BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang9/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   49

Điều 119

Công tố viên cấp quận có thể tham dự các buổi thẩm vấn, xét hỏi và đối chất của người thuộc diện thẩm tra tư pháp, bên dân sự và nhân chứng trợ giúp.

Bất kì khi nào công tố viên cấp quận đã thông báo cho thẩm phán điều tra về ý định tham dự, thư kí của thẩm phán điều tra phải thông báo cho người này bằng một ghi chú đơn giản, muộn nhất là hai ngày trước khi thẩm vấn.
Điều 120

Thẩm phán điều tra phụ trách việc lấy cung, đối chất và nghe trình bày. Công tố viên cấp quận, luật sư đại diện cho các bên và nhân chứng trợ giúp có thể đặt câu hỏi hoặc bình luận vắn tắt.

Khi phù hợp, thẩm phán điều tra quyết định đối với lệnh can thiệp và có thể kết thúc nếu thấy được thông báo phù hợp. Người này có thể từ chối bất kì câu hỏi nào chắc chắn làm gián đoạn tiến trình điều tra, cũng như những câu hỏi về bản chất cá nhân hoặc lăng mạ.

Việc từ chối này phải được ghi vào hồ sơ chính thức.

Đơn đề nghị của công tố viên cấp quận hoặc luật sư của các bên hoặc nhân chứng trợ giúp, đại diện cho một nhận thức chính thức phản đối thẩm phán điều tra đối với nội dung của báo cáo, phải được thẩm phán điều tra gắn kèm với hồ sơ vụ án.
Điều 121

Hồ sơ chính thức của việc thẩm vấn và đối chất được soạn thảo phù hợp với các thủ tục của điều 106 và 107.

Các quy định tại điều 102 được áp dụng nếu mời người phiên dịch.

Nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị điếc, thẩm phán chính thức chỉ định một người phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu hoặc người khác có đủ tiêu chuẩn giao tiếp với người điếc để giúp đỡ người này trong quá trình điều tra.

Người phiên dịch này, nếu chưa tuyên thệ, tuyên thệ trợ giúp công lý bằng danh dự và nhận thức của mình.

Cũng có thể sử dụng bất kì biện pháp kĩ thuật nào khác để giao tiếp với người thuộc diện thẩm tra tư pháp.

Nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp biết đọc, biết viết, thẩm phán điều tra có thể giao tiếp với người này bằng văn bản.

MỤC VI


BAN HÀNH VÀ THI HÀNH LỆNH

Các điều từ 122 đến 136

Điều 122

Thẩm phán điều tra có thể ban hành lệnh truy nã một người, lệnh triệu tập, áp giải hoặc lệnh bắt, tuỳ thuộc vào vụ án. Thẩm phán giám sát hoặc tự do có thể ban hành lệnh giam giữ.

Lệnh truy nã có thể được ban hành khi có lý do chính đáng để nghi ngờ một người là đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm. Không thể ban hành lệnh này đối với những người thuộc đối tượng liên hệ của công tố viên, nhân chứng trợ giúp hoặc người thuộc diện thẩm tra tư pháp. Lệnh này có hiệu lực buộc các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có trách nhiệm tìm kiếm và tạm giữ người theo lệnh.

Lệnh triệu tập, áp giải hoặc lệnh bắt có thể được ban hành đối với một người có chứng cứ vững chắc hoặc nghiêm trọng chắc chắn là người này đã tham gia, cả với tư cách chủ mưu hoặc giúp sức, thực hiện tội phạm. Thậm chí có thể ban hành khi người này là một nhân chứng trợ giúp hoặc thuộc diện thẩm tra tư pháp.

Lệnh triệu tập được thiết kế để chuyển cho người đã có thông báo trình diện trước thẩm phán vào ngày, giờ quy định trong lệnh.

Lệnh áp giải là lệnh do thẩm phán gửi cho các lực lượng bảo vệ pháp luật để đưa một người ra trình diện ngay trước mình.

Lệnh bắt là lệnh được chuyển cho các cơ quan bảo vệ pháp luật để tìm kiếm một người theo lệnh và đưa người này ra trình diện, sau khi đã, nếu phù hợp, đưa người này vào trại giam nêu trong lệnh, nơi người đó sẽ bị tạm giam.

Thẩm phán điều tra được yêu cầu xét hỏi với tư cách nhân chứng trợ giúp bất kì ai đã có lệnh triệu tập, áp giải hoặc bắt, trừ khi họ thuộc diện thẩm tra tư pháp theo các quy định của điều 116.

Lệnh đưa vào trại giam có thể được ban hành đối với một người thuộc diện thẩm tra tư pháp và là chủ thể của một lệnh tạm giam trước khi xét xử. Đây là lệnh cho giám thị trại giam nhận và giam người theo lệnh. Lệnh này cũng cho phép thu nhận và chuyển giao người liên quan, với điều kiện là phải thông báo trước cho người này.
Điều 123

Lệnh phải chỉ rõ danh tính của người trong lệnh; thẩm phán ra lệnh phải ghi ngày, ký tên và đóng dấu.

Lệnh áp giải, đưa người vào trại giam, lệnh bắt và truy nã cũng nêu loại tội bị cáo buộc, tiêu chuẩn pháp lý và luật áp dụng.

Lệnh triệu tập do thừa phát lại chuyển cho người có tên trong lệnh, hoặc do một sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp, hoặc nhân viên cơ quan bảo vệ pháp luật chuyển cho người này một bản sao.

Lệnh áp giải, lệnh bắt hoặc truy nã được tống đạt hoặc thực thi bởi một sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp, hoặc nhân viên cơ quan bảo vệ pháp luật, bằng cách cho người này xem lệnh và chuyển cho họ một bản sao.

Nếu người này đã bị giam vì một lý do khác, lệnh do giám thị trại giam tống đạt theo cách nêu trong đoạn trên hoặc theo chỉ thị của công tố viên cấp quận, bằng cách chuyển bản sao của lệnh.

Trong những trường hợp khẩn cấp, lệnh áp giải, bắt hoặc truy nãn có thể được gửi bằng bất kì cách nào.

Trong trường hợp này, các thông tin chủ yếu của lệnh gốc như danh tính của người có lệnh, loại tội bị cáo buộc và tiêu chuẩn pháp lý, tên và chức trách của thẩm phán ra lệnh, phải được chỉ rõ. Lệnh gốc hoặc bản sao được gửi ngay khi có thể cho nhân viên phụ trách việc thực thi.


Điều 124

Lệnh được thi hành trên toàn lãnh thổ Công hòa Pháp.


Điều 125

Thẩm phán điều tra thẩm vấn ngay người có lệnh áp giải.

Việc thẩm vấn một người bị bắt theo lệnh áp giải được tiến hành theo những điều kiện tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể tiến hành thẩm vấn ngay thì cảnh sát hoặc hiến binh có thể tạm giữ đến hai mươi bốn giờ sau khi bắt trước khi đưa đến thẩm phán điều tra hoặc, nếu không, chánh án toà án hoặc thẩm phán do người này chỉ định, người tiến hành thẩm vấn lần đầu. Nếu không thực hiện được điều này thì phải trả tự do cho người này.
Điều 126

Được coi là tạm giữ sai người bị bắt theo lệnh áp giải nếu trước đó đã tạm giữ người này quá hai mươi bốn giờ mà không tiến hành thẩm vấn.

Các điều từ 432-4 đến 432-6 Bộ luật Hình sự được áp dụng cho thẩm phán, công tố viên hoặc công chức đã ra lệnh hoặc cố tình bỏ qua việc tạm giữ sai này.
Điều 127

Nếu người bị truy nã theo lệnh áp giải được tìm thấy tại địa điểm cách văn phòng của thẩm phán điều tra ra lệnh hơn hai trăm ki lô mét, và không thể đưa người này đến trước thẩm phán trong vòng hai mươi bốn giờ, thì phải đưa người này đến trước công tố viên cấp quận nơi bắt.


Điều 128

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm tiến hành lấy căn cước, lấy lời khai của đương sự sau khi đã báo trước cho đương sự biết rằng được tùy ý lựa chọn khai hay không khai và hỏi xem đương sự có đồng ý được chuyển đến cho thẩm phán điều tra có thẩm quyền hay muốn kéo dài hiệu lực của lệnh dẫn giải, chờ quyết định của thẩm phán điều tra thụ lý vụ việc và ở lại nơi đang bị bắt giữ. Nếu không đồng ý viecj chuyển đi đương sự sẽ được dẫn giải đến trại giam, việc này phải được thông báo ngay cho thẩm phán điều tra có thẩm quyền.

Bảnh chính hoặc bản sao biên bản xác nhận sự có mặt và các đặc điểm nhận dạng đầy đủ của đương sự được chuyển ngay cho thẩm phán điều tra cùng với tất cả những chỉ dẫn cần thiết để có thể dễ dàng xác định căn cước của người đó.

Trong biên bản phải ghi rõ là đương sự đã được báo là được tùy ý lựa chọn khai hay không khai.


Điều 129

Sau khi nhận được những tài liệu đó, thẩm phán điều tra thụ lý vụ việc quyết định có cần chuyển đương sự đi hay không.


Điều 130

Nếu cần chuyển đi theo quy định tại các điều 128 và 129 thì trong thời hạn 4 ngay kể từ ngày tống đạt lệnh dẫn giải, đương sự phải được dẫn đến trước thẩm phán điều tra đã ra lệnh dẫn giải.

Tuy nhiên, thời hạn sẽ là mười ngày trong trường hợp chuyển đương sự từ một tỉnh hải ngoài về một tỉnh trong nước và ngược lại.
Điều 130-1

Nếu vi phạm những thời hạn quy định tại các điều 127 và 130 thì dduowwng sự được trả tự do theo lệnh của thẩm phán điều tra thụ lý vụ việc, trừ trường hợp việc dẫn giải bị chậm vì những tình huống không thể khắc phục được.


Điều 131.

Nếu đương sự đang lẩn trốn hoặc đang ở ngoài lãnh thổ nước cộng hòa Pháp thì sau khi lấy ý kiến của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm thẩm phán điều tra có thể ra lệnh bắt giữ, nếu đương sự phải chịu một hình phạt tù quy định cho tội ít nghiêm trọng hoặc một hình phạt nặng hơn.


Điều 132

Người bị bắt giữ theo lệnh bắt được dẫn giải ngay lập tức đến trại giam ghi trong lệnh, trừ trường hợp quy định tại điều 133 khoản 2

Giám đốc trại giam giao cho nhân viên thi hành lệnh giấy công nhận việc chuyển giao cho người bị bắt giữ.
Điều 133

Trong vòng 24 giờ sau khi bắt, người bị bắt theo lệnh bắt được đưa đến trước thẩm phán điều tra hoặc chánh án hoặc thẩm phán do người này chỉ định để tiến hành thẩm vấn và phán quyết nếu cần đối với việc tạm giam trước khi xét xử người này theo các điều kiện quy định tại điều 145. Không tuân thủ điều này sẽ dẫn đến việc thả người bị bắt. Các quy định của điều 126 được áp dụng.

Nếu người này bị bắt tại địa điểm cách văn phòng của thẩm phán điều tra ra lệnh hơn hai trăm ki lô mét, trong vòng hai mươi bốn giờ sau khi bắt người này được đưa đến trước công tố viên cấp quận nơi bắt, người ghi lại các tuyên bố của người này sau khi đã lưu ý là họ được quyền không đưa ra tuyên bố. Tuyên bố này được lưu trong hồ sơ chính thức.

Công tố viên cấp quận thông báo ngay cho thẩm phán ban hành lệnh và yêu cầu chuyển giao. Nếu không thể tiến hành chuyển giao ngay thì công tố viên cấp quận báo cáo điều này với thẩm phán.

Khi phải tiến hành chuyển giao, người này được đưa đến trại giam nêu trong lệnh trong thời hạn quy định tại điều 130. Các quy định của điều 130-1 được áp dụng.
Điều 133-1

Trong các trường hợp quy định tại các điều 125, 127 và 133, khi người bị cảnh sát hoặc hiến binh tạm giữ trước khi trình diện trước thẩm phán, công tố viên cấp quận nơi bắt được thông báo lúc bắt đầu việc tạm giam, và người này có quyền thông báo cho người thân theo các điều kiện quy định tại điều 63-2, và được bác sỹ kiểm tra theo các điều kiện của điều 63-3.


Điều 134

Sỹ quan phụ trách việc thực thi lệnh áp giải, lệnh bắt hoặc lệnh truy nã không được vào nhà ở của công dân trước 6 giờ sáng hoặc sau 9 giờ tối.

Có thể đi cùng với các lực lượng phù hợp để đảm bảo là người này không lẩn tránh pháp luật. Lực lượng này được huy động từ nơi gần nhất với nơi thi hành lệnh và có nghĩa vụ tuân thủ các yêu cầu nêu trong lệnh.

Nếu không thể bắt người thì phải gửi cho thẩm phán ban hành lệnh một báo cáo chính thức về việc tìm kiếm không có kết quả. Người liên quan sau đó bị coi là thuộc diện thẩm tra tư pháp theo mục đích của điều 176.


Điều 135

Liên quan đến các tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng, không thể ban hành lệnh đưa người vào trại giam trừ khi để thực thi phán quyết quy định tại điều 145.

Sỹ quan phụ trách việc thực thi lệnh đưa người vào trại giam giao nộp người liên quan cho giám thị trại giam, người này sau đó sẽ chuyển lại một biên bản ghi nhận việc giao nộp.
Điều 135-1

Sỹ quan cảnh sát tư pháp nơi tìm thấy người có lệnh truy nã tiến hành tạm giữ người này phù hợp với các quy định của điều 154. Thẩm phán điều tra thụ lý vụ án được thông báo điều này vào lúc bắt đầu thời hạn tạm giữ. Không ảnh hưởng đến quyền của sỹ quan cảnh sát tư pháp được uỷ quyền tiến hành xét hỏi người này theo thư yêu cầu tương trợ, thẩm phán điều tra có thể chỉ thị cho sỹ quan cảnh sát nơi tìm thấy người này làm điều này, và tiến hành bất kì hoạt động điều tra cần thiết nào khác vì mục đích này. Trong thời hạn tạm giữ, người này cũng có thể được chuyển đến cơ sở thuộc quyền quản lý của cơ quan điều tra thụ lý vụ án.


Điều 135-2

Nếu sau khi hoàn tất việc điều tra lại tìm thấy người là chủ thể của lệnh bắt thì phải tiến hành theo thủ tục quy định tại điều này.

Vào lúc bắt đầu việc tạm giữ người liên quan, cảnh sát hoặc hiến binh phải thông báo cho công tố viên cấp quận nơi bắt người. Trong quá trình tạm giữ, các quy định tại điều 63-2 và 63-3 được áp dụng. Việc tạm giữ không được quá hai mươi bốn giờ.

Phải đưa người này đến trước công tố viên cấp quận bên cạnh toà án cấp sơ thẩm nơi xét xử vụ án càng sớm càng tốt và trong bất kì trường hợp nào cũng không được muộn hơn hai mươi bốn giờ sau khi bắt người. Sau khi kiểm tra căn cước và thông báo lệnh, công tố viên đưa người này đến trước thẩm phán giám sát và tự do.

Theo yêu cầu của công tố viên cấp quận, thẩm phán giám sát và tự do có thể đưa người này vào diện giám sát tư pháp, hoặc ra lệnh tạm giam trước khi xét xử cho đến khi trình diện trước toà án xét xử. Quyết định này phải nêu lý do theo các quy định của điều 144, tiếp sau phiên xét hỏi tranh tụng được tổ chức theo các quy định tại các đoạn bốn đến tám điều 145. Nếu người này bị tạm giam, thời hạn quy định tại các đoạn bốn và năm điều 179 và các đoạn tám và chín điều 181 được áp dụng, và có hiệu lực cùng với quyết định tạm giam. Trong vòng mười ngày kể từ khi thông báo, quyết định của thẩm phán giám sát và tự do có thể bị kháng cáo. Kháng cáo được chuyển đến toà án cải tạo cấp phúc thẩm nếu người này bị xét xử tại toà án cải tạo, và đến phòng điều tra nếu người này được gửi đến toà đại hình.

Nếu người này bị bắt tại địa điểm cách toà án xét xử hơn hai trăm kilômét và không thể đưa người này trong vòng hai mươi bốn giờ đến trước công tố viên cấp quận đề cập tại đoạn ba nói trên, thì phải đưa người này đến trước công tố viên cấp quận nơi bắt để tiến hành kiểm tra căn cước, sau khi thông báo cho người này biết là họ được tự do không nói gì, công tố viên ghi lại bất kì tuyên bố nào nếu có. Công tố viên tiếp đó thực thi lệnh bắt bằng cách đưa người này vào trại giam và thông báo cho công tố viên cấp quận bên cạnh toà án cấp sơ thẩm tại khu vực nơi có toà án xét xử. Công tố viên này ra lệnh chuyển giao người và họ phải trình diện trước công tố viên này trong vòng bốn ngày kể từ khi thông báo lệnh; thời hạn này có thể được gia hạn đến sáu ngày trong trường hợp chuyển giao giữa một văn phòng ở nước ngoài và một thành phố nước Pháp, hoặc một văn phòng ở nước ngoài khác theo các thủ tục quy định tại các đoạn ba và bốn bên trên.

Việc xuất trình trước thẩm phán giám sát và tự do quy định tại các đoạn trên là không cần thiết nếu trong phạm vi thời hạn được yêu cầu cho việc xuất trình này, người này có thể trình diện trước toà án xét xử vụ án.

Các quy định của điều này cũng được áp dụng cho lệnh bắt được ban hành sau khi kết thúc lệnh. Tuy nhiên, chúng không áp dụng nếu, sau khi lệnh bắt được ban hành trong quá trình điều tra hoặc sau khi đã kết thúc, người này đã bị kết án tù giam, bằng một phán quyết tranh tụng hoặc được coi là có tính tranh tụng trong trường hợp tội ít nghiêm trọng hoặc một quyết định vắng mặt bị cáo trong trường hợp tội nghiêm trọng; và cũng không áp dụng nếu lệnh được ban hành sau khi đã kết án. Trong những trường hợp này, người bị bắt bị tạm giam trước khi xét xử, mà không cần phải đưa người này đến trước thẩm phán giám sát và tự do, cho đến khi hết thời hạn kháng cáo hoặc, trong trường hợp kháng cáo, cho đến khi người này trình diện trước toà án, mà không phương hại đến quyền nộp đơn xin bảo lãnh của người này.


Điều 135-3

Toàn bộ các lệnh bắt hoặc lệnh truy nã, theo yêu cầu của thẩm phán điều tra hoặc công tố viên cấp quận, được đưa vào hồ sơ chính thức của người được tìm kiếm. Khi người này được đưa đến trước toà án xét xử bởi một quyết định mà thời hạn kháng cáo quyết định này đã hết, và quyết định là lệnh bắt, người phụ trách hồ sơ được thông báo là các quy định của điều 135-2 có thể được áp dụng nếu phù hợp.


Điều 136

Việc không tuân thủ các thủ tục quy định cho lệnh triệu tập, áp giải, đưa người vào trại, lệnh bắt và lệnh truy nã có thể dẫn đến hình phạt kỷ luật thẩm phán điều tra, thẩm phán giám sát và tự do hoặc công tố viên cấp quận.

Các quy định này được mở rộng phạm vi áp dụng, trừ khi các hình phạt nặng hơn được thực thi, đến bất kì vi phạm nào đối với các biện pháp bảo vệ tự do cá nhân quy định tại các điều 56, 57, 59, 96, 97, 138 và 139.

Trong các trường hợp mô tả tại hai đoạn trên và trong bất kì trường hợp vi phạm tự do cá nhân nào, vấn đề không bao giờ được nêu bởi các cơ quan hành chính, và toà án tư pháp luôn có độc quyền giải quyết.

Các nguyên tắc tương tự được áp dụng cho bất kì hoạt động tố tụng dân sự nào được tiến hành trên cơ sở các hành vi tới mức xâm phạm tự do cá nhân hoặc xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về nơi ở của cá nhân quy định tại các điều 432-4 đến 432-6 và 432-8 Bộ luật Hình sự, cho dù là chống lại một cơ quan nhà nước hoặc đại diện của nó.

MỤC VII


GIÁM SÁT TƯ PHÁP VÀ TẠM GIAM TRƯỚC KHI XÉT XỬ

Các điều từ 137 đến 137-4


Điều 137

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp, được suy đoán vô tội, được tự do. Tuy nhiên, nếu thẩm phán điều tra có yêu cầu, hoặc như là một biện pháp cảnh giác, người này có thể phải chịu một hoặc nhiều nghĩa vụ của giám sát tư pháp. Nếu điều này không đạt được mục đích, người này có thể, trong các trường hợp ngoại lệ, bị tạm giam.


Điều 137-1

Thẩm phán giám sát và tự do có quyền ra lệnh và gia hạn tạm giam trước khi xét xử. Đơn xin trả tự do cũng được nộp đến người này.

Thẩm phán giám sát và tự do là thẩm phán với cấp bậc chánh toà, phó chánh toà cao cấp, hoặc phó chánh toà. Người này được bổ nhiệm bởi chánh án toà án quận cấp sơ thẩm. Khi ra quyết định lúc kết thúc việc tranh luận, người này được thư kí trợ giúp. Khi thẩm phán giám sát được chỉ định và chánh toà cũng như phó chánh toà cao cấp hoặc các phó chánh toà không thể hành động, thẩm phán giám sát được thay thế bởi thẩm phán cấp cao nhất với thâm niên cao nhất, do chánh án toà án cấp sơ thẩm chỉ định. Người này có thể, trong trường hợp này, áp dụng các quy định của điều 93.

Người này không thể, với chế tài huỷ bỏ, tham gia xét xử các vụ án hình sự mà mình lưu ý.

Trừ các trường hợp quy định tại đoạn hai điều 137-4, người này được thụ lý bằng một quyết định có nêu lý do từ thẩm phán điều tra, cùng với việc chuyển giao hồ sơ vụ án và các đề nghị ban đầu của công tố viên cấp quận.
Điều 137-2

Thẩm phán điều tra ra lệnh giám sát tư pháp sau khi đã lưu ý đến các đề nghị của công tố viên cấp quận.

Khi phụ trách vụ án, thẩm phán giám sát và tự do cũng có thể ra quyết định tạm giam.
Điều 137-3

Thẩm phán giám sát và tự do ra quyết định bằng một phán quyết có nêu lý do. Khi ra lệnh hoặc gia hạn tạm giam, hoặc từ chối yêu cầu trả tự do, quyết định phải nêu rõ các vấn đề thực tế và pháp lý làm cho việc giám sát tư pháp trở nên không đủ, cũng như các căn cứ tạm giam, chỉ liên hệ đến các quy định tại các điều 143-1 và 144.

Trong mọi trường hợp, người thuộc diện thẩm tra tư pháp được thông báo quyết định và nhận một bản sao, mà người này phải ký tên trong hồ sơ vụ án.
Điều 137-4

Nếu, sau khi đã nhận được đề nghị của công tố viên cấp quận ủng hộ việc tạm giam, thẩm phán điều tra thấy rằng việc tạm giam này không có lý do chính đáng và quyết định gửi hồ sơ vụ án cho thẩm phán giám sát và tự do, thì người này được yêu cầu ra ngay một quyết định có nêu lý do, và thông báo ngay cho công tố viên cấp quận.

Trong các vụ án nghiêm trọng và ít nghiêm trọng có hình phạt mười năm tù, công tố viên có thể tiếp đó, nếu lệnh hoàn toàn hoặc một phần có lý do là các động cơ quy định tại khoản 2 và 3 điều 144 và nếu tuyên bố là nhằm áp dụng các quy định của điều này, trực tiếp yêu cầu thẩm phán giám sát và tự do, chuyển ngay người thuộc diện thẩm tra tư pháp cho mình. Quyết định của thẩm phán giám sát và tự do làm vô hiệu, nếu cần, quyết định của thẩm phán điều tra đưa người này vào diện giám sát tư pháp. Nếu từ bỏ quyền trực tiếp yêu cầu thẩm phán giám sát và tự do, công tố viên cấp quận thông báo cho thẩm phán điều tra là có thể trả tự do cho người này.
Đoạn 1

Giám sát tư pháp

Các điều từ 138 đến 143


Điều 138

Thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do có thể ra lệnh giám sát tư pháp nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp chắc chắn phải gánh chịu hình phạt tù cho tội ít nghiêm trọng, hoặc một hình phạt nặng hơn.

Việc giám sát này buộc người này phải chịu một hoặc nhiều nghĩa vụ được liệt kê dưới đây, theo quyết định của thẩm phán điều tra:

1º không được rời khỏi ranh giới lãnh thổ do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do ấn định;

2º không được rời khỏi nơi ở hoặc nơi cư trú do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do ấn định trừ các điều kiện và căn cứ do thẩm phán này quyết định;

3º không được đến những nơi nhất định hoặc chỉ được đến những nơi do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do quyết định;

4º thông báo cho thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát hoặc tự do biết việc đi ra khỏi ranh giới được quy định;

5º thường xuyên trình diện trước các đơn vị sự nghiệp, tổ chức được uỷ quyền hoặc các cơ quan do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do chỉ định, người có nghĩa vụ tuân thủ việc tuyệt đối giữ bí mật liên quan đến các hành vi mà người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị cáo buộc;

6º trả lời việc triệu tập của bất kì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đủ tiêu chuẩn do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do chỉ định và tự mình tuân thủ, nếu có, các biện pháp giám sát liên quan đến công việc hoặc kinh doanh của mình, hoặc tham dự các lớp học cũng như các biện pháp giáo dục xã hội được thiết kế nhằm tái hoà nhập người này vào xã hội cũng như ngăn ngừa tội phạm được tiếp tục thực hiện;

7º giao nộp toàn bộ giấy tờ tuỳ thân, đặc biệt là hộ chiếu, cho văn phòng toà án hoặc đồn công an để đổi lại một biên lai đóng vai trò như bằng chứng xác nhận danh tính;

8º không được phép lái toàn bộ hoặc một số phương tiện giao thông nhất định, nếu cần, giao nộp bằng lái cho toà án để đổi lại một biên lai. Tuy nhiên, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do có thể quyết định là người thuộc diện thẩm tra tư pháp có thể lái xe đi làm;

9º không được phép nhìn, gặp gỡ hoặc liên hệ bằng bất kì phương tiện nào những người do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do đặc biệt xác định;

10º trải qua việc kiểm tra y tế, điều trị hoặc chăm sóc, hoặc thậm chí là nhập viện, cụ thể là nhằm giải độc;

11º cung cấp một khoản bảo đảm, do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do quyết định số lượng và cách thức chi trả (một hoặc nhiều lần), có tính đến thu nhập và chi tiêu của người thuộc diện thẩm tra tư pháp;

12º không tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp nhất định, trừ các nghĩa vụ bầu cử hoặc trách nhiệm trong liên đoàn, khi tội phạm được thực hiện trong khi tiến hành những hoạt động này và khi sợ rằng có thể thực hiện một tội phạm mới. Nếu hoạt động liên quan là của một luật sư thì chỉ có ban chủ nhiệm đoàn luật sư theo đề nghị của thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do có thể quyết định biện pháp này cùng với kháng cáo, phù hợp với các quy định nêu tại điều 24 luật số 71-1130 ngày 31/12/1972 điều chỉnh việc cải cách một số nghề nghiệp pháp lý và tư pháp nhất định. Ban chủ nhiệm đoàn luật sư ra phán quyết trong vòng mười lăm ngày;

13º không được ký séc ngoài những loại đặc biệt cho phép người ký séc rút tiền từ người nhận séc hoặc séc có xác nhận và, nếu cần, giao nộp cho toà án toàn bộ số séc mà việc sử dụng bị cấm;

14º không được cất giữ hoặc mang theo vũ khí và, nếu cần, giao nộp toàn bộ vũ khí mình cất giữ cho toà án và được nhận biên lai;

15º cung cấp chứng khoán cá nhân hoặc thực tế, với số lượng và thời hạn do thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do quyết định;

16º chứng minh là mình có đóng góp vào chi tiêu gia đình hoặc thường xuyên chi trả phí bảo trì theo quyết định tư pháp và các thoả thuận tư pháp được xác nhận kéo theo nghĩa vụ chi trả cho các dịch vụ, trợ cấp hoặc đóng góp vào các chi phí hôn nhân.

Nghĩa vụ quy định tại khoản 2 có thể được tiến hành, với sự đồng ý của bên liên quan cùng với luật sư, theo cơ chế giám sát điện tử quy định tại điều 723-8. Điều 723-9 và 723-12 cũng được áp dụng, thẩm phán điều tra có thẩm quyền tư pháp tương tự như thẩm phán thực thi hình phạt.

Các quy định thi hành điều này, đặc biệt liên quan đến việc chứng nhận người có đóng góp vào giám sát tư pháp, được quyết định, nếu cần, bằng một Nghị định của Chính phủ.
Điều 138-1

Nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị cấm tiếp đón hoặc gặp mặt nạn nhân hoặc liên hệ với người này bằng bất kì phương tiện nào phù hợp với các quy định tại khoản 9 điều 138, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do gửi cho người này một thông báo về biện pháp này. Nếu nạn nhân là một bên dân sự, thông báo này cũng được gửi cho luật sư của họ.

Thông báo này nêu hậu quả của người thuộc diện thẩm tra tư pháp nếu không tôn trọng lệnh cấm.
Điều 139

Vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình điều tra, thẩm phán điều tra cũng có thể quyết định áp dụng biện pháp giám sát tư pháp đối với bị can.

Vào bất cứ thời điểm nào, thẩm phán điều tra cũng có thể buộc người bị giám sát tư pháp thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ mới, hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần các nghĩa vụ, thay đổi một hoặc nhiều nghĩa vụ hoặc tạm thời miễn thực hiện nghĩa vụ.
Điều 140

Thẩm phán điều tra có thể ra lệnh rỡ bỏ việc giám sát tư pháp vào bất kì thời điểm nào bằng chính văn bản của mình, theo đề nghị của công tố viên cấp quận, theo yêu cầu của người liên quan sau khi lắng nghe quan điểm của công tố viên cấp quận. Thẩm phán điều tra giải quyết đơn của cá nhân trong vòng năm ngày bằng một phán quyết có nêu lý do.

Nếu thẩm phán điều tra không ra phán quyết trong thời hạn này, cá nhân liên quan có thể trực tiếp gửi đơn đến phòng điều tra để, sau khi nhận được đề nghị bằng văn bản có lý do của công tố viên, ra quyết định trong vòng hai mươi ngày kể từ khi thụ lý vụ án. Nếu không thực hiện đúng điều này thì việc rỡ bỏ biện pháp giám sát tư pháp được coi là quyền, trừ khi đã ra lệnh kiểm tra đơn của cá nhân.
Điều 141

Bãi bỏ từ ngày 1-1-1986 theo Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985, Điều 17.


Điều 141-1

Trong mọi trường hợp, quyền hạ của thẩm phán điều tra quy định tại các điều 139 và 140 đều thuộc về Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại điều 148-1


Điều 141-2

Nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp cố tình lẩn tránh nghĩa vụ giám sát tư pháp, thì thẩm phán điều tra có thể ban hành lệnh bắt hoặc lệnh triệu tập đối với người này. Theo các điều kiện quy định tại đoạn bốn điều 137-1, người này có thể chuyển vụ án cho thẩm phán giám sát và tự do để tạm giam. Cho dù thời hạn phạt tù của tội phạm liên quan là bao lâu, thẩm phán giám sát và tự do có thể ban hành lệnh đưa người vào trại giam để tạm giam, theo các quy định của điều 141-3.

Nếu người này lẩn tránh nghĩa vụ giám sát tư pháp khi đã được gửi đến toà án xét xử, công tố viên cấp quận có thể, trừ tình huống quy định tại điều 272-1, chuyển vụ án cho thẩm phán giám sát và tự do để ban hành lệnh bắt hoặc lệnh triệu tập người này. Thẩm phán này cũng có thẩm quyền ra lệnh tạm giam theo các quy định tại điều 135-2.
Điều 141-3

Nếu lệnh tạm giam được ban hành sau khi biện pháp giám sát tư pháp một người trước đó đã bị tạm giam đối với cùng cáo buộc bị huỷ bỏ, thời hạn cộng dồn của các việc tạm giam riêng rẽ không thể vượt quá bốn tháng thời hạn tạm giam tối đa quy định tại các điều 145-1 và 145-2. Khi hình phạt được áp dụng đối với tội phạm có thời hạn ngắn hơn hình phạt đề cập tại điều 143-1, tổng thời hạn ngồi tù không được vượt quá bốn tháng.


Điều 142

Khi người thuộc diện thẩm tra tư pháp có nghĩa vụ cung cấp một giấy bảo đảm hoặc bảo lãnh, thì những biện pháp này phải đảm bảo:

1º sự có mặt của người thuộc diện thẩm tra tư pháp, của bị can hoặc bị cáo trong toàn bộ tiến trình tố tụng và để thực thi phán quyết, cũng như, nếu cần, việc thực thi các nghĩa vụ khác ấn định cho người này;

2º việc thanh toán theo trình tự sau:

a) đền bù thiệt hại do tội phạm gây ra và trả lại tài sản, cũng như bất kì khoản trợ cấp ly hôn nào đáo hạn khi người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị truy tố vì không thanh toán khoản nợ này;

b) tiền phạt.

Quyết định của thẩm phán điều tra ấn định số tiền thuộc về từng phần bảo đảm hoặc bảo lãnh. Thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do cũng có thể quyết định là người bảo lãnh đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản tiền quy định tại khoản 2 hoặc một hoặc nhiều khoản tiền này.

Khi người bảo lãnh đảm bảo một phần hoặc toàn bộ các quyền của một hoặc nhiều nạn nhân chưa được xác định hoặc chưa tự mình tạo thành các bên dân sự, họ được tạo lập, theo các điều kiện quy định bởi Chính phủ, dưới tên gọi của một bên hưởng lợi tạm thời đại diện cho các tài khoản của nạn nhân và Kho bạc, nếu cần.


Điều 142-1

Thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do có thể, với sự đồng ý của người thuộc diện thẩm tra tư pháp, ra lệnh là phần bảo đảm được chỉ định cho việc bảo đảm các quyền của nạn nhân hoặc chủ nợ của một khoản nợ trợ cấp ly hôn được tạm thời trả cho những người này theo đơn của họ.

Cũng có thể ra lệnh việc chi trả này cho dù không có sự đồng ý của người thuộc diện thẩm tra tư pháp, nếu một quyết định tư pháp có thể thực thi đã cho nạn nhân hoặc chủ nợ một khoản thanh toán tạm thời liên quan đến các tội phạm bị truy tố.
Điều 142-2

Phần đầu của khoản bảo đảm [khoản 1 điều 142] được trả lại nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp, bị can hoặc bị cáo có mặt trong toàn bộ các bước tố tụng, tuân thủ các nghĩa vụ giám sát tư pháp và tự nguyện thực thi phán quyết.

Trong trường hợp ngược lại, trừ khi có lý do chính đáng, hoặc quyết định loại bỏ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo hoặc tuyên người này vô tội, phần đầu của khoản bảo đảm bị Nhà nước tịch thu, hoặc tiến hành thu hồi khoản nợ được đảm bảo bởi phần đầu của khoản bảo đảm.
Điều 142-3

Số tiền của phần hai của khoản bảo đảm chưa trả cho nạn nhân của tội phạm hoặc chủ nợ của khoản nợ trợ cấp ly hôn được trả lại trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, trừ khi điều 372 được áp dụng, trong trường hợp miễn hình phạt hoặc tuyên vô tội.

Phải áp dụng các quy định tại khoản 2 điều 142 trong trường hợp kết tội. Khoản thặng dư được trả lại khi hình phạt được thi hành.

Phần hai của khoản bảo đảm được áp dụng hoặc khoản nợ mà phần này đảm bảo được thực thi phù hợp với các quy định tại hai đoạn trên.

Các điều kiện thực thi điều này được ấn định bằng một Nghị định của Chính phủ.
Điều 143

Khi toà án xét xử được yêu cầu quyết định trong các trường hợp nêu tại Đoạn này, thì tiến hành theo các điều kiện quy định tại điều 148-2.

Đoạn 2

Tạm giam trước khi xét xử

Các điều từ 143-1 đến 148-8


Điều 143-1

Căn cứ vào các quy định tại điều 137, chỉ được phép ra lệnh hoặc gia hạn tạm giam trước khi xét xử nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

1) Người thuộc diện thẩm tra tư pháp có khả năng phải chịu hình phạt về tội nghiêm trọng;

2) Người thuộc diện thẩm tra tư pháp có khả năng phải chịu hình phạt ít nhất ba năm tù về tội ít nghiêm trọng.

Cũng có thể ra lệnh tạm giam trước khi xét xử theo các điều kiện quy định tại điều 141-2 khi người thuộc diện thẩm tra tư pháp cố tình lẩn tránh các nghĩa vụ của giám sát tư pháp.
Điều 144

Chỉ có thể ra lệnh hoặc gia hạn tạm giam nếu đó là cách duy nhất:

1º để bảo quản vật chứng hoặc dấu vết hoặc ngăn cản việc đe doạ nhân chứng hoặc nạn nhân hoặc gia đình họ hoặc thoả thuận gian dối giữa những người thuộc diện thẩm tra tư pháp và các đồng phạm;

2º bảo vệ người thuộc diện thẩm tra tư pháp, đảm bảo là người này vẫn thuộc sự điều chỉnh của luật pháp, chấm dứt hành vi phạm tội hoặc ngăn chặn tái phạm;

3º chấm dứt việc gây rối trong một thời gian dài và ngoài dự kiến trật tự công cộng do tính nghiêm trọng của tội phạm gây ra, bối cảnh của hành vi phạm tội, hoặc mức độ trầm trọng của thiệt hại mà nó gây ra.
Điều 144-1

Tạm giam trước khi xét xử không được vượt quá một thời hạn hợp lý tương ứng với mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc đối với người thuộc diện thẩm tra tư pháp và mức độ phức tạp của hoạt động điều tra nhằm phát hiện sự thật.

Thẩm phán điều tra, hoặc khi chuyển cho thẩm phán giám sát và tự do, phải ra lệnh trả tự do ngay cho người bị tạm giam, theo quy định tại điều 147, ngay khi các điều kiện quy định tại điều 144 và điều này không còn được đáp ứng.
Điều 144-2

Khi ra lệnh trả tự do theo quy định tại các điều 143-1, 144, 144-1, 145-2, 145-3 hoặc 706-24-3, nhưng chắc chắn sẽ gây rủi ro cho nạn nhân, toà án áp dụng biện pháp giám sát tư pháp đối với người thuộc diện thẩm tra tư pháp, áp đặt lệnh cấm người này đón tiếp hoặc gặp gỡ nạn nhân hoặc liên hệ bằng bất kì hình thức nào, phù hợp với quy định tại khoản 9 điều 138. Nạn nhân được thông báo về điều này phù hợp với quy định của điều 138-1.


Điều 145

Thẩm phán giám sát và tự do, theo đề nghị của một lệnh từ thẩm phán điều tra yêu cầu tạm giam người thuộc diện thẩm tra tư pháp, gặp mặt người này cùng luật sư nếu đã được chỉ định, và tiến hành theo các quy định của điều này.

Trong khi xem xét các tình tiết trong hồ sơ vụ án và sau khi ghi chú các bình luận của bên liên quan, khi thấy điều này là có ích, thẩm phán thông báo cho người này biết ý định tạm giam.

Nếu không nghĩ đến việc tạm giam, sau khi ra lệnh, khi phù hợp, người thuộc diện giám sát tư pháp, thẩm phán tiến hành phù hợp với hai đoạn cuối điều 116 liên quan đến việc đăng ký địa chỉ.

Nếu có ý định tạm giam thì phải thông báo cho họ biết là quyết định chỉ có thể ban hành khi kết thúc việc xét xử tranh tụng, và họ có quyền yêu cầu một thời gian chờ đợi để chuẩn bị bài bào chữa. Nếu người đã thành niên thuộc diện giám sát tư pháp hoặc luật sư của người này yêu cầu như vậy vào lúc bắt đầu xét xử, tranh luận diễn ra tại phiên toà công khai, trừ khi việc công khai gây khó khăn cho những hoạt động hỏi đáp nhất định cần thiết cho hoạt động điều tra, hoặc sẽ đe doạ đến phẩm giá cá nhân hoặc lợi ích của bên thứ ba. Thẩm phán giám sát và tự do giải quyết yêu cầu công khai này bằng một quyết định có nêu lý do, sau khi ghi lại các bình luận của công tố viên, người thuộc diện thẩm tra tư pháp hoặc luật sư của họ.

Nếu người này vẫn chưa có luật sư thì tư vấn cho họ là họ có quyền được luật sư trợ giúp theo sự lựa chọn của họ hoặc do toà án chỉ định. Luật sư được chọn hoặc, nếu do toà án chỉ định, thành viên của đoàn luật sư, được thông báo ngay bằng bất kì phương tiện nào; thủ tục này được ghi trong hồ sơ chính thức.

Tuy nhiên, thẩm phán giám sát và tự do không thể ra lệnh tạm giam ngay khi người thuộc diện thẩm tra tư pháp hoặc luật sư của họ yêu cầu gia hạn lệnh để chuẩn bị bài bào chữa.

Trong trường hợp này, có thể bằng một quyết định có nêu lý do liên hệ đến các quy định tại đoạn trên và không bị kháng cáo ra lệnh phạt tù người này trong một thời hạn được ấn định trong mọi trường hợp không quá bốn ngày. Trong thời hạn này, thẩm phán tiếp tục triệu tập người này đến trình diện và, cho dù người này có luật sư hay không, tiến hành như đề cập tại đoạn sáu. Nếu không ra lệnh tạm giam thì người này đương nhiên được trả tự do.

Phạt tù tạm thời là, khi cần, thêm vào thời hạn tạm giam trước khi xét xử áp dụng theo các điều 145-1 và 145-2. Điều này được hiểu tương tự như việc tạm giam trước khi xét xử theo nghĩa của điều 149 Bộ luật này và điều 24 Bộ luật Hình sự (điều luật bị huỷ bỏ, xem điều 716-4 Bộ luật tố tụng hình sự).
Điều 145-1

Việc tạm giam không được quá bốn tháng đối với các vấn đề ít nghiêm trọng nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp trước đó chưa bị kết án, liên quan đến tội nghiêm trọng hoặc một tội ít nghiêm trọng thông thường, phạt tù không hưởng án treo ít nhất một năm, và khi người này có nguy cơ bị kết án năm năm hoặc ít hơn.

Trong các trường hợp khác, thẩm phán giám sát và tự do có thể quyết định gia hạn tạm giam không quá bốn tháng, bằng một quyết định có nêu lý do phù hợp với các quy định của điều 137-3 và ban hành sau khi đã tranh luận theo các quy định của đoạn sáu điều 145, khi luật sư đã được triệu tập phù hợp theo các quy định của đoạn hai điều 114. Quyết định này có thể được gia hạn tiếp theo thủ tục tương tự, theo quy định tại điều 145-3. Tổng thời hạn tạm giam không được vượt quá một năm. Tuy nhiên, thời hạn này được gia hạn đến hai năm khi một trong các phần cấu thành tội phạm được thực hiện bên ngoài lãnh thổ quốc gia, hoặc khi người này bị truy tố về tội buôn bán ma tuý, khủng bố, chủ mưu phạm tội, nhận tiền từ những thu nhập phi đạo đức, phá huỷ tiền tệ hoặc tội nghiêm trọng do tổ chức tội phạm thực hiện và có hình phạt tù là mười năm.

Trong những trường hợp ngoại lệ, khi thẩm phán điều tra phải tiếp tục thẩm vấn và việc trả tự do cho người thuộc diện thẩm tra tư pháp sẽ tạo ra nguy cơ đặc biệt nghiêm trong cho người và tài sản, phòng điều tra có thể tăng thời hạn hai năm quy định tại điều này thêm bốn tháng. Phòng điều tra, nơi người thuộc diện thẩm tra có quyền trình diện với tư cách cá nhân, được đề nghị bằng một quyết định có nêu lý do từ thẩm phán giám sát và tự do, theo các điều kiện quy định tại đoạn cuối điều 137-1, và giải quyết theo quy định tại các điều 144, 144-1, 145-3, 194, 197, 198, 199, 200, 206 và 207.


Điều 145-2

Trường hợp nghi ngờ tội nghiêm trọng, người thuộc diện thẩm tra tư pháp không thể bị tạm giam nhiều hơn một năm. Tuy nhiên, theo các quy định của điều 145-3, thẩm phán giám sát và tự do có thể, sau khi hết thời hạn này, gia hạn tạm giam không quá sáu tháng, bằng một quyết định có lý do phù hợp với quy định của điều 137-3 và ban hành sau khi tổ chức xét xử tranh tụng phù hợp với các quy định của đoạn sáu điều 145, luật sư được triệu tập phù hợp với quy định tại đoạn hai điều 114. Quyết định này có thể được gia hạn theo thủ tục tương tự.

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp không thể bị tạm giam quá hai năm, nếu hình phạt áp dụng ít hơn hai mươi tháng tù, và quá ba năm trong các trường hợp khác. Thời hạn được gia hạn đến ba và bốn năm tương ứng khi một trong các yếu tố cấu thành tội phạm được thực hiện bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Thời hạn cũng là bốn năm khi người này bị truy tố về một hoặc nhiều tội nghiêm trọng đề cập tại Quyển II và IV Bộ luật Hình sự, hoặc tội buôn bán ma tuý, khủng bố, nhận tiền từ những thu nhập phi đạo đức, phá huỷ tiền tệ hoặc tội nghiêm trọng do tội phạm có tổ chức thực hiện.

Trong những trường hợp ngoại lệ, khi thẩm phán điều tra phải tiếp tục thẩm vấn và việc trả tự do cho người thuộc diện thẩm tra tư pháp sẽ tạo ra nguy cơ đặc biệt nghiêm trong cho người và tài sản, phòng điều tra có thể tăng thời hạn hai năm quy định tại điều này thêm bốn tháng. Phòng điều tra, nơi người thuộc diện thẩm tra có quyền trình diện với tư cách cá nhân, được đề nghị bằng một quyết định có nêu lý do từ thẩm phán giám sát và tự do, theo các điều kiện quy định tại đoạn cuối điều 137-1, và giải quyết theo quy định tại các điều 144, 144-1, 145-3, 194, 197, 198, 199, 200, 206 và 207. Phán quyết này có thể được gia hạn một lần theo các điều kiện và cách thức tương tự.

Các quy định tại điều này áp dụng cho đến khi có lệnh khép lại việc thẩm tra.
Điều 145-3

Khi thời hạn tạm giam trước khi xét xử vượt quá một năm đối với tội nghiêm trọng, hoặc tám tháng đối với tội ít nghiêm trọng, quyết định ra lệnh gia hạn hoặc từ chối đơn xin trả tự do cũng phải bao gồm những chỉ dẫn cụ thể biện minh cho trường hợp tiếp tục điều tra và việc trì hoãn có thể dự báo trước đối với việc kết thúc tố tụng.

Mặc dù vậy, lệnh gia hạn không cần chỉ ra bản chất của hoạt động điều tra mà thẩm phán điều tra dự định tiến hành, khi chỉ dẫn này có nguy cơ gây khó khăn cho việc tiến hành các hoạt động điều tra này.
Điều 145-4

Khi người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị tạm giam, thẩm phán điều tra có thể ra lệnh cấm người này giao tiếp trong thời hạn mười ngày. Biện pháp này có thể được gia hạn nhưng chỉ trong thời hạn thêm mười ngày. Trong bất kì trường hợp nào cũng không được cấm luật sư của người bị thẩm tra giao tiếp.

Theo các quy định của đoạn trên, người bị tạm giam trước khi xét xử có thể được thăm viếng tại trại giam với sự cho phép của thẩm phán điều tra.

Sau một tháng kể từ ngày tạm giam, thẩm phán điều tra không được từ chối cho phép thành viên gia đình người bị tạm giam đến thăm, trừ trường hợp bằng một quyết định văn bản có lý do liên quan đến các yêu cầu điều tra.

Quyết định này được thông báo ngay cho người nộp đơn bằng bất kì phương tiện nào có thể. Người nộp đơn có thể chuyển đơn cho chủ tịch phòng điều tra để ra quyết định trong vòng năm ngày bằng một quyết định văn bản có lý do và có thể bị kháng cáo. Nếu huỷ bỏ quyết định của thẩm phán điều tra, chủ tịch phòng điều tra cho phép việc thăm viếng.
Điều 145-5

Không được ra lệnh tạm giam trước khi xét xử một người đã tiết lộ trong quá trình thẩm vấn với thẩm phán điều tra trước khi chuyển vụ án cho thẩm phán giám sát và tự do biết là người này là cha hoặc mẹ một người chưa thành niên dưới mười sáu tuổi sống cùng với mình, trừ khi một trong các đơn vị sự nghiệp hoặc người quy định tại đoạn bảy điều 81 ngay từ đầu đã được phụ trách việc tìm kiếm và đề nghị tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người chưa thành niên, an toàn hoặc đạo đức hoặc làm giảm nghiêm trọng việc giáo dục người này.

Các quy định tại điều này không áp dụng trong trường hợp tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng thực hiện đối với người chưa thành niên, hoặc trong cá trường hợp khi các nghĩa vụ của giám sát tư pháp không được tôn trọng.
Điều 146

Nếu trong quá trình điều tra thấy rằng tội phạm bị điều tra không còn nghiêm trọng, thẩm phán điều tra, sau khi gửi hồ sơ vụ án cho công tố viên cấp quận theo đề nghị của người này, có thể bằng một lệnh có lý do chuyển cho thẩm phán giám sát và tự do nhằm tiếp tục tạm giam trước khi xét xử người này, hoặc ra lệnh trả tự do có hoặc không có giám sát tư pháp.

Thẩm phán giám sát và tự do giải quyết trong vòng ba ngày kể từ ngày thẩm phán điều tra chuyển vụ án.
Điều 147

Trong mọi trường hợp, thẩm phán điều tra có thể bằng chính văn bản của mình ra lệnh trả tự do có hoặc không có giám sát tư pháp sau khi lắng nghe ý kiến của công tố viên cấp quận, với điều kiện là người thuộc diện thẩm tra tư pháp có mặt trong tất cả các bước tố tụng ngay khi được yêu cầu làm như vậy và thông báo cho thẩm phán điều tra biết mọi hoạt động của mình.

Công tố viên cấp quận cũng có thể yêu cầu trả tự do vào bất kì thời điểm nào. Trừ khi ra lệnh trả tự do cho người này, thẩm phán điều tra phải, trong vòng năm ngày kể từ khi có yêu cầu của công tố viên cấp quận, gửi hồ sơ vụ án, kèm theo chính ý kiến này, cho thẩm phán giám sát và tự do để giải quyết trong vòng ba ngày làm việc.
Điều 148

Trong mọi vấn đề và vào bất kì thời điểm nào, người bị tạm giam hoặc người bào chữa có thể yêu cầu trả tự do theo các nghĩa vụ quy định tại điều trên.

Yêu cầu trả tự do được gửi đến thẩm phán điều tra để gửi ngay hồ sơ cho công tố viên cấp quận để người này làm đề nghị.

Trừ khi công tố viên đồng ý với yêu cầu, thẩm phán điều tra phải trong vòng năm ngày kể từ khi gửi cho công tố viên cấp quận đồng gửi cùng với quan điểm có lý do cho thẩm phán giám sát và tự do. Thẩm phán này quyết định trong vòng ba ngày làm việc bằng một nghị quyết có các điều khoản xem xét các tình tiết và pháp lý tạo thành cơ sở cho quyết định với dẫn chiếu đến các quy định của điều 144. Tuy nhiên, khi một yêu cầu trả tự do trước đó hoặc kháng cáo một lệnh trước đó từ chối việc trả tự do vẫn chưa được quyết định, thời hạn đề cập ở trên chưa có hiệu lực cho đến khi toà án có thẩm quyền ra phán quyết. Khi nhận được nhiều yêu cầu trả tự do thì có thể giải quyết các yêu cầu này trong một phán quyết trong thời hạn nói trên.

Có thể cho phép trả tự do cùng với các biện pháp giám sát tư pháp.

Nếu thẩm phán giám sát và tự do không quyết định trong thời hạn quy định tại đoạn 3 thì cá nhân có thể chuyển yêu cầu đến phòng điều tra để ra quyết định bằng văn bản trong vòng hai mươi ngày kể từ khi nhận được vụ án với lý do là đề nghị của công tố viên. Nếu không thực hiện được điều này thì cá nhân đương nhiên được trả tự do trừ khi đã ra lệnh kiểm tra yêu cầu. Công tố viên cấp quận cũng có quyền chuyển vụ án cho phòng điều tra theo các điều kiện tương tự.


Điều 148-1

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp, bị cáo hoặc bị can trong bất kì giai đoạn tố tụng nào và trong bất kì trường hợp nào cũng có thể yêu cầu trả tự do.

Khi toà án thụ lý vụ án thì phải quyết định việc tạm giam trước khi xét xử. Tuy nhiên, trong những vụ án nghiêm trọng, toà đại hình chỉ có thẩm quyền khi có đơn tại phiên xét hỏi bị can. Trong tất cả các trường hợp khác, phòng điều tra tiến hành thẩm tra yêu cầu.

Khi có đơn yêu cầu giám đốc thẩm thì cho đến khi Toà giám đốc thẩm ra quyết định, toà án cuối cùng xét xử vụ án quyết định đối với đơn xin trả tự do. Nếu có đơn đối với phán quyết của toà đại hình thì thẩm phán điều tra quyết định việc tạm giam.

Trường hợp phát hiện việc thiếu thẩm quyền và nhìn chung là trong mọi trường hợp khi không có toà án nào thụ lý vụ án thì phòng điều tra quyết định đơn xin trả tự do.
Điều 148-1-1

Nếu thẩm phán tự do và giám sát ra lệnh trả tự do cho người bị tạm giam trái với chỉ thị của công tố viên cấp quận thì phải thông báo ngay cho người này biết quyết định. Theo các quy định của đoạn cuối điều này, không thể trả tự do cho người thuộc diện thẩm tra tư pháp, và không thể gửi quyết định này cho giám thị trại giam để thi hành trong vòng bốn giờ kể từ khi công tố viên cấp quận được thông báo về quyết định.

Công tố viên cấp quận có thể nộp đơn kháng nghị quyết định cho thư kí thẩm phán giám sát và tự do hoặc thẩm phán điều tra, đồng thời gửi yêu cầu xem xét lại việc tạm giam đến chánh toà phúc thẩm, theo các quy định của điều 187-3; kháng cáo và yêu cầu xem xét lại việc tạm giam được nêu trong quyết định. Người thuộc diện thẩm tra tư pháp và luật sư được thông báo đồng thời với việc nhận quyết định là không thể được thi hành và người này vẫn bị tạm giam từ khi có quyết định can thiệp của chánh toà phúc thẩm hoặc thẩm phán điều tra nếu phù hợp. Người thuộc diện thẩm tra tư pháp và luật sư cũng được thông báo về quyền góp ý bằng văn bản với chánh toà phúc thẩm. Nếu công tố viên cấp quận không làm yêu cầu xem xét lại việc tạm giam trong vòng bốn giờ kể từ khi được thông báo quyết định trả tự do, thông báo này cùng với ý kiến của thư kí chỉ ra việc không có yêu cầu xem xét lại việc giam giữ được gửi cho giám thị trại giam và người bị tạm giam được trả tự do trừ khi bị tạm giam vì lí do khác.

Nếu công tố viên cấp quận sau khi chính thức đề nghị tiếp tục tạm giam mặc dù kết luận là không có lý do phản đối việc trả tự do ngay cho người bị giam giữ thì (không ảnh hưởng đến quyền kháng cáo quy định tại điều 185) trả lại quyết định cho thẩm phán đã ban hành trong đó nêu rõ người này không phản đối việc thi hành. Sau đó bị cáo được trả tự do trừ khi bị tạm giam vì một lí do khác.


Điều 148-2

Toà án được yêu cầu quyết định đối với đơn xin rỡ bỏ một phần hoặc toàn bộ việc giám sát tư pháp hoặc đơn xin trả tự do ra quyết định sau khi xét hỏi của công tố viên, bị cáo hoặc luật sư, theo các điều 141-1 và 148-1. Bị cáo đang tự do và luật sư được triệu tập bằng thư bảo đảm ít nhất bốn mươi tám giờ trước ngày xét hỏi. Nếu cá nhân đã trình diện trước toà án trong vòng bốn tháng trước đó thì chánh án toà án này có thể, trong các trường hợp có yêu cầu trả tự do, từ chối yêu cầu của bị cáo được đích thân có mặt trước người này, bằng một phán quyết có nêu lý do không được phép kháng cáo.

Khi bị cáo chưa được xét xử ở cấp sơ thẩm và vụ án đang được xét xử ở cấp phúc thẩm, toà án đang giải quyết vụ án quyết định trong vòng mười ngày hoặc hai mươi ngày đối với yêu cầu, tuỳ thuộc vào việc toà án đang giải quyết vụ án đó lần đầu hay theo kháng cáo. Khi bị cáo đã được xét xử ở cấp sơ thẩm và vụ án bị kháng cáo thì toà án giải quyết đơn trong vòng hai tháng theo yêu cầu. Khi trường hợp của bị cáo đã được quyết định theo kháng cáo và người này làm đơn xin giám đốc thẩm thì toà án giải quyết yêu cầu trong vòng bốn tháng.

Tuy nhiên, nếu khi nhận đơn chưa có quyết định đối với đơn xin trả tự do trước đó hoặc kháng cáo quyết định trước đó từ chối việc trả tự do, thì thời hạn mười ngày hoặc hai mươi ngày chỉ bắt đầu từ ngày toà án có thẩm quyền ra quyết định. Nếu không có quyết định nào trước khi hết thời hạn này thì phải kết thúc việc giám sát tư pháp hoặc giam giữ trước khi xét xử, và bị cáo đương nhiên được trả tự do nếu không bị tạm giam vì một lý do khác.

Quyết định của toà án có hiệu lực ngay không lệ thuộc vào việc nộp đơn kháng cáo. Khi bị cáo bị tạm giam, toà án quyết định trong vòng hai mươi ngày kể từ lúc kháng cáo, nếu không bị cáo đương nhiên được trả tự do trừ khi bị tạm giam vì một lý do khác.
Điều 148-3

Trước khi được trả tự do, bị van phải khai với thẩm phán điều tra hoặc giám đốc trại giam địa chỉ của mình theo quy định tại điều 116 khoản 3

Bị can được thông báo là cho đến khi kết thúc việc điều tra, họ phải báo cho thẩm phán điều tra bằng thư bảo đảm có giấy báo nhận mọi sự thay đổi địa chỉ. Bị can cũng được thông báo cho biết là mọi việc tống đạt đến địa chỉ đã khai báo coi nhu tống đạt cho đích thân đương sự.

Việc khai địa chỉ và thông báo như trên được ghi vào biên bản hoặc tài liệu, trên bản chính hoặc bản sao, do Giám đốc trại giam gửi cho thẩm phán điều tra trong thời hạn sớm nhất.


Điều 148-4

Khi hết thời hạn bốn tháng kể từ lần trình diện cuối cùng trước thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán được người này phân công, và chừng nào chưa có lệnh kết thúc, người bị tạm giam hoặc luật sư có thể trực tiếp chuyển đơn xin trả tự do đến phòng điều tra để quyết định theo các điều kiện quy định tại điều 148 (đoạn cuối).


Điều 148-5

Đối với mọi loại vụ việc và trong mọi giai đoạn tố tụng, cơ quan điều tra của Tòa án hoặc Hội đồng xét xử đều có thể, trong trường hợp đặc biệt, cho phép bị can, bị cáo ra ngoài có người đi kèm.


Điều 148-6

Đơn đề nghị xin hủy bỏ, thay đổi biện pháp giám sát tư pháp hoặc xin trả lại tự do phải được chuyển cho lục sự của cơ quan điều tra của Tòa án đã thụ lý hồ sơ hoặc Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 148-1.

Đơng đề nghị được lục sự xác nhận, ghi ngày tháng, ký tến và phải có chữ ký của nguowif làm đơn hoặc luật sư của người làm đơn. Nếu người làm chứng không thể ký thì lục sự phải ghi rõ điều đó.

Trường hợp người làm đơn hoặc luật sử của người làm đơn không sống trong địa bàn theo thẩm quyền của Tòa án thì họ có thể gửi đơn yêu cầu cho lục sự bằng thu bảo đảm có giấy báo nhận.


Điều 148 -7

Bị can, bị cáo bị tạm giam có thể nộp đơn đề nghị trả tự do cho Giám đốc trại giam.

Đơn đề nghị do Giám đốc trại tạm giam xác nhận, ghi ngày tháng, ký tên và phải có chữ ký của người làm đơn. Nếu người làm đơn không thể ký thì Giám đốc trại giam phải ghi rõ điều đó.

Bản chính hoặc bản sao của ddown đề nghị phải được gửi ngay bằng mọi phương tiện cho lục sự của Tòa án thụ lý hồ sơ hoặc Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 148-1.


Điều 148-8

Khi người thuộc diện thẩm tra tư pháp muốn chuyển vụ án cho phòng điều tra theo quy định tại điều 140, đoạn ba, 148, đoạn sáu, hoặc 148-4, thì phải làm đơn theo các thủ tục quy định tại các điều 148-6 và 148-7 cho phòng điều tra có thẩm quyền hoặc giám thị trại giam để giải quyết việc chuyển giao.

Nếu chủ tịch phòng điều tra xác nhận là toà án đã theo điều 140, điều 148 đoạn sáu, hoặc điều 148-4, trực tiếp thụ lý đơn giải quyết việc giám sát tư pháp hoặc trả tự do trước đó không được chấp nhận, thì có thể quyết định bằng một lệnh không bị kháng cáo mà không cần có quyết định gì đối với đơn này. Trong trường hợp này, đơn và lệnh được lưu trong hồ sơ.
Đoạn 3

BỒI THƯỜNG VIỆC TẠM GIAM TRƯỚC KHI XÉT XỬ

Các điều từ 149 đến 150


Điều 149

Không ảnh hưởng đến việc áp dụng đoạn hai và ba điều L.781-1 Luật tổ chức toà án, người bị tạm giam trong quá trình tố tụng kết thúc bằng một quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tuyên vô tội hoặc tạm đình chỉ có hiệu lực, theo yêu cầu, có quyền được bồi thường toàn bộ thiệt hại thể chất hoặc tinh thần do việc tạm giam gây ra. Tuy nhiên, không có việc bồi thường nếu quyết định chỉ hoàn toàn căn cứ vào việc công nhận việc không có trách nhiệm của người này theo điều 122-1 Bộ luật Hình sự, việc đặc xá được thông qua sau khi người này đã bị tạm giam, hoặc thời hạn truy tố đã hết sau khi người này đã được trả tự do, khi người này cũng bị tạm giữ vì những cáo buộc khác, hoặc khi người này bị tạm giam do tình nguyện tự buộc tội hoặc buộc tội sai nhằm để thủ phạm trốn thoát việc truy tố. Theo yêu cầu của người liên quan, thiệt hại được tính toán bằng các báo cáo giám định công băng theo các điều kiện từ điều 156 trở về sau.

Khi được thông báo quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc tuyên vô tội thì người này được tư vấn về quyền yêu cầu bồi thường, và quy định tại các điều từ 149-1 đến 149-3 (đoạn đầu tiên).
Điều 149-1

Việc bồi thường quy định tại điều trên được cho phép bằng một quyết định của chánh án toà phúc thẩm có thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ, hoặc tuyên vô tội.


Điều 149-2

Chánh án toà án cấp phúc thẩm ra quyết định có lý do khi nhận được đơn trong vòng sáu tháng kể từ khi quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc tuyên vô tội có hiệu lực.

Việc tranh luận diễn ra tại phiên toà công khai trừ khi đơn phản đối điều này. Theo yêu cầu, đơn được xem xét với tư cách cá nhân hoặc thông qua người bào chữa.
Điều 149-3

Quyết định của chánh án toà phúc thẩm có thể bị kháng cáo đến Uỷ ban Quốc gia về Bồi thường thiệt hại do việc Tạm giam trong vòng mười ngày kể từ khi được thông báo. Uỷ ban này, có trụ sở tại Toà án giám đốc thẩm, có toàn quyền quyết định vụ án, và quyết định không bị kháng cáo.

Văn phòng Toà án giám đốc thẩm có thể quyết định là Uỷ ban Quốc gia sẽ gồm nhiều bộ phận.

Uỷ ban Quốc gia, hoặc nếu cần, từng bộ phận cấu thành, bao gồm chánh án Toà án giám đốc thẩm, hoặc đại diện của người này, phụ trách, và hai thẩm phán cấp chánh toà, chủ tịch hoặc chủ tịch danh dự, được chỉ định hàng năm bởi văn phòng toà án. Ngoài hai thẩm phán này, văn phòng này cũng chỉ định ba thẩm phán trợ lý theo các điều tương tự.

Trách nhiệm của công tố viên do công tố viên trưởng tiến hành tại Toà án giám đốc thẩm.

Quy định tại điều 149-2 áp dụng đối với các quyết định của Uỷ ban Quốc gia.


Điều 149-4

Nhà nước trả tiền bồi thường theo đoạn này tuỳ theo hành động của Nhà nước chống lại người tố cáo có hại hoặc nhân chứng có sai lầm dẫn đến việc tạm giam hoặc gia hạn theo chi phí tư pháp hình sự.


Điều 150

Tiền bồi thường thiệt hại theo quy định tại tiểu mục này lấy từ Ngân sách quốc gia, trừ trường hợp Nhà nướ kháng nghị về việc người tố cáo đã tố cáo một cách không ngay tình hoặc người làm chứng đã có hành vi không trung thực dẫn đến việc tạm giam hoặc gia hạn tạm giam không đúng. Tiền bồi thường được thanh toán như án phí hình sự.


MỤC VIII

THƯ YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ

Các điều từ 151 đến 155


tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương