BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP


§1. Kỹ sư, trưởng hạt và nhân viên kỹ thuật thủy-lâm và nhân viên bảo nông



tải về 3.81 Mb.
trang2/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49
§1. Kỹ sư, trưởng hạt và nhân viên kỹ thuật thủy-lâm và nhân viên bảo nông

Điều 22

Kỹ sư, trưởng hạt, nhân viên kỹ thuật thủy lâm và nhân viên bảo nông lập biên bản xác nhận những tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh xâm pham đến các cơ sở lâm nghiệp hoặc cơ sở nông nghiệp.


Điều 23

Trưởng hạt, nhân viên kỹ thuật thủy-lâm và nhân viên bảo nổng của các xã truy tìm những vật bị mất tại những nơi chúng được chuyển đến và có quyền tạm giữ những vật đó

Tuy nhiên, họ chỉ được vào nhà, xưởng, sân liền kề và có tường rào cùng với một sỹ quan cảnh sát tư pháp. Sỹ quan cảnh sát tư pháp này bắt buộc phải đi cùng với họ và ký biên bản xác nhận sư việc mà họ đã chứng kiến.
Điều 24

Trưởng hạt, nhân viên kỹ thuật thủy-lâm và nhân viên bảo nông của các xã dẫn giải người phạm tội quả tang đến cơ quan cảnh sát tư pháp.

Trưởng hạt và nhân viên kỹ thuật thủy-lâm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 22 có thể trực tiếp yêu cầu lực lượng công quyền trợ giúp. Nhân viên bảo nông có thể yêu cầu sự giúp đỡ của xã trưởng, phó xã hoặc cảu người chỉ huy đội quân cảnh; những người này không thể từ chối giúp đỡ.
Điều 25

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm, thẩm phán điều tra và sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể yêu cầu trưởng hạt, nhân viên kỹ thuật thủy-lâm và nhân viên bảo nông giúp đỡ.


Điều 26

Trưởng hạt và nhân viên kỹ thuật thủy-lâm nộp lên cấp trên các biên bản xác nhận các hành vi xâm phạm cơ sở lâm nghiệp.




Điều 27

Nhân viên bảo nông của xã nộp biên bản lên Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm thông qua cảnh sát trưởng hoặc sỹ quan cảnh sát, thủ trưởng cơ quan bảo vệ trật tự công cộng của địa phưởng và, nếu không có cơ quan này thì thông qua đội trưởng đội hiến binh.


Việc nộp biên bản phải tiến hành chậm nhất trong thời hạn năm ngày, tính cả ngày lập biên bản xác nhận sự việc

§2. Công chức và viên chức cơ quan Nhà nước và công sở tự quản
Điều 28

Công chức và viên chức các cơ quan Nhà nước và công sở tự quản được pháp luật giao cho một số quyền hạn cảnh sát tư pháp, thực thi những quyền hạn này trong phạm vi quy định của các đạo luật đó


Điều 28-1

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 28 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2000)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2001 Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 33 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)

(Luật số 2005-1550 ngày 12 tháng 12 năm 2005 Điều 18 Công báo ngày 13 tháng 12 năm 2005)

I. Nhân viên hải quan loại A và B đặc biệt được chỉ định theo Lệnh của Bộ trưởng Tư pháp và Tài chính, phù hợp với tư vấn của một uỷ ban, thành phần và chức năng được quyết định theo một Nghị định của Chính phủ, có thể được uỷ quyền tiến hành điều tra tư pháp khi được yêu cầu bởi một công tố viên cấp quận hoặc theo một thư yêu cầu tương trợ của thẩm phán điều tra.

Để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điều này, các nhân viên này có thẩm quyền hành động tại bất kì phần nào của lãnh thổ quốc gia.

Họ có thẩm quyền tìm kiếm và chứng minh:

1) các tội phạm theo Luật Hải quan;

2) các tội phạm liên quan đến thuế gián tiếp, lừa đảo VAT, và trộm cắp các sản phẩm văn hoá;

3) các tội phạm liên quan đến việc bảo vệ lợi ích tài chính của Liên minh Châu Âu;

4) các tội phạm quy định tại các điều từ L.2339-1 đến L.2339-11 và L.2339-11 của Bộ luật Quốc phòng;

5) các tội quy định tại các điều từ 324-1 đến 324-9 Bộ luật Hình sự;

6) các tội quy định tại các điều từ 716-9 đến 716-11 của Bộ luật Sở hữu Trí tuệ;

7) các tội liên quan đến các tội quy định tại các khoản từ 1 đến 6.

Tuy nhiên, theo các quy định tại khoản II, họ không có thẩm quyền hành động trong các vụ án buôn bán ma tuý.

II. Để khám phá và báo cáo các tội phạm theo các điều 222-34 đến 222-40 của Bộ luật Hình sự và các tội phạm liên quan, công tố viên cấp quận hoặc thẩm phán điều tra có thẩm quyền theo lãnh thổ có thể tạo ra các đơn vị tạm thời bao gồm các sỹ quan cảnh sát tư pháp và nhân viên hải quan được lấy từ những người đề cập tại khoản I nói trên. Công tố viên hoặc thẩm phán điều tra đề cử người đứng đầu mỗi đơn vị mình tạo ra.

Các đơn vị tạm thời hành động dưới sự giám sát của công tố viên và thẩm phán điều tra chỉ huy theo các quy định của Bộ luật này. Họ có thẩm quyền trong bất kì phần nào của lãnh thổ quốc gia.

III. Huỷ bỏ.

IV. Để tiến hành điều tra tư pháp và nhận các nhiệm vụ tương trợ, nhân viên hải quan được chỉ định theo khoản I nói trên phải được uỷ quyền cá nhân bằng một quyết định của công tố viên trưởng.

Việc uỷ quyền này được tiến hành bởi công tố viên trưởng trước toà án phúc thẩm theo quyền tài phán của họ. Điều này được chuyển giao, đình chỉ hoặc rút lại theo các điều kiện ấn định bởi Nghị định của Chính phủ.

Trong vòng một tháng kể từ khi thông báo một quyết định đình chỉ hoặc rút lại việc uỷ quyền, nhân viên liên quan có thể yêu cầu công tố viên trưởng huỷ bỏ quyết định này. Công tố viên trưởng phải phán quyết trong vòng một tháng. Nếu không thực hiện điều này, sự im lặng được cho là từ chối yêu cầu. Trong vòng một tháng kể từ ngày từ chối yêu cầu, nhân viên liên quan có thể nộp đơn xin xem xét lại trước uỷ ban quy định tại điều 16-2. Thủ tục trước uỷ ban đó được quy định tại điều 16-3 và các nguyên tắc thi hành.

V. Để thực hiện các chức năng đề cập tại khoản I và II nói trên, nhân viên hải quan thực hiện theo chỉ đạo của công tố viên cấp quận, được giám sát bởi công tố viên trưởng và điều chỉnh bởi phòng điều tra nơi họ tiến hành nhiệm vụ, như quy định tại điều từ 224 đến 230.

VI. Nếu được công tố viên cấp quận yêu cầu, nhân viên hải quan đề cập tại khoản I và II nói trên tiến hành điều tra tư pháp, các điều 54 (đoạn hai và ba), 55-1, 56, 57 đến 62, 63 đến 67, 75 đến 78, được áp dụng.

Khi những nhân viên này hành động theo một thư yêu cầu tương trợ từ một thẩm phán điều tra, các điều từ 152 đến 155 cũng áp dụng.

Những nhân viên này có thể tuyên bố nơi ở của mình là trụ sở cơ quan mà họ làm việc.

Trong quá trình tố tụng được trao cho những nhân viên này theo một nghị định hoặc một thư yêu cầu tương trợ, quy định tại các điều từ 100 đến 100-7, 122 đến 136, 694 đến 695-3, 706-28, 706-30-1 và 706-73 đến 706-106 được áp dụng. Khi những nhân viên này đang hành động theo các điều 706-80 đến 706-87, họ cũng có thẩm quyền trong các vụ án về các tội phạm hải quan liên quan đến việc buôn lậu thuốc lá, đồ uống có cồn, (bao gồm rượu mạnh) và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, cũng như các tội phạm quy định tại điều 415 Bộ luật Hải quan và các điều từ L.716-9 đến 716-11 của Luật Sở hữu Trí tuệ. Các nhân viên này có thể được trợ giúp bởi các cá nhân đề cập tại các điều 706 và 706-2 hành động theo thẩm quyền của công tố viên và thẩm phán.

Ngoại trừ nguyên tắc quy định tại đoạn 2 điều 343 của Luật Hải quan, quyền nộp đơn xin áp dụng các hình phạt tài chính có thể được thực hiện bởi công tố viên, trong khi áp dụng các quy định của điều này.

VII. Nhân viên hải quan đề cập tại khoản I và II nói trên được đặt dưới sự chỉ đạo hành chính của một thẩm phán theo các điều kiện quy định tại một Nghị định của Chính phủ.

VIII. Nhân viên hải quan đề cập tại khoản I và II nói trên không thể, với hình phạt huỷ bỏ, thực hiện bất kì quyền nào khác hoặc tiến hành bất kì hành động nào khác ngoài những gì được quy định cụ thể tại Luật này và trong bối cảnh các vấn đề mà họ được giao quyền tư pháp.


Điều 29

Nhân viên bảo vệ đã tuyên thệ có quyền lập biên bản xác nhận mọi tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh xâm phạm đến cơ sở mà họ có nhiệm vụ bảo vệ.

Những biên bản này được nộp hoặc gửi thẳng bằng thư bảo đảm cho Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm. Biên bản phải được gửi chậm nhất trong thời hạn ba ngày, kê cả ngày lập biên bản xác nhận sự việc. Quá thời hạn này, việc gửi biên bản ko còn hiệu lực.
Điều 29-1

(Bổ sung bởi Luật số 2005-157 ngày 23 tháng 02 năm 2005 Điều 176 I Công báo ngày 24 tháng 02 năm 2005)

Nhân viên bảo vệ tư nhân được giao nhiệm vụ bởi chủ sở hữu tài sản hoặc bất kì người nào khác có quyền đối với tài sản là họ có trách nhiệm bảo vệ. Họ phải được uỷ quyền bởi quận trưởng nơi có tài sản được chỉ định theo nhiệm vụ.

Những người sau có thể không được uỷ quyền hành động như các nhân viên bảo vệ tư:

1) Các cá nhân có hành vi không tương thích với việc thực hiện hành động này, đặc biệt là nếu họ không đáp ứng được các điều kiện về phẩm chất đáng kính và đạo đức được yêu cầu, liên quan cụ thể đến các đề mục tại giấy chứng nhận số 2 của hồ sơ hình sự hoặc trong dữ liệu cá nhân trên thư mục máy tính đề cập tại điều 21 Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 về an ninh nội địa;

2) các cá nhân không đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật về khuynh hướng, quy định bởi một Nghị định của Chính phủ, được yêu cầu để đảm nhận vị trí này;

3) các nhân viên đề cập tại các điều 15 (khoản 1 và 2) và 22;

4) các thành viên hội đồng quản trị của các hiệp hội giao nhiệm vụ cho họ, cũng như chủ sở hữu hoặc người khác nắm giữ các quyền tài sản đối với tài sản.

Các điều kiện áp dụng điều này, và cụ thể là các điều kiện có được sự uỷ quyền, các điều kiện theo đó việc uỷ quyền có thể bị đình chỉ hoặc rút lại, các điều kiện cho việc tuyên thệ làm bảo vệ, các nhân tố chính của trang phục và điều kiện thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Nghị định của Chính phủ.

CHƯƠNG I bis

THẨM QUYỀN CỦA TỈNH TRƯỞNG, BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP





Điều 30

(Huỷ bỏ bởi Luật số 93-2 ngày 04 tháng 01 năm 1993)

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 63 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Bộ trưởng Tư pháp tiến hành các chính sách truy tố được Chình phủ quyết định. Người này đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong toàn lãnh thổ quốc gia.

Vì những mục đích này, người này gửi những chỉ thị chung về truy tố cho các công tố viên thuộc các văn phòng công tố.

Người này có thể thông báo các vi phạm pháp luật hình sự biết được cho công tố viên trưởng, và giao nhiệm vụ cho người này, bằng các chỉ thị văn bản gắn với hồ sơ vụ án, tiến hành khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố, hoặc chuyển giao cho toà án có thẩm quyền những lệnh bằng văn bản này mà Bộ trưởng thấy là phù hợp.


Điều 31

Viện công tố thực hiện quyền công tố và yêu cầu áp dụng pháp luật.


Điều 32

Viện Công tố có đại diện ở mỗi Tòa hình sự.

Viện công tố tham dự các cuộc tranh luận của Hội đồng xét xử; tất các các quyết định của Tòa được tuyên với sự có mặt của Viện công tố.

Viện công tố bảo đảm việc thi hành các quy định của Tòa án.


Điều 33.

Viện công tố phải đưa ra những kết luận bằng văn bản phù hợp với các chỉ thị đã nhận theo các quy định tại các Điều 36,37 và 44. Viện công tố có quyền tự do trình bày những nhận xét bằng lời đảm bảo lợi ích của đạt được công lý.


Điều 34

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm hoặc Phó Viện trưởng thừa ủy quyền của Viện trưởng đại diện cho Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm, Tòa Đại hình được lập ra tại Tòa phúc thẩm và phải tuân theo các quy định tại Điều 105, Bộ luật lâm nghiệp và Điều 446, Bộ luật nông nghiệp. Trong cùng những điều kiện như trên, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm có thể đại diện cho Viện công tố bên cạnh các Tòa đại hình khác thuộc thẩm quyền của Tòa phúc thẩm.


Điều 35.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm chịu trách nhiệm giám sát việc áp dụng pháp luật hình sự trong toàn bộ địa bàn theo thẩm quyền của mình

Vì mục đích này, hàng tháng Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm phải gửi Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm báo cáo tình hình giải quyết các vụ việc trong địa bàn theo thẩm quyền của mình.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm có quyền trực tiếp yêu cầu lực lượng công quyền trợ giúp khi thực hiện các chức năng của mình.


Điều 36

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 65 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Công tố viên trưởng3 có thể, bằng các chỉ thị văn bản gắn với hồ sơ vụ án, chỉ đạo công tố viên cấp quận4 khởi tố, hoặc yêu cầu khởi tố, chuyển cho toà án có thẩm quyền các yêu cầu mà công tố viên trưởng thấy phù hợp.


Điều 37

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 65 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Công tố viên trưởng có thẩm quyền đối với toàn bộ các công tố viên5 trong khu vực quyền tài phán của toà án phúc thẩm.


Điều 38

Sỹ quan và nhân viên cảnh sát tư pháp chịu sự giám sát của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm có thể yêu cầu sỹ quan và nhân viên cảnh sát tư pháp thu thập mọi thông tin cần thiết để thực hiện tốt công tác quản lý hành chính tư pháp.


Điều 39

(Luật số 2005-47 ngày 26 tháng 01 năm 2005 Điều 9 III Công báo ngày 27 tháng 01 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005)

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thể tự mình hoặc thông qua cấp phó là các công tố viên đại diện trước toà án cấp quận, theo các quy định tại điều 105 Luật Rừng và điều 446 Luật Nông thôn.

Người này cũng có thể tự mình hoặc thông qua cấp phó là các công tố viên đại diện trước toà án đại hình được thành lập tại địa hạt của toà án cấp quận.

Theo cách tương tự, người này tự mình hoặc thông qua đại diện là các công tố viên đại diện trước toà án cảnh sát6 hoặc toà án cấp cơ sở7 theo các điều kiện quy định tại điều 45 Luật này.

GHI CHÚ: Luật số 2005-47, điều 11: Các quy định này có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi công bố. Tuy nhiên, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày đó vẫn thuộc quyền tài phán của các toà án này.
Điều 40

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 74 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm nhận đơn khiếu nại, tố cáo và quyết định cách thức giải quyết, theo các quy định tại điều 40-1.

Tất cả các nhà chức trách, cán bộ hoặc công chức, trong khi thực hiện nhiệm vụ, biết được sự tồn tại của một tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng có nghĩa vụ thông báo ngay cho công tố viên trưởng cấp sơ thẩm về tội phạm và chuyển cho công tố viên này thông tin liên quan, báo cáo hoặc tài liệu chính thức.
Điều 40-1

(Bổ sung bởi Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 64 Công báo ngày 10 tháng 9 năm 2002)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 67 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 68 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi thấy rằng các tình tiết được chuyển đến phù hợp với các quy định tại điều 40 cấu thành một tội phạm được thực hiện bởi một người biết được danh tính và nơi ở, và không có quy định pháp lý ngăn cản việc thi hành của công tố viên, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có quyền tài phán theo lãnh thổ quyết định liệu có phù hợp:

1) khởi tố;

2) hoặc tiến hành các biện pháp tố tụng thay thế việc khởi tố, phù hợp với các quy định tại các điều 41-1 hoặc 41-2;

3) hoặc khép lại vụ án mà không làm gì thêm, khi các tình huống cụ thể liên quan đến việc thực hiện tội phạm biện minh cho điều này.
Điều 40-2

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 68 Công báo ngày 10 tháng

3 năm 2004)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 207 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2007)

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm thông báo cho người khiếu nại và nạn nhân, nếu xác định được những người này, cũng như những người hoặc cơ quan đề cập tại đoạn hai điều 40, về bất kì việc khởi tố cũng như các biện pháp thay thế nào đã được quyết định do hậu quả của khiếu nại hoặc thông báo của những người này.

Khi thủ phạm của tội phạm đã được xác định nhưng công tố viên trưởng cấp sơ thẩm quyết định khép lại vụ án mà không hành động gì thêm, người này cũng thông báo cho họ về quyết định của mình, và chỉ ra những lý do thực tế và pháp lý biện minh cho hành động này. [GHI CHÚ có hiệu lực đến 30 tháng 12 năm 2007.]

Nếu người này quyết định khép lại vụ án mà không hành động gì thêm, người này cũng thông báo cho họ quyết định của mình, và chỉ ra những lý do thực tế và pháp lý biện minh cho hành động này. [GHI CHÚ có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2007.]


Điều 40-3

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 68 Công báo ngày 10 tháng

3 năm 2004)

Bất kì ai đã thông báo một tội phạm cho công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thể nộp đơn kháng cáo đến công tố viên trưởng cấp phúc thẩm nếu, sau khi có thông báo của người này, có quyết định khép lại vụ án mà không làm gì thêm. Công tố viên trưởng cấp phúc thẩm có thể, theo các điều kiện quy định tại điều 36, chỉ thị cho công tố viên trưởng cấp sơ thẩm khởi tố. Nếu thấy là kháng cáo là không có căn cứ, người này thông báo cho bên liên quan về điều này.


Điều 40-4

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 67 Công báo ngày 10 tháng

3 năm 2004)

Khi nạn nhân mong muốn thực hiện các quyền của bên dân sự và yêu cầu chỉ định một luật sư sau khi được thông báo về quyền này theo khoản 3 các điều 53-1 và 75, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm, được sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp thông báo, khi đã quyết định khởi tố, thông báo ngay cho chủ tịch Đoàn luật sư về điều này.

Nếu không phải như vậy, người này thông báo cho nạn nhân, khi nói với họ là vụ án đã bị loại bỏ, là có thể trực tiếp yêu cầu chủ tịch Đoàn luật sư nếu vẫn có ý định đòi bồi thường cho những thiệt hại phải chịu.
Điều 41

(Pháp lệnh số 58-1296 ngày 23 tháng 12 năm 1958 Điều 1 Công báo ngày 24 tháng 12 năm 1958 có hiệu lực từ ngày 02 tháng 3 năm 1959)

(Luật số 81-82 ngày 02 tháng 02 năm 1981 Điều 38 Công báo ngày 03 tháng 02 năm 1981)

(Luật số 89-461 ngày 06 tháng 7 năm 1989 Điều 1 Công báo ngày 08 tháng 7 năm 1989)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 01 năm 1993 Điều 5 và 6 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993)

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 2 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 102 & 123 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 3 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-307 ngày 04 tháng 3 năm 2002 Điều 1 Công báo ngày 16 tháng 6 năm 2002)

(Luật số 2003-1119 ngày 26 tháng 11 năm 2003 Điều 80 Công báo ngày 27 tháng 11 năm 2003)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 128I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm trực tiếp tiến hành hoặc cho tiến hành mọi công việc cần thiết để truy tìm và truy tố các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Để đạt mục đích này, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm chỉ đạo các hoạt động cảu sỹ quan và nhân viên cảnh sát tư pháp trong phạm vi thẩm quyền của Tòa án.

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm giám sát các biện pháp tạm giam của cảnh sát. Người này đến thăm các địa điểm nơi giam giữ phạm nhân bất kì khi nào thấy cần và ít nhất mỗi năm một lần; người này lưu giữ một hồ sơ liệt kê số lượng và mức độ thường xuyên của việc kiểm tra được tiến hành tại các địa điểm khác nhau.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có tất cả các quyền hạn và đặc quyền cảu sỹ quan cảnh sát tư pháp quy định ại Mục 2, Chương I, Thiên I, Quyển này, cũng như quy định pháp luật hình sự khác.

Trong trường hợp phạm tội quả tang, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm thực thi các quyền quy định tại Điều 68.

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm cũng có thể yêu cầu, nếu có, sự hỗ trợ của cơ quan quản chế hình sự và hoà nhập xã hội, hoặc cơ quan giáo dưỡng có thẩm quyền, hoặc của bất kì ai được nhận xét theo các điều kiện quy định tại điều 81, đoạn 6, nhằm kiểm tra tài liệu, gia đình và địa vị xã hội của người liên quan. Trong trường hợp khởi tố người đã thành niên dưới 21 tuổi tại thời điểm thực hiện tội phạm mà hình phạt không vượt quá 5 năm tù, và tố tụng được tiến hành theo thủ tục rút gọn quy định tại các điều từ 395 đến 397-6 hoặc thủ tục mặc cả thú tội sơ bộ quy định tại các điều từ 495-7 đến 495-13 các yêu cầu này phải được đưa ra trước bất kì yêu cầu tạm giam trước khi xét xử nào. Trừ các tội phạm tại các điều 19 và 27 Pháp lệnh số 45-2658 ngày 2/11/1945 về điều kiện và nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Pháp, trong trường hợp truy tố các tội phạm dẫn đến việc ra lệnh cấm người nước ngoài vào lãnh thổ Pháp mà người này tuyên bố, trước bất kì toà án nào đã thụ lý vụ án, là mình thuộc một trong các tình huống quy định tại các điều 131-30-1 hoặc 131-30-2 của Bộ luật Hình sự, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm không thể đề nghị cấm họ vào lãnh thổ Pháp trừ khi trước đó họ đã cam kết, tuỳ từng trường hợp, với sỹ quan cảnh sát tư pháp, cơ quan quản chế hình sự và hoà nhập xã hội, cơ quan bảo vệ trẻ em có thẩm quyền, hoặc một người khác đủ tiêu chuẩn theo Điều 81, đoạn 6, kiểm tra tính chính xác của tuyên bố của người này.

Công tố viên trưởng cấp sơ thẩm cũng có thể cầu viện đến một hiệp hội giúp đỡ và hỗ trợ các nạn nhân của tội phạm đã tham gia vào một thoả thuận với những người quản lý toà án cấp phúc thẩm nhằm cung cấp sự giúp đỡ cho nạn nhân của tội phạm.


Điều 41-1

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985 Điều 2 và 94 Công báo ngày 31 tháng 12 năm 1985 có hiệu lực từ 01/2/1986)

(Luật số 87-962 ngày 30 tháng 11 năm 1987 Điều 10 Công báo ngày 01 tháng

12 năm 1987)

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 1 Công báo ngày 24 tháng 6

năm 1999)

(Luật số 2003-495 ngày 12 tháng 6 năm 2003 Điều 6 IX Công báo ngày 13 tháng 6 năm 2003)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 69, 70 Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005 Điều 36 I Công báo ngày 13

tháng 12 năm 2005)

(Luật số 2006-399 ngày 01 tháng 4 năm 2006 Điều 12 Công báo ngày 05

tháng 4 năm 2006)

Khi thấy rằng một biện pháp như vậy chắc chắn sẽ đảm bảo việc đền bù thiệt hại của nạn nhân, hoặc kết thúc rắc rối phát sinh từ tội phạm hoặc đóng góp vào việc tái hoà nhập người phạm tội, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thể, trực tiếp hoặc bằng việc sử dụng trung gian là một sỹ quan cảnh sát tư pháp, hoặc một đại diện hoặc trung gian làm việc cho công tố viên trưởng cấp sơ thẩm:

1) lưu ý người phạm tội về các trách nhiệm theo luật;

2) đưa người phạm tội đến một tổ chức nghề nghiệp, y tế hoặc xã hội. Biện pháp này có thể khiến người phạm tội phải thực hiện, với chi phí do người này tự trả, một khoá đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc với một tổ chức hoặc cơ quan trong lĩnh vực y tế, xã hội hoặc nghề nghiệp khác, và có thể bao gồm một khoá học về tư cách công dân. Trong trường hợp thực hiện tội phạm trong khi đang lái xe mô tô, biện pháp này có thể bao gồm việc yêu cầu người phạm tội tham gia khoá học về nhận thức an toàn giao thông với chi phí do người này tự trả;

3) yêu cầu người phạm tội cải thiện tình trạng của người này theo bất kì luật và quy định nào;

4) yêu cầu người phạm tội bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra;

5) với sự đồng ý của các bên, tiến hành dàn xếp giữa người phạm tội và nạn nhân;

6) trong trường hợp tội phạm được thực hiện đối với vợ hoặc chồng, đối tác chưa lập gia đình hoặc đối tác trong một thoả ước đoàn kết dân sự, hoặc đối với con cái của những người này, yêu cầu người phạm tội phải tránh xa nơi ở hoặc cư trú của cặp vợ chồng này và, nếu phù hợp, yêu cầu người này không xuất hiện tại nơi ở hoặc cư trú này hoặc vùng lân cận, cũng như, nếu cần, đưa người này đến trung tâm điều trị tâm thần, xã hội hoặc y tế; các quy định tại khoản 6 này cũng áp dụng khi tội phạm được thực hiện bởi chồng/vợ cũ hoặc đối tác không lập gia đình của nạn nhân, hoặc bởi người đã từng tham gia một thoả ước đoàn kết dân sự, nơi ở được hiểu là nơi ở của nạn nhân.

Các thủ tục quy định tại điều này không tính vào thời hiệu truy tố. Trong trường hợp việc dàn xếp thành công, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm hoặc trung gian hoà giải làm việc cho người này lập hồ sơ chính thức về điều này, có chữ ký của người này và các bên, được đưa một bản sao. Nếu người phạm tội đã tiến hành bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, thì nạn nhân có thể, sau khi xem hồ sơ chính thức, yêu cầu hoàn trả số tiền này, theo thủ tục ra lệnh trả tiền, theo các nguyên tắc quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự Mới.

Khi những biện pháp này không được tiến hành do hành vi của người phạm tội, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thể, trừ khi các tình tiết mới được đưa ra ánh sáng, đình chỉ việc truy tố theo các điều kiện, hoặc truy tố.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương