghiêm trong liên quan đến việc tàng trữ hoặc vận chuyển vũ khi mức độ 6, như quy định tại các điều L 2339-9 Bộ luật Quốc phòng;

5º các tội ít nghiêm trọng quy định tại các điều 222-11, 222-12 (1º đến 13º), 222-13 (1º đến 13º), 222-16, 222-17, 222-18, 222-32, 225-10-1, 227-3 đến 227-11, 311-3, 311-4 (1º đến 8º), 313-5, 314-5, 314-6, 321-1, 322-1 đến 322-4-1, 322-12, 322-13, 322-14, 433-3, các đoạn một và hai, 433-5, 433-6 đến 433-8, đoạn một, 433-10, đoạn một và 521-1 Bộ luật Hình sự và L 628 Bộ luật Y tế Cộng đồng;

6º các tội ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Nông thôn liên quan đến việc săn bắn, đánh bắt và bảo vệ các loài động, thực vật, và các tội ít nghiêm trọng quy định tại nghị định ngày 9 tháng 1 năm 1852 liên quan đến đánh bắt hải sản;

7º các tội ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Rừng và Bộ luật Quy hoạch Thành phố đối với việc bảo vệ gỗ và rừng;

7ºbis các tội ít nghiêm trọng quy định tại điều L126-3 Bộ luật Xây dựng và Nhà ở;

8º các tội ít nghiêm trong không bị phạt tù ngoại trừ các tội ít nghiêm trọng liên quan đến báo chí.

Tuy nhiên, toà án phải quyết định theo các điều kiện quy định tại đoạn một điều 398 nếu bị cáo bị tạm giam trước khi xét xử khi người này có mặt tại phiên xét xử hoặc nếu bị truy tố theo thủ tục xét xử rút gọn. Toà cũng xét xử như quy định tại đoạn một điều 398 đối với việc xét xử các tội ít nghiêm trọng quy định tại điều này nếu các tội ít nghiêm trọng này liên quan đến các tội ít nghiêm trọng khác mà điều này không áp dụng.


Điều 398-2

Nếu toà án cải tạo, với thành phần như quy định tại đoạn ba điều 398, chắc chắn là định nghĩa trong văn kiện theo đó toà thụ lý vụ án không thuộc phạm vi các quy định của điều 398-1 thì chuyển giao vụ án cho toà án cải tạo với thành phần như quy định tại đoạn một điều 398.

Nếu toà án cải tạo, với thành phần như quy định tại đoạn một điều 398, chắc chắn là định nghĩa trong văn kiện theo đó toà thụ lý vụ án thuộc phạm vi các quy định của điều 398-1, thì theo các quy định tại đoạn cuối điều này, vụ án có thể được đưa ra xét xử trước toà án cải tạo như quy định tại đoạn ba điều 398, hoặc xét xử bởi một mình chánh án toà án.

Toà án cải tạo xét xử như quy định tại đoạn ba điều 398 có thể, nếu sự phức tạp của các tình tiết lý giải được cho điều này, quyết định, theo thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các bên hoặc của công tố viên, chuyển vụ án cho toà án cải tạo như quy định tại đoạn một của điều này. Theo đó các quy định tại điều trên không được áp dụng. Quyết định này cấu thành một biện pháp hành chính hợp pháp không bị kháng cáo.


Điều 398-3

(Luật số 72-1226 ngày 29-12-1972; Luật số 95-125 ngày 8-2-1995) Chức năng công tố bên cạnh Tòa tiểu hình do Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc một trong các Phó Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng đảm nhiệm.
Điều 399

Số và ngày xét xử của toà án cải tạo được ấn định bởi một quyết định đồng thời của chánh án toà án quận và công tố viên cấp quận.

Điều này cũng áp dụng đối với thành phần dự kiến của việc xét xử này, không ảnh hưởng đến các quyền thuộc về công tố viên liên quan đến việc xét xử.

Các quyết định quy định tại điều này được tiến hành sau khi nghe ý kiến của hội đồng thẩm phán toà án này, vào cuối mỗi năm tư pháp cho năm tư pháp tiếp theo, và có thể, nếu cần, được sửa đổi trong năm theo các điều kiện tương tự.

Khi không thể đạt được các quyết định đồng thời thì số và ngày của toà án cải tạo xét xử được ấn định bởi chánh án toà án quận hành động cùng với, và thành phần dự kiến của các phiên xét xử này được quyết định bởi công tố viên cấp quận, sau khi nghe ý kiện của chánh án toà án cấp phúc thẩm và công tố viên trưởng.

MỤC III


CÔNG KHAI VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ PHIÊN TOÀ

Các điều từ 400 đến 405


Điều 400

Việc xét xử phải công khai.

Mặc dù vậy, toà án, sau khi khẳng định trong phán quyết của mình là việc xét xử công khai sẽ ảnh hưởng đến trật tư công cộng, trật tự phiên toà, phẩm giá con người hoặc lợi ích của bên thứ ba, có thể ra lệnh bằng một phán quyết tại phiên toà công khai là việc xét xử sẽ diễn ra trước máy thu hình.

Nếu ra lệnh xét xử trước máy thu hình thì biện pháp này được áp dụng đối với việc đọc các phán quyết riêng biệt được ban hành dựa trên các sự cố hoặc phản đối nêu tại điều 459 đoạn 4.

Phán quyết căn cứ vào nội dụng vụ án phải luôn được đọc tại phiên xét xử công khai.

Nếu bị cáo, là người chưa thành niên khi các cáo buộc được tiến hành đối với người này, đủ tuổi thành niên vào ngày đầu tiên của tiến trình tố tụng, thì các quy định tại điều này áp dụng tại toà án vị thành niên nếu người này yêu cầu, trừ khi có một bị cáo khác vẫn là người chưa thành niên, hoặc đã là người chưa thành niên khi các cáo buộc được đưa ra và đã đủ tuổi thành niên vào ngày đầu tiên của tiến trình tố tụng, và phản đối yêu cầu này.


Điều 401

Chủ tọa phiên toà có nhiệm vụ giữ trật tự phiên tòa và điều khiển việc xét hỏi, tranh luận.


Điều 402

Chủ tọa phiên toà có quyền không cho người chưa thành niên hoặc một số đối tường chưa thành niên và phòng xử án.


Điều 403

Bãi bỏ theo Luật số 81-82 ngày 2-2-1981.


Điều 404

Nếu người tham dự phiên tòa gây rối trật tự, dù gây rối dưới bất kỳ hình thức nào thì Chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh buộc người gây rối rời khỏi phòng xử án.

Nếu người gây rối chống lại việc thi hành biện pháp này hoặc gây rối thì ngay lập tức sẽ bị tống giam, bị xử phạt từ hai tháng đến hai năm tù giam, không kể các hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự đối với người có hành vi lăng mạ hoặc hành hung thẩm phán.

Theo lệnh của Chủ tọa phiên tòa, lực lượng công quyền cưỡng chế người gây rối rời khỏi phòng xử án.


Điều 405

Nếu chính bị cáo gây rối trật tự tại phiên tòa thì sẽ áp dụng các quy định của Điều 404.

Bị cáo dù đang được tự do, nếu bị buộc phải rời khỏi phòng xử án thì sẽ bị lực lượng công quyền canh giữ để Tòa án giải quyết cho tới khi kết thúc xét hỏi, tranh luận. Lúc ấy, bị cáo được đưa lại phòng xử án, và bản án được tuyên có mặt bị cáo.

MỤC IV


XÉT XỬ

Các điều từ 406 đến 461

Đoạn 1


Sự có mặt của bị cáo

Các điều từ 406 đến 417



Điều 406

­­­ Chủ tọa phiên tòa hoặc một trong số các thẩm phán do Chủ tọa phiên tòa chỉ đinh, tiến hành xác định căn cước của bị cáo và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử tại Tòa. Chủ tọa phiên tòa cũng được xác định xem người phải chịu trách nhiệm dân sự, nguyên đơn dân sự, những người làm chứng, các giám định viên và các phiên dịch có mặt hay không.
Điều 407

Nếu bị cáo, bên dân sự hoặc nhân chứng không nói được tiếng Pháp đủ tốt, hoặc nếu cần dịch tài liệu đưa ra tại phiên xét xử, thẩm phán chủ toạ phiên toà chính thức chỉ định một người phiên dịch ít nhất hai mươi mốt tuổi, và yêu cầu người này tuyên thệ trợ giúp công lý bằng danh dự và lý trí.

Công tố viên, bị cáo và bên dân sự có thể phản đối người phiên dịch bằng việc nêu các căn cứ phản đối. Toà án giải quyết việc phản đối này và quyết định này không được phép kháng cáo dưới bất kì hình thức nào.

Người phiên dịch không thể được chọn từ các thẩm phán là thành viên của toà án, các bồi thẩm viên, thư kí tại phiên toà, các bên hoặc các nhân chứng, cho dù có sự đồng ý của bị cáo hoặc công tố viên.


Điều 408

Nếu bị cáo bị điếc, thẩm phán chủ toạ chính thức chỉ định một người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, hoặc bất kì người nào khác đủ tiêu chuẩn có thể nói hoặc giao tiếp được với người điếc để giúp đỡ người này trong quá trình xét xử. Người phiên dịch này tuyên thệ bằng danh dự và lý trí để trợ giúp công lý.

Thẩm phán chủ toạ cũng có thể quyết định sử dụng bất kì thiết bị kĩ thuật nào khác cho phép giao tiếp với người điếc.

Nếu bị cáo có thể đọc và viết, thẩm phán chủ toạ cũng có thể giao tiếp với người này bằng văn bản.

Các quy định khác quy định tại điều trên được áp dụng.

Thẩm phán chủ toạ có thể tiến hành theo cách tương tự với bất kì người điếc hoặc bên dân sự nào.


Điều 409

Đến ngày mở phiên tòa, lực lượng công quyền dẫn bị cáo đang bị tạm giam đến phiên tòa.


Điều 410

Bị cáo được gửi giấy mời hợp lệ với tư cách cá nhân phải có mặt trừ khi có lý do được toà án chấp nhận trước khi được triệu tập. Bị cáo có nghĩa vụ tương tự khi chứng minh được là mặc dù không được gửi giấy mời với tư cách cá nhân, người này đã được thông báo về giấy mời hợp pháp liên quan đến mình trong các trường hợp quy định tại các điều 557, 558 và 560.

Khi các điều kiện này được đáp ứng, bị cáo vắng mặt không có lý do được xét xử tại phiên tranh tụng có thông báo trước, trừ khi các quy định của điều 411 được áp dụng.

Nếu luật sư có mặt để tiến hành bào chữa cho bị cáo thì phải được xét hỏi nếu có yêu cầu, cho dù là ngoài phạm vi vụ án quy định tại điều 411.


Điều 410-1

Khi bị cáo được gửi giấy mời phù hợp với các điều kiện quy định tại đoạn một điều 410 không có mặt và khi hình phạt của tội phạm nêu trên là hai năm tù hoặc nhiều hơn thì toà án có thể ra lệnh tạm hoãn vụ án và, bằng một quyết định có lý do đặc biệt, ban hành lệnh bắt hoặc lệnh triệu tập.

Nếu bị cáo bị bắt theo lệnh bắt hoặc lệnh triệu tập thì các quy định của điều 135-2 được áp dụng. Tuy nhiên, nếu người này bị thẩm phán giám sát và tự do tạm giam trước khi xét xử thì phải có mặt tại toà án cải tạo càng sớm càng tốt, và tối đa là trong vòng một tháng, nếu không sẽ được trả tự do.
Điều 411

Bất kể hình phạt phải chịu là gì, bị cáo có thể làm đơn gửi chánh án yêu cầu xét xử vụ án vắng mặt mình; đơn này được lưu trong hồ sơ vụ án. Người này được luật sư của mình hoặc luật sư do nhà nước chỉ định đại diện tại phiên toà xét xử. Các quy định này được áp dụng bất kể các điều kiện theo đó bị cáo bị triệu tập là gì.

Bài bào chữa của luật sư của bị cáo, có thể can thiệp vào quá trình xét xử, được lắng nghe, và bị cáo sau đó được phân xử theo cách tranh tụng.

Nếu toà án thấy rằng bị cáo cần có mặt với tư cách cá nhân thì có thể tạm hoãn vụ án đến phiên xử sau và ra lệnh cho bị cáo có mặt. Công tố viên cấp quận sau đó ban hành lệnh triệu tập mới đối với bị cáo.

Bị cáo nào không trả lời lệnh triệu tập thì có thể được xét xử tranh tụng nếu luật sư có mặt và được xét hỏi. Toà án cũng có thể, nếu cần, sau khi xem xét các bình luận của luật sư, tiếp tục tạm hoãn vụ án, bằng việc áp dụng các quy định của điều 410-1.

Nếu luật sư của bị cáo yêu cầu áp dụng điều này không có mặt trong quá trình xét xử, trừ khi vụ án bị tạm hoãn, bị cáo được xét xử tranh tụng có thông báo trước.


Điều 412

Nếu giấy mời đến phiên toà không được chuyển đến đích thân bị cáo, và nếu không chứng minh được là người này biết giấy mời này, nếu bị cáo không có mặt thì phán quyết được tuyên vắng mặt bị cáo, trừ khi các quy định của điều 411 được áp dụng.

Trong mọi trường hợp, nếu luật sư có mặt để bào chữa cho bị cáo thì phải được xét hỏi nếu có yêu cầu. Phán quyết được tuyên theo cách tranh tụng với thông báo trước trừ khi các quy định của điều 411 được áp dụng.

Trong mọi trường hợp, toà án có thể, nếu thấy cần, để lại vụ án cho phiên xét xử sau, bằng cách áp dụng, nếu phù hợp, các quy định của điều 410-1.


Điều 413

Không người nào được quyền tuyên bố là bị cáo vằng mặt khi bị cáo đã có mặt khi bắt đầu phiên tòa.


Điều 414

Các quy định tại khoản 1 và 2, Điều 411 được áp dụng , khi việc xét hỏi, tranh luận tại Tòa không phải đề cấp đến nội dung của hành vi phạm tội đặc biết là khi xét hỏi, tranh luận đó chỉ nhằm vào những lợi ích về dân sự.


Điều 415

Người phải chịu trách nhiệm dân sự luôn luôn có thể yêu cầu cử luật sư hoặc đại tụng viên đại diện cho mình. Trong trường hợp này, bản án được coi là bản án xử có mặt người phải chịu trách nhiệm dân sự.


Điều 416

Nếu do tình trạng sức khỏe, bị cáo không thể có mặt tại phiên tò và nếu có những nguyên nhân quan trọng không thể hoãn xét xử vụ án, thì Tòa tiểu hình sẽ ra quyết định đặc biệt có căn cứ cho phép bị cáo có thể cùng với luật sư, được lấy lời khai tại nơi cư trú của mình hoặc tại trại giam nơi bị cáo đang bị tạm giam. Một thẩm phán được chỉ định để tiến hành hỏi cung với sự giúp đỡ của lục sự. Cần lập biên bản ghi lời khai. Phiên tòa xét xử được tiếp tục sau khi triệu tập bị cáo lần thứ hai. Các quy định tại khoản 1 và 2, Điều 411 được áp dụng, dù mức hình phạt bị cáo phải chịu theo luật định là bao nhiêu. Trong các trường hợp nêu trên, việc xét xử được tiến hành như có mặt bị cáo.


Điều 417

Bị cáo có mặt có quyền lựa chọn luật sư bào chữa.

Nếu bị cáo muốn có luật sư bào chữa nhưng không chọn được luật sư, thì Chánh án sẽ chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo.

Chỉ có thể chọn hoặc chỉ định luật sư bào chữa trong số các luật sư thành viên của đoàn luật sư hoặc trong số các đại tụng viên được phép bào chữa trước Tòa.

Bị cáo bắt buộ phải có luật sư bào chữa, nếu bị cáo bị một khuyết tật làm hạn chế khả năng tự bào chữa.

Đoạn 2


Việc xin đứng nguyên đơn dân sự và hiệu lực của việc xin đứng nguyên đơn dân sự

Các điều từ 418 đến 426


Điều 418

Theo quy định tại Điều 2, bất cứ người nào cho là mình đã chịu thiệt hại do một khinh tội gây ra đều có thể xin đứng nguyên đơn dân sự ngay tại phiên tòa, nếu trước đây chưa làm việc đó.

Người này không bắt buộc phải có luật sư trợ giúp.

Nguyên đơn dân sự có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại mà mình đã phải chịu.


Điều 419

Nếu xin đứng nguyên đơn dân sự trước khi mở phiên tòa thì phải nộp đơn tại Phòng lục sự, còn nếu xin đứng nguyên đơn dân sự trong thời gian mở phiên tòa thì phải đăng kí với lục sự phiên tà hoặc phải nộp các kết luận.


Điều 420

Nếu xin đứng nguyên đơn dân sự trước khi mở phiên tòa thì đơn xin đứng nguyên đơn phải ghi rõ tội phạm bị truy tố, nơi cư trú của nguyên đơn dâm sự thuộc phạm vi quản hạt của Tòa án thụ lý vụ việc, trừ trường hợp nguyên đơn đang cư trú ở đó.

Lục sự chuyển ngay đơn xin đứng nguyên đơn dân sự cho Viện Công tố. Viện Công tố sẽ triệu tập nguyên đơn dân sự ra phiên tòa.
Điều 420-1

Trong trường hợp ngoại lệ của các quy định trên, bất kì ai cho rằng mình bị thiệt hại có thể nộp đơn kiện dân sự trực tiếp hoặc thông qua luật sư, bằng thư bảo đảm hoặc fax phải đến toà án ít nhất hai mươi bốn giờ trước ngày xét xử, trong đó yêu cầu cả việc trả lại các đồ vật bị thu giữ hoặc bồi thường thiệt hại. Người này kèm theo đơn kiện của mình bất kì tài liệu nào chứng minh thiệt hại. Các tài liệu này sau đó được đưa ngay vào hồ sơ vụ án.

Với sự đồng ý của công tố viên, nạn nhân cũng có thể làm đơn đòi lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại, trong quá trình điều tra của cảnh sát, với một sỹ quan cảnh sát tư pháp, người này lập hồ sơ về điều này. Việc kiện đòi này coi như đã biến cá nhân trở thành bên dân sự nếu sau đó việc truy tố được tiến hành và toà án cải tạo hoặc toà án cảnh sát trực tiếp thụ lý vụ án.

Trong các trường hợp quy định tại hai đoạn trên, bên dân sự không cần phải có mặt tại toà án.

Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu các đồ vật bị yêu cầu trả lại, hoặc nếu toà án không tìm thấy đủ căn cứ để ra quyết định trong đơn kiện hoặc trong các tài liệu kèm theo, hoặc trong hồ sơ vụ án, quyết đinh về việc kiện đòi dân sự chỉ bị tạm hoãn đến phiên xử sau mà ở đó tất cả các bên được mời đến theo lệnh của công tố viên.
Điều 420-2

Quyết định đối với đơn đòi lại các đồ vật bị thu giữ hoặc đền bù thiệt hại, được đưa ra phù hợp với các quy định của điều 420-1, tạo ra tất cả các hậu quả của một quyết định tranh tụng. Quyết định này được thừa phát lại tống đat cho bên dân sự phù hợp với quy định tại các điều từ 550 trở về sau.


Điều 421

Tại phiên tòa, việc xin đứng nguyên đơn dân sự phải được thực hiện trước khi Viện Công tố trình bày các yêu cầu về nội dung hoặc nếu Tòa án đã ra quyết định hoãn tuyên hình phát thì phải được thực hiện trước khi Viện Công tố trình bày các yêu cầu về hình phạt, nếu không, việc xin đứng nguyên đơn dân sự sẽ không được chấp nhận.


Điều 422

Người đã xin đứng nguyên đơn dân sự không thể được trình bày với tư cách là người làm chứng.



(Luật số 81-82 ngày 2-2-1981) Tuy nhiên, nguyên đơn dân sự được coi như người làm chứng về việc bồi thường thiệt hại trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa.
Điều 423

Tòa tiểu hình xem xét và quyết định có chấp nhận hay không việc xin đứng nguyên đơn dân sự. Nếu không chấp nhận thì phải tuyên bố quyết định đó.

Viện Công tố, bị cáo, người phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc một bên nguyên đơn dân sự khác có thể yêu cầu Tòa án không chấp nhận việc xin đứng nguyên đơn dân sự.
Điều 424

Nguyên đơn dân sự được chọn luật sư hoặc đại tụng viên đại diện cho mình. Trong trường hợp này, bản án được coi là bản án xử có mặt người nguyên đơn dân sự.


Điều 425

Nếu được triệu tập hợp lệ những không có mặt hoặc không có người đại diện tại phiên toà thì nguyên đơn dân sự bị coi như đã rút đơn xin đứng nguyên đơn dân sự.

Trong trường hợp này và nếu chỉ có nguyên đơn dân sự trực tiếp khởi tố bị cáo ra Tòa thì Tòa tiếu hình chỉ xét xử theo quyết định khởi tố này của nguyên đơn dân sự nếu có yêu cầu của Viện Công tố; bị cáo có thể đề nghị Tòa án buộc nguyên đơn dân sự bồi thường thiệt hại vì nguyên đơn dân sự đã lạm dụng thủ tục triệu tập trực tiếp bị cáo ra Tòa theo quy định tại Điều 472.

(Luật số 81-82 ngày 2-2-1981) “Thừa phát lại tống đạt bản án xác nhận sự rút đơn xin đứng nguyên đơn dân sự cho nguyên đơn dân sự theo quy định tại Điều 550 và các điều tiếp theo. Bản án này được coi là bản án xử vằng mặt nguyên đơn dân sự và việc kháng án phải tiến hành theo quy đinh tại các Điều 489 và 495”.
Điều 426

Việc rút đơn xin đừng nguyên đơn dân sự khôgn cản trở việc nguyên đơn dân sự kiện về dân sự trước Tòa án dân sự có thẩm quyền.


Đoạn 3

Chứng cứ

Các điều từ 427 đến 457


Điều 427

Trừ trường hợp pháp luật quy định khác, hành vi phạm tội có thể được chứng minh bằng mọi hình thức chứng cứ. Thẩm phán ra quyết định theo đúng lương tâm của mình.


Điều 428

Lời thú tội, cũng như mọi chứng cứ khác, thuộc toàn quyền đánh giá của thẩm phán.


Điều 429

Hồ sơ hoặc báo cáo chính thức chỉ có giá trị chứng minh nếu theo đúng mẫu quy định, và nếu người soạn thảo hành động trong khi thực hiện các nhiệm vụ của mình và báo cáo những gì mắt thấy, tai nghe hoặc phát hiện vấn đề thuộc phạm vi quyền tài phán của mình.

Toàn bộ hồ sơ chính thức của việc thẩm vấn hoặc xét xử phải bao gồm các câu hỏi đã được trả lời.
Điều 430

Trừ trường hợp pháp luật quy định khác, các biên bản và báo cáo xác nhận hành bi phạm tội chỉ có giá trị thông tin thông thường.


Điều 431

Trong trường hợp sỹ quan cảnh sát tư pháp, nhân viên cảnh sát tư pháp hoặc công chức, nhân viên được giao thực hiện một số chức năng cảnh sát tư pháp, được quyền xác nhận các hành vi phạm tội bằng biên bản hoặc báo cáo theo một quy định đặc biệt của pháp luật thì chứng cứ ngược lại chỉ có thể là chứng cứ viết hoặc chứng cứ do người làm chứng cung cấp.


Điều 432

Không thể lấy chứng cứ viết từ thư từ trao đổi giữa bị cáo và luật sư của bị cáo.


Điều 433

Các sự việc được xác lập bằng biên bản có giá trị tin cậy cho tới khi có khiếu kiện về tội giả mạo giấy tờ được quy định trong các đạo luật đặc biệt. Nếu không có quy định rõ rang thi thủ tục khiếu kiện về tội giả mạo giấy tờ được tiến hành theo quy định tại Thiên II, Quyển IV.


Điều 434

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) Nếu Tòa án thấy cần thiết phải tiến hành giám định thì sẽ tiến hành theo quy đinh tại Điều 156 đến 166, Điều 168 và Điều 169).
Điều 435

Người làm chứng được triệu tập đến theo quy định tại Điều 550 và các điều tiếp theo.


Điều 436

Sau khi đã tiến hành việc xác nhận theo quy định tại Điều 406, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng sang phòng riêng. Người làm chứng chỉ được ra khỏi phòng để lấy lời khai. Nếu cần thiết, Chủ tọa phiên toà có thể quyết định áp dụng các biện pháo cần thiết để không cho những người làm chứng trao đổi với nhau trước khi khai.


Điều 437

Người được triệu tập đến để khai với tư cách là người làm chứng phải có mặt tại phiên tòa, tuyên thệ và khai.


Điều 438

Nhân chứng vắng mặt hoặc từ chối tuyên thệ hoặc tuyên bố có thể, theo đề nghị của công tố viên, bị toà án phạt 3.750 Euro.


Điều 439

Nếu người làm chứng vắng mặt không có lý do chính đáng, thì Tòa tiếu hình có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Viện Công tố, quyết định sử dụng lực lượng công quyền áp giải người làm chứng đến Tòa để lấy lời khai hoặc quyết định hoãn phiên tòa.


Điều 440

Người làm chứng bị phạt tiền hoặc phải nộp các chi phí do vắng mặt tại phiên tòa, có thể khiếu kiên ra trước Tòa an đã ra quyết định đó, chậm nhất là trong thời hạn năm ngày kể từ ngày được tống đạt quyết định.

Đương sự chỉ có quyền kháng cáo phúc thẩm đối với bản án xử việc khiếu kiện này.
Điều 441

Người làm chứng bị xử phạt vì không chịu tuyên thệ hoặc không chịu khai có thể kháng cáo phúc thẩm.


Điều 442

Thẩm phán chủ toạ thẩm vấn bị cáo và nghe tuyên bố của người này trước khi nghe nhân chứng.


Điều 442-1

Theo các quy định của điều 401, công tố viên và luật sư của các bên có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho bị cáo, bên dân sự, nhân chứng hoặc bất kì ai khác được mời đến khai báo, bằng cách đề nghị thẩm phán chủ toạ cho phép nói.

Bị cáo và bên dân sự có thể đặt câu hỏi một cách bình đẳng thông qua thẩm phán chủ toạ làm trung gian.
Điều 443

Nếu người làm chứng bị câm điếc hoặc không nói thành thạo tiếng Pháp, thì phải áp dụng quy định tại các Điều 407 và 408.


Điều 444

(Pháp lệnh số 60-1067 ngày 6-10-1960) Những người làm chứng lần lượt khai về các sự kiện, quy trách nhiệm cho bị cáo về nhân cách và đạo đức của bị cáo.

Trong số những người làm chứng được triệu tập, những người do bên truy tố triệu tập được lấy lời khai trước. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên toà có toàn quyền quyết định thứ tự lấy lời khai của những người làm chứng.

Nếu được Tòa án cho phép, những người có mặt khi bắt đầu phiên tòa dù không được triệu tập hợp lệ, cũng có thể làm chứng; những người này phải được các bên đề nghị.
Điều 445

Theo yêu cầu của Chủ tọa phiên toà, người làm chứng phải cho biết họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, cho biết có phải là họ hàng hoặc thông gia với bị cáo, với người phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc có phải là người làm công của những người nay hay không.

Nếu cần, Chủ tọa phiên toà có thể yêu cầu người làm chứng cho biết quan hệ hiện nay hoặc quan hệ trước kia với bị cáo, với người phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc nguyên đơn dân sự.
Điều 446

Trước khi khai, người làm chứng phải tuyên thệ sẽ nói hết sự thật và chỉ nói sự thật.


Điều 447

Trẻ em dưới mưới sáu tuổi được lấy lời khai mà không phải tuyên thệ.


Điều 448

Những người sau đây cũng được lấy lời khai mà không phải tuyên thệ:



  1. Cha, mẹ, họ hàng bề trên của bị cáo hoặc một trong số những bị câos có mặt và liên quan đến cùng một vụ án;

  2. Con trai, con gái; họ hàng bề dưới;

  3. Anh chị em;

  4. Thông gia;

  5. Chồng, vợ; quy định này được áp dụng ngay cả khi hai vợ chồng đã ly hôn.


Điều 449

Tuy nhiên, những người quy đinh tại các Điều 447 và 448 có thể được lấy lời khai với tư cách người làm chứng đã tuyên thệ, nếu Viện Công tố hoặc tất cả các bên đương sự không phản đối.


Điều 450

Người làm chứng đã tuyên thệ không phải tuyên thệ lại, nếu được lấy lời khai lần thứ hai trong quá trình xét hỏi, tranh luận tại Tòa.

Nếu cần, Chủ tọa phiên toà nhắc lại lời tuyên thệ của người làm chứng.
Điều 451

Người nào tự mình hoặc để thực hiện một nghĩa vụ theo luật định đã tố cáo những sự việc bị truy tố cho cơ quan tư pháp, thì cũng được lấy lời khai, nhưng Chủ tọa phiên toà phải thông báo trước cho Tòa biết việc đó.

Người nào đã tố cáo và đã được thưởng tiền theo quy định của pháp luật cung có thể được lấy lời khai, trừ trường hợp có sự phản đối của một trong số các bên đương sự hoặc Viện Công tố.
Điều 452

Người làm chứng khai bằng lời.

Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, người làm chứng có thể sử dụng tài liệu, nếu được Chủ tọa phiên toà cho phép.
Điều 453

Dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên toà, lục sự ghi lại diễn biến quá trình xét hỏi, chủ yếu là lời khai của người làm chứng và câu trả lời của bị cáo.

Lục sự ký vào biên bản phiên toà. Chủ tọa phiên toà ký duyệt biên bản chậm nhất là trong thời hạn ba ngày sau khi kết thúc phiên tòa.
Điều 454

Sau mỗi tuyên bố, thẩm phán chủ toạ và, theo các thuật ngữ quy định tại điều 442-1, công tố viên và các bên hỏi nhân chứng các câu hỏi cho là cần thiết.

Nhân chứng có thể rút lui sau khi tuyên bố trừ khi thẩm phán chủ toạ quyết định khác.

Công tố viên cũng như bên dân sự và bị cáo có thể yêu cầu và thẩm phán chủ toạ luôn có thể yêu cầu nhân chứng tạm thời rút lui khỏi phòng xử án sau khi ra tuyên bố, quay trở lại và tiếp tục xét hỏi nếu cần sau các tuyên bố khác, cho dù có hoặc không có việc đối chất.


Điều 455

Trong quá trình xét hỏi, nếu cần, Chủ tọa phiên toà có thể đưa cho bị cáo hoặc những người làm chứng xem các tang vật và nghe lời nhận xét của họ.


Điều 456

Tòa án chủ động hoặc theo yêu cầu của Viện Công tố, của nguyên đơn dân sự hoặc của bị cáo, ra lệnh tiến hành khám nghiệm hiện trường để xác định sự thật.

Các bên và luật sư của các bên được mời chứng kiến khám nghiệm hiện trường. Phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường.
Điều 457

Trong quá trình xét hỏi, nếu thấy người làm chứng có lời khai gian dối thì Chủ tọa phiên toà chủ động hoặc theo yêu cầu của Viện Công tố hoặc của một trong số các bên đương sự, cho ghi vào biên bản phiên tòa nguyên văn những lời nói của người làm chứng.

Đặc biệt, Chủ tọa phiên toà có thể yêu cầu người làm chứng gian dối phải ở lại để lấy lời khai một lần nữa nếu cần.

Nếu phải tuyên án ngay trong ngày thì Chủ tọa phiên toà cũng có thể yêu cầu lực lượng công quyền giữ người làm chứng đó trong hoặc ngoài phòng xử án.

Sau khi đọc bản án về nội dung, Tòa an yêu cầu đưa người làm chứng đó đến trước Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm sẽ yêu cầu tiến hành điều tra về tội làm chứng gian dối.

Sau khi đọc bản án về nội dung, Tòa án sẽ lập ngay biên bản ghi những sự việc và lời nói có thể chứng minh cho việc làm chứng gian dối.

Biên bản này và một bản sao biên bản phiên toà sẽ được chuyển ngay lập tức đến Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm.
Đoạn 4

Thảo luận của các bên

Các điều từ 458 đến 461


Điều 458

Nhân danh pháp luật, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm đưa ra các kết luận bằng văn bản hoặc bằng lời phù hợp với lợi ích của công lý.

Nếu Viện Công tố đưa ra những kết luận bằng văn bản thì lục sự phải ghi những kết luận đó vào biên bản phiên tòa và Tòa án phải trả lời.
Điều 459

Bị cáo, các bên đương sự khác và luật sư có thể đưa ra lập luận của mình.

Chủ tọa phiên toà và lục sự thẩm tra các lập luận này; lục sự ghi việc đưa các lập luận đó vào biên bản phiên toà.

Tòa án phải đáp lại các lập luận được đưa ra hợp lệ và phải ra một bản án vừa giải quyết về mặt nội dung vụ án vừa giải quyết những khiếu kiện bổ sung về mặt hình thức, những khiếu kiện về mặt hình thức được giải quyết trước khi tuyên án về nội dung.

Chỉ có thể không áp dụng những quy định trên trong những trường hợp tuyệt đối không thể áp dụng được hoặc trong trường hợp việc ra quyết định ngay lập tức để giải quyết khiếu kiện bổ sung hoặc khiếu kiện về mặt hình thức liên quan đến một quy định vi phạm trật tự công.
Điều 460

Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, nguyên đơn dân sự trình bày yêu cầu của mình, Viện Công tố đưa ra các đề nghị, bị cáo và người chịu trách nhiệm dân sự trình bày lời bào chữa.

Nguyên đơn dân sự và Viện Công tố có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Bị cáo hoặc luật sư luôn được nói lời sau cùng.
Điều 460-1

Khi người cho rằng mình bị thiệt hại đã nộp đơn kiện phù hợp với các thuật ngữ quy định tại điều 420-1, thẩm phán chủ toạ đọc đơn này ngay khi kết thúc việc điều tra tại phiên toà.

Nếu toà án thấy cần thì có thể ra lệnh cho bên dân sự có mặt. Trong trường hợp này, toàn bộ việc xét xử hoặc phần liên quan đến các kiện đòi dân sự bị hoãn đến phiên xử sau với ngày cụ thể được ấn định ngay. Các bên bắt buộc phải có mặt tại phiên xử bị hoãn mà không cần phải có thêm giấy mời. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với những người được toà án mời đến để xử lý khi họ đã được thông báo bằng văn bản.
Điều 461

Nếu không thể kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa thì Tòa án ra một bản án ấn định ngày tiếp tục xét hỏi.

Các bên đương sự, người làm chứng chưa được trình bày hoặc những người được thông báo phải chờ quyết định của Tòa án, phải có mặt tại phiên tòa tiếp theo mà không cần có giấy triệu tập khác.
MỤC V

BẢN ÁN

Các điều từ 462 đến 486


Điều 462

Bản án được tuyên ngay tại phiên tòa đã diễn ra việc xét hỏi hoặc vào một ngày khác.

Nếu tuyên án vào một ngày khác thì Chủ tọa phiên toà thông báo ngày tuyên án cho các bên đương sự có mặt.
Điều 463

Nếu cần tiến hành điều tra bổ xung thì Tòa tiểu hình ra quyết định của một thành viên của Tòa án có những quyền quy định tại các Điều từ 151 đến 155 tiến hành điều tra bổ sung.



(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) “Việc điều tra bổ sung được tiến hnhf theo quy định tại các Điều 114, 119, 120 và 121”.

Nếu cần, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có thể yêu cầu được xem hồ sơ vụ án vào bất cứ lúc nào trong quá trình điều tra bổ xung, nhưng phải trả lại hồ sơ trong thời hại hai mươi bốn giờ.


Điều 464

Khi thấy rằng các tình tiết cấu thành tội ít nghiêm trọng, toà án quyết định hình phạt.

Toà giải quyết vụ kiện dân sự nếu cần, và có thể ra lệnh tạm thời chi trả các thiệt hại được chấp nhận, toàn bộ hoặc một phần.

Toà cũng có thẩm quyền tạm thời chi trả cho bên dân sự nếu không thể quyết định do vụ án căn cứ vào đơn đòi bồi thường thiệt hại. Khoản thanh toán tạm thời này có hiệu lực bất chấp đơn phản đối hoặc kháng cáo.

Sau khi quyết định đối với việc truy tố, toà án có thể, theo thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của công tố viên hoặc các bên, tạm hoãn vụ án đến một thời điểm muộn hơn để giải quyết việc kiện dân sự, cho dù không ra lệnh áp dụng bất kì biện pháp điều tra nào, bằng cách này cho phép bên dân sự cung cấp chứng cứ hỗ trợ cho các kiện đòi của mình. Việc tạm hoãn này là quyền nếu được các bên dân sự yêu cầu. Toà án sau đó phải ấn định ngày xét xử vụ kiện dân sự. Sự có mặt của công tố viên tại phiên xử này là không bắt buộc. Tại phiên xử này, toà án gồm một thẩm phán chủ toạ xét xử một mình.

Các quy định tại điều này áp dụng khi toà án cải tạo, xét xử theo hình thức quy định tại đoạn một điều 398, quyết định vào lúc kết thúc việc xét xử là vụ việc thụ lý cấu thành một tội ít nghiêm trọng quy định tại điều 398-1.


Điều 464-1

(Luật số 70-643 ngày 17-7-1970) Đối với bị cáo bị tạm giam, Tòa tiểu hình, ở cấp sơ thẩm cũng như phúc thẩm, có thể ra quyết định đặc biệt có căn cứ để tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam, nếu các yếu tố cụ thể của sự việc đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện một biện pháp an toàn đặc biệt. Để quyết định này được thi hành thì lệnh bắt giam vẫn có hiệu lực.
Điều 465

Trong trường hợp quy định tại điều 464, nếu tội phạm là một tội ít nghiêm trọng thông thường hoặc một tội ít nghiêm trong quân sự quy định tại Quyển III Bộ luật Quân sự, và nếu hình phạt được ấn định là hình phạt tù giam ngay ít nhất một năm, nếu các tình tiết của vụ án biện minh được cho một biện pháp an toàn đặc biệt, toà án có thể bằng một quyết định có lý do đặc biệt ban hành lệnh phạt tù hoặc lệnh bắt bị cáo.

Lệnh bắt tiếp tục có hiệu lực cho dù nếu toà án, căn cứ vào đơn xin loại bỏ, hoặc toà án phúc thẩm, căn cứ đơn kháng cáo giảm hình phạt xuống mức thấp hơn một năm tù.

Lệnh phạt tù được ban hành bởi toà án cải tạo cũng vẫn có hiệu lực khi toà án phúc thẩm, căn cứ kháng cáo, giảm hình phạt xuống mức thấp hơn một năm tù.

Tuy nhiên, toà án cải tạo, căn cứ đơn xin loại bỏ, hoặc toà án phúc thẩm, căn cứ kháng cáo, có thể huỷ bỏ những lệnh này bằng một quyết định có lý do đặc biệt.

Trong mọi trường hợp, lệnh được ban hành trong những trường hợp đề cập ở trên tiếp tục có hiệu lực bất chấp việc nộp đơn xin xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nếu người này bị bắt lệnh bắt trong trường hợp phán quyết tuyên vắng mặt, các quy định tại điều 135-2 được áp dụng.
Điều 465-1

Khi các hành vi được thực hiện trong trường hợp tái phạm, toà án có thể, bằng một quyết định có lý do đặc biệt, ban hành lệnh bắt hoặc tạm giam bị cáo, bất kể thời gian phạt tù là bao lâu.

Nếu thuộc trường hợp tái phạm quy định tại các điều 132-16-1 và 132-16-4 của Bộ luật Hình sự, toà án ban hành lệnh tạm giam trong quá trình xét xử, bất kể hình phạt là gì, trừ khi toà án quyết định khác bằng một quyết định có lý do đặc biệt.
Điều 466

Nếu đã thụ lý hợp lệ một sự việc được pháp luật quy định là khinh tội những nhận định sự việc chỉ cấu thành tội vi cảnh thì căn cứ vào kết quả của việc xét hỏi, Tòa tiểu hình sẽ tuyền hình phạt vi cảnh và giải quyết việc kiện về dân sự, nếu có.


Điều 467

Nếu sự việc là một tội vi cảnh liên quan đến một khinh tội thì Tòa tiểu hình chỉ cần ra một bản án xét xử cả hai tội đó và bị cáo có thể kháng cáo toàn bộ bản án.


Điều 467-1

Bãi bỏ theo Luật số 92-1336 ngày 16-12-1992.


Điều 468

(Luật số 92-1336 ngày 16-12-1992) Nếu bị cáo được miền hình phạt theo quy định của pháp luật thì Tòa án tuyên bố bị cáo có tội và miễn hình phạt cho bị cáo. Tòa án giải quyết việc kiện về dân sự nếu có, theo quy định tại các khoản 2 và 3, Điều 464.
Điều 469

Nếu vấn đề mà toà án cải tạo thụ lý là tội ít nghiêm trọng chắc chắn chịu hình phạt của tội nghiêm trọng thì chuyển vụ án cho công tố viên để tiến hành theo cách thức người này thấy phù hợp.

Toà có thể ban hành bằng quyết định tương tự một lệnh phạt tù hoặc lệnh bắt bị cáo sau khi nghe ý kiến của công tố viên.

Các quy định tại hai đoạn trên cũng áp dụng nếu toà án cải tạo, xét xử với thành phần quy định tại đoạn ba điều 398, sau khi xem xét vụ án, thấy rằng vấn đề được gửi đến là một trong các tội ít nghiêm trong liệt kê tại điều 398-1 chắc chắn phải chịu hình phạt đối với tội ít nghiêm trọng không quy định tại điều này.

Khi toà án cải tạo nhận được vụ án từ thẩm phán điều tra hoặc phòng điều tra thì có thể không áp dụng các quy định của đoạn một, cho dù là theo thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các bên, nếu nạn nhân tự mình tạo thành bên dân sự và được luật sư trợ giúp khi ra lệnh chuyển vụ án. Tuy nhiên, toà án cải tạo nhận được việc truy tố một tội ít nghiêm trong được thực hiện mà không có ý định giữ lại quyền lựa chọn chuyển vụ án cho công tố viên để tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm nếu qua xét hỏi thấy rằng các tình tiết đảm bảo việc trừng phạt theo tội nghiêm trọng bởi vì chúng được thực hiện một cách cố ý.
Điều 470

Nếu cho rằng sự việc bị truy tố không cấu thành tội phạm hình sự, không xcs định hoặc không thể quy cho bị cáo, thì Tòa tiểu hình sẽ ra quyết định chấm dứt việc truy tố đối với bị cáo.


Điều 470-1

Toà án theo đề nghị của công tố viên hoặc cơ quan tài phán điều tra đối với một tội không cố ý đề cập tại các đoạn hai, ba và bốn điều 121-3 Bộ luật Hình sự, và ra lệnh kết thúc, vẫn có thẩm quyền cho phép bồi thường, theo yêu cầu của bên dân sự hoặc bên bảo hiểm, nộp đơn trước khi có kết luận tố tụng, đối với bất kì thiệt hại nào phát sinh từ các vấn đề liên quan đến việc truy tố, theo các nguyên tắc của luật dân sự.

Tuy nhiên, khi thấy rõ ràng là các bên thứ ba chịu trách nhiệm phải tham gia tố tụng, toà án chuyển vụ án cho toà dân sự có thẩm quyền, bằng một quyết định không được phép kháng cáo. Toà án dân sự thẩm tra ngay vụ án theo thủ tục rút gọn quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Điều 471

(Luật số 75-624 ngày 11-7-1975) “Nếu bị cáo bị tạm giam những không bị kết án tù không được hưởng án treo, thì được trả tự do ngay sau khi tuyên án, dù có thể có kháng cáo.

(Luật số 70-643 ngày 17-7-1970) Nếu bị cáo bị tạm giam hoặc bị kéo dài thời gian tạm giam theo quy định tại Điều 464-1 hoặc điều 465, khoản 1, và đã bị kết án phạt tù thì sẽ được trả tự do ngay sau khi thời hạn tạm giam ngang bằng với thời hạn của hình phạt đã tuyên.

Việc giám sát tư pháp chấm dứt nếu Tòa tiểu hình tuyên án phạt tù không cho hưởng án treo hoặc cho hưởng án treo kém theo thử thách, trừ trường hợp Tòa án quyết định khác. Nếu đã nộp tiền bảo lành thì các quy định tại các khoản 1 và 2, Điều 142-2 và khoản 2, Điều 142-3 được áp dụng.



(Luật số 83-446 ngày 10-6-1983) Tòa án có thể tuyên bố các chế tài hình sự theo quy định tại các Điều từ 131-6 đến 131-11, Bộ luật hình sự, có hiệu lực tạm thi hành.
Điều 472

Trong trường hợp quy định tại Điều 470, nếu chính nguyên đơn dân sự đã khởi tố thì Tòa tiểu hình quyết định trong cùng một bản án về việc bị cáo được tha bổng yêu cầu nguyên đơn dân sự bồi thường thiệt hại vì lạm dụng quyền đưa đơn yêu cầu khởi tố


Điều 473

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) Mọi bản án xử phạt bị cáo đều phải quy định thời gian thi hành biện pháp phạt giam do không nộp tiền hoặc án phí.
Điều 474

Khi người không bị tạm giam bị kết án phạt tù một năm hoặc ít hơn, hoặc khoảng thời gian còn lại phải thi hành là một năm hoặc ít hơn, người bị kết án có mặt lúc kết thúc việc xét xử được đưa một lệnh triệu tập yêu cầu người này có mặt trước thẩm phán thực thi hình phạt, trong thời hạn không được ít hơn mười ngày hoặc nhiều hơn ba mươi ngày, để quyết định các điều kiện thi hành hình phạt.

Thông báo này giải thích là, trừ khi người bị kết án nộp đơn kháng cáo, hình phạt áp dụng đối với người này sẽ được thi hành tại một thiết chế nhà tù, nếu người này không thi hành lệnh triệu tập mà không có lý do chính đáng.

Các quy định tại đoạn một cũng áp dụng khi người này bị kết án tù treo kèm theo hình phạt quản chế, hoặc một hình phạt treo kèm theo nghĩa vụ lao động công ích, hoặc bị phạt lao động công ích. Tuy nhiên, trong những trường hợp này người bị kết án được triệu tập đến bộ phận của trại giam phụ trách việc hoà nhập và quản chế.

[Lưu ý: tại Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004, các từ “được trao” bị thay thế bởi các từ “có thể được trao” cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2006.]
Điều 475

Bãi bỏ theo Luật số 93-2 ngày 4-1-1993.


Điều 475-1

(Luật số 93-2 ngày 4-1-1993) Tòa tiểu hình buộc người phạm tội phải trả cho nguyên đơn dân sự số tiền do Tòa án ấn đinh tương đương với các chi phí mà Nhà nước không bao cấp và nguyên đơn dân sự đã yêu cầu. Tòa án tính đến sự công bằng hoặc khả năng kinh tế của bên bị kết án. Tòa án có thể căn cứ vào những lý do này để chủ động tuyên bố miễn hình phạt nói trên cho bị cáo.
Điều 476

Bãi bỏ theo Luật số 93-2 ngày 4-1-1993.


Điều 477

Bãi bỏ theo Luật số 93-2 ngày 4-1-1993.


Điều 478

Bị cáo, nguyên đơn dân sự hoặc người phải chịu trách nhiệm dân sự có thể yêu cầu Tòa án đã thụ lý vụ việc hoàn lại các đồ vật đang bị thu giữ.

Tòa án có thể chủ động ra quyết định hoàn lại các đồ vật đó.
Điều 479

Ngoài bị cáo, nguyên đơn dân sự và người phải chịu trách nhiệm dân sự, người có quyền đối với các đồ vật đang bị cơ quan pháp luật giữ cũng có thể yêu cầu Tòa án đã thụ lý vụ việc hoàn lại các đồ vật đó.

Người ấy chỉ được xem các biên bản liên quan đến việc kê biên đồ vật.

Tòa án ra một bản án riêng để giải quyết yêu cầu nói trên sau khi nghe các bên trình bày.


Điều 480

Nếu quyết định hoàn lại các đồ vật thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp bảo quản để, nếu cần, có thể đem các đồ vật đó ra xem xét lại trước khi có quyết định cuối cùng về nội dung.


Điều 480-1

(Luật số 92-1336 ngày 16-12-1992; Luật số 94-89 ngày 1-2-1994) Những người bị kết án cùng một khinh tội phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc bồi hoàn và bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, Tòa án có thể ra một quyết định đặc biết có căn cứ theo đó bị cáo phải chịu trách nhiệm liên đới với các đồng phạm hoặc tong phạm, nếu những người này không thể trả được các khoản tiền phạt.


Điều 481

Nếu cho rằng các đồ vạt đang bị cơ quan pháp luật giữ có ích cho việc xác định sự thật của vụ án hoặc có thể bị tịch thu thì Tòa án có thể xem xét việc hoàn lại các đồ vật đó cho tới khi ra quyết định về nội dung.

Trong trường hợp này, quyết đinh về việc hoàn lại các đồ vật không thể bị kháng án.

(Luật số 86-1091 ngày 9-9-1986) “Tòa án có thể không cho hoàn lại các đồ vật, khi việc này có thể gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản”.

Điều 482

Bản án bác đơn yêu cầu hoàn lại các đồ vật có thể bị người có đơn yêu cầu kháng cáo.

Viện Công tố, bị cáo, người phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án hoàn lại các đồ vật, nếu bản án này gây thiệt hại cho họ.

Tòa tiểu hình phúc thẩm chỉ có thể xét xử sau khi Tòa tiểu hình sơ thẩm đã ra quyết định về nội dung.


Điều 483

Bãi bỏ theo Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985, điều 9 ngày 1-2-1986.


Điều 484

Nếu được yêu cầu xét xử về nội dung của vụ việc thì Tòa tiểu hình phúc thẩm cũng có thẩm quyền quyết định về việc hoàn lại các đồ vật theo quy định tại các Điều từ 478 đến 481.



(Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985) “Tòa tiểu hình phúc thẩm có thể quyết định không hoàn lại các đồ vật, nếu việc này gây nguye hiểm cho người hoặc tài sản”.
Điều 485

Mỗi bản ấn phải gồm phần căn cứ và phần quyết định.

Phần căn cứ là cơ sở của bản án.

Phần quyết định nêu những hành vi vi phạm mà những người bị triệu tập đến phiên tòa đã thự hiện hoặc phải chịu trách nhiệm và hình phạt, các văn bản pháp luật được áp dụng và các chế tài dân sự.



(Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985) Chủ tọa phiên toà hoặc một thẩm phán đọc bản án tại các phiên tòa; có thể chị đọc phần quyết định. Trong trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 398, có thể đọc bản án cả khi vắng mặt các thẩm phán khác.
Điều 486

Bản án gốc phải ghi ngày tháng, trên của các thẩm phán đã ra bản án và phải xác nhận sự có mặt của Viện Công tố tại phiên tòa.

Sau khi Chủ tọa phiên toà và lục sự đã ký, bản án gốc phải được chuyển cho Phòng lục sự của Tòa án chậm nhất là ba ngày sau khi tuyên án. Phải ghi việc này vào một quyển sổ riêng của Phòng lục sự.

(Luật số 89-461 ngày 6-7-1989) “Nếu Chủ tọa phiên toà không thể ký được thì phải ghi việc này vào bản án gốc và lấy chữ ký của thẩm phán đã đọc bản án”.

MỤC VI


XÉT XỬ VẮNG MẶT VÀ KHÁNG ÁN XỬ VẮNG MẶT

Các điều từ 487 đến 4??

1. Xét xử vắng mặt


Điều 487

Trừ những trường hợp quy định tại các Điều 410, 411, 414, 415, 416 và 424, người nào đã được triệu tập hợp lệ mà không có mặt vào ngày giờ đã ấn định trong giấy triệu tập thì sẽ bị xử vắng mặt theo quy định tại Điều 412.


Điều 488

Thừa phát lại tống đạt bản án xử vắng mặt theo quy định tại Điều 550 và các điều tiếp theo.




tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương